QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

    Mình đang luận luận văn tốt nghiệp văn tốt nghiệp và khi mô hình xong công trình thì có một số bạn có ý kiến.rẳng nhà của mình có 15 tầng và 1 tầng hầm mà giải ra thấy chu kì dao động là 2.5s là quá lớn.không hiểu các bạn có ý kiến gì không???(Mình thấy trong tiêu chuẩn 229-1999 người ta cho 1 ví dụ có tần số f1=0.16 thì T1 >6s cũng có sao đâu)
    Hỏi thêm các bác có kinh nghiệm gì giải etabs mà biết kết quả mình giải ra đáng tin cậy không???

  • #2
    Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etaps

    Nguyên văn bởi toanphong511 View Post
    Mình đang luận luận văn tốt nghiệp văn tốt nghiệp và khi mô hình xong công trình thì có một số bạn có ý kiến.rẳng nhà của mình có 15 tầng và 1 tầng hầm mà giải ra thấy chu kì dao động là 2.5s là quá lớn.không hiểu các bạn có ý kiến gì không???(Mình thấy trong tiêu chuẩn 229-1999 người ta cho 1 ví dụ có tần số f1=0.16 thì T1 >6s cũng có sao đâu)
    Hỏi thêm các bác có kinh nghiệm gì giải etabs mà biết kết quả mình giải ra đáng tin cậy không???
    Mà mình nghe nói chu kỳ T càng lớn càng hay mà?
    Mà nhân đây các bác cho em hỏi là công trình của em có 15 tầng chu kì 2.1s nhưng đặt thêm cái tháp thép =>T=3.5s như vậy lực động đất giảm đáng kể. Tại sao vậy? Hóa ra đây là 1 cách giảm lực động đất mới à?
    Last edited by TallBuilding; 01-11-2009, 12:01 PM.
    Tôi nhảy cao hơn nhà cao tầng - Vì nhà cao tầng không thể nhảy.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

      Nguyên văn bởi toanphong511 View Post
      Mình đang luận luận văn tốt nghiệp văn tốt nghiệp và khi mô hình xong công trình thì có một số bạn có ý kiến.rẳng nhà của mình có 15 tầng và 1 tầng hầm mà giải ra thấy chu kì dao động là 2.5s là quá lớn.không hiểu các bạn có ý kiến gì không???(Mình thấy trong tiêu chuẩn 229-1999 người ta cho 1 ví dụ có tần số f1=0.16 thì T1 >6s cũng có sao đâu)
      Hỏi thêm các bác có kinh nghiệm gì giải etabs mà biết kết quả mình giải ra đáng tin cậy không???
      Nếu tính động đất bằng phương pháp phổ thì khối lượng của tầng hầm sẽ tham gia vào nữa, tuy nhiên các phổ phản ứng đều xây dựng trên cở sở công trình đã ngàm vào đất ở cốt 0,000 do vậy sẻ có sự chênh lệch đáng kể (theo ts Nguyễn Đại Minh)
      Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

        Nguyên văn bởi toanphong511 View Post
        Mình đang luận luận văn tốt nghiệp văn tốt nghiệp và khi mô hình xong công trình thì có một số bạn có ý kiến.rẳng nhà của mình có 15 tầng và 1 tầng hầm mà giải ra thấy chu kì dao động là 2.5s là quá lớn.không hiểu các bạn có ý kiến gì không???(Mình thấy trong tiêu chuẩn 229-1999 người ta cho 1 ví dụ có tần số f1=0.16 thì T1 >6s cũng có sao đâu)
        Hỏi thêm các bác có kinh nghiệm gì giải etabs mà biết kết quả mình giải ra đáng tin cậy không???
        Chẳng có tiêu chuẩn nào quy định chu kỳ lớn hay bé j đâu bạn. Mà chỉ có tiêu chuẩn khống chế chuyển vị đỉnh của công trình. Từ yêu cầu này theo kinh nghiệm người ta mới đưa ra việc khống chế cái chu kỳ. Vì chu kì càng lớn độ cứng nhà càng nhỏ-->chuyển vị đỉnh càng lớn.
        Theo kinh nghiệm: T=(0.1-0.14)n (tùy thuộc vào loại kết cấu nhà mà chọn số 0.1-0.14; n: số tầng)
        Như vậy chu kì của bạn là hơi lớn rồi nha!
        Chúc thành công! Bàn luận để cùng tiến bộ!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

