QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

    Chào các bác,

    Việc tính toán SCT của Cọc có rất nhiều phương pháp : Tính theo Phụ Lục A – TCXD 205-1998 , Phụ Lục B – TCXD 205-1998 , Công thức Meyerhof , Công thức Nhật Bản … Mặc dù trên diễn đàn cũng đã có nhiều Topic bàn luận về vấn đề này rồi , nhưng em vẫn thấy chưa đâu vào đâu cả .

    Mỗi phương pháp đều cho ra mỗi kết quả khác nhau , có những kết quả sai lệch nhau rất lớn . Vì vậy ,việc lựa chọn SCT là 1 vấn đề khá “nhạy cảm” .

    Em vừa tính toán móng cọc khoan nhồi cho 1 công trình , thấy kết quả SCT theo Phụ Lục A là nhỏ nhất , Phụ Lục B cho ra kết quả lớn nhất , tính theo SPT thì nằm khoảng giữa (lớn hơn Phụ Lục A & Nhỏ hơn Phụ Lục B) . Theo các bác đã có kinh nghiệm thì kết quả tính toán ấy ntn ? Có người bảo rằng tính theo Phụ Lục A ra kết quả không chính xác ( do việc tra bảng ) . Còn có người cho rằng tính theo Phụ Lục A chính xác với kết quả Thữ Tĩnh hơn . Xin các bác có kinh nghiệm cho ý kiến .

    Thanks & best regards,

  • #2
    Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

    cho em hỏi 1 vấn đề luôn với ạ !! với 3 cách tính sct khác nhau !! thì trong tiêu chuẩn có chỗ nào ghi ta phải lấy cái min hay là lấy trung bình của 3 cái không ạ !! em tìm hoài mà không ra , ...........
    Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

      Nguyên văn bởi eng-hiep View Post
      Chào các bác,

      Việc tính toán SCT của Cọc có rất nhiều phương pháp : Tính theo Phụ Lục A – TCXD 205-1998 , Phụ Lục B – TCXD 205-1998 , Công thức Meyerhof , Công thức Nhật Bản … Mặc dù trên diễn đàn cũng đã có nhiều Topic bàn luận về vấn đề này rồi , nhưng em vẫn thấy chưa đâu vào đâu cả .

      Mỗi phương pháp đều cho ra mỗi kết quả khác nhau , có những kết quả sai lệch nhau rất lớn . Vì vậy ,việc lựa chọn SCT là 1 vấn đề khá “nhạy cảm” .

      Em vừa tính toán móng cọc khoan nhồi cho 1 công trình , thấy kết quả SCT theo Phụ Lục A là nhỏ nhất , Phụ Lục B cho ra kết quả lớn nhất , tính theo SPT thì nằm khoảng giữa (lớn hơn Phụ Lục A & Nhỏ hơn Phụ Lục B) . Theo các bác đã có kinh nghiệm thì kết quả tính toán ấy ntn ? Có người bảo rằng tính theo Phụ Lục A ra kết quả không chính xác ( do việc tra bảng ) . Còn có người cho rằng tính theo Phụ Lục A chính xác với kết quả Thữ Tĩnh hơn . Xin các bác có kinh nghiệm cho ý kiến .

      Thanks & best regards,
      - Các bảng ở cái phụ lục A ấy chỉ xem cho vui thì được chứ mà dùng để thiết kế thì !!!!!?????. Tuy vậy dù sao cũng vẫn là TCXDVN nên cũng nên có bài tính theo nó nhỉ.

      - Phụ lỤc B có vẻ tiên tiến hơn nhưng có một chỗ rất quan trọng mà tiêu chuẩn không chỉ ra (hoặc là bỏ đi lúc dịch lại tiêu chuẩn nước ngoài) là góc nội ma sát phi và phi(a) phải là góc nội ma sát tương ứng với áp suất hữu hiệu, cho nên các bạn có thể thấy cái góc nội ma sát trong các bảng tra đều từ 25 deg. trở lên cả.

