QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

    Phương pháp tĩnh phi tuyến có tên gọi theo thuật ngữ tiếng Anh là phương pháp tính toán Push-over, được dịch nghĩa là phương pháp tính toán đẩy dần. Đặc điểm của phương pháp tính toán này, theo đúng như tên gọi của nó, là quá trình biến dạng phi tuyến của kết cấu xảy ra dưới tác động gia tăng đều đặn của tải trọng ngang trong khi tải trọng đứng vẫn giữ nguyên không thay đổi. Quá trình gia tăng đều đặn tải trọng ngang này được thực hiện cho đến khi nút kiểm tra ( thường là cao trình đỉnh mái ) có chuyển vị ngang bằng chuyển vị mục tiêu định trước, hoặc cho tới khi lực cắt đáy đặt lực cắt mục tiêu. Chuyển vị mục tiêu là chuyển vị ngang cực đại của cao trình mái có thể đạt tới trong quá trình chịu tác động địa chấn thiết kế. Biến dạng và nội lực của kết cấu được giám sát một cách liên tục trong quá trình kết cấu chuyển vị ngang. Phương pháp này cho phép theo dõi quá trình chảy dẻo và phá hoại của các cấu kiện thành phần cũng như toàn bộ hệ kết cấu, cũng cho phép xác định chuyển vị ngang không đàn hồi trên toàn bộ chiều cao của công trình và cách thức sụp đổ của hệ kết cấu. Khả năng chịu lực và độ dẻo cần thiết ở chuyển vị mục tiêu hoặc lực cắt đáy mục tiêu thường được dùng để kiểm tra tính đúng đắn của việc thiết kế kết cấu. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực cắt đáy và chuyển vị ngang gọi là đường cong khả năng.
    Có 2 phương pháp tính toán tĩnh phi tuyến khác nhau: phương pháp tính toán đẩy dần theo chuyển vị kiểm tra và phương pháp tính toán đẩy dần theo tải trọng kiểm tra. Ở phương pháp chuyển vị kiểm tra, việc tính toán đẩy dần kết thúc khi đạt tới chuyển vị mục tiêu đặc thù cực đại ở nút kiểm tra ( ví dụ cao trình mái ), còn ở phương pháp tải trọng kiểm tra thì việc tính toán dừng lại khi lực cắt đáy đạt cực đại.
    Có anh chị nào nghiên cứu về mục này có thể chỉ giáo thêm cho em với.
    Last edited by l.x.quang; 24-12-2009, 06:08 PM.

    Mobile: +84.989.883.135
    Email: xuanquang87@gmail.com
    "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông"
    Nothing is impossible.

  • #2
    Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

    Chào các bác, Phương pháp Pushover mặc dù giúp cho giải được một số bài toán phi tuyến dưới tải trọng động đất nhưng nghe nói nó có khá nhiều nhược điểm. Có ai đã từng nghiên cứu và biết những nhược điểm của phương pháp Pushover dùng phân tích công trình chịu tải trọng động đất không vậy? Hiện nay có những phương pháp nào để giải quyết các nhược điểm của phương pháp Pushover? Mong các bác chỉ giúp. Xin cảm ơn.
    (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

      Nguyên văn bởi vi.ketcau.wikia.com View Post
      Chào các bác, Phương pháp Pushover mặc dù giúp cho giải được một số bài toán phi tuyến dưới tải trọng động đất nhưng nghe nói nó có khá nhiều nhược điểm. Có ai đã từng nghiên cứu và biết những nhược điểm của phương pháp Pushover dùng phân tích công trình chịu tải trọng động đất không vậy? Hiện nay có những phương pháp nào để giải quyết các nhược điểm của phương pháp Pushover? Mong các bác chỉ giúp. Xin cảm ơn.
      Anh vi.ketcau.wikia có nắm vững và giải thích được Phương pháp Pushover chưa ? mà lại nghe ai nói nó có khá nhiều nhược điểm vậy?

      Bên Topic nầy với Ðề: Nội dung khó của Etabs 9.0 đang thảo luận nhiều
      http://www.ketcau.com/forum/showthre...?t=3824&page=3

      Tôi đem đề tài nầy về đây để có thể thảo luận rộng rải hơn chỉ trong phạm vi ETABS 9.0.

      Căn bản Tính toán động đất là với động học (dynamic). Thông dụng với vật liệu đàn hồi (elastic).

