QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

    Bác nào biết giúp em với ạ!
    Em đang gặp vấn đề này. Trong thí nghiệm nén cố kết thì ý nghĩa và viêc xác định a, Eo, Cv, Pc thì đơn giản rồi. Cs và Cc là chỉ số nén và chỉ số nén phục hồi rồi (có ý nghĩa tương tự a vì đều là hệ số góc biểu thị cho tính nén lún hoặc phục hồi của đất). Nhưng còn Cr là chỉ số nén cố kết (giống Cv nhưng mà khác là Cv là hệ số cố kết nén đứng, còn Cr là hệ số cố kết ngang hay còn gọi là hệ số cố kết hướng tâm) thì em chưa hiểu cách xác định như thế nào.
    Ở đồ thị e(p) thì cho em hiểu về a và Eo, ở đồ thị e (lgp) cho em hiểu về Pc, Cs và Cc. Ở đồ thị S(lgt) hay S(căn bậc 2 của t) thì cho em hiểu về Cv. Nhưng còn hệ số cố kết ngang thì em chưa hiểu được cách xác định. Em có tìm trong tiêu chuẩn nén TCVN, BS và ASTM nhưng thấy không có hoặc em không thể thấy.
    Em có tìm được 1 công thức (trong cuốn Đất xây dựng - Địa chất công trình và kỹ thuật cải tạo đất trong xây dựng do PGS-TS Nguyễn Ngọc Bích chủ biên) như sau:
    Ch = Kh/(gamaw * mv)
    trong đó: Ch - hệ số cố kết theo phương ngang (hướng vào tâm).
    gamaw - tỷ trọng nước.
    Kh - hệ số thấm nước của đất theo phương ngang.
    mv - hệ số nén thể tích
    mv được tính theo công thức:
    mv = ao/(1+ etb)= Delta e / [delta sigma * (1 + etb)]
    với: ao - hệ số nén lún của đất
    etb - hệ số rỗng trung bình của đất dưới các cấp tải trọng ngoài.
    Em mong các bác giúp em:
    Hiểu ý nghĩa, cách xác định Cr trong thí nghiệm nén cố kết, có theo biểu đồ nào không ạ!
    Nếu xác định theo công thức trên thì có đúng là Ch đó có ý nghĩa tương tự với Cr không ạ? và trong thí nghiệm nén cố kết xác định hệ số thấm ngang Kh theo cách nào ạ?
    Chúc cả nhà mình luôn mạnh khỏe, công việc tốt, hạnh phúc!
    Em xin chân thành cảm ơn ạ!

