QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự cố và lãng phí, cái nào thiệt hại hơn?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sự cố và lãng phí, cái nào thiệt hại hơn?

    Tôi thấy các bạn cứ bàn luận về sự cố mãi, vậy đã có ai thống kê xem mỗi năm các sự cố làm thiệt hại bao nhiêu chưa?
    Nếu có được một thống kê về việc do thiếu trình độ mà các nhà tư vấn cứ thiết kế thừa thoải mái, đáng lẽ chỉ cần 2 cọc thì chơi luôn 4 cọc, thì tôi chắc chắn con số thiệt hại sẽ gấp nhiều lần mấy cái sự cố kia.
    undefined
    Minh

  • #2
    kinh tế và an toàn trong xây dựng

    Nguyên văn bởi MinhGTHue
    Tôi thấy các bạn cứ bàn luận về sự cố mãi, vậy đã có ai thống kê xem mỗi năm các sự cố làm thiệt hại bao nhiêu chưa?
    Nếu có được một thống kê về việc do thiếu trình độ mà các nhà tư vấn cứ thiết kế thừa thoải mái, đáng lẽ chỉ cần 2 cọc thì chơi luôn 4 cọc, thì tôi chắc chắn con số thiệt hại sẽ gấp nhiều lần mấy cái sự cố kia.
    chủ đề này la muôn thưở trong XD,việc cân đối 2 vân đề này là yêu cầu quan trọng của các kĩ sư XD.Dường như 2 yêu cầy này mâu thuẫn nhau thì phải.Vì vậy khi thiết kế phải xem xét đưa ra phươ án tối ưu.Đo là nhiêm vụ của chúng ta-những người XD

    Ghi chú


    • #3
      sự cố và lãng phí

      Sự cố và lang phí cái nào thiệt hại hơn? Tôi muốn bàn ở 1 khía cạnh hơi khác!

      Sự cố công trình xuất phát từ nhiều guyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Với nguyên nhân chủ quan:
      - Do nhà thầu thi công tổ chức thi công sai quy trình kỹ thuật (năng lực)
      - Do nhà thầu thi công cố tình rút ruột công trình bằng nhiều cách khác nhau với sự thông đồng hoặc không thông đồng với TVGS.
      Hậu quả là chất lượng công trình không đảm bảo dẫn tới sự cố

      Lãng phí thì có nhiều loại:
      - Lãng phí trong giải pháp tổ chức thi công, cách thức sử dụng vật liệu, nhân công, máy móc...
      - Lãng phí cả một công trình hoặc một số hạng mục công trình do công tác lập dự án đầu tư không đánh giá được hoặc đánh giá sai hiệu quả đầu tư của dự án (ví dụ như mấy cái nhà máy đường ở miền Trung hay máy cái cảng cá chẳng hạn)
      - ......(mời các bạn góp ý thêm)
      theo tôi xét về tổng thể toàn bộ các DA đầu tư trên quy mô toàn quốc thì lãng phí gây tổn thất hơn sự cố nhiều lần và khó nhận thấy, trừ những trường hợp quá rõ rang.
      Last edited by NgoLam; 27-01-2005, 03:00 PM.

      Ghi chú


      • #4
        “Thảm bại” cấp...vùng miền?

        “Thảm bại” cấp...vùng miền?

        Trong ngành mía đường, Công ty Đường Quảng Ngãi được xem như đơn vị “hên” nhất bởi họ thừa hưởng cơ sở vật chất, thiết bị, vùng nguyên liệu do chế độ cũ để lại. Tuy nhiên, trong vòng cuốn của phong trào “1 nhà máy đường, 1 trường đại học” ở hầu hết các địa phương, đơn vị này cũng không tránh khỏi ảnh hưởng, mà minh chứng rõ nét nhất là 2/4 nhà máy đường trực thuộc (Kon Tum, Quảng Phú) thua lỗ triền miên và hiện được xếp vào diện rao bán. Nhìn nhận vấn đề, nhiều người đánh giá việc xây dựng và đầu tư thêm một số nhà máy đường tựa như thể: dựng lên cho... “đẹp đội hình”.


        Bảy tuổi vẫn chưa... “cắt rốn”

