QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Móng cọc vùng Tây Nam Bộ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Móng cọc vùng Tây Nam Bộ

    Tình hình là em đang tính 1 cái móng cho cột anten.Nền đất bên trên rất yêu(0m đến -40m).Em chọn PA móng cọc, kích thước đài 2x2x0.8m-Hm =1.5m; cọc tiết diện 300x300,gồm 7 đoạn dài 6m.Em gửi file địa chất lên để các bác góp ý với em nhe!
    Tải trọng tại chân cột anten : Fnén=95T, Fnhổ= 75T, Fngang=20T
    Địa chất:
    Lớp 1: cát hạt mịn chặt vừa, dày H1=1m.
    Lớp 2: Sét màu xám, dẻo mềm,dày H2=12m. góc ma sát trong 3,2 độ, lực dính C= 3,64 T/m2, SPT N=1.Dung trọng tự nhiên :0.9T/m3
    Lớp 3: Bùn sét hữu cơ,dày H3=27m; góc ma sát trong 3,8 độ; lực dính C=0.87 T/m2;SPT N=2.Dung trọng tự nhiên :1.57T/m3
    Lớp 4 : Sét, trạng thái dẻo, dày H4=10m; góc ma sát trong 8,5 độ; lực dính C =3.07 T/m2; SPT N= 10-19.Dung trọng tự nhiên :1.94T/m3
    Last edited by xd642a7; 15-10-2009, 06:36 PM. Lý do: bổ sung số liệu
    Be Myself!

  • #2
    Ðề: Móng cọc vùng Tây Nam Bộ

    Nguyên văn bởi xd642a7 View Post
    Tình hình là em đang tính 1 cái móng cho cột anten.Nền đất bên trên rất yêu(0m đến -40m).Em chọn PA móng cọc, kích thước đài 2x2x0.8m; cọc tiết diện 300x300,gồm 7 đoạn dài 6m.Em gửi file địa chất lên để các bác góp ý với em nhe!
    Tải trọng : Fnén=95T, Fnhổ= 75T, Fngang=20T
    Địa chất:
    Lớp 1: cát hạt mịn chặt vừa, dày H1=1m.
    Lớp 2: Sét màu xám, dẻo mềm,dày H2=12m. góc ma sát trong 3,2 độ, lực dính C= 3,64 T/m2, SPT N=1.
    Lớp 3: Bùn sét hữu cơ,dày H3=27m; góc ma sát trong 3,8 độ; lực dính C=0.87 T/m2;
    SPT N=2
    Lớp 4 : Sét, trạng thái dẻo, dày H4=10m; góc ma sát trong 8,5 độ; lực dính C =3.07 T/m2; SPT N= 10-19.
    Với tải nén và nhổ như thế thì cọc có thể chịu được. Tuy nhiên khi có tải ngang, cọc cần được phân tích tổng thể (có thể dùng spring constant được tính từ undrained shear strength su đấy). Trong trường hợp này su = sigmav0*tan(phi)+c cho từng lớp. Và giá trị su này còn phải được hiệu chuẩn theo hệ số lực dính (phụ thuộc vào độ lớn của su)

    Su<=22.7kPa ---->alpha = 1.0
    Su = 22.7---:---68.2kPa ---->alpha = 1 ---:---0.5
    Su >=68.2kPa ----> alpha = 0.5

    Để nội suy hệ số dính alpha.
    Với chiều dài này thị cọc của bạn chịu được Qa ~ 85.37 tấn (với FS=2, Qu ~ 170.75 tấn) trong trường hợp tải dọc trục.

    Qa nhổ ~ 82.9 tấn

    Tuy nhiên có thể dùng hệ số an toàn ở tầm 1.4-:-1.6

    Với trụ anten thì bạn nên phân tích tổng thể có xét đến cọc bên đưới như phần trên tôi gợi ý (dùng cái spring constant ý) để có được ứng xử của cọc theo lực dọc và moment.