          Nguyên văn bởi bacdaibang View Post
          Chẳng có tiêu chuẩn nào quy định chu kỳ lớn hay bé j đâu bạn. Mà chỉ có tiêu chuẩn khống chế chuyển vị đỉnh của công trình. Từ yêu cầu này theo kinh nghiệm người ta mới đưa ra việc khống chế cái chu kỳ. Vì chu kì càng lớn độ cứng nhà càng nhỏ-->chuyển vị đỉnh càng lớn.
          Theo kinh nghiệm: T=(0.1-0.14)n (tùy thuộc vào loại kết cấu nhà mà chọn số 0.1-0.14; n: số tầng)
          Như vậy chu kì của bạn là hơi lớn rồi nha!
          Chúc thành công! Bàn luận để cùng tiến bộ!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

            Nguyên văn bởi anhosg View Post
            bạn có ý kiến đồng ý hay kô đồng ý j cứ đưa lên đi chứ! Bàn luận để cùng tiến bộ thôi mà. Post bài kiểu này thì pó tay!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

              sr bác bacdaibang nhe ngay hôm nay em bận công chuyện chưa lên được
              thực sự em cũng đã nghe công thức bác nói rồi và cũng băn khoăn độ chính xác của nó.tại chu kì dao động phụ thuộc vào độ cứng cũng như khối lượng công trình phải không.công trình càng cao thì khối lượng cũng lớn như vậy chu kì cũng có thể lớn
              độ cứng càng cao thì chu kì sẽ nhỏ lại là chính xác như vậy công thức bác đem ra tương đối thôi.
              mình cũng đọc thêm trong sách nhà nhiều tầng của pgs.lê thanh huấn công thức kinh nghiệm nựa là t=0.021H
              công thức này có vẻ ra con số tương đối nhỏ
              em cũng nghe thầy giáo em bảo nước ngoài nó còn làm công trình tới 5 6s gì nữa
              công trình trong tc229-1999 người ta làm tới 6s mà chỉ có 21t
              ah em cũng quyết định thêm vách cứng giờ t=2.2s

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etaps

                Nguyên văn bởi TallBuilding View Post
                etabs là soft gì vậy bạn?, Mà mình nghe nói chu kỳ T càng lớn càng hay mà?
                Mà nhân đây các bác cho em hỏi là công trình của em có 15 tầng chu kì 2.1s nhưng đặt thêm cái tháp thép =>T=3.5s như vậy lực động đất giảm đáng kể. Tại sao vậy? Hóa ra đây là 1 cách giảm lực động đất mới à?
                etab là phần mềm tính toán nnt nổi tiếng nhất.công trình có t càng lớn tức nhà càng mềm.nếu càng lớn tức càng mềm thì chịu lực kém đi nhưng khi chịu lực động đất thì lại tốt do mềm thì biến dạng theo lực động dất càng tốt.mình không nghĩ đây là phải là giải pháp để giảm động đất,động đất không đơn giản làm thêm cái tháp mà cần tính toán bố trí cấu tạo cốt thép,vài lời có gì không phải maong các bác chỉ giáo thêm

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

                  Nguyên văn bởi ninh47xd
                  Thực tế sự chênh lệch giá trị đỉnh gia tốc nền trong phạm vi 10m chiều sâu (tương ứng 3-4 tầng hầm) là ko đáng kể và có thể coi giá trị đỉnh gia tốc nền là ko đổi trong phạm vi 10m đó. Vì vậy, chính xác nhất là phải xét cả tầng hầm khi tính toán tác động động đất, tất nhiên kết qả thu được sẽ lớn hơn khi ko xét tầng hầm (vì KL công trình tăng) nhưng sẽ chính xác hơn. Sự khác biệt ở đây ko phải do "các phổ phản ứng đều xây dựng trên cơ sở công trình đã ngàm vào đất ở cốt 0,000"
                  Mình đồng ý là đưa tầng hầm vào là chính xác hơn nhưng với điều kiện phải mô tả được sự tương tác của vách hầm với đất nền khi nhà giao động, khả thi nhất có lẽ là mô tả theo dạng Gap( etabs) và cần phải phân tích phi tuyến. Tuy nhiên điều này làm phép tính trở nên cồng kềnh quá, khó thực hiện.
                  Vấn đề này ai đã có nghiên cứu thì lên tiếng để anh em học tập nhỉ
                  Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