        Tháng 8/1995, cán bộ, nhân dân tỉnh Kon Tum hết thảy đều sững sờ và sung sướng khi Dự án Nhà máy Đường Kon Tum, công suất 1.000 tấn mía cây/ngày được tiến hành xây dựng ngay ngoại ô thị xã Kon Tum. Tháng 10/1997, nhà máy đi vào sản xuất thử và đến năm 1998 chính thức “trình làng” với các “anh chị” mía đường song sinh trong cả nước. Qua 7 vụ sản xuất (1998 - 2003), nhà máy đã cho ra lò 16.000 tấn đường. Kết quả này nghe chừng hơi... nhớn, tuy nhiên trong các báo cáo từ năm 1998 đến năm 2003, lãnh đạo nhà máy đã chỉ ra những yếu tố “bất lợi” ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) như: vùng nguyên liệu chưa đáp ứng được công suất hoạt động, các đơn vị tài chính - tín dụng không muốn đầu tư vào lĩnh vực này dẫn đến số lượng sản phẩm năm 1998 chỉ đạt 11,7% công suất.
        Khi trở thành đơn vị thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi, tình hình đầu tư được cải thiện, nhưng công suất bình quân các năm chỉ đạt 50%; nhà máy có tổng mức đầu tư lớn nên kết cấu chi phí khấu hao trên 1 tấn đường chiếm tỷ trọng cao... Mặt khác, việc sử dụng 100% vốn vay để đầu tư xây dựng cơ bản nhà máy và SXKD (vay ngoại tệ để mua thiết bị là 5.940.000 USD) dẫn đến phải trả lãi vay rất lớn. Năm 2000, do được Chính phủ khoanh nợ nên chi phí này giảm, nhưng năm 2003, mức chi phí vẫn là 354.068 đồng/tấn, làm tăng giá thành sản phẩm.
        Giá thành tăng, trong khi giá bán lại giảm dần và nhất là nhà máy nằm nơi “thâm sơn cùng cốc”, xa các đầu mối tiêu thụ lớn nên chuyện “đuối sức” cũng là điều dễ hiểu. Ông Lê Quang Trưởng, Giám đốc Nhà máy Đường Kon Tum phân trần: “Công vận chuyển đến các tỉnh tiêu thụ khoảng 150 - 200 đồng/kg đường. Làm gì cho lại?”. Tất nhiên, số lỗ của nhà máy này thuộc dạng “cao vút”, bình quân là 1.893.353 đồng/tấn.
        Người ta thường nói: “lãi mẹ đẻ lãi con”, nhưng ở Nhà máy Đường Kon Tum thì chỉ có: “nợ mẹ đẻ nợ con”, bởi giá bán sản phẩm không bù đắp nổi chi phí sản xuất, dẫn đến đơn vị hoàn toàn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. “Một cổ nhiều tròng”, việc sử dụng ngoại tệ để mua thiết bị (trong điều kiện tỷ giá ngoại tệ tăng) đã khiến đơn vị không thanh toán được nợ đến hạn, mà còn phải vay ngân hàng để thanh toán khoản ngoại tệ đến hạn trả theo lãi suất thương mại. Số công nợ từ khi hoạt động đến hết năm 2003 lên tới hơn 161.187 triệu đồng, trong khi giá trị tài sản trên sổ sách chỉ gần 92.339 triệu đồng, khiến nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị bị âm hơn 68.848 triệu đồng. Đánh giá về “cần câu cơm” của mình, Giám đốc Lê Quang Trưởng thừa nhận: Không chỉ cán bộ, công nhân viên nhà máy có đời sống vô cùng khó khăn, mà ngay cả 8.000 hộ dân trồng mía cũng đang khốn đốn, bởi thu nhập của họ từ cây mía chỉ đủ sống qua ngày. Còn Giám đốc Công ty Đường Quảng Ngãi Võ Thành Đàng thì “đúc kết” về đơn vị thành viên bằng những con số “choáng ngợp”: đến hết năm 2003, số nợ phải trả của đường Kon Tum là hơn 161.187 triệu đồng, số lỗ bình quân/năm của nhà máy là hơn 9.422 triệu đồng. “Ban giám đốc nhà máy vừa kiến nghị hình thức chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp là bán không kế thừa nợ với giá đề nghị là 31 tỷ đồng”, ông Đàng cho biết.

        Ghi chú


        • #5
          “Thảm bại” cấp...vùng miền?

          “Tắc tử” sau 40 năm “cống hiến”?

