Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/vn/12/222347/
(HNMO) - Các cơ quan chức năng dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch vừa thanh tra đột xuất công ty Dae Myung Construction Việt Nam phát hiện số lượng lớn các chương trình máy tính bất hợp pháp.
Đó là cuộc thanh tra chính thức đầu tiên được thực hiện sau đợt thư khuyến cáo gần đây yêu cầu hơn 10.000 doanh nghiệp quản lý các phần mềm hợp pháp. Động thái này đã thể hiện những nỗ lực lớn của Chính phủ Việt Nam trong chiến dịch giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm với hàng loạt các hoạt động tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và cuối cùng sẽ là các biện pháp bắt buộc.
Trong ngày 6/10/2009, Đoàn thanh tra liên ngành đã kiểm tra công ty Dae Myung hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và có trụ sở tại tòa nhà Machinco Trade Center, Nguyễn Trãi, Hà Nội; 01 máy chủ và 21 máy tính đã được kiểm tra và phát hiện nhiều phần mềm bất hợp pháp được cài đặt trong các máy tính phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trong số các phần mềm vi phạm đa số là các phần mềm thông dụng và chuyên dụng như: Adobe Acrobat 6.0 Standard, Adobe Acrobat 7.0 Pro, AutoCAD 2005, AutoCAD 2007, Microsoft Office 2003, Microsoft Window XP, Windows server 2003, MTD 2002 và Tekla structures. Những vi phạm này có thể dẫn tới các biện pháp xử phạt hành chính và tố tụng dân sự từ các đơn vị nắm bản quyền.
Ngành công nghệ thông tin đang được Chính phủ ưu tiên phát triển và được coi như ngành kinh tế mũi nhọn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Bởi vậy, trong những năm gần đây hàng loạt các chính sách để thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT được ban hành, trong đó Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm được đặc biệt quan tâm.
Ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin cho biết: “ Hiện tại, không chỉ trong lĩnh vực bản quyền phần mềm, mà vấn đề bản quyền đã được coi trọng hàng đầu, trong cả những lĩnh vực như phim ảnh, xuất bản, băng đĩa…Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra để thuyết phục các đơn vị, cá nhân vi phạm phải có trách nhiệm bàn thảo, thực hiện hợp pháp hóa bản quyền phần mềm theo đúng luật pháp quy định đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.”
Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cũng đã tích cực vào cuộc cùng các cơ quan Chính phủ và các tổ chức trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm. Lạc Việt và Bkis là hai doanh nghiệp phần mềm đóng gói có số lượng phần mềm bị vi phạm rất lớn tại Việt Nam đã gia nhập Liên minh phần mềm doanh nghiệp BSA nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc Bkis cho biết: “Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam hiện rất cao. Điều đó vừa ảnh hưởng tới sự phát triển của các công ty phần mềm nói riêng vừa ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung. Chỉ cần 20% trong số 5 triệu người sử dụng thường xuyên phần mềm diệt virus Bkav (tính riêng tại Việt Nam) trả phí khoảng 20 USD cho một năm sử dụng, chúng tôi đã có thể thu thêm 20 triệu USD mỗi năm, một doanh thu lớn cho phép Bkis có thể phát triển mạnh hơn và sản phẩm của chúng tôi có thể vươn ra được các thị trường thế giới”.
Cũng theo Báo cáo mới nhất về xếp hạng Chỉ số cạnh tranh Công nghệ Thông tin Toàn cầu của Cơ quan Tình báo Kinh tế và Liên minh phần mềm doanh nghiệp BSA, trong năm 2009 Việt Nam đã thăng tới 5 hạng từ vị trí 61 năm 2008 lên vị trí thứ 56. Đó là kết quả vượt bậc của Việt Nam sau hàng loạt các nỗ lực cải thiện của Chính phủ trên mọi mặt nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin Việt Nam bao gồm cả việc ban hành các cơ chế chính sách cũng như việc tập trung các nguồn lực.
Sau các đợt khuyến cáo trực tiếp gửi tới các doanh nghiệp, Đoàn thanh tra sẽ tiếp tục các hoạt động thanh tra mạnh mẽ trong thời gian tới nhằm đảm bảo tình hình tuân thủ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm.
“Đồng thời, việc Chính phủ ban hành Nghị định 47 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành đã khẳng định quyết tâm nhằm thực thi nghiêm túc quyền SHTT. Nghị định này đã có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 30/6/2009 với mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng. Điều này sẽ bảo đảm rằng Việt Nam có thể đáp ứng những cam kết của mình nhằm giảm mạnh tỷ lệ vi phạm bản quyền trong thời gian tới”, ông Thành cho biết thêm.
