QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cạn kiệt năng lượng trong vài chục năm tới

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cạn kiệt năng lượng trong vài chục năm tới

    Chiều 19.11, QH thảo luận ở tổ về Dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là dự luật được đưa ra xin ý kiến của QH để có thể thông qua vào kỳ họp sau.
    Theo báo cáo của Chính phủ về dự luật thì hiện nay chúng ta đang sử dụng năng lượng một cách hết sức lãng phí, nên cần thiết phải có luật điều chỉnh.

    Theo dự báo của Chính phủ thì với tốc độ gia tăng mức khai thác năng lượng như hiện nay, các nguồn năng lượng sơ cấp của Việt Nam sẽ trở thành khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt trong vòng vài chục năm tới. Trong khi đó, sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng và giao thông vận tải của nước ta hiện nay, tình trạng lãng phí năng lượng rất lớn.

    Hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu của nước ta chỉ đạt được từ 28% đến 32% - thấp hơn so với các nước phát triển khoảng 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60% - thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%, nếu so với các nước phát triển thì còn thấp hơn nữa.

    Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của nước ta cao hơn nhiều so với các nước phát triển. Để làm ra cùng một giá trị sản phẩm như nhau, sản xuất công nghiệp của nước ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5 - 1,7 lần so với các nước Thái Lan và Malaysia. Tỉ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của nước ta đến 2 lần, trong khi ở các nước phát triển, tỉ lệ này là dưới 1.

    Thảo luận về dự luật, hầu hết các ĐB đều cho rằng việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một biện pháp hàng đầu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời cũng là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường và ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra và ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài tới sự phát triển bền vững của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa có hệ thống quy phạm pháp luật đủ mức cần thiết cũng như công tác quản lý sử dụng năng lượng còn nhiều bất cập.

    Vì lẽ đó, nhiều ý kiến đề nghị luật phải điều chỉnh một cách tổng thể, toàn diện các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toàn bộ quá trình bắt đầu từ khai thác, sản xuất ra các nguồn năng lượng cho đến khâu sử dụng năng lượng cuối cùng.
    ( Trích tin từ laodong.com.vn )

    Chí Tùng


  • #2
    Ðề: Cạn kiệt năng lượng trong vài chục năm tới

    Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là yêu cầu cấp bách

    - Chiều 24/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đa số các đại biểu thống nhất về sự cần thiết phải ban hành luật, đáp ứng yêu cầu cấp bách về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
    ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) cho rằng, trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với sự khan hiếm các nguồn năng lượng truyền thống và năng lượng tái tạo cũng có nhiều hạn chế thì việc sử dụng tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tiết kiệm năng lượng để chống hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự nóng lên của trái đất. Việt Nam là một trong những nước sẽ phải chịu tác động rất ghê gớm do tác động này nên chúng ta cần phải có trách nhiệm đối với chính tương lai của hành tinh cũng như đất nước của chúng ta.
    ĐB Xuân đề nghị mở rộng đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật, bảo gồm cả Nhà nước, nhà quản lý rồi đến nhà khai thác kinh doanh mới đến người tiêu dùng.
    ĐB Trần Văn (Cà Mau) đề nghị quy định cụ thể hơn về an ninh năng lượng và việc đảm bảo cung cấp đầy đủ liên tục năng lượng cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội.
    "Đây là vấn đề cần được ưu tiên nhất trong chính sách năng lượng quốc gia. Do đó dự án Luật cần có các quy định cụ thể để đảm bảo an ninh năng lượng theo hướng kết hợp với việc khai thác, nhập khẩu, tồn trữ, dùng năng lượng trên quan điểm tối ưu hóa việc sử dụng và tăng độ sẵn sàng dự trữ năng lượng, thậm chí cần cụ thể hóa quy định đảm bảo an ninh cung cấp điện, an ninh cung cấp sản phẩm dầu mỏ, an ninh cung cấp khí đốt, an ninh cung cấp than" - ĐB Văn nói.
    Hiện nay có 3 lĩnh vực tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm năng lượng lãng phí, tiết kiệm bằng cách khuyến khích sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm giảm cường độ điện năng. Tuy nhiên, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho thấy nước ta còn rất lãng phí năng lượng ở cả ba lĩnh vực này.
    Minh chứng sự lãng phí trong sử dụng năng lượng, ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho biết, để sản xuất ra một sản phẩm có giá trị như nhau, sản xuất công nghiệp của nước ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5 đến 1,7 so với các nước. Theo tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng, sắt thép, sành sứ, đông lạnh, hàng tiêu dùng của nước ta có thể đạt đến 20% trong lĩnh vực dân dụng, giao thông vận tải có thể đạt tới 30%, trong lĩnh vực xây dựng có thể đạt 30 - 35%.
    Tuy nhiên, ĐB Tuyết cho rằng nội dung dự thảo còn mang tính khẩu hiệu, chung chung thiếu tính thực tiễn và chưa cụ thể hóa được nhiều quy định của pháp lệnh, chưa cụ thể hóa những tác động khuyến khích chế tài để đủ mạnh thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
    Về chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, nhiều đại biểu đặt ra câu hỏi: Tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm tiền, sao nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình hiện nay chưa mặn mà thực hiện vấn đề này ?.

    Các đại biểu cho rằng, thực tế hiện nay có những rào cản khiến doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình chưa thực sự quan tâm ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Doanh nghiệp, chủ gia đình chưa hiểu hết lợi ích to lớn của tiết kiệm năng lượng, chính sách hỗ trợ vốn, chính sách ưu đãi, thủ tục chưa có sức hấp dẫn thu hút được doanh nghiệp, chính sách về giá, về sử dụng năng lượng chưa thực sự theo hướng tiết kiệm và hiệu quả, chưa có chế tài rõ ràng, chưa có nhiều thành tựu khoa học công nghệ đáng kể trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đội ngũ có khả năng giúp doanh nghiệp thực hiện vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn quá mỏng, Nhà nước chưa có chính sách vĩ mô mang tính xuyên suốt như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả....

    Quỳnh Trang
    Việt Báo (Theo_VnMedia)



    Ghi chú

    Working...
    X