                    Nguyên văn bởi ninh47xd
                    @bacdaibang, toanphong511 & mọi người: theo TC Đài Loan, có thể sơ bộ tính toán chu kỳ dao động đầu tiên của công trình theo các công thức sau:
                    - Kết cấu khung thép: 0.085h^(0.75)
                    - Kết cấu khung BTCT: 0.07h^(0.75)
                    - KC thép có hệ giằng lệch tâm: 0.07h^(0.75)
                    - KC khác: 0.05h^(0.75)
                    trong đó h là chiều cao công trình phía trên móng (kể cả chiều cao hầm nếu có)
                    Con số bạn bacdaibang đưa ra có vẻ hơi lớn, thường người ta lấy T =< 0.1n thôi. Có 1 công thức kinh nghiệm hay được các thầy ĐHXD đưa ra là 0.1n cho nhà khung, 0.08n cho nhà vách và 0.08n-0.1n cho nhà kết hợp cả 2.
                    Kết quả tính từ công thức của thầy Huấn đưa ra cũng ko nhỏ đâu, vì nhân với chiều cao công trình chứ ko phải số tầng.
                    Trong thực tế, công trình Taipei 101 có chu kỳ dao động là 7s, nên yếu tố kháng gió chứ ko phải kháng chấn mới đóng vai trò quyết định trong thiết kế.
                    Công trình làm ví dụ trong TC mà có chu kỳ 6s với chỉ 21 tầng thì quá bất hợp lý, kiểm tra chuyển vị tương đối giữa các tầng cũng như chuyển vị đỉnh nhiều khả năng sẽ ko đạt.
                    Con số của mình đưa ra kô lớn đâu. Số của bạn đưa ra là chưa kể đến hệ số của tường gạch chèn đó. Thử nghỉ xem có công trình nào sau khi hoàn thiện mà kô có tường gạch chèn như trong cái mô hình etabs của chúng ta làm kô, và tất nhiên khi có gạch chèn thì nhà phải cứng hơn rồi.
                    Đối với hệ khung sau khi tính từ etab ra phải nhân với hệ số 0.6-0.7 thì mới có được chu kỳ thực tế của công trình

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

                      Nguyên văn bởi ninh47xd
                      Nếu kể thêm tường gạch, hệ số còn phải giảm đi nữa do độ cứng công trình tăng lên.

                      Tại sao? ETABS tính ko chính xác sao?
                      Bạn chưa hiểu ý mình rôi. Etabs tính chính xác nhưng do chúng ta mô hình kô chính xác. Nếu trong mô hình bạn đã vẽ tường gạch vào thì Ok không cần nhân với hệ số giảm. Mà mình đoán là khi mô hình các bạn kô vẽ tường gạch vào đúng kô!!!

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

                        Nguyên văn bởi ninh47xd
                        .
                        Đây là bài số 999 của tôi
                        Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ
                        Chúc mung pác! pác trả lòi hộ em câu hoi ỏ trên voi. Các pác trình đọ cao em phải học nhièu. Mà cac pac giai thích dễ hiẻu hơn dc ko để đàn em còn hoc hỏi với.
                        Tôi nhảy cao hơn nhà cao tầng - Vì nhà cao tầng không thể nhảy.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