  • #2
    Ðề: Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

    Nguyên văn bởi Nguyễn khánh Trình View Post
    Bác nào biết giúp em với ạ!
    Em đang gặp vấn đề này. Trong thí nghiệm nén cố kết thì ý nghĩa và viêc xác định a, Eo, Cv, Pc thì đơn giản rồi. Cs và Cc là chỉ số nén và chỉ số nén phục hồi rồi (có ý nghĩa tương tự a vì đều là hệ số góc biểu thị cho tính nén lún hoặc phục hồi của đất). Nhưng còn Cr là chỉ số nén cố kết (giống Cv nhưng mà khác là Cv là hệ số cố kết nén đứng, còn Cr là hệ số cố kết ngang hay còn gọi là hệ số cố kết hướng tâm) thì em chưa hiểu cách xác định như thế nào.
    Ở đồ thị e(p) thì cho em hiểu về a và Eo, ở đồ thị e (lgp) cho em hiểu về Pc, Cs và Cc. Ở đồ thị S(lgt) hay S(căn bậc 2 của t) thì cho em hiểu về Cv. Nhưng còn hệ số cố kết ngang thì em chưa hiểu được cách xác định. Em có tìm trong tiêu chuẩn nén TCVN, BS và ASTM nhưng thấy không có hoặc em không thể thấy.
    Em có tìm được 1 công thức (trong cuốn Đất xây dựng - Địa chất công trình và kỹ thuật cải tạo đất trong xây dựng do PGS-TS Nguyễn Ngọc Bích chủ biên) như sau:
    Ch = Kh/(gamaw * mv)
    trong đó: Ch - hệ số cố kết theo phương ngang (hướng vào tâm).
    gamaw - tỷ trọng nước.
    Kh - hệ số thấm nước của đất theo phương ngang.
    mv - hệ số nén thể tích
    mv được tính theo công thức:
    mv = ao/(1+ etb)= Delta e / [delta sigma * (1 + etb)]
    với: ao - hệ số nén lún của đất
    etb - hệ số rỗng trung bình của đất dưới các cấp tải trọng ngoài.
    Em mong các bác giúp em:
    Hiểu ý nghĩa, cách xác định Cr trong thí nghiệm nén cố kết, có theo biểu đồ nào không ạ!
    Nếu xác định theo công thức trên thì có đúng là Ch đó có ý nghĩa tương tự với Cr không ạ? và trong thí nghiệm nén cố kết xác định hệ số thấm ngang Kh theo cách nào ạ?
    Chúc cả nhà mình luôn mạnh khỏe, công việc tốt, hạnh phúc!
    Em xin chân thành cảm ơn ạ!
    Cái Ch (coeficient of horizontal consolidation) và Cr (coeficient of radial consolidation) đó có ý nghĩa như nhau. Nó không xác định được bằng oedometer ta vẫn làm mà có một thiết bị hơi đặc biệt một chút để xác định cái hệ số này (tương tự như hộp nén một chiều nhưng có phần tử thấm ở giữa). Tuy nhiên việc đưa phần tử thấm vào có thể làm mẫu xáo động và ảnh hưởng đến kết quả. Thông thường thì ch=1~3cv tùy theo điều kiện thi công bấc thấm.

    Mình gửi hình ảnh hộp nén:



    nc. oanh
    nc. oanh

    Safety begins with team work

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

      Cái hình bác Oanh đưa thì OK rồi tuy nhiên không phải dễ tiến hành thí nghiệm, vì khi nhấn đá thấm vào giữa mẫu thì sẽ làm mẫu bị phá hoại, kết quả sẽ không chính xác.
      Tốt nhất là làm disipation test của CPTu.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

        Dạ, em cảm ơn bác Nguyen Cong Oanh và bác Hieu Nghi!
        Nhưng lần vừa rồi bên em gửi mẫu đi phòng thí nghiệm khác thí nghiệm nén cố kết, bên đó cho kết quả ra tất cả luôn ạ!
        Mà nếu chỉ có thí nghiệm nén cố kết bình thường có cho ra được Cr không ạ? Em nghĩ là phòng thí nghiệm đó đã cho ra kết quả như vậy thì phải có công thức tính trực tiếp từ thí nghiệm đó mà không phải đặt thiết bị vào giữa mẫu hoặc là CPTu chứ ạ!
        <a href="http://s764.photobucket.com/albums/xx282/khanhtrinhcmb/?action=view&current=coket-1.png" target="_blank"><img src="http://i764.photobucket.com/albums/xx282/khanhtrinhcmb/coket-1.png" border="0" alt="co ket 1"></a>

        Ý của em là các bác có thể cho em biết công thức tính đó và trong thí nghiệm nén cố kết thông thường xác định được như vậy có đúng không? và cơ sở nào để xác định như vậy.
        Em cảm ơn các bác!
        Last edited by Nguyễn khánh Trình; 19-11-2009, 09:49 AM.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

          Nguyên văn bởi hieunghi View Post
          Cái hình bác Oanh đưa thì OK rồi tuy nhiên không phải dễ tiến hành thí nghiệm, vì khi nhấn đá thấm vào giữa mẫu thì sẽ làm mẫu bị phá hoại, kết quả sẽ không chính xác.
          Tốt nhất là làm disipation test của CPTu.
          Đây cũng là thí nghiệm được French LPC Network dùng. Họ dùng cái thiết bị thổi rữa áp lực đến 200Kpa để tạo lỗ trong vòng 30s và đưa đá thấm vào. Với thiết bị tốt thì sự xáo động của mẫu cũng được hạn chế bác ạ.