          Nói đến Nhà máy Đường Quảng Phú, dân Quảng Ngãi không ai là không biết, bởi đơn vị này được xây dựng từ năm 1965 (công suất 1.500 tấn mía/ngày). Sau giải phóng miền Nam, chúng ta tiếp quản và đưa nhà máy vào hoạt động. Đến năm 1991, nhà máy được đầu tư mở rộng công suất lên 2.000 tấn mía/ ngày. Năm 1994, khi Chương trình 1 triệu tấn đường “bùng nổ” ở các vùng miền, lãnh đạo Công ty Đường Quảng Ngãi đã “mạnh dạn” đầu tư mở rộng dây chuyền, thiết bị, nâng công suất ép lên 4.500 tấn mía/ngày bằng nguồn vốn ODA của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD). Năm 2000, đúng vào thời điểm một số nhà máy mía đường trên toàn quốc có nguy cơ “chết yểu”, lãnh đạo Công ty Đường Quảng Ngãi lại tìm cách chuyển một phần thiết bị của dây chuyền sản xuất đường cũ đến lắp đặt tại huyện An Khê, Gia Lai (Nhà máy Đường An Khê). Đánh giá về quá trình “chuyển đổi” này, một số cán bộ có “chức sắc” của tỉnh Quảng Ngãi quả quyết rằng: “Đã mang lại lợi ích thiết thực!”. Ấy thế nhưng trong báo cáo mới đây của Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ: “Dự án mở rộng Nhà máy Đường Quảng Phú 4.500 tấn mía/ngày do đầu tư không đồng bộ và công tác khảo sát vùng nguyên liệu ban đầu chưa thận trọng, mặc dù đã di chuyển dây chuyền cũ lên lắp đặt tại Nhà máy Đường An Khê, chỉ còn dây chuyền mới nhưng nguồn nguyên liệu cũng chỉ đáp ứng 55% công suất thiết kế” và “Dự án đầu tư mở rộng Nhà máy Đường Quảng Phú là thật sự không cần thiết”. Bên cạnh đó, mặc dù dây chuyền mới chưa được quyết toán nhưng một số bộ phận đã bị xếp vào danh mục tài sản không cần dùng như: hệ thống 3 nồi nấu đường trị giá 20 tỷ đồng, một số bộ phận khác thiết kế để dùng chung cho cả 2 dây chuyền đường 4.500 tấn mía/ngày, nhưng nay chỉ phát huy tác dụng trên dây chuyền 2.500 tấn mía/ngày...
          Nhìn nhận về hiệu quả SXKD của nhà máy ở khía cạnh thực tế, ông Lê Văn Quang, Giám đốc Nhà máy Đường Quảng Phú cho biết: Từ năm 2001 đến năm 2003, hoạt động SXKD của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy thiếu. Sản lượng mía ép các vụ bình quân chỉ đạt 238.855 tấn. Nhà máy được đầu tư dây chuyền mới từ nguồn vốn của Pháp theo hình thức đấu thầu hạn chế nên giá thiết bị cao, làm cho suất đầu tư cao. Bên cạnh đó, đơn vị phải nhận vay lại của Bộ Tài chính và tự bổ sung bằng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng trong nước nên chi phí khấu hao cơ bản và lãi vay hàng năm rất cao (trên 20% giá thành sản phẩm)...

          Dĩ nhiên, Nhà máy Đường Quảng Phú còn “xông xênh” gấp nhiều lần Nhà máy Đường Kon Tum, bởi dù sao thì đơn vị này cũng đứng trong “đội ngũ” doanh nghiệp nhà nước mấy chục năm trời và “bầu sữa” bao cấp đã khiến bao nhiêu người “sống giỏi, sống khỏe”. Thế nhưng, kết cục của 2 nhà máy này đều giống nhau và nhiều cán bộ kỳ cựu của ngành đường đã nhìn Quảng Phú, Kon Tum mà nói vui rằng: “Vì hoàn cảnh xô đẩy nên mới... bị lỗ”. Chẳng biết “hoàn cảnh” ở đây do ai tạo ra, nhưng có một điều dễ thấy nhất là Nhà máy Đường Quảng Phú đã, đang thua lỗ trầm trọng. Theo thống kê, số công nợ mà đơn vị phải trả là gần 353.000 triệu đồng (nợ ngân hàng hơn 335.570 triệu đồng, nợ lãi vay ngân hàng hơn 6.044 triệu đồng, thuế và các khoản phải nộp ngân sách hơn 4.947 triệu...). Theo tính toán mới nhất, số vốn nhà nước tại đơn vị đến hết năm 2003 là âm hơn 160.902 triệu đồng. Trong công văn bàn về “hướng đi” sắp tới của nhà máy, Giám đốc Lê Văn Quang đã ngậm ngùi: “Nguyên liệu mía chưa đủ cung cấp cho chế biến, giá trị tài sản cao, nguồn vốn kinh doanh quá hạn hẹp, kết quả SXKD vẫn chưa thoát lỗ”.


          Hậu “cú sốc đầu đời”


          Có thể nói, sau “cú sốc đầu đời”, ngành mía đường đã có những biện pháp “chỉnh trang đội ngũ” đáng ghi nhận nhờ sự chỉ đạo, điều tiết của Chính phủ. Tuy nhiên, để hoạt động SXKD của những “nhà máy khoẻ” đem lại hiệu quả thì vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn. Ngay ở Công ty Đường Quảng Ngãi, người ta đang phải giật mình khi thấy rằng, trong vụ sản xuất vừa qua, diện tích đầu tư của toàn công ty chỉ đạt 74% (Nhà máy Đường Kon Tum đạt: 37%, Quảng Phú: 47%)... Ấy thế nhưng câu chuyện “đầu tư, từ đâu” này không chỉ xảy ra ở Công ty Đường Quảng Ngãi, mà đang tồn tại ở một số đơn vị mía đường trong cả nước. Chúng ta đã nhiều lần nhắc đến những bất cập trong việc phát triển vùng nguyên liệu mía như: chính sách đầu tư bình quân, dàn trải nên vốn kém hiệu quả; phương thức đầu tư chỉ giải quyết một phần vốn, phân bón cho người trồng mía để có mía ép, chứ chưa được coi là nâng cao năng suất, chất lượng vùng mía... Chúng ta cũng thừa biết là việc đầu tư cơ sở sản xuất, trang thiết bị phục vụ sản xuất mía đường có nhiều bất cập khiến công suất hoạt động của nhiều nhà máy còn thấp... Biết vậy, nhưng những người làm mía đường hiện chỉ biết sa sả “rút kinh nghiệm” tại các hội nghị, trong những công văn giấy tờ, trong khi Chính phủ và các bộ, ngành đã, đang dồn công sức, tiền của cho việc định hướng phát triển ngành mía đường?

