QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kết cấu thế này có được không?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kết cấu thế này có được không?

    Xin chào mọi người.
    Tôi đang định làm 1 cái nhà cấp 4 giá rẻ, tường gạch mái tôn; nhưng tôi thấy nhà mái tôn thông thường chỉ vài năm gió thổi "bập bùng" là giột rất khó chịu; phải "dồn, dặm" lại mái, mà cũng chưa chắc đã được yên... Tôi có ý sau khi lợp tôn bình thường sẽ gia cố thêm trên đó 1 lớp bê tông mỏng khoảng 3cm (tính từ đỉnh rãnh tôn múi) sau đó láng xi măng chống thấm nhằm mục đích chống giột lâu dài và giảm tiếng ồn khi trời mưa. Sở dĩ chỉ đổ 3cm là để không phát sinh thêm xà gồ so với mái tôn thường (bởi cũng không có người đi trên đó). Tôi dự kiến chọn kết cấu của lớp bê tông này gồm lưới thép D4, a20 để chống nứt và bê tông đá 0.5x1 mác 150. Do "mô hình" này không thấy được áp dụng trong thực tế hiện tại nên nhờ mọi người phân tích giúp xem kết cấu như vậy có được không? (Về thi công mái thì tôi cũng đã dự tính sẽ lót ván gỗ và dùng cây chống để chống thêm giữa các xà gồ nhằm không bị gãy tôn mái trong quá trình thi công lớp gia cố nêu trên và bảo dưỡng bê tông bằng cách bơm ngâm nước sau khi đổ bê tông và sau khi láng xi măng chống thấm). Tôi còn thấy với kết cấu mái kiểu này cộng với neo chặt xà gồ vào tường thì khả năng chống bão tốt hơn rất nhiều so với mái tôn thường mà giá thành tăng lên không đáng kể... Quê tôi nghèo... tôi định "làm mẫu" trước, nếu "ổn" sẽ phổ biến lại cho bà con; chứ mỗi cơn bão đi qua nhìn lại quê mình thấy tủi lắm... rất mong mọi người thiện chí góp ý. Xin chân thành cảm ơn.

  • #2
    Ðề: Kết cấu thế này có được không?

    Nếu không có người đi lại thì đừng dùng lưới thép D4 và đổ bê tông cho nó đắt bạn à. Tôi có làm vài cái nhỏ nhỏ dạng đấy rồi, chỉ cần rải lưới mắt cáo thôi nhưng nhớ bố trí râu thép để liên kết giữa vít bắt tôn và lưới (Vừa tăng liên kết vừa căng lưới cho đỡ phùng) sau đó láng vữa XM cát vàng là OK. Nên láng làm 2 lần, lần 1 chỉ cần lấp hết sóng âm. Lần 2 sau lần 1 độ 1 đến 2 ngày và dày lên cũng khoảng 2 đến 3cm so với đỉnh sóng (Có chỗ tôi còn lật ngược tôn để giảm lượng vữa láng). Lâu năm thì chưa biết nhưng độ 3 năm chưa thấy có vấn đề gì. Mỗi tội nếu không có trần nên bơm silicon vào chỗ bắt vít tôn trước khi láng vữa không nước xi măng chảy xuống trông hơi bẩn.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Kết cấu thế này có được không?