      - Với đất dính thì lại dùng cái sức chống cắt không thoát nước su (undrained shear strength) và giá trị này phải được hiệu chuẩn theo hệ số alpha, mà tôi thường thấy hầu như các đồ án thiết kế ít hay làm như thế.

      Tôi từng thấy có đồ án thiết kế tính cái ma sát thành đơn vị dùng ứng suất hữu hiệu nhưng lại nhân với góc alpha từ thí nhanh...là điều hoàn toàn sai.

      Tôi thì thấy dùng cái phụ lục B thì cho kết quả khá sát hơn (tất nhiên số liệu đầu vào từ công tác lấy mẫu, thí nghiệm trong phòng, hiện trường phải chuẩn thì mới có kết quả tốt được).

      Nếu tính với kết quả xuyên tĩnh thì phải đi kèm với cắt cánh thì mới xác định được cái hệ số mũi cone (cone factor) mà trong TCXD-205 là con số 15 trong công thức C.1.5, vả lại công thức này cũng lại sai nốt vì cái qc trong công thức đó phải là giá trị qt (sức kháng mũi xuyên sau khi đã được hiệu chuẩn theo áp lực nước lỗ rỗng nữa)

      nc. oanh
      nc. oanh

      Safety begins with team work

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

        Nguyên văn bởi PhanTuHuong
        - Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT thì chỉ hợp lý trong đất rời thôi, còn ai tính SCT cọc theo SPT đối với đất dính thì kết quả cho rất thấp, bất hợp lý.
        Cho em hỏi là thường thì cọc đi qua nhiều lớp đất khác nhau , trong đó có lớp đất dính (sét) và lớp đất rời (cát) . Vậy đất ntn mới được xem là đất rời ???
        Cảm ơn thầy .

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

          Nguyên văn bởi ambition541986 View Post
          cho em hỏi 1 vấn đề luôn với ạ !! với 3 cách tính sct khác nhau !! thì trong tiêu chuẩn có chỗ nào ghi ta phải lấy cái min hay là lấy trung bình của 3 cái không ạ !! em tìm hoài mà không ra , ...........
          Hình như tiêu chuẩn ko có quy định như thế , nhưng thấy một số người vẫn làm như thế ^^ Khi nào nén tĩnh thì hiệu chỉnh sau .

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

            Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
            - Các bảng ở cái phụ lục A ấy chỉ xem cho vui thì được chứ mà dùng để thiết kế thì !!!!!?????. Tuy vậy dù sao cũng vẫn là TCXDVN nên cũng nên có bài tính theo nó nhỉ.
            Trong quá trình tính toán thì em có nhận xét ntn : SCT của cọc phụ thuộc vào việc tính toán Qmũi -tức là mũi cọc chôn vào lớp đất nào (Cát hay Sét) , vì Qms đều giống nhau . Khi mũi cọc vào lớp đất sét thường cho ra Qmũi lớn hơn so với mũi cọc vào lớp đất cát (nhờ bảng tra qm lớn) .Vì vậy ,có khi cọc sâu hơn khoảng vài mét (để vào lớp đất sét) thì Qms có thể tăng lên vài chục đến cả trăm Tấn .
            Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
            - Phụ lỤc B có vẻ tiên tiến hơn nhưng có một chỗ rất quan trọng mà tiêu chuẩn không chỉ ra (hoặc là bỏ đi lúc dịch lại tiêu chuẩn nước ngoài) là góc nội ma sát phi và phi(a) phải là góc nội ma sát tương ứng với áp suất hữu hiệu, cho nên các bạn có thể thấy cái góc nội ma sát trong các bảng tra đều từ 25 deg. trở lên cả.
            Bác có thể nói rõ hơn không ? Thường thì khi tính qm , giá trị Phi em thường -3 deg rồi tra biểu đồ . Nếu giá trị Phi ấy < 25 deg thì tra theo bảng Meyerhof . Còn khi tính fs thì thường lấy Phi(a)=0.7*Phi & C(a) = 0.7*C cho đơn giản .Thầy em vẫn hay làm như thế ^^
            Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
            Tôi thì thấy dùng cái phụ lục B thì cho kết quả khá sát hơn (tất nhiên số liệu đầu vào từ công tác lấy mẫu, thí nghiệm trong phòng, hiện trường phải chuẩn thì mới có kết quả tốt được).
            Trong Hồ sơ khảo sát địa chất , có một vài mẫu thí nghiệm là đất Sét ,Sét pha nhưng lại ko thấy giá trị C ,Phi cho nên lúc tính toán ko biết phải lấy giá trị nào
            Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
            Nếu tính với kết quả xuyên tĩnh thì phải đi kèm với cắt cánh thì mới xác định được cái hệ số mũi cone (cone factor) mà trong TCXD-205 là con số 15 trong công thức C.1.5, vả lại công thức này cũng lại sai nốt vì cái qc trong công thức đó phải là giá trị qt (sức kháng mũi xuyên sau khi đã được hiệu chuẩn theo áp lực nước lỗ rỗng nữa)
            Tính theo SPT cho giá trị SCT nhỏ nhất (so với Phụ Lục A & Phụ Lục B ) .Vì vậy ,nếu tính SCT theo SPT thì hơi thiên về an toàn ^^
            Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
            nc. oanh
            Thx bác Oanh lần nữa ^^

