Xây chung cư bằng công nghệ mới 3D panel
(14-01-2005) (Ks Phan Phùng Sanh)
Mẫu nhà được xây dựng theo công nghệ 3D panel
Công nghệ 3D panel tuy mới tới VN nhưng đã được hơn 40 nước trên thế giới ứng dụng để xây dựng hàng trăm triệu mét vuông sàn và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhất là nhà ở.
Đầu những năm 1990, công nghệ 3D đã được giới thiệu vào VN, nhưng giá thành nhập thiết bị và chuyển giao công nghệ quá cao (hơn 11 triệu USD) và khi đó Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi nên chưa có doanh nghiệp nào dám đầu tư.
Ưu điểm của công nghệ này là: khả năng chịu lực cao (tấm 3D có hai lớp thép ở hai mặt và thép xiên liên kết cường độ cao) có thể chịu được bão lớn (300km/g); kết cấu xây dựng bằng tấm 3D có trọng lượng chỉ bằng 50-60% so với kết cấu xây dựng bằng vật liệu truyền thống (bêtông, cốt thép, gạch xây...); tấm vách 3D với lớp mốp dày 5-15cm có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt và tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho máy điều hòa không khí. Nói chung là chất lượng tốt, xây dựng nhanh. Về giá cả, giá thành xây dựng bằng công nghệ 3D sẽ rẻ hơn 25-30% so với giá thành xây dựng bằng công nghệ truyền thống, nhất là trong trường hợp xây chung cư cao tầng. Tuy nhiên đối với nhà trệt, thấp tầng, nhà riêng lẻ, giá thành không rẻ bao nhiêu so với cách xây dựng truyền thống.
Nghị định 198 của Chính phủ vừa ban hành về thu tiền sử dụng đất (trong đó qui định 12 trường hợp được miễn giảm tiền sử dụng đất) sẽ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành công trình. Vì xây dựng nhà máy sản xuất panel 3D rất tốn kém, doanh nghiệp sẽ có xu hướng khấu hao để thu hồi vốn nhanh nên giá thành xây dựng sẽ cao. Nếu được Nhà nước cho vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi thì khấu hao kéo dài, giá thành tấm panel sẽ hạ, từ đó giá xây dựng cũng sẽ giảm. Một khi nhu cầu tăng cao, chúng ta đã có kinh nghiệm thì việc nhập thiết bị lẻ từ Trung Quốc, Hàn Quốc cho từng công đoạn, cộng với những thiết bị chế tạo trong nước, chắc chắn giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều.
3D panel mặc dù là công nghệ tiên tiến, nhưng trong tương lai nước ta sẽ có đủ nguyên liệu để ứng dụng, các nhà máy cán, kéo thép đủ năng lực cung cấp thép theo đúng kích cỡ và chất lượng; mốp (polyestyren) sẽ có khi các nhà máy hóa dầu hoạt động; các phụ gia cho vữa, tô, trát... hoàn toàn có thể sản xuất được trong nước. Lực lượng lao động của ta dồi dào, chịu khó, tiếp thu nhanh (hơn nữa kỹ thuật lắp, dựng, tô, trát... không quá phức tạp). Cũng là một thuận lợi lớn để đưa công nghệ này vào thực tiễn.
Chung cư cao tầng là giải pháp tất yếu của các đô thị. Tạo điều kiện để công nghệ 3D panel được ứng dụng rộng rãi tại TP vừa là mong muốn của các doanh nghiệp mà cũng nhằm phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội.
KS PHAN PHÙNG SANH
(Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM)
_______________________
Một số so sánh xây dựng phần thô
giữa sử dụng tấm xây dựng 3D và sử dụng vật liệu truyền thống
Số TT
Công trình sử dụng tấm 3D Công trình sử dụng VLTT
1
Tham gia chịu lực
Trọng lượng nhẹ bằng1/2-1/4 gạch xây, thi công nhanh.
Cách âm, cách nhiệt cao nhờ lớp xốp
Không tham gia chịu lực mà chỉ bao che thuần túy
Trọng lượng nặng, thi công lâu, phụ thuộc thời tiết, tay nghề thợ xây
Khả năng cách âm, cách nhiệt thấp
2
Không gian trong nhà không xuất hiện cạnh, gờ của đà cột, tạo hiệu quả thông thoáng về kiến trúc Tường có cạnh gờ của đà, cột
3
Thi công hoàn tất hệ thống kỹ thuật âm tường: dây điện, dây ăngten, dây điện thoại, ống cấp, thoát nước... Không thực hiện, hoặc thực hiện thì tốn thêm chi phí
4
Tuổi thọ công trình trên 50 năm Tuổi thọ công trình trên 50 năm
(Số liệu từ Công ty cổ phần 3D)
(14-01-2005) (Ks Phan Phùng Sanh)
Mẫu nhà được xây dựng theo công nghệ 3D panel
Công nghệ 3D panel tuy mới tới VN nhưng đã được hơn 40 nước trên thế giới ứng dụng để xây dựng hàng trăm triệu mét vuông sàn và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhất là nhà ở.
