Lưu ý rằng tiêu chuẩn Anh BS nguyên gốc tính chịu cắt rất dở (cho sàn ứng lực trước - vì sẽ ra kết quả không đạt, nhưng thực chất thì vẫn đạt do khả năng chịu cắt tăng lên nhiều), phải xem công thức cải tiến của hiệp hội xi măng.
Lưu ý rằng tiêu chuẩn Anh BS nguyên gốc tính chịu cắt rất dở (cho sàn ứng lực trước - vì sẽ ra kết quả không đạt, nhưng thực chất thì vẫn đạt do khả năng chịu cắt tăng lên nhiều), phải xem công thức cải tiến của hiệp hội xi măng.
Chúc thành công,
Chọc thủng là một vấn đề phức tạp ( nhất là đối với sàn phẳng không có thép chống chọc thủng), cho đến nay các nghiên cứu vẫn tiếp tục nhằm hiểu thêm về cơ chế phá hoại của nó. Chính vì vậy công thức trong các tiêu chuẩn ACI,Eurocode cũng như BS có hệ số an toàn khá cao . Mọi người khi thiết kế sàn phẳng (UST hay không) nên hết sức cẩn thận với trường hợp cột biên , cột góc vì khi đó unbalanced moment ở cột khá lớn dẫn đến sự phân bố ứng suất cắt xung quanh côn chọc thủng không còn phân bố đều nữa -> khả năng chống chọc thủng giảm đi rất nhiều. Trong thiết kế người ta khuyến cáo nên dùng thép chống chọc thủng trong sàn.
Mọi người có thể tham khảo một bài báo gần đây trên ACI viết về nghiên cứu vấn đề chọc thủng tại Thụy Sĩ ( swisscode dùng cách này), cách tiếp cận rất khác so với cách tiếp cận trong các tiêu chuẩn ACI hay Eurocode.
Uhm... Tiêu chuẩn có ACI 318 - 2002 có viết rõ và ví dụ cách tính chống xuyên thủng cho sàn đấy bạn...Có nhiều cách chống xuyên đấy bạn ... nằm trong Chap16-Shear in Slabs ..nhưng mình vẫn thích kiểu chống cắt bằng đai hơn ^^ là buloong và thép I . Dùng các nhánh đai chống cắt lại dễ thi công nữa. Bạn đọc mấy ví dụ rồi làm theo , chịu khó đổi đơn vị để cho phù hợp với công thức là được ...Nếu không có TC ACI thì lên mạng tìm thiếu gì hay vào http://www.mediafire.com/?migmjyn5mtj
Bạn nên thống nhất sử dụng tiêu chuẩn tính toán nào để áp dụng thì mọi người mới có câu trả lời chính xác được. ACI, BS, AS hay ... ? Bởi vì về nguyên lý thì tương đối giống nhau, nhưng công thức tính toán và các hệ số cụ thể là rất khác nhau đó.
Thêm nữa, tính toán chọc thủng sàn phẳng theo tiêu chuẩn nước ngoài và TCVN cũng khác nhau. Tính theo TCVN là cách thông thường chúng ta vẫn làm trước nay, với tải trọng thẳng đứng gây ra ứng suất cắt trong tháp chọc thủng. Như vậy cột góc cũng như cột biên, ứng suất trong tháp chọc thủng là phân bố đều.
Tuy nhiên các tiêu chuẩn nước ngoài đề cập tới yếu tố moment transfer tại các đầu cột, nên việc tính toán chịu cắt có điểm khác biệt so với TCVN. Thêm nữa là việc lực nén trong tiết diện làm tăng khả năng chịu cắt của bê tông, ... (nếu sử dụng ACI 318 bạn có thể tham khảo Chapter 11 để tính toán chịu cắt, Chap 18 để tính toán các giới hạn ứng suất cho các giai đoạn sử dụng của sàn ƯLT, chap 24-26 phần PCA Note để sử dụng bài toán mẫu tính sán ƯLT,...) Ngoài ra còn có rất nhiều tài liệu hướng dẫn thiết kế cấu kiện ƯLT như : PCI Design Handbook 6th editon của Precast/Prestressed Concrete Institue-2004, Post Tensioned Concrete Floors of Sami Khan and Martin Williams, ...
Good luck !!!
Ghi chú