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

              Nguyên văn bởi eng-hiep View Post
              Bác có thể nói rõ hơn không ? Thường thì khi tính qm , giá trị Phi em thường -3 deg rồi tra biểu đồ . Nếu giá trị Phi ấy < 25 deg thì tra theo bảng Meyerhof . Còn khi tính fs thì thường lấy Phi(a)=0.7*Phi & C(a) = 0.7*C cho đơn giản .Thầy em vẫn hay làm như thế ^^
              Ngay cả đối với đất yếu thì cái phi' cũng lên đến >20 độ. Tuy nhiên các báo cáo của ta không dùng cái phi' nên rất nhiều trường hợp góc phi khá nhỏ thường là <=10 độ --------> Việc áp dụng cái công thức B.6 cho trường hợp này là sai hoàn toàn (mà tôi thường thấy trong các đồ án thiết kế). Do đó để tính đúng thì phải xác định cái su (undrained shear strength) cho các lớp đất kiểu như thế dựa vào cái phiu và cu,.... Thầy của bạn là ai vậy nhỉ? Không biết tôi có quen không?

              Nguyên văn bởi eng-hiep View Post
              Trong Hồ sơ khảo sát địa chất , có một vài mẫu thí nghiệm là đất Sét ,Sét pha nhưng lại ko thấy giá trị C ,Phi cho nên lúc tính toán ko biết phải lấy giá trị nào
              Vậy là thiếu rồi

              Nguyên văn bởi eng-hiep View Post
              Tính theo SPT cho giá trị SCT nhỏ nhất (so với Phụ Lục A & Phụ Lục B ) .Vì vậy ,nếu tính SCT theo SPT thì hơi thiên về an toàn ^^
              Tính theo SPT chỉ thích hợp cho đất rời thôi. Với đất dính mà dùng SPT thì là sai bét nhè đấy. Ở đây cái mình đang nói là tính sức chịu tải theo kết quả CPT(u) hay piezocone penetration đó.

