QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vấn đề nứt trong công tác bê tông

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vấn đề nứt trong công tác bê tông

    Nứt trong công tác bê tông là vấn đề phải nói là "cơm bữa", rất dễ gặp. Hầu như công trình nào, dù lớn hay nhỏ, dù to hay bé đều bị nứt. Nứt thì cũng đủ lọai nứt, từ nứt chân chim đến "xé tường" v.v... Nên hôm nay mình muốn tham khảo các anh,chị,em 1 số vấn đề về nứt trong công tác bê tông :
    Theo bạn (theo kinh nghiệm từng trãi) thì nguyên nhân chính của việc nứt là ở đâu ???
    • Do công tác thi công không đảm bảo.
    • Do chất lượng nguyên liệu (ximang, cát, đá, nước).
    • Do kết cấu.
    • Do tác động của điều kiện môi trường .
    • Do nguyên nhân khác.


    Nào, chúng ta cùng bàn luận nào ....
    40
    Do công tác thi công không đảm bảo.
    52.50%
    21
    Do chất lượng nguyên liệu (ximang, cát, đá, nước).
    10.00%
    4
    Do vấn đề kết cấu.
    15.00%
    6
    Do tác động của điều kiện môi trường.
    17.50%
    7
    Do nguyên nhân khác.
    5.00%
    2
    I'm Killua, greatest Assassin ...
    Passion is number one

  • #2
    Nguyên văn bởi nhduyconcrete
    Nếu vấn đề này có thấy ThS Bùi Đức Vinh tham gia thì hay quá!
    Trong quá trình thủy hóa của Xi măng thì nhiệt sinh ra là rất lớn. đặt biệt trong các công trình bê tông khối lớn (đê, cảng biển , công trình thủy điện.....). Do chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng => gây ra ứng suất nhiệt trong bt và gây ra hiện tượng nứt. Để hạn chế hiện tượng này thì có rất nhiều giải pháp.
    1.Dùng ximang có thành phần khoáng C3A và C3S thấp ( ximang it tỏa nhiệt) đây là giải pháp các nước tiên tiến thường dùng.
    2.Dùng nước đá để trộn bê tông Hơi lạ nhưng là sự thật (ở VN đả dùng chưa thì mình chưa bit)
    3.Lắp các ống hơi để giải nhiệt
    xin nói thêm là thầy Bùi Đức Vinh ( ĐHBK tp HCM)có viết cả phần mềm để đo nhiệt Hydrat hóa ở các vị trí.
    MỘT NGƯỜI VÌ MỌI NGƯỜI , MỌI NGƯỜI VÌ MỘT NGƯỜI.
    Bác casavanovn học khóa mấy ở ĐHBK vậy?Bác làm được nhiều việc quá ta! Khâm phục!!!!!!!!!!!!

    Ghi chú


    • #3
      Riêng tớ thì thấy bêtông nứt là do tất cả các nguyên nhân trên chứ không chỉ do một trong những nguyên nhân mà cậu nêu Và phần poll của cậu lẽ ra phải thêm một tùy chọn nữa là Tất cả các nguyên nhân trên

      Ghi chú


      • #4
        Nguyên văn bởi tungduong
        Bác casavanovn học khóa mấy ở ĐHBK vậy?Bác làm được nhiều việc quá ta! Khâm phục!!!!!!!!!!!!
        Chú Casanovavn học K91 Cảng - Công trình biển ĐHBK.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

          Nguyên văn bởi T@T
          Riêng tớ thì thấy bêtông nứt là do tất cả các nguyên nhân trên chứ không chỉ do một trong những nguyên nhân mà cậu nêu Và phần poll của cậu lẽ ra phải thêm một tùy chọn nữa là Tất cả các nguyên nhân trên
          Đúng rồi, cũng có thể tập hợp nhiều nguyên nhân lắm chứ, nhưng ý mình muốn nói đến nguyên nhân chính cơ, vì vậy không có cái lựa chọn "a,b,c,d đều đúng"
          I'm Killua, greatest Assassin ...
          Passion is number one

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Nứt do nhiệt trong bt

            Nguyên văn bởi nhduyconcrete
            Nếu vấn đề này có thấy ThS Bùi Đức Vinh tham gia thì hay quá!
            Trong quá trình thủy hóa của Xi măng thì nhiệt sinh ra là rất lớn. đặt biệt trong các công trình bê tông khối lớn (đê, cảng biển , công trình thủy điện.....). Do chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng => gây ra ứng suất nhiệt trong bt và gây ra hiện tượng nứt. Để hạn chế hiện tượng này thì có rất nhiều giải pháp.
            1.Dùng ximang có thành phần khoáng C3A và C3S thấp ( ximang it tỏa nhiệt) đây là giải pháp các nước tiên tiến thường dùng.
            2.Dùng nước đá để trộn bê tông Hơi lạ nhưng là sự thật (ở VN đả dùng chưa thì mình chưa bit)
            3.Lắp các ống hơi để giải nhiệt
            xin nói thêm là thầy Bùi Đức Vinh ( ĐHBK tp HCM)có viết cả phần mềm để đo nhiệt Hydrat hóa ở các vị trí.
            MỘT NGƯỜI VÌ MỌI NGƯỜI , MỌI NGƯỜI VÌ MỘT NGƯỜI.
            1. Điều này là chính xác , không có gì để bàn cải. Nhưng đâu phải chỉ có các nước tiên tiến mới dùng ? Nước ta vẫn có công trình dùng đấy thôi. Tui nghĩ cách này là cách hiệu quả nhất, đơn giản nhất.
            2. lol, ngày xưa tui nhớ cũng từng được nghe nói về cách dùng nước đá trộn bêtong, nhưng chưa được chứng thực bao giờ, và trong quá trình đi làm cũng chưa từng được biết, bởi vậy tui nghi ngờ người nói cho tui biết cũng chỉ là nghe nói mà thoi (Có thể người nói với nhduy về vấn đề này cũng chính là người đã nói với tui chăng - i guess so)
            3. Cách này ở Khí-Điện-Đạm Phú Mỹ đã làm. Nhưng đây là một cách rất phức tạp hơn cách thứ nhất rất nhiều.

            Về phần mềm đo nhiệt hydrat hóa của thầy Vinh, cho tui hỏi là đó là phần mềm mô phỏng (simulate) để đo trong phòng thí nghiệm hay là giải pháp thực ngoằi công trường vậy ? Dù sao cũng nên chúc mừng thầy Vinh, vậy là thầy giàu to rồi
            Last edited by Killua; 10-02-2005, 05:20 PM.
            I'm Killua, greatest Assassin ...
            Passion is number one

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Nứt do nhiệt trong bt

              Nguyên văn bởi nhduyconcrete
              Nếu vấn đề này có thấy ThS Bùi Đức Vinh tham gia thì hay quá!
              Trong quá trình thủy hóa của Xi măng thì nhiệt sinh ra là rất lớn. đặt biệt trong các công trình bê tông khối lớn (đê, cảng biển , công trình thủy điện.....). Do chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng => gây ra ứng suất nhiệt trong bt và gây ra hiện tượng nứt. Để hạn chế hiện tượng này thì có rất nhiều giải pháp.
              1.Dùng ximang có thành phần khoáng C3A và C3S thấp ( ximang it tỏa nhiệt) đây là giải pháp các nước tiên tiến thường dùng.
              2.Dùng nước đá để trộn bê tông Hơi lạ nhưng là sự thật (ở VN đả dùng chưa thì mình chưa bit)
              3.Lắp các ống hơi để giải nhiệt
              xin nói thêm là thầy Bùi Đức Vinh ( ĐHBK tp HCM)có viết cả phần mềm để đo nhiệt Hydrat hóa ở các vị trí.
              MỘT NGƯỜI VÌ MỌI NGƯỜI , MỌI NGƯỜI VÌ MỘT NGƯỜI.
              Các phương pháp trên không có j là mới cả. Ở VN đã có rất nhiều công trình ứng dụng các phương pháp này đặc biệt là trong ngành Cầu.