          Tôi vào Nhà máy Đường Quảng Phú để nhìn tận mắt 3 lò nấu đường trị giá 20 tỷ đồng cùng nhiều thiết bị khác nằm im lìm trong bóng tối bụi bặm. Lên Kon Tum, tôi chứng kiến cảnh nhà máy đường cũ kỹ nằm chơ vơ giữa nắng gió. Được nhìn, được thấy, được nghe để tự buồn: Miền Trung - Tây Nguyên còn nghèo, còn cần rất nhiều sự đầu tư, giúp đỡ. Thế nhưng, cứ đầu tư xây dựng theo kiểu nhà máy đường, bột giấy Kon Tum, chế biến rau quả Gia Lai thì biết đến bao giờ nền kinh tế ở đây “cất cánh”?

          Ghi chú


          • #6
            Công ty Đường Quảng Ngãi:“Chúa Chổm” đời nay!

            Công ty Đường Quảng Ngãi:“Chúa Chổm” đời nay!

            Cách đây không lâu, Đảng bộ Công ty Đường Quảng Ngãi (Cty ĐQN) đã gửi công văn tới Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi báo cáo một loạt những khó khăn, phức tạp trong sản xuất kinh doanh. Những con số và sự kiện mà Cty ĐQN đưa ra khiến người ta ngỡ ngàng bởi doanh nghiệp (DN) này mới nhận danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên chỉ khi ngành chức năng vào cuộc, bức màn bí ẩn phía sau Cty này mới thực sự hé mở và nhiều người đã gọi Cty ĐQN là “Chúa chổm đời nay!”


            Nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật đầu tư cho sản xuất ở Cty ĐQN không sử dụng hết công suất, thậm chí bỏ xó nhưng vẫn phải khấu hao


            Sự thật sau “huyền thoại”?...

            Trong những văn bản gửi cơ quan chức năng, cựu Giám đốc Cty ĐQN Nguyễn Xuân Huế (nay giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) khẳng định rằng, trong thời gian 10 năm (1990 - 1999) “tôi không hề làm thua lỗ trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tài chính của Cty ĐQN”. Đồng thời, ông còn minh chứng bằng một loạt những con số khiến nhiều người phải “suy ngẫm”: tổng doanh số 2.547,034 tỷ đồng (trong đó xuất khẩu 19,586 tỷ đồng); tốc độ tăng hàng năm là 16,7 lần; tạo vốn 387,325 tỷ đồng (tạo vốn lớn hơn 2 lần so với số nợ vay hàng năm, tăng hàng năm 17,3 lần); nộp ngân sách 398,499 tỷ đồng (chiếm 45-50% số thu nội địa của tỉnh, tăng hàng năm 11 lần); lợi nhuận 150,435 tỷ đồng; trả nợ vay 141, 860 tỷ đồng; tài sản cố định 550 tỷ đồng; nguồn vốn đến năm 1999 là 196,483 tỷ đồng... Đặc biệt, ông Huế nhấn mạnh: “Trong 12 năm làm giám đốc, từ khi chỉ có duy nhất một nhà máy trực thuộc Liên hiệp Mía đường II, tôi đã cùng tập thể lãnh đạo đầu tư, xây dựng, mở rộng thành một Cty trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tạo ra nhiều công ăn việc làm và Cty đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2000”.

            Đọc xong những “con số thành tích” này, chắc hẳn nhiều người khá khen cho sự “chỉ đạo, điều hành” quá xuất sắc. Thế nhưng khi “tiếp quản cơ ngơi”, Ban giám đốc (BGĐ) mới của Cty ĐQN đã không khỏi... choáng váng trước những “dư âm” do “người xưa” để lại. Điều này được thể hiện trong Báo cáo số 32/BC-ĐU của Đảng bộ Cty gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi do ông Nguyễn Tấn Lĩnh, Bí thư Đảng ủy Cty ký. Cụ thể: tổng giá trị tài sản đầu tư từ 1995 đến 2002 là 788,9 tỷ đồng, chiếm 86% tổng nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) hiện có, nhưng công suất máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh chỉ đạt 30- 68% công suất thiết kế; nguồn vốn của Cty có đến 68% là vốn vay ngân hàng, trong đó nợ dài hạn chiếm 88% (chủ yếu là đầu tư mua sắm TSCĐ); Năm 2002, sản xuất kinh doanh lỗ gần 30,5 tỷ đồng (chưa kể Nhà máy đường Kon Tum lỗ 10,8 tỷ đồng); cơ cấu hình thành vốn của Cty chủ yếu là vốn vay ngân hàng, đến cuối 2002 vốn chủ sở hữu 193 tỷ đồng, nhưng thực chỉ còn trên 57 tỷ đồng do lỗ luỹ kế đến nay đã tăng lên 107,2 tỷ đồng, trong đó Nhà máy đường Kon Tum lỗ 69,8 tỷ đồng, lỗ chênh lệch tỉ giá chưa được xử lý là 28,2 tỷ đồng, quỹ khen thưởng, phúc lợi sử dụng quá nguồn 275 triệu đồng...