              Và bản chất của vấn đề lại là xác định cái lực ma sát của cọc và nền (nếu là ma sát thành) và sức chịu mũi ------>Tất cả những đặc trưng này lại liên quan đến sức chống cắt của vật liệu xung quanh cọc, nên bài toán đặt ra lại là việc xác định sức chống cắt của nền dựa vào cái c', phi', cu, phiu, sigma' hay sigma(total) tùy trường hợp cụ thể mà dùng cách tính toán cho phù hợp.

              nc. oanh
              nc. oanh

              Safety begins with team work

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

                Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                Ngay cả đối với đất yếu thì cái phi' cũng lên đến >20 độ. Tuy nhiên các báo cáo của ta không dùng cái phi' nên rất nhiều trường hợp góc phi khá nhỏ thường là <=10 độ --------> Việc áp dụng cái công thức B.6 cho trường hợp này là sai hoàn toàn (mà tôi thường thấy trong các đồ án thiết kế). Do đó để tính đúng thì phải xác định cái su (undrained shear strength) cho các lớp đất kiểu như thế dựa vào cái phiu và cu,.... Thầy của bạn là ai vậy nhỉ? Không biết tôi có quen không?
                Dạ ,thầy em là Ths. Lê Anh Hoàng ạ . Em nghĩ Chắc là bác ko biết ?! (Vì hình như gốc bác là ở ngoài HN). Thầy em kinh nghiệm thực tế rất nhiều , cho nên có nhiều phép tính ko theo TC cho lắm
                Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                Tính theo SPT chỉ thích hợp cho đất rời thôi. Với đất dính mà dùng SPT thì là sai bét nhè đấy.
                Như thắc mắc em đã hỏi thầy Hướng : "thường thì cọc đi qua nhiều lớp đất khác nhau , trong đó có lớp đất dính (sét) và lớp đất rời (cát) . Vậy đất ntn mới được xem là đất rời ???"

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

                  Nguyên văn bởi eng-hiep View Post
                  Dạ ,thầy em là Ths. Lê Anh Hoàng ạ . Em nghĩ Chắc là bác ko biết ?! (Vì hình như gốc bác là ở ngoài HN). Thầy em kinh nghiệm thực tế rất nhiều , cho nên có nhiều phép tính ko theo TC cho lắm

                  Như thắc mắc em đã hỏi thầy Hướng : "thường thì cọc đi qua nhiều lớp đất khác nhau , trong đó có lớp đất dính (sét) và lớp đất rời (cát) . Vậy đất ntn mới được xem là đất rời ???"
                  Nếu nền nhiều lớp (gồm cả đất dính và đất rời) thì tính luôn theo cái phụ lục B đi, chứ nếu tính cho lớp đất dính theo phụ lục B, rồi tính các lớp đất rời theo SPT thì nghe chừng không được suôi cho lắm. Tuy nhiên như tôi nói thì cái cuối cùng vẫn là cái ma sát giữa cọc và vật liệu xung quanh cọc thôi. Tính theo SPT thì cũng chính là đang dùng mấy cái correlation giữa SPT và sức chống cắt mà thôi. Thế nên mới có sự phân biệt cánh tính toán cho đất dính và đất rời (cái này là do cái hệ số thấm----->phát sinh -----> tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư hay nói khác hơn là ứng xử của đất rời và đất dính hoàn toàn khác biệt nhau. Trong trường hợp nền nhiều lớp thì chỉ việc đơn giản là làm bài toán tổng cho các lớp đơn lẻ như vẫn thường làm đấy thôi.

                  Mình nói đơn giản như cái thông số Ks trong phụ lục B đó, nó cũng phụ thuộc khá nhiều vào phương pháp hạ cọc, loại đất....và còn biến thiên từ khoảng Ka---->K0------>Kp nữa. Cho nên việc ước lượng sức chịu tải của cọc cũng vẫn chỉ là ước lượng, cần được kiểm chứng bằng thử tải tĩnh hay động hay động giả tĩnh ...(dynamic/static/statnamic/load testing)


                  Hình như bác Lê Anh Hoàng này có thỉnh giảng ở trường BK. TPHCM cách đây vài năm thì phải. Chủ yếu bác này dạy ở ĐHDLKTCN TP. HCM phải không nhỉ?

                  nc. oanh
                  nc. oanh

                  Safety begins with team work

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

                    Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post

                    Hình như bác Lê Anh Hoàng này có thỉnh giảng ở trường BK. TPHCM cách đây vài năm thì phải. Chủ yếu bác này dạy ở ĐHDLKTCN TP. HCM phải không nhỉ?

                    nc. oanh
                    Theo em được biết thì Thầy Hoàng là GV. chính của BK. TPHCM cách đây vài năm , chứ ko phải là thỉnh giảng ^^ Hiện tại thì hình như đã nghỉ bên đó (vì lý do gì đấy) và đã chuyển qua làm GV cơ hữu của trường ĐH Mở TPHCM , chứ ko phải là ĐHDLKTCN TP. HCM .

