Nguyên văn bởi levovan
View Post
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Collapse
X
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
bài này rất hay ah. e cũng nghĩ giống Bác KSMinh...nên dùng phương án ust.
Leave a comment:
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Nguyên văn bởi PTslab View PostLý do là khi chuyển từ tường bên trên sang cột bên dưới mà mặt bằng lưới cột bên dưới và tường bên trên phức tạp thì dùng beam sẽ rất phức tạp cho thi công và không hợp lý và không cần thiết. Nhưng khi chuyển từ cột bên trên sang cột bên dưới thì phải dùng transfer beam để tiết kiệm vật liệu hơn và cũng là để thỏa chọc thủng cột bên trên và cột bên dưới nữa (để ý tầng hầm bỏ bớt vài cây cột thuộc trục đứng gần "bin store" ở tầng trệt đó).
Nhân tiện a PTslab đang ở đâu trong Úc vậy a?
Leave a comment:
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Nguyên văn bởi Manowar View PostCũng theo phương án của anh PTslab nhưng em thử làm dầm bẹt dự ứng lực được không.
Lý do là khi chuyển từ tường bên trên sang cột bên dưới mà mặt bằng lưới cột bên dưới và tường bên trên phức tạp thì dùng beam sẽ rất phức tạp cho thi công và không hợp lý và không cần thiết. Nhưng khi chuyển từ cột bên trên sang cột bên dưới thì phải dùng transfer beam để tiết kiệm vật liệu hơn và cũng là để thỏa chọc thủng cột bên trên và cột bên dưới nữa (để ý tầng hầm bỏ bớt vài cây cột thuộc trục đứng gần "bin store" ở tầng trệt đó).
Một lý do Thầy yêu cầu làm transfer beam để SV tập sử dụng RAPT nữa đó, rất tốt để hiểu bài.
Có thể nghiên cứu sơ đồ transfer beam của Time Square của Arup cũng hay đó (có lẽ do L.T.B.Phương "cựu chiến hữu" thiết kế). TB9 và TB11 hơi lệch tâm so với cột bên dưới một chút, nhưng điều đó lại có lợi đó, thử vẽ biểu đồ moment khung sẽ thấy cái moment lệch tâm sẽ offset một ít làm cho moment bên trong cột và bên ngoài cột bên dưới ít sai khác về độ lớn đó (nếu chỉ tính xét TT+HT, vì gió đổi chiều).
Tóm lại có thể làm dầm bẹt cho tầng hầm, bề rộng dầm bự nhất là 2400mm, chiều cao dầm khoảng 500~550mm.
Chúc thành công.
Leave a comment:
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
@ukyo0801: cái này thì anh ko rỏ nửa, để khi nào anh kiếm được bản vẽ cốt thép sẽ up lên thêm cho cụ thể.
Leave a comment:
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Nguyên văn bởi tranhatanh View Post@ukyo0801: Đúng rồi. 5,6,7 chỉ là dầm bình thường thôi, tại tầng này nó có sàn nữa mà. Em cứ xem chú thích bên cạnh là hỉu hết.
Em thấy TB7, TB9, TB11 kô dựa lên chính giữa cột --> eccentricity. Cái này có gây ra vấn đề j kô a? (bending moment ở cột?)
Leave a comment:
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
[QUOTE=ukyo0801;75545]cám ơn các anh rất nhiều
@a Manowar: thầy e bắt làm tường chịu lực ở các tầng trên (level 1->6) và transfer beam ở tầng trệt và tầng hầm nên e fải làm theo, ko đc làm khác . Chiều cao thông thủy là j vậy a? có fải là cai sewage ở tầng hầm ko a? QUOTE]
Chiều cao thông thủy là chiều cao tính từ mặt sàn tầng hầm đến đáy của hệ thống M&E( điện nước), hệ thống M&E sẽ đi dưới đáy dầm của kết cấu mình, vì thế nếu làm transfer beam thì chiều cao dầm cũng sẽ lớn vì phải đỡ đến 5 tầng phía trên. Nhưng ở phương diện đồ án thì em có thể làm được, còn đi làm thì chú ý chỗ đó rất quan trọng.
Cảm ơn anh PTslab đã đề xuất phương án rất hay để tăng chiều cao thông thủy cho tầng hầm.
Cũng theo phương án của anh PTslab nhưng em thử làm dầm bẹt dự ứng lực được không.
Leave a comment:
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
@ukyo0801: Đúng rồi. 5,6,7 chỉ là dầm bình thường thôi, tại tầng này nó có sàn nữa mà. Em cứ xem chú thích bên cạnh là hỉu hết.
Leave a comment:
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
cám ơn các anh rất nhiều
@a Manowar: thầy e bắt làm tường chịu lực ở các tầng trên (level 1->6) và transfer beam ở tầng trệt và tầng hầm nên e fải làm theo, ko đc làm khác . Chiều cao thông thủy là j vậy a? có fải là cai sewage ở tầng hầm ko a?
@a PTslab: e đang học ở Úc, UQ, năm 4 rồi a. Công trình này là của thầy thiết kế trước đó, giờ lấy làm bài tập cho tụi em thiết kế lại.