              VD: Cầu Kiền (Hải Phòng) khi thi công móng có lắp các hệ thống ống dẫn ga để làm thành 1 cái tủ lạnh khổng lồ -> hạ nhiệt độ của bêtong khi thủy hóa.

              Cầu Bính (Hải Phòng) cũng với mục đích hạ nhiệt độ khi thi công móng, nhưng do ít tiền nên họ trộn cốt liệu với đá.
              Cầu xây xong đã lâu không thấy tôi về đưa dâu....

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

                Cho phép em làm phật lòng anh Killua xíu nha, bởi vì em “hơi” ủng hộ ý kiến của anh T@T
                “Riêng tớ thì thấy bêtông nứt là do tất cả các nguyên nhân trên chứ không chỉ do một trong những nguyên nhân mà cậu nêu”

                em xin nói thêm:

                *) Có thể trong trong thực tế sẽ có 1 nguyên nhân nào đó thường xảy ra nhất. Tuy nhiên, biết được việc này cũng ko có ý nghĩa gì, vì việc nứt do nguyên nhân này ko thể khắc phục bằng biện pháp của nguyên nhân khác.

                *) Vả lại, với câu hỏi của anh Killua (Theo kinh nghiệm từng trãi của bạn thì nguyên nhân chính của việc nứt là ở đâu ???) thì câu trả lời sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào người trả lời là dân kết cấu, dân VLXD, hay khác nữa… Như anh thấy đó: do anh nhduyconcrete là dân VLXD nên anh ấy trả lời cho anh mấy nguyên nhân và giải pháp mang đầy màu sắc VLXD.

                *) Thật ra ý kiến của em cũng ko hoàn toàn giống của anh T@T Theo em, tuỳ trường ta sẽ 1 nguyên nhân gây nứt và thường là chỉ 1 mà thôi. Bê tông khối lớn thì dễ nứt do ứng xuất nhiệt (chưa có tải trọng gì cùng bị nứt), 1 cái dầm thông thường thì hay nứt do kết cấu…

                *) Theo em thì nên bỏ poll "Do chất lượng nguyên liệu (ximang, cát, đá, nước)".
                nên là : Sử dụng nguyên liệu hoặc tỷ lệ nguyên liệu (thường là) ko phù hợp.

                *) Em thấy ý kiến của anh Gary killer rất đáng quan tâm, anh có thể san sẻ thêm các hiểu biết của anh về vấn đề anh đã nêu ko?
                Vân Anh Email: con.tho.ngoc@gmail.com

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

                  Theo tôi,
                  Mỗi công trình lại có một đặc điểm riêng, không thể đi tìm một nguyên nhân chung cho một vấn đề.
                  Công trình khối lớn thì nứt thường do tỏa nhiệt, công trình vùng biển có thể nứt do các tác nhân xâm thực... thế nên nói chung là không nên đi tìm nguyên nhân chính nếu không biết cụ thể đó là công trình thế nào.
                  Nói như một số bạn rất đúng, hầu hết các nguyên nhân trên đều có thể gây nứt.
                  Chất lượng cốt liệu cũng có ảnh hưởng đến nứt, chứ không như anhvan nghĩ, chẳng hạn nếu xi măng có hàm lượng natri + kali cao khi dùng với một số loại cát có hàm lượng silic hoạt tính cao sẽ gây nên phản ứng kiềm silic làm nứt bê tông. Mà hầu hết xi măng của VN đều có hàm lượng natri và kali cao thế nên nếu không chú ý thì có dùng tỷ lệ nào cũng có khả năng gây nứt cả.
                  Ở VN việc thi công trộn nước đá vào bê tông khôgn có gì là mới cả, đặc biệt đối với công trình xây dưng sử dụng bê tông khối lớn tại những khu vực có khí hậu khô và nóng. Tại công trình xây dựng đập Tân Giang ở Ninh Thuận, đã phải sử dụng đá (ice) nghiền trộn vào cốt liệu+ giảm xi măng bằng tro bay, ngoài ra bê tông phải đổ từ khoảng 23h đến 5h sáng.
                  Việc đo nhiệt hydrat hóa trong bê tông khối lớn chỉ là chuyện nhỏ,( chẳng cần mô phỏng làm gì vì đã có nghiên cứu rất cụ thể về vấn đề này ở Việt Nam). Chỉ cần một sensor đo nhiệt đặt vào trong bê tông là có thể đo được. Trung bình trong BT khối lớn nhiệt thủy hóa khoảng > 60oC.
                  chú cứ phá
                  www.ccp.com.vn