    À quên: vì đất yếu nên tôi giả thiết cái dung trọng tự nhiên của nó là 15kN/m3, để tính toán cái su theo độ sâu bạn nhé.
    nc. oanh
    Last edited by nguyencongoanh; 15-10-2009, 01:50 PM. Lý do: Thêm câu cuối
    nc. oanh

    Safety begins with team work

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Móng cọc vùng Tây Nam Bộ

      Cảm ơn hai bác đã góp ý cho em!
      Em quên không nói rõ về tải trọng dưới chân cột là như trên(chứ không phải cho 1 cọc), PA em chọn là 5 cọc 300x300, thép 4phi 18.Chiều dài em chọn là 6m vì mặt bằng thi công khá chật hẹp.Về sức chịu tải của cọc, em đã kiểm tra rồi; nhưng em có băn khoăn là chiều dày lớp đất yếu rất lớn thì cái cọc của em làm việc có ổn định không? và cái điều kiện ổn định này thì mình kiểm tra như thế nào?
      To bác Oanh: Chắc là bác hướng dẫn em cái phần Kiểm tra ổn định này phải không? Cơ mà em chưa hiểu lắm.hì.để tối về em kiếm tài liệu đọc thêm vậy.
      Be Myself!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Móng cọc vùng Tây Nam Bộ

        Nguyên văn bởi xd642a7 View Post
        Cảm ơn hai bác đã góp ý cho em!
        Em quên không nói rõ về tải trọng dưới chân cột là như trên(chứ không phải cho 1 cọc), PA em chọn là 5 cọc 300x300, thép 4phi 18.Chiều dài em chọn là 6m vì mặt bằng thi công khá chật hẹp.Về sức chịu tải của cọc, em đã kiểm tra rồi; nhưng em có băn khoăn là chiều dày lớp đất yếu rất lớn thì cái cọc của em làm việc có ổn định không? và cái điều kiện ổn định này thì mình kiểm tra như thế nào?
        To bác Oanh: Chắc là bác hướng dẫn em cái phần Kiểm tra ổn định này phải không? Cơ mà em chưa hiểu lắm.hì.để tối về em kiếm tài liệu đọc thêm vậy.
        Việc dùng nhiều đoạn thì mối nối phải được kiểm tra chất lượng chặt chẽ.
        Chính thế, khi mô phỏng cọc và đài cọc làm việc đồng thời với spring constant, thì bạn có thể tính toán cọc với kết quả M và N cũng như Q có được. Cũng có người thiết kế bỏ qua lớp đất yếu mà cọc xuyên qua để thiên về quá an toàn

        Nếu cả trụ mới có tải 95 tấn thì nên giảm chiều dài cọc. Bạn cũng có thể phân tích cọc và đài cùng chịu tải.

        Cọc ổn định bạn ạ. Lúc trước mình cũng tư vấn cho ông anh xây con 5 tầng dùng móng cọc treo, nhưng qua trận động đất cách đây 2 năm không vấn đề gì mặc dù đỉnh nhà cũng có chút dao động.

        nc. oanh
        nc. oanh

        Safety begins with team work

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Móng cọc vùng Tây Nam Bộ

          Chắc ý bạn xd642a7 nói tới "ổn định" là sự làm việc của cọc có kể tới độ mảnh của cọc có đúng không? vì mình thấy cọc tiết diện 0.3 x0.3m mà chiều dài là 42m.
          Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Móng cọc vùng Tây Nam Bộ

            Nguyên văn bởi Hocviec View Post
            Chắc ý bạn xd642a7 nói tới "ổn định" là sự làm việc của cọc có kể tới độ mảnh của cọc có đúng không? vì mình thấy cọc tiết diện 0.3 x0.3m mà chiều dài là 42m.
            Vâng đúng thế đấy bác ah, bác có góp ý gì thêm với em không?
            Be Myself!

            Ghi chú

            Working...
            X