Đầu những năm 1990, công nghệ 3D đã được giới thiệu vào VN, nhưng giá thành nhập thiết bị và chuyển giao công nghệ quá cao (hơn 11 triệu USD) và khi đó Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi nên chưa có doanh nghiệp nào dám đầu tư.
Ưu điểm của công nghệ này là: khả năng chịu lực cao (tấm 3D có hai lớp thép ở hai mặt và thép xiên liên kết cường độ cao) có thể chịu được bão lớn (300km/g); kết cấu xây dựng bằng tấm 3D có trọng lượng chỉ bằng 50-60% so với kết cấu xây dựng bằng vật liệu truyền thống (bêtông, cốt thép, gạch xây...); tấm vách 3D với lớp mốp dày 5-15cm có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt và tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho máy điều hòa không khí. Nói chung là chất lượng tốt, xây dựng nhanh. Về giá cả, giá thành xây dựng bằng công nghệ 3D sẽ rẻ hơn 25-30% so với giá thành xây dựng bằng công nghệ truyền thống, nhất là trong trường hợp xây chung cư cao tầng. Tuy nhiên đối với nhà trệt, thấp tầng, nhà riêng lẻ, giá thành không rẻ bao nhiêu so với cách xây dựng truyền thống.
Nghị định 198 của Chính phủ vừa ban hành về thu tiền sử dụng đất (trong đó qui định 12 trường hợp được miễn giảm tiền sử dụng đất) sẽ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành công trình. Vì xây dựng nhà máy sản xuất panel 3D rất tốn kém, doanh nghiệp sẽ có xu hướng khấu hao để thu hồi vốn nhanh nên giá thành xây dựng sẽ cao. Nếu được Nhà nước cho vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi thì khấu hao kéo dài, giá thành tấm panel sẽ hạ, từ đó giá xây dựng cũng sẽ giảm. Một khi nhu cầu tăng cao, chúng ta đã có kinh nghiệm thì việc nhập thiết bị lẻ từ Trung Quốc, Hàn Quốc cho từng công đoạn, cộng với những thiết bị chế tạo trong nước, chắc chắn giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều.
3D panel mặc dù là công nghệ tiên tiến, nhưng trong tương lai nước ta sẽ có đủ nguyên liệu để ứng dụng, các nhà máy cán, kéo thép đủ năng lực cung cấp thép theo đúng kích cỡ và chất lượng; mốp (polyestyren) sẽ có khi các nhà máy hóa dầu hoạt động; các phụ gia cho vữa, tô, trát... hoàn toàn có thể sản xuất được trong nước. Lực lượng lao động của ta dồi dào, chịu khó, tiếp thu nhanh (hơn nữa kỹ thuật lắp, dựng, tô, trát... không quá phức tạp). Cũng là một thuận lợi lớn để đưa công nghệ này vào thực tiễn.
Chung cư cao tầng là giải pháp tất yếu của các đô thị. Tạo điều kiện để công nghệ 3D panel được ứng dụng rộng rãi tại TP vừa là mong muốn của các doanh nghiệp mà cũng nhằm phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội.
KS PHAN PHÙNG SANH
(Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM)
_______________________
Một số so sánh xây dựng phần thô
giữa sử dụng tấm xây dựng 3D và sử dụng vật liệu truyền thống
Số TT
Công trình sử dụng tấm 3D Công trình sử dụng VLTT
1
Tham gia chịu lực
Trọng lượng nhẹ bằng1/2-1/4 gạch xây, thi công nhanh.
Cách âm, cách nhiệt cao nhờ lớp xốp
Không tham gia chịu lực mà chỉ bao che thuần túy
Trọng lượng nặng, thi công lâu, phụ thuộc thời tiết, tay nghề thợ xây
Khả năng cách âm, cách nhiệt thấp
2
Không gian trong nhà không xuất hiện cạnh, gờ của đà cột, tạo hiệu quả thông thoáng về kiến trúc Tường có cạnh gờ của đà, cột
3
Thi công hoàn tất hệ thống kỹ thuật âm tường: dây điện, dây ăngten, dây điện thoại, ống cấp, thoát nước... Không thực hiện, hoặc thực hiện thì tốn thêm chi phí
4
Tuổi thọ công trình trên 50 năm Tuổi thọ công trình trên 50 năm
(Số liệu từ Công ty cổ phần 3D)