                          Thấy các bác bàn luận nhiều, tôi muốn đưa ra mấy ý sau:
                          1-Trong tiêu chuẩn chỉ đưa ra khuyến cáo về phạm vị hợp lý của chu kỳ công trình cao tầng chứ không bắt buộc, mà phạm vi đó được rút ra từ kinh nghiệm thiết kế hàng loạt công trình để thỏa mản cả kháng chấn lẫn gió bão. Việc kiểm tra xem chu kỳ công trình có rơi vào phạm vi hợp lý là cần thiết vì trong quá trình lần mò tìm phương án thiết kế kết cấu hợp lý thì mỗi khi xây dựng được một phương án thì ta lập tức có được ngay chu kỳ nên dùng nó kiểm tra là dễ nhất (hơn là phải nhập xong tải gió, động đất vào rồi mới kiểm tra điều kiện chuyển vị đỉnh)
                          2-Việc xây dựng mô hình trong các phần mềm (ví dụ etabs) rồi tính ra chu kỳ dao động riêng có rất nhiều yếu tố cần bàn. Cùng một mô hình về một công trình, chỉ cần thay đổi vài thông số là có thể có các giá trị chu ỳ khác nhau ngay (và khác nhau nhiều đấy). Ví dụ, khi bạn mô phỏng một mô hình có sàn phẳng có cáp dự ứng lực, bạn có mô phỏng được ảnh hưởng của cáp sàn không, có thể hiện đúng trục cột không, sự kết nối cột vào sàn phẳng ntn?... Do vậy bạn phải thật hiểu cách mô hình để thu được tần số thật (nếu bạn mô hình một công trình bằng sap, etabs, staadpro,... thì có thu được cùng một giá trị T không?)
                          3-Nếu một công trình cao tầng, bạn gắn thêm vài cái chi tiết phụ như con-son, tháp thép an ten thì chu kỳ sẽ tăng lên rất cao (có khi tới mấy ngàn s), nhìn vào phổ phản ứng bạn thấy lúc đó giá trị phổ rất nhỏ tưởng là lực động đất lên công trình sẽ giảm?! Thực ra, khi xảy ra động đất sẽ có sự tập trung ứng suất làm cắt lìa ngay các bộ phận phụ này và công trình quan trở về đúng bản chất của nó ngay, và cần lưu ý thêm là khi xác định lực động đất và gió động, ngoài trị số chu kỳ còn liên quan đến dạng dao động riêng nữa. khi xét dạng dao động riêng thì sẽ thấy các bộ phận phụ đó giống như gãy gập luôn.
                          4-Việc thiết kế kháng chấn theo 375 thực chất chỉ là đưa ra một qui trình xác định lực tĩnh tương đương với tác đông của trận động đất mà không cho người sử dụng thấy được phản ứng thật của công trình theo thời gian trong trận động đất đó, do vậy, nhiều ks đã thiết kế kháng chấn theo 375 mà thật ra chưa hình dung đúng được các yếu tố về thiết kế kháng chấn. ví dụ việc kiểm tra độ dẻo của liên kết cột-sàn phẳng như thế nào, chịu được mấy lần dao động khi động đất xảy ra.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

                            Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                            Thấy các bác bàn luận nhiều, tôi muốn đưa ra mấy ý sau:

                            3-Nếu một công trình cao tầng, bạn gắn thêm vài cái chi tiết phụ như con-son, tháp thép an ten thì chu kỳ sẽ tăng lên rất cao (có khi tới mấy ngàn s), nhìn vào phổ phản ứng bạn thấy lúc đó giá trị phổ rất nhỏ tưởng là lực động đất lên công trình sẽ giảm?! Thực ra, khi xảy ra động đất sẽ có sự tập trung ứng suất làm cắt lìa ngay các bộ phận phụ này và công trình quan trở về đúng bản chất của nó ngay, và cần lưu ý thêm là khi xác định lực động đất và gió động, ngoài trị số chu kỳ còn liên quan đến dạng dao động riêng nữa. khi xét dạng dao động riêng thì sẽ thấy các bộ phận phụ đó giống như gãy gập luôn.
                            Em tháy pác giải thich thê nao ý. Gia sử em có 1 vật treo vao 1 cái day trong CT => chu ki tang. Nhung ma khi co đong đat, lieu cai day co bị dut trc như pác nói ko ạ?

                            Nghe các pác noi moi ng mot khác bít tin ai bi giờ
                            Last edited by TallBuilding; 01-11-2009, 12:08 PM.
                            Tôi nhảy cao hơn nhà cao tầng - Vì nhà cao tầng không thể nhảy.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cùng nhau bình luận về kết quả từ etabs

                              Nguyên văn bởi TallBuilding View Post
                              Em tháy pác giải thich thê nao ý. Gia sử em có 1 vật treo vao 1 cái day trong CT => chu ki tang. Nhung ma khi co đong đat, lieu cai day co bị dut trc như pác nói ko ạ?

                              Nghe các pác noi moi ng mot khác bít tin ai bi giờ
                              Này đồng chí bị ngọng à, tôi thấy đồng chí nên học lại tiếng việt đi.
                              Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

                              Ghi chú

                              Working...
                              X