H.A
(HNMO) - Các cơ quan chức năng dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch vừa thanh tra đột xuất công ty Dae Myung Construction Việt Nam phát hiện số lượng lớn các chương trình máy tính bất hợp pháp.
Đó là cuộc thanh tra chính thức đầu tiên được thực hiện sau đợt thư khuyến cáo gần đây yêu cầu hơn 10.000 doanh nghiệp quản lý các phần mềm hợp pháp. Động thái này đã thể hiện những nỗ lực lớn của Chính phủ Việt Nam trong chiến dịch giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm với hàng loạt các hoạt động tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và cuối cùng sẽ là các biện pháp bắt buộc.
Trong ngày 6/10/2009, Đoàn thanh tra liên ngành đã kiểm tra công ty Dae Myung hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và có trụ sở tại tòa nhà Machinco Trade Center, Nguyễn Trãi, Hà Nội; 01 máy chủ và 21 máy tính đã được kiểm tra và phát hiện nhiều phần mềm bất hợp pháp được cài đặt trong các máy tính phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trong số các phần mềm vi phạm đa số là các phần mềm thông dụng và chuyên dụng như: Adobe Acrobat 6.0 Standard, Adobe Acrobat 7.0 Pro, AutoCAD 2005, AutoCAD 2007, Microsoft Office 2003, Microsoft Window XP, Windows server 2003, MTD 2002 và Tekla structures. Những vi phạm này có thể dẫn tới các biện pháp xử phạt hành chính và tố tụng dân sự từ các đơn vị nắm bản quyền.
Ngành công nghệ thông tin đang được Chính phủ ưu tiên phát triển và được coi như ngành kinh tế mũi nhọn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Bởi vậy, trong những năm gần đây hàng loạt các chính sách để thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT được ban hành, trong đó Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm được đặc biệt quan tâm.
Ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin cho biết: “ Hiện tại, không chỉ trong lĩnh vực bản quyền phần mềm, mà vấn đề bản quyền đã được coi trọng hàng đầu, trong cả những lĩnh vực như phim ảnh, xuất bản, băng đĩa…Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra để thuyết phục các đơn vị, cá nhân vi phạm phải có trách nhiệm bàn thảo, thực hiện hợp pháp hóa bản quyền phần mềm theo đúng luật pháp quy định đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.”
Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cũng đã tích cực vào cuộc cùng các cơ quan Chính phủ và các tổ chức trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm. Lạc Việt và Bkis là hai doanh nghiệp phần mềm đóng gói có số lượng phần mềm bị vi phạm rất lớn tại Việt Nam đã gia nhập Liên minh phần mềm doanh nghiệp BSA nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc Bkis cho biết: “Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam hiện rất cao. Điều đó vừa ảnh hưởng tới sự phát triển của các công ty phần mềm nói riêng vừa ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung. Chỉ cần 20% trong số 5 triệu người sử dụng thường xuyên phần mềm diệt virus Bkav (tính riêng tại Việt Nam) trả phí khoảng 20 USD cho một năm sử dụng, chúng tôi đã có thể thu thêm 20 triệu USD mỗi năm, một doanh thu lớn cho phép Bkis có thể phát triển mạnh hơn và sản phẩm của chúng tôi có thể vươn ra được các thị trường thế giới”.
Cũng theo Báo cáo mới nhất về xếp hạng Chỉ số cạnh tranh Công nghệ Thông tin Toàn cầu của Cơ quan Tình báo Kinh tế và Liên minh phần mềm doanh nghiệp BSA, trong năm 2009 Việt Nam đã thăng tới 5 hạng từ vị trí 61 năm 2008 lên vị trí thứ 56. Đó là kết quả vượt bậc của Việt Nam sau hàng loạt các nỗ lực cải thiện của Chính phủ trên mọi mặt nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin Việt Nam bao gồm cả việc ban hành các cơ chế chính sách cũng như việc tập trung các nguồn lực.
Sau các đợt khuyến cáo trực tiếp gửi tới các doanh nghiệp, Đoàn thanh tra sẽ tiếp tục các hoạt động thanh tra mạnh mẽ trong thời gian tới nhằm đảm bảo tình hình tuân thủ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm.
“Đồng thời, việc Chính phủ ban hành Nghị định 47 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành đã khẳng định quyết tâm nhằm thực thi nghiêm túc quyền SHTT. Nghị định này đã có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 30/6/2009 với mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng. Điều này sẽ bảo đảm rằng Việt Nam có thể đáp ứng những cam kết của mình nhằm giảm mạnh tỷ lệ vi phạm bản quyền trong thời gian tới”, ông Thành cho biết thêm.
H.A
Ghi chú