            Ghi chú


            • #7
              Công ty Đường Quảng Ngãi:“Chúa Chổm” đời nay! -2

              “Mua về để bỏ, xây rồi... ngắm chơi?”

              Có một sự thật không thể phủ nhận là các thành viên mới của BGĐ Cty ĐQN đang đau đầu vì thừa biết đang phải quản lý, điều hành một DN thua lỗ, nợ nần và đứng trên bờ vực phá sản. Điều này còn được thể hiện rõ hơn trong kết luận mới đây của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) khu vực miền Trung: “Cơ sở vật chất kỹ thuật đã đầu tư cho sản xuất đường và các loại hình sản xuất, nhưng không sử dụng hết công suất mà vẫn phải khấu hao dù vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay trong và ngoài nước, lãi vay phải trả và chênh lệch tỷ giá tiền vay ngoại tệ lớn, lao động dôi dư, việc đầu tư kém hiệu qủa của những năm trước đây... là những yếu tố dẫn đến giá thành cao hơn giá bán”. Ngay cựu Giám đốc Nguyễn Xuân Huế cũng phải thừa nhận trong văn bản giải trình với tổ công tác của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ngãi: “Trong số các công trình đầu tư, có một số bộ phận các công trình đi vào sản xuất chưa thực sự có hiệu quả!...”.

              Theo đánh giá của nhiều cơ quan chức năng, một trong những nguyên nhân khiến Cty ĐQN bị đẩy đến tình trạng “đứng trên bờ phá sản” như hiện nay là do từ năm 1995 đến năm 2002, lãnh đạo Cty đã bỏ ra 788,9 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mua sắm mới TSCĐ (chiếm 86% tổng nguyên giá TSCĐ hiện có). Điều đáng nói là tuy đã đổ ra nhiều tiền của như vậy, nhưng công tác quản lý đầu tư còn nhiều bất cập, đơn vị không tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư, vi phạm quy chế đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB). Ngành chức năng đã “điểm mặt, chỉ tên” một số khía cạnh như: Các dự án sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng mới đem trình Bộ NNPTNT phê duyệt (Dự án Nhà máy sữa, công trình xử lý chất thải, dây chuyền kem cây, bao PP, 10 triệu lít bia, bể chứa cồn...). Quản lý chi phí XDCB trong phần lớn các công trình đều không chặt chẽ. Các công trình xây lắp, mua sắm thiết bị đều chưa được đấu thầu. Phần vật tư Cty cấp không theo đúng đơn giá XDCB... dẫn đến nhiều công trình vượt dự toán được duyệt và nhiều khoản chi phí bị cắt giảm sau khi quyết toán công trình được thẩm tra; 5 dự án đầu tư hoàn thành đã đưa vào sử dụng nhiều năm, nhưng nay vẫn chưa được quyết toán do chi phí thực tế cao hơn số dự toán được duyệt, đơn cử như: Dự án dây chuyền kem cây đầu tư với tổng kinh phí 11,2 tỷ đồng (cao hơn dự toán đựơc duyệt 2 tỷ đồng), đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 4/1997 nhưng đến nay mới chỉ khấu hao được 25% và được xếp vào danh mục tài sản không cần dùng, nhưng vẫn chưa được quyết toán. Dự án dây chuyền bánh Chocopic trị giá 17 tỷ đồng đã hoàn thành và bàn giao từ 1999, đến nay khấu hao 30%, nhưng tổng dự toán chưa có, quyết toán chưa được duyệt. Có 2 công trình sau khi đầu tư xong thì thất lạc hồ sơ... Đặc biệt, KTNN nêu rõ: “Nhiều công trình trước khi đầu tư không tính toán thận trọng gây lãng phí nhiều chục tỷ đồng” và “đếm đầu” những công trình, dự án sau khi đầu tư, đưa vào sản xuất kinh doanh nhưng công suất máy móc thiết bị đạt rất thấp, không mang lại hiệu quả như: dây chuyền bánh Chocopic, sữa chua, kem cây, nước khoáng chai Pét... Nghiêm trọng hơn cả là dự án mở rộng Nhà máy đường Quảng Phú 4.500 tấn mía/ngày, chi phí tập hợp đến nay đã lên tới 288 tỉ đồng, trong khi dự toán được duyệt là 257 tỉ đồng. Do đầu tư không đồng bộ và khảo sát vùng nguyên liệu chưa thận trọng nên đã không đủ nguyên liệu sản xuất. Mặc dù đã di chuyển dây chuyền cũ lên lắp đặt tại nhà máy đường An Khê (GiaLai), nhưng nguồn nguyên liệu cũng chỉ đáp ứng 55% công suất của dây chuyền còn lại. Nhìn nhận việc này, KTNN khẳng định “Dự án đầu tư mở rộng Nhà máy đường Quảng Phú là thực sự không cần thiết”...