          nc. oanh
          nc. oanh

          Safety begins with team work

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

            Nguyên văn bởi Nguyễn khánh Trình View Post
            Dạ, em cảm ơn bác Nguyen Cong Oanh và bác Hieu Nghi!
            Nhưng lần vừa rồi bên em gửi mẫu đi phòng thí nghiệm khác thí nghiệm nén cố kết, bên đó cho kết quả ra tất cả luôn ạ!
            Mà nếu chỉ có thí nghiệm nén cố kết bình thường có cho ra được Cr không ạ? Em nghĩ là phòng thí nghiệm đó đã cho ra kết quả như vậy thì phải có công thức tính trực tiếp từ thí nghiệm đó mà không phải đặt thiết bị vào giữa mẫu hoặc là CPTu chứ ạ!
            <a href="http://s764.photobucket.com/albums/xx282/khanhtrinhcmb/?action=view&current=coket.png" target="_blank"><img src="http://i764.photobucket.com/albums/xx282/khanhtrinhcmb/coket.png" border="0" alt="co ket"></a>


            Em cảm ơn các bác!
            Trong trường hợp này cái Cr (Reloading index) của bạn lại là chỉ số nén lại chứ không phải hệ số cố kết hướng tâm nhé. Chỉ khi họ dùng chữ c thường thì nó mới là hệ số cố kết hướng tâm.

            nc. oanh
            nc. oanh

            Safety begins with team work

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

              Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
              Trong trường hợp này cái Cr (Reloading index) của bạn lại là chỉ số nén lại chứ không phải hệ số cố kết hướng tâm nhé. Chỉ khi họ dùng chữ c thường thì nó mới là hệ số cố kết hướng tâm.

              nc. oanh
              Dạ em cảm ơn bác nhiều!
              Đã lỡ làm phiền bác rồi thì em nhờ bác giúp em cho chót ạ! Bây giờ thì em đã hiểu Cr và cr thế nào. nếu vậy theo em ký hiệu cho rõ ràng và đỡ nhầm thì: hệ số cố kết đứng ký hiệu cũng phải là c thường luôn và ký hiệu là cv (vertical) để cùng với hệ số cố kết hướng tâm cr (radial) hoặc ch (horisontal). Còn chỉ số nén lại Cr thì vẫn là Cr.
              Theo em hiểu thì Cc là chỉ số nén đặc trưng cho quá trình nén. Cs là chỉ số nén phục hồi đặc trưng cho đường dỡ tải. Vậy Cr có phải là chỉ số đặc trưng cho đường nén mà khi dỡ tải rồi ta lại nén tiếp không ạ? mong bác giải thích giúp để em hiểu với ạ! nếu không bác giới thiệu cho em tài liệu nào để em đọc thêm với ạ!

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

                Nguyên văn bởi Nguyễn khánh Trình View Post
                Dạ em cảm ơn bác nhiều!
                Đã lỡ làm phiền bác rồi thì em nhờ bác giúp em cho chót ạ! Bây giờ thì em đã hiểu Cr và cr thế nào. nếu vậy theo em ký hiệu cho rõ ràng và đỡ nhầm thì: hệ số cố kết đứng ký hiệu cũng phải là c thường luôn và ký hiệu là cv (vertical) để cùng với hệ số cố kết hướng tâm cr (radial) hoặc ch (horisontal). Còn chỉ số nén lại Cr thì vẫn là Cr.
                Theo em hiểu thì Cc là chỉ số nén đặc trưng cho quá trình nén. Cs là chỉ số nén phục hồi đặc trưng cho đường dỡ tải. Vậy Cr có phải là chỉ số đặc trưng cho đường nén mà khi dỡ tải rồi ta lại nén tiếp không ạ? mong bác giải thích giúp để em hiểu với ạ! nếu không bác giới thiệu cho em tài liệu nào để em đọc thêm với ạ!
                Cái Cr chính là độ dốc của đường nén lại cho đến áp suất tiền cố kết. Thường thì giá trị Cs và Cr người ta lấy là giống nhau (thực chất là khác nhau do có sự trễ (hysteresis) giữa đường nén lại và đường dỡ tải). Cái màu đỏ là đúng rồi.