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

                    Nguyên văn bởi anhvan
                    Cho phép em làm phật lòng anh Killua xíu nha, bởi vì em “hơi” ủng hộ ý kiến của anh T@T

                    *) Theo em thì nên bỏ poll "Do chất lượng nguyên liệu (ximang, cát, đá, nước)".
                    nên là : Sử dụng nguyên liệu hoặc tỷ lệ nguyên liệu (thường là) ko phù hợp.
                    lol, ok, chỉ là trao đổi với nhau thôi,kho6ng có chuyện phật lòng ở đây đâu

                    Mình để cái poll đó cũng có lý do đó chứ. Nếu nói về tỷ lệ không đúng thì nó lại thuộc về nguyên nhân "thi công không đúng" rồi. Còn chất lượng nguyên vật lệiu thì có chứ chẳng phải không đâu : Ví dụ về xima8ng, hiện nay, chúng ta đang xài PCB - có phụ gia pozzolana - nếu dây chuyền sản xuất của nhà máy có vấn đề , trộn pozzolana nhiều hơn - là overload - thì lúc đó chất lượng bị ảnh hưởng.
                    I'm Killua, greatest Assassin ...
                    Passion is number one

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

                      Thông thường thì phần lớn công trình bị nứt là dalle (sàn) đổ trên đất. Các tiêu chuẩn đã có nói nhiều về vấn đề này (Eurocode, British Standard, ACI...) nhưng ta vẫn còn gặp, đến đổi lắm khi phải xem là chuyện may rủi.
                      Giả sử rằng :
                      1) Chầt lượng vật liệu tốt (ta có thể mua thẳng bê-tông từ một nhà máy trôn...)
                      2) Không do vấn đề kết cấu : ta đổ sàn với những khe nhiệt-độ đúng tiêu chuẩn, sự co dãn được thoải mái (không có tải trọng quá nhiều ở hai đầu, ngăn cản sàn co rút lại) v.v...
                      Thì có thể nói rằng :
                      1) Thi công là một yếu tố quan trọng tạo ra các vết nứt. Thật vậy, giả sử các bạn đô"
                      bê tông rãnh nước (thí dụ 50/80cm), xong bạn đổ sàn. Nếu không có khe nhiệt độ giứã
                      rãnh nước và sàn thì bị nứt là chắc chắn. Lý do là khi sàn rút lại thì các rãnh nước đã khô cứng cản lại sự co rút. Do đó phải đổ bê-tông một lượt nếu không có khe nhiệt độ.
                      Sự đổ bê-tông ngoài trời và đổ trong nhà (đã che mái) hoàn toàn khác nhau, do đó có hai loại bê-tông khác nhau, loại đổ trong nhà rất khô, vì ít nước và nóng vì giả sử là năng không dọi vào, không có gió. Nếu thầu khoán chọn nhầm bê-tông là đi đời cái sàn đấy.
                      2) Thiết kế là vô cùng quan trọng. Thật vậy, tùy theo thời tiết đổ bê-tông là lúc nắng gắt (mùa hè...) trời gió nhiều và không khí khô ráo... Ðất có dễ lún không đồng đều...
                      Tải trọng như clark (loại xe bốc hàng) rất dễ làm cho sàn bê-tông bị nứt... Do đó ngươi kỹ-sư phải rút lại trị số khoảng cách giữa hai khe nhiệt (thay vì 40m, còn 30m hay 25m. Nên nhớ rằng khoảng cách 60m giữa hai khe nhiệt là dùng cho công trình ngâm dưới đất, không dùng cho những sàn phải chịu nắng dọi thẳng vào.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