      Để ngẫm trước được công trình có thể bị phá hư hại từ phần nào trước và sau (theo mode, --> frequencies, --> period) với phương pháp khoa học "minimum Energie" : các mode là lời giải của --> Matrix cứng tiến đến 0. --> Đó là phổ (modal analysis).

      Theo thời gian phát triển thêm về lý thuyết dẻo (elastoplastic) của thép (homogen isotrop) với lối tính khớp dẻo, trong kết cấu tỉnh học (static).
      Áp dụng qua beton cốt thép, (thường phải dùng thí nghiệm để kiểm chứng) --> cho ra các đường cong gẩy của Young Modul, qua Stress-Strain hoặc Force-Defletion thường thấy,
      Tạo thêm Diagram về Iteraction phối hợp giửa Force và Moment ...

      Những thắc mắc về Beton cốt thép cho Ex , Ey mà chỉ có Ez với mẩu thí nghiệm là vuông hay tròn --- , E là độ cứng , x,y,z là hướng. Hoặc muốn hiểu thật rỏ về các công thức.

      Nơi đó Cô Honeydiep lạc mất mục đích chính là PUSH OVER là để làm gì. Cũng vì pushover đặc trên lý thuyết dẽo cho tính động đất !

      Thôi thì cứ thông thả và kiên nhẩn học thêm cã hai thứ, chưa thể biết được tất cả qua vài câu trong một topic. Từ từ cố tự học thêm, có biết được nhiều như Anh nguyencongoanh, đươc xã hội công nhận, thêm chút may mắn thì có nhiều cơ hội kiếm tiền thêm nhiều.

      (Để nhắc thêm: tính dẻo cho composit: "Kết cấu thép phối hợp với Beton cốt thép" trong bài làm của cô janagiang với ANSYS trong topic khác, sẻ được lần lượt đưa ra thêm)
      ----------------------------------------------------------------
      Khoảng thời gian về sau, các chuyên gia muốn đưa lý thuyết dẻo của vật liệu vào tính toán động đất, với hy vọng tính toán chính xác hơn trong thực tế, tối ưu hóa được công trình xay dựng. Nên tạo ra

      --> Pushover analysis: nonlinear static seismic analyse.
      (Tại sao có cái tên ngộ nghĩnh nầy nhỉ ? có Bạn nào biết không?)

      Có nhiều từ khỏang chục năm nay trong MIDAS, SAP, ETABS, ADINA ...

      Nhưng phát triển của phương pháp nầy chưa hoàn hảo lắm !
      Đây có thể là điểm bạn vi.ketcau.wikia muốn nói tới.

      1- Tính Động đất mà lại dùng tỉnh (static)
      2- Gặp các công trình rắt rối khó khăn, Không xác định đúng các khớp dẻo, phi tuyến trong mô hình tính toán kết cấu thì kết quả không chính xác.

      Trong những năm sau nầy trong các buổi hộp chuyên gia về động đất (seismic conference) trên thế giới có bàn và đưa ra rất nhiêu phổ biến (publication)--> Tìm đọc thêm trong Internet.

      Chủ yếu có 3 điểm:
      1- So sánh phương pháp nầy (từ FEMA440) với EuroCode8 và các TC bản xứ đã có (Turkey, Greece, Bulgarie, Malasia ...)
      2- So sánh kết quả của Pushover với các phương pháp khác, qua nhiều phần mềm khác nhau, trong các mô hình khá đơn giản để thấy khác biệt.
      3- Đang phát triển nâng cấp nhiều cho inelastic Material, thêm phần Buckling cho lực ép (pression). Lại còn phối hợp Time History để dùng trong động học.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

        Có bác nào đã tính pushover trong Etabs cho hỏi: tại sao em khai báo 3 static nonlinear case, cụ thể là:
        - Trường hợp 1 (Push1) áp dụng tải trọng trọng trường bao gồm tĩnh tải và một phần hoạt tải,
        - Trường hợp 2 (Push2) áp dụng tải trọng ngang với load pattern là mode 1 được bắt đầu sau khi áp dụng tải trọng trường hợp 1 và
        - Trường hợp 3 (Push3) áp dụng tải ngang với load pattern là "acc dir x" được bắt đầu sau khi áp dụng tải trọng trường hợp 1).
        Nhưng sau khi chạy bài toán Basic linear and dynamic analysis (bài toán tuyến tính và động) sau đó chạy bài toán static nonlinear analysis (bài toán phi tuyến tính tĩnh) thì kết quả chỉ ra trường hợp 1 (push1) mà không hiện ra push2 và push3.
        (Em đã khai báo mô hình có hinge properties rồi)