Về sàn fẳng BTCT và tường chịu lực a nói chính xác rồi
Chỉ có điều thầy em bắt làm transfer beams, ko làm transfer slab nên e thấy khó quá, vì ở tầng 1 tường chịu lực đặt ở nhiều vị trí khác nhau nên e ko biết vị trí nào thì cần fải có transfer beams.
@tranhatanh: sơ đồ transfer beams và columns của a rõ ràng lắm. thanks a rất nhiều. E up lại file với 1 số comment trong đó a xem giúp e hiểu có đúng không (khả năng đọc bản vẽ của e củ chuối lắm)
@all: e học lý thuyết nhiều, thiết kế ít, mà lại không đc chia ra dân dụng, cầu đường, thủy lợi nên nó chung chung lắm. Em muốn đi kết cấu dân dụng (thích xây nhà thôi), nhờ các anh chỉ giúp. Cám ơn mọi người reply rất nhanhAttached FilesLast edited by ukyo0801; 07-04-2010, 09:11 AM.
Leave a comment:
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Đây mình gửi lên cho các bạn cái Transfer beam của Times Square Vietnam, Ho Chi Minh. Chỉ tiếc là mới có kích thước hình học thôi. Qua tầng này là hệ kết cấu lưới cột thay đổi cả. các bạn tham khảo. Arup thiết kế. thân
http://www.mediafire.com/?unjznbmgykq
Leave a comment:
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Nguyên văn bởi ukyo0801 View PostNhân tiện mọi người đang bàn về transfer beam, em có 1 vài câu hỏi về transfer beam nhờ các anh trả lời giúp.
Em đang làm 1 bài tập thiết kế 1 residential building 6 tầng, 1 ground floor và 1 basement (có files đính kèm).
Từ tầng 1 đến tầng 6 dùng kết cấu tường chịu lực (load bearing walls) và cột nếu cần.
Ground floor và basement đc dùng làm car park nên dùng cột (columns) nên kết cấu chịu lực ở trên và dưới tầng 1 bị lệch nhau.
Để khắc phục cái này thầy em bảo dùng transfer beams.
Vậy em xin hỏi:
Nếu ở tầng trên có tường chịu lực hay cột thì phía dưới có nhất thiết phải có transfer beam?
Transfer beam có nhất thiết phải tựa lên columns? hay có thể 1 đầu tựa lên column, 1 đầu tựa lên 1 transfer beam khác?
Nếu có thời gian, có thể chỉ giúp em 1 ví dụ cho sơ đồ của transfer beams và columns.
Chúc mọi người sức khỏe và thành công.
Em học ở đâu, năm thứ mấy mà có bài tập như một công trình thực tế ở nước ngoài như vậy?
Sao thầy Em lại chỉ dùng transfer beam mà không là transfer slab (plate) nhỉ.
Ý đồ kiến trúc đã rất rõ ràng rồi đó, nếu ở Úc thì người ta thường sử dụng hệ kết cấu như sau:
1. PT Transfer slab (dày khoảng 400~450mm) ở Level 1.
2. Sàn phẳng BTCT (RC plate) dày khoảng 200mm ở các tầng trên. Riêng tầng trên cùng có hồ bơi (hình phối cảnh) thì dày 250mm
3. Tường chịu lực (giữa các căn hộ với nhau) ở các tầng trên là block (gạch bê tông có nhồi bê tông và cốt thép - 190mm thk).
Chúc thành công,
Leave a comment:
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Theo mình với mặt bằng này bạn không nên làm dầm transfer ở tầng trệt vì sẽ ảnh hưởng đến chiều cao thông thủy ở tầng hầm.
Sao không bố trí cột cho tầng 2 trước rồi bỏ lưới cột đó xuống tầng hầm để xem sự hợp lý của lưới cột rồi chỉnh sửa tiếp.
Leave a comment:
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Nhân tiện mọi người đang bàn về transfer beam, em có 1 vài câu hỏi về transfer beam nhờ các anh trả lời giúp.
Em đang làm 1 bài tập thiết kế 1 residential building 6 tầng, 1 ground floor và 1 basement (có files đính kèm).
Từ tầng 1 đến tầng 6 dùng kết cấu tường chịu lực (load bearing walls) và cột nếu cần.
Ground floor và basement đc dùng làm car park nên dùng cột (columns) nên kết cấu chịu lực ở trên và dưới tầng 1 bị lệch nhau.
Để khắc phục cái này thầy em bảo dùng transfer beams.
Vậy em xin hỏi:
Nếu ở tầng trên có tường chịu lực hay cột thì phía dưới có nhất thiết phải có transfer beam?
Transfer beam có nhất thiết phải tựa lên columns? hay có thể 1 đầu tựa lên column, 1 đầu tựa lên 1 transfer beam khác?
Nếu có thời gian, có thể chỉ giúp em 1 ví dụ cho sơ đồ của transfer beams và columns.
Chúc mọi người sức khỏe và thành công.Attached Files
Leave a comment:
-
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Em cảm ơn anh PTslab nhiều. Câu trả lời của anh chứa nhiều thông tin hơn cả sự mong đợi. Chúc anh và cả nhà kc.com sức khỏe và công tác tốt.
Leave a comment:
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Leave a comment: