QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin giải thích thuật ngữ Việt @xâydựng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin giải thích thuật ngữ Việt @xâydựng

    Em ko hiểu dầm là cái gì? dịch là girder ( cái rầm cái hay cái rầm cầu).

    rầm với dầm: khác nhau thế nào các bác? các bác có thể post hình miêu tả cho tớ thấy được không?
    làm bạn dễ hơn làm kẻ thù,

  • #2
    Em có ý kiến là kếtcấu.cơm nên xây dựng quyển Từ điển chuyên ngành online đi, nên để dạng mở để các thành viên có thể thêm các từ vào. Em nghĩ nó sẽ rất hữu ích đấy.
    Cầu xây xong đã lâu không thấy tôi về đưa dâu....

    Ghi chú


    • #3
      uh hay cấi này đc đó nhưng đa làm thì fải hoành tráng khônng thể một ít lag bỏ , mong các mod sớm xúc tiến cho anh em đc nhờ

      Ghi chú


      • #4
        Chà!Ý tưởng này khó cho các moderator đấy!Liệu có cần thiết phải làm thế không?Nếu có ý tưởng thì cứ góp sức mà làm>CHứ nói không thì không được.Ai cũng bận công việc riêng mà!

        Ghi chú


        • #5
          rầm• Beam
          o Rầm bằng lim
          An ironwood beam

          • Loud, noisy
          o Kêu rầm
          To scream loudly
          o Rầm_rầm (láy, ý tăng)
          Clamorous, uproarious
          o Nô_đùa rầm_rầm
          To frolic uproariously

          • d. Phiến gỗ bắc ngang để đỡ xà nhà hay sàn gác.
          • ph. Có tiếng vang mạnh: Kêu rầm.

          dầm - to soak; to pickle; to steep

          • 1 tt. Nói đất ruộng có nước thấm vào: ải thâm không bằng dầm ngấu (tng).
          • 2 tt. 1. ở lâu ngoài mưa: Cứ dầm mưa rồi lại bị cảm thôi 2. Ngâm lâu trong nước: Củ cải dầm nước mắm; Cà dầm tương.
          • 3 tt. Nói đồ sành, đồ sứ đã bị rạn: Cái lọ độc bình này đã bị dầm.

          rường - Kingpost

          • d. Cột ngắn ở trên quá giang để đỡ xà nhà.

          girder ( danh từ )

          cái xà nhà, cái rầm cái; cái rầm cầu

          (raddiô) cột (anten...)


          Trong các tài liệu của Việt Nam , nếu viết đúng chính tả để chỉ cái " dầm " thì không ai hiểu cả vì thói quen. Vì vậy tôi vẫn phải viết sai chính tả là " dầm " để chỉ cái " rầm"

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Xin giải thích thuật ngữ Việt @xâydựng

            cảm ơn bác, nhưng tự dưng bác dịch Girder = xà nhà rồi rầm cái (confused ghê) hehê,

            Em rất ủng hộ việc lập tự đỉển mở

            Hiện nay trên thế giới có trang web (là cuốn từ điển mở - ai cung có thể tham gia viết và sửa đổi) http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikiped...B3i_v%E1%BB%81

            Web mình có thể làm tương tự khong nhỉ ?
            làm bạn dễ hơn làm kẻ thù,

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Xin giải thích thuật ngữ Việt @xâydựng

              Em ra đường thấy rất rất quảng cáo là cho thuê " cốp pha ". Mấy thằng bạn nói chuyện cũng "cốp.."
              Zay theo các bác thì "cốp " hay "cốt". Và nếu có thể thì các bác thử giải thích theo kiều từ điển xem nó là cái giè? hi`hi` Đừng bảo là " cài mà ai cũng biết nó là cái gì nhá"
              Người gặp người cơn lốc cuốn, đối diện cuộc đời tâm nào giữ lời

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Xin giải thích thuật ngữ Việt @xâydựng

                Dầm (miền Bắc VN)=Đà, Kèo, Đòn tay (miền Nam VN) = Beam, Purlin, Joists...(tiếng Anh). Cốp Pha = coffrage (Pháp)

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Xin giải thích thuật ngữ Việt @xâydựng

                  Còn một từ nữa mà ta gặp nhan nhản trên đường, bẳng quảng cáo... là "SẮT XÂY DỰNG", mấy anh nông dân đi làm thợ xây nhầm đã đành, ngay cả mấy anh kỹ sư nhà ta cung nhầm hơi bị nhiều !!!.
                  Lạ thiệt, người ta không phân biệt nổi giữa SẮTTHÉP nữa .
                  ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Xin giải thích thuật ngữ Việt @xâydựng

                    Theo tôi biết, trước năm 75, đa số miền Nam VN dùng chử bê tông cốt sắt (mild steel). Chử thép vào thời đó để chỉ thép trui có cường độ cao, ví dụ như thép làm láp xe, động cơ xe hơi. Thành ra có nhiều sách dịch vào thời đó, ví dụ như quyển Bê Tông Cốt Sắt Giản Lươc..là sách gối đầu giường của nhiều thế hệ kỹ sư, kiến trúc sư miền Nam. Tôi nghĩ các kỹ sư, kiến trúc sư miền Nam khoảng 55 tuổi trở lên vẩn còn dùng chử này. Sau năm 75, danh từ Bê Tông Cốt Thép được dùng chính thức. Lúc đầu thì nghe không quen, nhưng sau rồi cũng quen. Hiện nay đôi khi tôi cũng nghe người ta dùng lẩn lộn, không rỏ là vì không biết hay vì thói quen theo miền. Miển sao trong thiết kế và thi công họ ghi rỏ các thông số kỹ thuât để tránh lầm lẩn là được.

                    Ghi chú

                    Working...
                    X