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

          Em up flie lên theo đường link sau:
          http://www.4shared.com/file/o7LuF08c/Nha_5_tang.html
          Mong bác chỉ ra những điểm chưa đúng trong mô hình.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

            Cảm ơn bác tuntnguyen va ninh47xd, tôi đã chuyển push 1 sang dạng load control (vì trường hợp push 1 dùng tải trọng theo hướng gravity) và tăng lên đến 200 steps thử xem nhưng vẫn gặp vấn đề convergence. Tôi up lại file e2k đây http://www.4shared.com/file/-jTesBOV/Nha_5_tang.html
            nhờ các bác xem giùm.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

              Nguyên văn bởi dung42x View Post
              Em up flie lên theo đường link sau:
              http://www.4shared.com/file/o7LuF08c/Nha_5_tang.html
              Mong bác chỉ ra những điểm chưa đúng trong mô hình.
              Theo tôi thấy mô hình của anh dung42x chỉ có cột và dầm, không thấy dàng chéo (diagonal) hoặc vách (wall), shell cho giửa các tầng (tiếng VN là gì ?). :
              Mô hình đang tính -->"mềm quá"!

              Khi có tác dụng ngang như động đất, mất ổn định bị lật ngang
              --> hợp lực không cân bằng được khi chuyển động, hoặc Displacement quá lớn --> không convergence được như các bạn tuntnguyen, ninh47xd đã ghi.

              Thêm plate, shell vào tương tự như mô hình mẩu tôi gửi kèm, tính lại và cho biết xem ra sao.
              Attached Files

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

                Bác Umy cho hỏi với:
                Tính động đất theo tiêu chuẩn UBC97, đến khai báo Response spectra bác khai báo cho spec1 và spec2 theo phương ngang và phương đứng theo hệ số khác nhau là lấy theo tiêu chuẩn nào? Có phải hệ số này = hệ số tổ hợp response spectra theo từng phương (phương ngang và phương đứng) x 9,81 không?

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

                  Nguyên văn bởi dung42x View Post
                  Bác Umy cho hỏi với:
                  Tính động đất theo tiêu chuẩn UBC97, đến khai báo Response spectra bác khai báo cho spec1 và spec2 theo phương ngang và phương đứng theo hệ số khác nhau là lấy theo tiêu chuẩn nào? Có phải hệ số này = hệ số tổ hợp response spectra theo từng phương (phương ngang và phương đứng) x 9,81 không?
                  Rất tiếc tôi không dùng tiêu chuẩn UBC97, không biết để trã lời được.
                  Anh dung42x chịu khó tự tìm hiểu và cho tôi biết thêm nhé.

                  - Có thêm cho mô hình Etabs 5 tầng và cho tính lại chưa ?
                  Nhớ đưa file mới lên lần nữa cho các ACE cùng học hỏi.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

                    Nguyên văn bởi umy View Post
                    Rất tiếc tôi không dùng tiêu chuẩn UBC97, không biết để trã lời được.
                    Anh dung42x chịu khó tự tìm hiểu và cho tôi biết thêm nhé.

                    Trong mô hình bác Umy gửi có tính động đất theo tiêu chuẩn UBC97, trong đó phần khai báo response spectrum functions có biểu đồ của phổ phản ứng với trục tung là spectral acceleration (theo em nghĩ) có đơn vị là g, nên khi khai báo response spectra cases thì hệ số scale factor cần nhân với 9,81. Đối với phương pháp phân tích phổ phản ứng của TCVN 375 thì hàm của phổ phản ứng acceleration thường được lập với đơn vị là m/s2, nên hệ số scale factor chỉ cần gán hệ số tổ hợp của các phương với nhau.
                    Tuy nhiên em thử so sánh hai trương hợp thì thấy kết quả chênh nhau rất nhiều (em so sánh về chuyển vị đỉnh lớn nhất thì chênh nhau đến 5-6 lần, dù vẫn biết có sự khác biệt giữa hai tiêu chuẩn UBC97 và TCVN 375 về hệ số liên quan đến hệ số nền, cách tính hàm của phổ...) và chưa biết tại sao, nếu bác nào biết về cách tích UBC97 thì vui lòng chỉ cho em biết với.