                    Thx bác Oanh nhiều nhé !

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

                      Phụ Lục A - TCXD 205 có nhiều hạn chế và cũng đã quá cũ > 20 năm rồi. Các bảng tra có lẽ lấy từ dữ liệu thực nghiệm của LX cũ. Phương pháp tĩnh cũng không thuyết phục về cơ sở lý luận. Tuy nhiên nếu có nhiều số liệu thí nghiệm hiện trường & kinh nghiệm thiết kế thì cũng dùng phụ lục này để correlate sức chịu tải cọc được. Chủ yếu hiệu chỉnh hệ số ktc thôi.

                      Phụ Lục B chặt chẽ hơn về lý luận, tuy nhiên tiêu chuẩn 205 không ghi chú rõ nguồn tham khảo các bảng tra, hệ số, đồ thị ... nên dễ hiểu nhầm, cũng không nói rõ xác định sức kháng hông theo pp anpha, lamda hay beta.

                      Hệ số anpha lấy theo Tomlinson. Có thể tham khảo hệ số này trong chương 16, Foundation Ananlysis & Design, Bowles, 1994. Tôi cũng không rõ tại sao phụ lục B đề nghị anpha từ 0.3 ~ 0.8 cho cọc khoan nhồi (không dẫn nguồn cho nên bí).

                      Ks là hệ số áp lực ngang của đất (không phải ở trạng thái nghỉ như chú thích của phụ lục B), Ks biến động từ K0 tới 1.75 (Bowles, 1994). Phi a là góc ma sát ứng với trạng thái có hiệu (phải lấy từ thí nghiệm CU có đo áp lực lỗ rỗng hoặc CD), nếu lấy từ thí nghiệm cắt phẳng thì phi a nhỏ tí.

                      Tính toán sức chịu tải cọc theo tiêu chuẩn hay sách vở cũng mang tính tương đối. Chủ yếu vẫn phải dựa vào thí nghiệm hiện trường thôi.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

                        Em không phải dân chuyên về địa chất nền móng, chỉ thiết kế lằng nhằng công trình thôi, nên còn nhiều chỗ đọc không thủng
                        Các bác cho em hỏi vài câu là:

                        - Hiện có tài liệu nào quy phạm chính thức nào nói sự liên hệ giữa sức kháng cắt trong phòng thí nghiệm (theo thí nghiệm cắt nhanh cố kết) và theo thực tế hiện trường (xuyên tĩnh). (Vì kết quả xuyên tĩnh vẫn được coi là chính xác hơn, nhưng không phải báo cáo khảo sát địa chất nào cũng có). Em chỉ tìm được 1 tài liệu này http://gralib.hcmuns.edu.vn/gsdl/col...7a.dir/doc.pdf
                        nhưng chỉ cho đất nhão và dẻo nhão của thành phố Hồ Chính Minh
                        Còn các loại đất khác thì em chưa biết tìm ở đâu?

