Trước thập niện 1980, việc tính toán thiết kế cũng như dự đoán sự ứng xử của nền sét dưới công trình đắp chủ yếu dựa theo giả thiết của Skempton với quan điểm là nền sét hoằn toằn không thoắt nước trong quá trình thi công. Giả thiết này dựa trên cơ sở là hệ số thấm của sét nhỏ và thời gian thi công đắp nhanh cho nên sự thay đổi độ ẩm của sét là không đáng kể.
Trên cơ sở này việc thiết kế công trình đất đắp được phân ra làm hai giai đoặn có thể đặc trưng như sau:
- Trong quá trình thi công nền sét không thoát nước, biến dạng của nền được tính toán với modul không thoát nước Eu và hệ số Poisson vu=0.5; áp lực nước lỗ rỗng được tính toán theo lý thuyết đàn hồi hoặc lý thuyết dẻo; phân tích ổn định với sức chống cắt trong điều kiện không thóat nước với phương pháp ứng suất tổng (phi=0).
- Sau khi thi công nền sét cố kết; áp lực lổ rỗng giảm dần đồng thời ứng suất có hiệu và độ lún nền gia tăng. Ổn định của nền giai đoạn này được tính toán với sức chống cắt mới.
Nói tóm lại theo phương pháp này là phân tích ứng xử của nền theo ứng suất tổng dựa vào sức chông cắt không thoát nước để tính toán ổn định nền đắp, hiện nay phương pháp này vẫn đang được sử dụng khác phổ biến trong việc tính ổn định của nền đắp theo theo giai đoạn. Nhưng chúng ta biết rằng trong giai đoạn đầu của quá trình thi công nền sét ở trạng thái cố kết một phần cho nên việc sử dụng sức chống cắt không thoát nước là hoàn toàn không hợp lý.
Vấn đề đặt ra ở đây là phân tích ứng xử của nền sét theo Lộ trình ứng suất tổng (không cần biết sự thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng) hay Lộ trình ứng suất có hiệu (có nghĩa là phải biết sự thay đổi của áp lực nước lổ rỗng tại mỗi điểm trong nền dưới công trình đắp), cái nào là hợp lý và trong trường hợp nào ? Rất mong các bạn cho ý kiến.
Trên cơ sở này việc thiết kế công trình đất đắp được phân ra làm hai giai đoặn có thể đặc trưng như sau:
- Trong quá trình thi công nền sét không thoát nước, biến dạng của nền được tính toán với modul không thoát nước Eu và hệ số Poisson vu=0.5; áp lực nước lỗ rỗng được tính toán theo lý thuyết đàn hồi hoặc lý thuyết dẻo; phân tích ổn định với sức chống cắt trong điều kiện không thóat nước với phương pháp ứng suất tổng (phi=0).
- Sau khi thi công nền sét cố kết; áp lực lổ rỗng giảm dần đồng thời ứng suất có hiệu và độ lún nền gia tăng. Ổn định của nền giai đoạn này được tính toán với sức chống cắt mới.
Nói tóm lại theo phương pháp này là phân tích ứng xử của nền theo ứng suất tổng dựa vào sức chông cắt không thoát nước để tính toán ổn định nền đắp, hiện nay phương pháp này vẫn đang được sử dụng khác phổ biến trong việc tính ổn định của nền đắp theo theo giai đoạn. Nhưng chúng ta biết rằng trong giai đoạn đầu của quá trình thi công nền sét ở trạng thái cố kết một phần cho nên việc sử dụng sức chống cắt không thoát nước là hoàn toàn không hợp lý.
Vấn đề đặt ra ở đây là phân tích ứng xử của nền sét theo Lộ trình ứng suất tổng (không cần biết sự thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng) hay Lộ trình ứng suất có hiệu (có nghĩa là phải biết sự thay đổi của áp lực nước lổ rỗng tại mỗi điểm trong nền dưới công trình đắp), cái nào là hợp lý và trong trường hợp nào ? Rất mong các bạn cho ý kiến.
Ghi chú