                nc. oanh
                nc. oanh

                Safety begins with team work

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

                  Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                  Cái Cr chính là độ dốc của đường nén lại cho đến áp suất tiền cố kết. Thường thì giá trị Cs và Cr người ta lấy là giống nhau (thực chất là khác nhau do có sự trễ (hysteresis) giữa đường nén lại và đường dỡ tải). Cái màu đỏ là đúng rồi.

                  nc. oanh
                  Vậy nếu câu màu đỏ của em là đúng thì phòng thí nghiệm kia cho ra số liệu không tin tưởng rồi, vì như bác thấy đó ở đồ thị nén chỉ có mỗi 1 đường nén và 1 đường dỡ tải, có nghĩa là không có đường nén lại nữa mà người ta vẫn xác định ra Cr là sai đúng không bác?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

                    Nguyên văn bởi Nguyễn khánh Trình View Post
                    Vậy nếu câu màu đỏ của em là đúng thì phòng thí nghiệm kia cho ra số liệu không tin tưởng rồi, vì như bác thấy đó ở đồ thị nén chỉ có mỗi 1 đường nén và 1 đường dỡ tải, có nghĩa là không có đường nén lại nữa mà người ta vẫn xác định ra Cr là sai đúng không bác?
                    Không sai đâu bạn. Cr đó tính cho đường nén lại khi lấy mẫu lên (đã chịu sự dỡ tải) tức là chu trình nén lại lúc từ khi sigma'v=0 (lúc lấy mẫu lên, làm mẫu...) đến cấp tải ~ áp suất tiền cố kết đó. Tham khảo thêm hình bên dưới. Kết luận: Ông đó làm không sai.



                    nc. oanh
                    nc. oanh

                    Safety begins with team work

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

                      Dạ em hiểu rồi ạ! cảm ơn bác! Bác cho em biết luôn công thức tính Cr với ạ!
                      Cảm ơn bác nhiều!

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

                        Nguyên văn bởi Nguyễn khánh Trình View Post
                        Dạ em hiểu rồi ạ! cảm ơn bác! Bác cho em biết luôn công thức tính Cr với ạ!
                        Cảm ơn bác nhiều!
                        Tính như Cs và Cc thôi bác ạ.

                        Cr = -de/d(logp). Các giá trị này cùng một dữ liệu đầu vào nếu người tính khác nhau có thể cho kết quả khác nhau tùy thuộc vào việc chọn khoảng áp suất.

                        nc. oanh
                        nc. oanh

                        Safety begins with team work

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!

                          phiền cả nhà chỉ giúp giùm về việc xác định đơn giá thí nghiệm nén một trục không nở hông để xác định các chỉ tiêu phục vụ phân tích lún. Theo định mức khảo sát của Bộ Xây Dựng thấy có nhiều điểm không rõ. Cụ thể:
                          - Theo định mức CP.031001: Xác định các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất nguyên dạng (cắt - nén bằng máy một trục): gồm 17 chỉ tiêu cơ lý nhưng không nói rõ. Được biết vấn đề này cũng được thảo luận khá sôi nổi trên các forum, nhưng hầu hết không có tài liệu chính thống.
                          - Theo đơn giá thí nghiệm của bên nghành điện lực thì 17 chỉ tiêu cơ lý, nhưng không có các chỉ tiêu để phân tích lún theo 22TCN 262-2000. Cũng theo tiêu chuẩn này, cần thí nghiệm nén cố kết bằng máy một trục theo TCVN 4200 - 1995.

                          Loay quay ù cả đầu, vẫn không tìm ra cách khắc phục.

                          Trân trọng

                          Ghi chú

                          Working...
                          X