                        Chào bác Thu,
                        Đây là vấn đề hiện nay tôi quan tâm. Theo tiêu chuẩn thì sàn diện tích rộng khống chế khe nhiệt 60m, nhưng lại không nói rõ là bề rộng của sàn. Qua những gì bác nói chắc bác rất có kinh nghiệm trong vấn đề này, xin bác cho ý kiến vấn đề sau:
                        Nếu đổ ô sàn có kích thước 42mx24m và đổ trong thời tiết nhiệt độ nóng như thiêu cháy hiện nay thì tạo khe nhiệt như thế nào là hợp lý. Có thể dùng biện pháp khác ngoài khe nhiệt không?
                        Xin cám ơn bác.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

                          Ủa khe nhiệt là áp dụng cho khối công trình (đã hoàn thành) nở hoặc co lại do tác dụng nhiệt độ trong quá trình sử dụng mà , chứ làm gì liên quan đến quá trình thủy hóa,đóng rắn của bêtông ???

                          Nếu nói khe nhiệt có tác dụng trong quá trình đóng rắn của bêtông thì các bác có biết Shrinkage của bêtông tính bằng micromet không, thế thì cần gì khe nhiệt lớn như vậy ? (thường tính bằng cm, tùy thuộc theo thiết kế và được quy định theo TCVN).

                          E rằng các bác lẫn lộn khái niệm rồi. Vì vậy, chuyện thi công bêtông ở điều kiện nhiệt độ như thế nào không hề chịu ảnh hưởng của khe nhiệt (trong thiết kế) đâu. Vấn đề nứt do điều kiện nhiệt độ thi công thì có thể khắc phục bằng cách có biện pháp dưỡng hộ thích hợp (ví dụ : phun nước, đắp bao bố, đấp trấu, đắp cát , hoặc làm mặt 2 lần v.v...)

                          Uhm, còn vấn đề bác Thụ phân loại bêtông thành 2 loại : Đổ ngoài trời & đổ trong nhà thì em mới nghe lần đầu đó . Giả sử em muốn đổ bêtông mái vào buổi tối (mát quá ) , toà nhà em 12 tầng, nếu nói như Bác Thụ em sẽ phải chọn loại "bêtông đổ trong nhà, rất khô và ít nước", thế thì sao em bơm bêtông đây ? (rất khô mà lị).

                          Thầu khoán lấy gì mà chọn loại bêtông ? Lúc thiết kế thì chỉ chọn mác bêtông và độ sụt, còn việc thi công vào giờ nào làm sao có thể "chính xác" 100% được ? Không lẽ lúc đó xe bêtông chạy đến thì kêu nó về ??? Bởi vậy tôi nghĩ chuyện chọn đúng loại bêtông là phụ thuộc vào thiết kế & phương pháp thi công, chứ không ai chọn theo điều kiện thi công trong nhà hay ngoài trời đâu
                          I'm Killua, greatest Assassin ...
                          Passion is number one

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

                            Bạn luuktu,
                            Sàn của bạn đổ trên mặt đất? Nếu vậy bạn phải tạo khe cho bê-tông co rút lại ở những điểm cứng của công trình như hố sâu, móng cột, rãnh nước...
                            Nếu sàn của bạn ở trên cao, chịu bởi dầm thì khe thường (2cm) cũng không cần thiết vì bạn chỉ có một chiều dài 42m. Bạn chỉ cần "khe lún " ở tường ông hàng xóm là đủ.
                            Có cách không xài khe nhiệt độ với một chiều dài 42m, là bạn dùng bê-tông đổ chèn sau (tiêng Pháp là zône de retrait, hay dịch ra tiếng Anh nôm na là shrinkage zone), nhưng nó để dấu lại trên sàn, trừ khi bạn có lớp finition như gạch ốp lát...