                    - Có thêm cho mô hình Etabs 5 tầng và cho tính lại chưa ?
                    Nhớ đưa file mới lên lần nữa cho các ACE cùng học hỏi.
                    Mô hình em lập đơn giản để kiểm tra cách tính pushover, em đã nhập lại tải (tĩnh tải ban đầu quá lớn), thêm vách và đã chạy được push2 và 3, tuy nhiên về kết quả em còn chưa hiểu lắm (nhất là biểu đồ push2).
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

                      Nguyên văn bởi dung42x View Post
                      Mô hình em lập đơn giản để kiểm tra cách tính pushover, em đã nhập lại tải (tĩnh tải ban đầu quá lớn), thêm vách và đã chạy được push2 và 3, tuy nhiên về kết quả em còn chưa hiểu lắm (nhất là biểu đồ push2).

                      Anh dung42x ghi lại một smallreport, hình thức như một thuyết minh kết cấu hay môt luận án nhưng ngắn và nhỏ thôi cho để đọc cho dể hiểu.
                      Trong đó có thêm vài hình ảnh, Diagram:
                      - mục đích tính gì tại công trình nào, dựa theo TC nào ...
                      - Input (với material như thế nào cho phù hợp) --> lấy trong file ra.
                      - Lực lấy thế nào, spectral ra sao ? (trong file nha5tang thấy nhỏ quá!)
                      - Output kết quả ra sao ? cho từng giai đọan push 1,2,3. Có sai cũng không sao. ACE sẻ góp thêm ý kiến và cùng trao đổi.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

                        tôi đưa một bài mẩu tiếng Pháp, vì không tìm được tiếng Việt hay tiếng Anh - Anh dung42x xem theo đó nhưng làm ngắn lại.

                        Ráng tra tự điển để đọc, Đây là Chương trình học làm master bên Thụy sỉ với Phương Pháp Pushover, so sánh FEMA vs EuroCode8. Có chỉ Tính toán và kết cấu cụ thể một ngôi trường. Các công thức tính dể hiểu, không cần biết từ ngử Pháp.

                        Tôi cũng phải tự học thêm thôi, chứ không phải cái gì cũng biết để chỉ các bạn.

                        ACE chúng mình thảo luận và trao đổi thêm cho nhau vậy. Đồng ý chứ ?
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

                          Em xin góp vài file để mọi người cùng đọc !
                          Attached Files

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

                            Em đang thắc mắc là đường khả năng thường có dạng là đường cong vồng lên như hình em đính kèm (file pushover curve.doc), nhưng đường cong của push2 em tính ra lại có dạng khác (võng xuống).
                            Cảm ơn bác umy và eng_thanhquang đã up tài liệu lên, em sẽ tìm hiểu kỹ thêm về phương pháp này và kiểm tra với mô hình mới trên etabs để trao đổi với các bác.
                            Attached Files

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tính toán động đất và gió khi sử dụng chức năng Pushover trong Sap2000

                              Nguyên văn bởi eng_thanhquang View Post
                              Em xin góp vài file để mọi người cùng đọc !
                              - TL 2 của các thầy bên Taiwan rất hay.


                              @dung42x:

                              - cố gắn đưa kết quả nhiều hơn và ghi ra những nhận xét của bạn.
                              Chỉ cho Pushover Curve thì tôi không biết được anh muốn biết vấn đề gì ? --> chỉ đoán mò mà thôi !

                              - xem lại Spectral của bạn đưa vào tính có chuẩn không ?
                              Tôi có xem trong TCVN375 vidu-Prof.Daiminh.pdf (đã có đưa lên Diễn đàng rồi): Theo tôi hiểu thí Bài tập cho Building cao 40 m tính bằng ETABS thì giửa UBC 1997 và TCVN375-2006 có khác biệt chút ít.

                              -Khi tính động đất có nhiều cách khác nhau nên kết quả khác nhau.
                              Đó cũng là chuyện thường thôi. Quang trọng là phải biết nhận xét xem có gần đúng không và làm sao tiếp tục vởi "quá nhiều chi tiết" của kết quả nầy!

                              Ghi chú

                              Working...
                              X