              “Thần đèn” kiểu mới và “Sự tích máy đánh phân”

              Khi Cty ĐQN rầm rộ mua sắm máy móc, dư luận đã lên tiếng cảnh báo về việc quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, những người có trách nhiệm đã bỏ ngoài tai tất cả để rồi “ăn đủ” hậu quả: tại hầu hết các đơn vị, công suất sử dụng máy móc thiết bị thấp (30-68% công suất thiết kế) như dây chuyền sản xuất nước tăng lực KHS tại nhà máy nước khoáng chỉ đạt 5,3% công suất, nước khoáng PET đạt 11,2%; không ít tài sản mới đầu tư xong đã được xếp vào danh mục... tài sản không cần dùng như: 3 nồi nấu đường (khoảng 20 tỉ đồng), dây chuyền sản xuất kem yogurt - kem cây của nhà máy sữa (20 tỉ đồng); bao bì, nhãn hiệu bánh kẹo trị giá hàng tỉ đồng. Thậm chí có tài sản chỉ hoạt động một thời gian ngắn rồi... bỏ xó, cho biến thành sắt vụn như dây chuyền xử lý phân BIOEARTH (có hình dáng giống chiếc máy cày nên dân Quảng Ngãi gọi là “máy đánh phân”). Có một chuyện rất khôi hài mà dân Quảng Ngãi ai cũng biết: khi chiếc “máy đánh phân” trị giá 270.000USD được mua về để đánh trộn và xử lý các chất thải từ nhà máy đường hoạt động, cả thị xã Quảng Ngãi được một phen bất ngờ, bởi chiếc xe cứ đánh tung phân, chất thải lên khiến thị xã thối inh. Dân chúng kêu ỏm tỏi nên Công ty phải “đình chỉ lưu hành” chiếc xe kỳ quặc này và đến nay “xe phân” dần trở thành... đống sắt vụn.

              Khi sự thật về Cty ĐQN phơi bày, nhiều người tự hỏi: “Tại sao lãnh đạo Cty lại ra quyết định mua sắm hàng loạt thiết bị đắt tiền để rồi mang về xếp xó như vậy?”. Điều này chỉ cơ quan điều tra mới trả lời được. Thế nhưng có một chuyện mà ở Quảng Ngãi ai cũng biết. Đó là khi đã “lượn” khỏi vị trí, một lãnh đạo cũ của Cty ĐQN đã quay lại “vòi” tiền “công viết luận chứng”, trị giá khoảng trên 400 triệu đồng. Dĩ nhiên, BGĐ mới của Cty ĐQN tái mặt, lắc đầu quầy quậy vì việc “viết luận chứng” của vị này này thực ra chỉ là việc cho di dời Nhà máy đường Quảng Phú lên An Khê, Gia Lai (sau khi bỏ ra gần 300 tỷ đồng mở rộng nhưng không có mía để ép) bởi sợ “chết chìm”, vì lúc đó Chính phủ không cho phép xây dựng mới nhà máy đường. Dân Quảng Ngãi kháo nhau: “Vị lãnh đạo này giỏi hơn cả “thần đèn” Nguyễn Cẩm Luỹ vì “nhấc nhẹ” một lúc vài ngàn tấn sắt thép vượt 300 km lên tận An Khê, Gia Lai, đã vậy còn cả gan đòi tiền “viết luận chứng”?...

              Đất Quảng Ngãi vốn nghèo, dân Quảng Ngãi từ trước đến nay vốn quen khổ, chính vậy mà Trung ương dành rất nhiều ưu đãi cho dải đất miền Trung này. Thế nhưng với kiểu đầu tư, quản lý như ở Cty ĐQN nêu trên thì có lẽ còn rất lâu, mảnh đất này mới giàu lên được! Trách nhiệm này thuộc về ai? Báo Đầu tư sẽ thông tin cụ thể đến bạn đọc trong những số báo tới.

              Ghi chú


              • #8
                "Tôi vẫn ủng hộ chương trình 1 triệu tấn đường"

                Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn:
                "Tôi vẫn ủng hộ chương trình 1 triệu tấn đường"
                13:06' 06/07/2003 (GMT+7)

                Cái đúng - sai của chương trình mía đường vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
                Ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, đã bày tỏ quan điểm như vậy về chương trình mía đường (CTMĐ), về những được - mất, đúng - sai, bài học rút ra từ chương trình mà ông là người chịu trách nhiệm cao nhất. "Nói thành công thì không ít người phản đối, bởi đúng là một số chỉ tiêu đề ra không đạt. Nhưng nói không thành công cũng không khách quan, bởi mía đường là ngành kinh tế - xã hội và nhiều cái được cho dân sinh làm sao đo được", ông nói.

                - Thưa ông, nay đã nghỉ hưu, ông còn quan tâm theo dõi thường xuyên CTMĐ?

                - Có chứ. Tôi còn day dứt, nặng lòng với nó nhiều lắm.

                - Ai là người đề ra chương trình 1 triệu tấn đường, thưa ông?