                            Bạn killua,
                            Câu hỏi của bạn cũng có lý, nhưng trên thực hành, chữ "khe " thường các ông kiến trúc hiểu là "khe nhiệt độ " (joint de dilatation), dù rằng nó dùng cho co rút (shrinkage) và dãn nở (dilatation).
                            Khi thi công, bạn không thể bắt buộc thầu khoán làm đủ thứ, họ sẽ không làm đâu. Do dó bạn phải dự trù giải pháp trước. Trong thực tế tại Âu-châu, không bao giờ họ đắp bố, rải cát...
                            Bê-tông gọi là rất khô, nhưng vẫn bơm được, vả lại có phụ gia làm cho nó lỏng đi, khô ở đây là nó không có dư nước, tỉ lệ E/C khoảng 0,4. (Bạn nên nhớ vẫn có bơm dùng cho bê-tông khô, dùng để đổ cừ khoan nhồi... với loại này, xi-măng sẽ lấy nước dưới đất để cứng lại.)
                            Có lẽ ở VN chưa có tổ chức này, nên các bạn không hiểu. Ở Âu-châu, chỉ cần lại nói với hãng bán bê-tông mình muốn mua bao nhiêu m³ bê-tông, để đổ ngoài sân, có tô lại bằng hélicoptère hay không... là được họ đề nghị ngay. Còn mác bê-tông thì chắc rồi, bạn nói bê-tông mác 450 (chịu nổi 450kg/cm² là tối thiểu phải không?) thì họ sẽ chọn cho bạn thành phần xi-măng và sức chịu của nó cho bạn, và họ bảo đảm. Loại bê-tông đổ trong nhà thường được tô láng 1 vài giờ sau, hay dùng cho các kho trử hàng hoá, có thể thêm phụ gia (hạt quartz) ở trên mặt. Khi bê-tông vừa đủ cứng họ còn dùng curring compound, làm xong các bạn sẽ thấy nó bóng như gương. Do đó nếu có một vết nứt là thây liền, không dấu được .
                            Last edited by Nguyễn-văn-Thu; 15-03-2005, 06:51 PM.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

                              Cám ơn anh, các thông tin anh cung cấp rất thú vị
                              Em thì cũng chỉ làm ở VN nên cũng chỉ nắm được nhiêu đó
                              Cho em hỏi thêm 1 chút :
                              - Nếu không đắp bố, rãi cát (cái này thì sure rồi, chỉ có ở VN mới có kiểu này) thì ở bên Châu Âu người ta dưỡng hộ sau khi đổ bêtông như thế nào ? (đối với điều kiện nóng giống như ở VN).
                              - Bêtông rất khô như anh nói, cụ thể độ sụt bằng mấy ? Vì ở VN, nếu bêtông dùng để bơm thì độ sụt thường > 18 (tùy độ cao bơm, khối lượng bơm). Còn chuyện dùng phụ gia và giảm nước để tăng độ sụt thì sure rồi , em biết, càng tối ưu hóa lượng nước càng tốt.
                              - Anh chắc ở Pháp ? E/C = Eau/Cement ??
                              - Đúng là cái vụ bêtông đổ ngoài sân, tô lại bằng Helicopter thì Việt Nam chưa có thiệt. Nếu được xin anh share chút information (các chỉ tiêu của loại bêtông này ? Thi công như thế nào ?). Vì em nghe thấy rất hấp dẫn.
                              I'm Killua, greatest Assassin ...
                              Passion is number one

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X