                        -Hầu hết các khảo sát địa chất hiện nay, chỉ cho thông số tổng hợp của C và phi (của thí nghiệm cắt nhanh cố kết) trong phòng, mà không cho kết quả tổng hợp của sức kháng cắt không thoát nước (thường chỉ có kết quả riêng riêng đối với từng mẫu, là ứng lực cẳt Tô). Như vậy việc sử dụng theo Phụ lục B, TCXD 205-1998 có vẻ như đúng về lý thuyết, mà chưa có tính thực tế lắm cho anh em làm thiết kế
                        Như vậy có cách nào tính toán khả thi hơn và chính xác hơn không ạ trong quá trình thực tế thiết kế và tính toán
                        Bác nào biết cho em vài lời chỉ giáo
                        Trân trọng cảm ơn các bác

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

                          Hình như bác Lê Anh Hoàng này có thỉnh giảng ở trường BK. TPHCM cách đây vài năm thì phải. Chủ yếu bác này dạy ở ĐHDLKTCN TP. HCM phải không nhỉ?
                          nc. oanh[/QUOTE]
                          Bác này hình như thích danh hơn là năng lực (Đẳng cấp chỉ là nhất thời ,Tài năng mới là Mãi Mãi !!).có chuyện gì hãy bàn cho hết rùi hay chuyễn sang chuyện khác...
                          Ngựa Non Tập Chạy
                          Đường Phẳng Hay Biết Mấy

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

                            Nguyên văn bởi COVIC View Post
                            Em không phải dân chuyên về địa chất nền móng, chỉ thiết kế lằng nhằng công trình thôi, nên còn nhiều chỗ đọc không thủng
                            Các bác cho em hỏi vài câu là:

                            - Hiện có tài liệu nào quy phạm chính thức nào nói sự liên hệ giữa sức kháng cắt trong phòng thí nghiệm (theo thí nghiệm cắt nhanh cố kết) và theo thực tế hiện trường (xuyên tĩnh). (Vì kết quả xuyên tĩnh vẫn được coi là chính xác hơn, nhưng không phải báo cáo khảo sát địa chất nào cũng có). Em chỉ tìm được 1 tài liệu này http://gralib.hcmuns.edu.vn/gsdl/col...7a.dir/doc.pdf
                            nhưng chỉ cho đất nhão và dẻo nhão của thành phố Hồ Chính Minh
                            Còn các loại đất khác thì em chưa biết tìm ở đâu?

                            -Hầu hết các khảo sát địa chất hiện nay, chỉ cho thông số tổng hợp của C và phi (của thí nghiệm cắt nhanh cố kết) trong phòng, mà không cho kết quả tổng hợp của sức kháng cắt không thoát nước (thường chỉ có kết quả riêng riêng đối với từng mẫu, là ứng lực cẳt Tô). Như vậy việc sử dụng theo Phụ lục B, TCXD 205-1998 có vẻ như đúng về lý thuyết, mà chưa có tính thực tế lắm cho anh em làm thiết kế
                            Như vậy có cách nào tính toán khả thi hơn và chính xác hơn không ạ trong quá trình thực tế thiết kế và tính toán
                            Bác nào biết cho em vài lời chỉ giáo
                            Trân trọng cảm ơn các bác
                            Cái màu xanh:

                            Hệ số Nkt =15 trong bài báo này không hẳn là đúng vì hệ số này nó phụ thuộc và loại mũi cone, loại đất....và phải được calib. bằng field vane test. Tôi đã từng làm việc này cho đất sét yếu Nhà Bè, với mũi Envi AB thì Nkt ~ 14, với mũi Geotech AB thì Nkt ~ 12 nên hệ số này cần được xác định cụ thể cho từng công trình.

                            Cái màu đỏ:

                            Nó sẽ có kết quả tốt khi bạn có cái màu xanh được làm một cách chuẩn.

                            nc. oanh
                            nc. oanh

                            Safety begins with team work

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Bàn về Sức Chịu Tải của Móng Cọc .

                              Em đang làm đồ án nền móng, quả thực tính SCT của cọc theo 3 pp thì thấy chênh lệch khá nhiều, bất hợp lý quá
                              Tiện đây em cũng hỏi luôn các bác là những lớp thép gia cường ở đầu cọc BT đúc sẵn để chống lực xung động đột ngột khi đóng cọc, như vậy nếu ta dùng pp ép thì ko cần những lớp thép đó nữa phải ko ạ

                              Ghi chú

                              Working...
                              X