                - Cấp trên đề ra chương trình này, và tôi là người cho đến tận giờ phút này vẫn ủng hộ chương trình đó. Nói như vậy tức là chương trình đó đúng, vì nó căn cứ trên nhu cầu tiêu dùng của 80 triệu dân, với mức bình quân tại các nước đang phát triển là 12kg/người/năm.

                - Khi đương nhiệm bộ trưởng, ông là người chịu trách nhiệm cao nhất trong hoạch định chiến lược và thực thi CTMĐ, ông có tham khảo tình hình sản xuất và kinh doanh đường trên thế giới?

                - Tôi có nghiên cứu và biết rằng một số nước cắt giảm diện tích, giảm nhà máy, nhưng chỉ tiêu 1 triệu tấn đường là phù hợp. Chỉ có điều bất ngờ là giá đường thế giới giảm nhanh quá. Nhưng cũng phải nói ngay là giá hàng hoá nông nghiệp khó nói được. Ví như, giá cao su đang cao bất ngờ lại hạ rất thấp. Ai sợ quá bỏ bớt là thiệt, bởi ngay lập tức nó lại lên.

                Ông Nguyễn Công Tạn: ''Nói thật là bây giờ Bộ NN-PTNT cũng chưa có đủ số liệu để làm một bản tổng kết thật chuẩn xác. Vì không có thông tin đầy đủ nên chưa thể đánh giá CTMĐ thành công hay không. Các DN không cung cấp hết tình hình tài chính của họ, lực lượng chuyên viên cán bộ của cơ quan chức năng thì mỏng. Trong khi tất cả dựa vào DN và địa phương, mà những báo cáo này không phải lúc nào cũng trung thực, chính xác''.

                - Đến nay, chúng ta đều biết CTMĐ có những bước đi sai. Nguyên nhân là do chúng ta chưa có quy hoạch tổng thể mà mới có tổng quan chung chung?

                - Chúng ta nhớ lại rằng, thời đó, các chương trình kinh tế chỉ có những định hướng kiểu như bản tổng quan mía đường, chưa có tính toán cụ thể, quy hoạch cụ thể như bây giờ. Lấy tư duy thời nay mà soi chiếu thời trước rồi bảo sai thì có phần chưa thỏa đáng.

                - Vậy thời đó ta căn cứ vào đâu để duyệt các vùng nguyên liệu và công suất nhà máy?

                - Từ các số liệu tổng quan và tính toán trên mỗi dự án. Cứ tính dần cho đủ 1 triệu tấn đường. Tôi cũng không nhớ chính xác số liệu để xây dựng tổng quan từ nguồn nào, chỉ nhớ có một công ty tư vấn của Pháp đưa tôi xem một tập tài liệu góp ý kiến với ta rất bổ ích.

                - Thưa ông, tại sao có rất nhiều nhà máy như Linh Cảm, Huế, Cam Ranh... nhìn bằng trực giác cũng biết không thể đủ nguyên liệu mà vẫn được phê duyệt?

                - Để xây một nhà máy đường, có rất nhiều cơ quan thẩm định và phê duyệt, như KH-ĐT, ngân hàng, tài chính, chính quyền địa phương, chứ không riêng Bộ NN-PTNT. Tôi cũng nói thẳng là những cơ quan có trách nhiệm phê duyệt phải chịu rất nhiều sức ép khác nhau. Chuyện lãnh đạo nhiều tỉnh lên Trung ương "ăn vạ" xin bằng được dự án là có thật. Có một lý do nữa là trong các tờ trình xin dự án, địa phương nào cũng cam kết có đủ nguyên liệu, biện pháp xây dựng, hỗ trợ vùng nguyên liệu... với những chỉ số rất khả thi. Có nơi xây dựng nhà máy xong họ mới làm tời trình xin các cấp thẩm quyền để hợp thức hoá. Có tỉnh xin làm nhà máy 1.000 tấn mía/ngày, nhưng thực tế lại xây nhà máy 6.000 tấn mía/ngày.

                - Với cương vị bộ trưởng, và sau là phó thủ tướng, ông thường phản ứng thế nào trước những sức ép đó?

                - Cũng phải nói, động cơ của những sức ép đó có phần chính đáng, vì tỉnh nào cũng muốn địa phương có thêm công ăn việc làm cho dân, có bàn đạp để phát triển. Chỉ có điều là nóng vội, thiếu khoa học. Khi gặp những trường hợp đó tôi cũng nể chứ, nhưng cũng phải theo chiến lược mới đồng ý. Có một số dự án tôi đã từ chối kiên quyết vì biết chắc không hiệu quả.

                Ghi chú


                • #9
                  "Tôi vẫn ủng hộ chương trình 1 triệu tấn đường" -2

                  - Có ý kiến cho rằng, một trong những lý do cơ bản là do nhiều người làm giàu từ những khoản thất thhoát lớn ở các dự án này. Ông có biết lượng thất thoát khoảng bao nhiêu không?

                  - Thất thoát chắc chắn là có. Bao nhiêu thì chỉ các cơ quan pháp luật mới biết. Còn ở vai trò quản lý, tôi không nắm được cụ thể tình hình tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh của DN.

                  - Ông có biết việc các chủ đầu tư khi mua thiết bị Trung Quốc thường "ép" mức vốn xuống dưới 100 tỷ để nhanh được duyệt, rồi sau đó mua dần cho hoàn thiện dây chuyền và đã đẩy tổng vốn đầu tư tăng lên?

                  - Chuyện đó tôi có biết ở một vài dự án, nhưng như tôi đã nói, những sai phạm này thuộc các cơ quan pháp luật theo dõi và xử lý chứ ngành không thể nắm sâu được.

                  - Bản thân ông có nhân danh bộ trưởng, phó thủ tướng để ủng hộ dự án nào không?

                  - Có chứ. Nhà máy ở Bình Định này, Bến Tre này, Tate & Lyle Nghệ An này... Phải nói rằng khi đó, vùng nguyên liệu của Tate & Lyle cũng hoang vu lắm, giao thông chưa có chút gì, không phải nhiều ý kiến ủng hộ nó đâu. Thế nhưng nay những nhà máy này đều có lãi.

                  - Theo ông, CTMĐ được gì và chưa được những gì?

                  - Cái được là chính sách cải thiện đời sống bà con ở những vùng nguyên liệu mía đường như Lam Sơn, Bình Định, Nghệ An... Điện, đường, trường, trạm mở ra nhiều, nhưng cái được này không thể thống kê cụ thể. Cái chưa được là việc các nhà máy lỗ nhiều quá và kéo dài như vậy. Và cũng chưa ai làm bài toán chính xác về con số lỗ. Chưa ai mang con số lãi đối trừ để biết chính xác CTMĐ lỗ bao nhiêu, chứ cứ nghe lỗ 2.400 tỷ thì ghê quá. Trong đó có nhà máy tự ý xây quá công suất xin phép và xây kiểu "tiền trảm hậu tấu" giữa vùng quá thiếu nguyên liệu đã gây lỗ rất lớn.

                  - Nguyên nhân nào dẫn đến lỗ?

                  - Về vĩ mô có hai nguyên nhân: Thứ nhất, một số nhà máy đầu tư sai, lý do như đã nói là thiếu quy hoạch và quyết định đầu tư theo kiểu "nể nang". Thứ hai, vội vàng trong bước đi. Giá như ngày đó đề ra chỉ tiêu 800.000 tấn đến năm 2000 là vừa. Sau khi đã làm vững vàng mới nâng lên 1 triệu tấn. Lý do ở đây là dự báo nhu cầu tiêu thụ, dự báo giá đường thế giới chưa chuẩn.

                  Chúng ta chưa tạo điều kiện cho các DN dân doanh tham gia, trong khi DNNN thường tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh không hiệu quả lắm. Thẳng thắn nhìn lại thì chỉ những DN này mới lỗ nặng, chứ các loại hình kinh doanh khác đâu có lỗ nhiều. DN không xây dựng được vùng nguyên liệu, không nhạy bén đa dạng mặt hàng khi đường xuống giá. May mà còn có mấy nhà máy đường liên doanh làm ăn có lãi, chứ nếu là đường quốc doanh hết thì lỗ còn khủng khiếp hơn. Lý do khách quan là không ai ngờ tỷ giá VNĐ/USD lại chênh lệch quá lớn, từ hồi đầu tư nhà máy đường so với bây giờ. Bên cạnh đó, lãi suất tín dụng quá cao khiến DN chịu đựng không nổi, thời gian khấu hao lại chưa thỏa đáng.

                  - Giải quyết những khó khăn của ngành mía đường hiện nay như thế nào, thưa ông?

                  - Việc đầu tiên là phải có biện pháp hỗ trợ tài chính để các DN không mang gánh bặng lãi suất và nợ quá lớn. Chỉ cần Nhà nước tính khấu hao theo đúng mức tiền VNĐ lúc vay, không tình theo giá USD, cho phép tính lãi suất theo mức hiện hành, cho kéo dài thời gian khấu hao, giảm mức thuế VAT. Tiếp theo, nên để cho các loại hình kinh tế khác tham gia sản xuất kinh doanh. Hoặc phải CPH để tăng quyền lợi, nghĩa vụ người trồng mía.

                  Tôi có một bài toán nữa là nếu bốn DN lớn, Tate & Lyle, mía đường Lam Sơn, Bình Định, Việt Đài - Thanh Hoá, mỗi đơn vụ xuất khẩu khoảng 50.000 tấn đường thì lượng cung trong nước chỉ còn 800.000 tấn là vừa phải.

                  - Bài học rút ra từ chương trình này là gì?

                  - Nhà nước chỉ nên đưa ra định hướng chung, không nên vạch ra mục tiêu "cứng" quá và không nên can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

                  (Theo Tuổi Trẻ)

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sự cố và lãng phí, cái nào thiệt hại hơn?

                    em xin phép nói láo một câu nhé, bực ko chịu được, có gì bác MOD xoá sau nhé:
                    "định hướng thì (có thể) đúng nhưng quản lý như cứt ấy"
                    Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                    Ghi chú

                    Working...
                    X