      Nguyên văn bởi dangnhap2010 View Post
      Xin chào mọi người.
      Tôi đang định làm 1 cái nhà cấp 4 giá rẻ, tường gạch mái tôn; nhưng tôi thấy nhà mái tôn thông thường chỉ vài năm gió thổi "bập bùng" là giột rất khó chịu; phải "dồn, dặm" lại mái, mà cũng chưa chắc đã được yên... Tôi có ý sau khi lợp tôn bình thường sẽ gia cố thêm trên đó 1 lớp bê tông mỏng khoảng 3cm (tính từ đỉnh rãnh tôn múi) sau đó láng xi măng chống thấm nhằm mục đích chống giột lâu dài và giảm tiếng ồn khi trời mưa. Sở dĩ chỉ đổ 3cm là để không phát sinh thêm xà gồ so với mái tôn thường (bởi cũng không có người đi trên đó). Tôi dự kiến chọn kết cấu của lớp bê tông này gồm lưới thép D4, a20 để chống nứt và bê tông đá 0.5x1 mác 150. Do "mô hình" này không thấy được áp dụng trong thực tế hiện tại nên nhờ mọi người phân tích giúp xem kết cấu như vậy có được không? (Về thi công mái thì tôi cũng đã dự tính sẽ lót ván gỗ và dùng cây chống để chống thêm giữa các xà gồ nhằm không bị gãy tôn mái trong quá trình thi công lớp gia cố nêu trên và bảo dưỡng bê tông bằng cách bơm ngâm nước sau khi đổ bê tông và sau khi láng xi măng chống thấm). Tôi còn thấy với kết cấu mái kiểu này cộng với neo chặt xà gồ vào tường thì khả năng chống bão tốt hơn rất nhiều so với mái tôn thường mà giá thành tăng lên không đáng kể... Quê tôi nghèo... tôi định "làm mẫu" trước, nếu "ổn" sẽ phổ biến lại cho bà con; chứ mỗi cơn bão đi qua nhìn lại quê mình thấy tủi lắm... rất mong mọi người thiện chí góp ý. Xin chân thành cảm ơn.
      Làm vậy chưa chắc đã rẻ hơn dùng tôn chống nóng, phía dưới có dán thêm lớp xốp chống nóng, dảm bảo không nóng và không ồn. Làm như bro thì chưa nói về chi phí vật liệu và độ tin cậy của phương án thi công, chỉ tính về chi phí nhân công đã thấy nhiều rồi. Nếu muốn chống bảo thì làm thêm thanh nẹp chạy ngang, bắt vít vào xà gồ. Khi thi công chóp cần làm giằng bê tông, chừa râu thép để hàn vào xà gồ. Quê tôi ở QB gió bảo toàn cấp 12 mà chẵng phải lo về tôn.



      Last edited by Trungcdc; 23-12-2009, 03:20 PM.
      Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Kết cấu thế này có được không?

        Rất cám ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết này:
        - Mình cám ơn bạn "dunghn" đã chia xẻ kinh nghiệm của mình; lúc đầu mình cũng định chỉ dùng vữa như bạn nói cho nhẹ mái, sau cứ "lăn tăn" vì sợ chỉ dùng vữa xi măng không sẽ dễ bị nứt do "co ngót", mà khi nứt rồi thì mái tôn bên dưới lại rất dễ "bị mục" do gỉ sét... Về "công nghệ" thi công bạn nói láng vữa thành 02 lần cách nhau 1-2 ngày, vậy có sợ khi thi công đợt 2 sẽ làm rung động khiến vữa đợt 1 bị nứt vỡ hay không (bởi đi lại trên mái sẽ làm tôn biến dạng theo)? ...bạn chia sẻ thêm cho mình 1 chút kinh nghiệm về nỗi lo "sợ bị nứt" này nhé. (cám ơn trước).
        - Các bạn "co1972nguyen" và "trungcdc" đều có ý lo ngại về kinh phí xây dựng tăng nhiều ... nhưng mình tính với 100m2 mái thì chỉ khoảng 0,4-0,5m3 bê tông (cả phần sóng âm của mái), với giá hiện nay chỉ vài trăm ngàn; cộng thêm cốt thép và nhân công chắc chỉ hơn 1 triệu / 100m2. Đây không phải là số tiền quá lớn để đổi lại một sự an toàn hơn cho ngôi nhà của mình...
        - Mình cám ơn bạn "trungcdc" đã mở rộng thêm cho mình hướng giải quyết khác; ảnh bạn gửi kèm nhỏ quá nên mình cũng chưa "ngắm được kỹ càng lắm"... bạn có thể nói thêm chút ít về loại vật liệu mà bạn nói đến (nó là từng tấm có kích thước cố định hay cũng có thể có chiều dài bất kỳ; có nhiều sự lựa chọn không?; giá ước tính khoảng bao nhiêu... mà khi đóng lên xà gồ thì phần xốp đó chịu lực trực tiếp à - phải có thêm 1 lớp tôn bên dưới nữa hay sao; nếu vậy thì giá cũng không phải rẻ...) hoặc bạn cho mình một số đường link để mình tự tìm hiểu cũng được ...
        Một lần nữa cám ơn tất cả mọi người và mong nhận được thêm các ý kiến đóng góp...
        Last edited by dangnhap2010; 23-12-2009, 04:29 PM.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Kết cấu thế này có được không?

          Cái này là tôn chống nóng, google cái ra ngay mà

          http://images.google.com.vn/images?s...-8&sa=N&tab=wi
          Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Kết cấu thế này có được không?

            Nguyên văn bởi co1972nguyen
            Vấn đề chống bão cho đồng bào ven biển chịu bão rất đơn giản mà sao chẳng thấy có đề tài khoa học nào chứng minh nhỉ?
            Vấn đề kết cấu mái nhẹ chống gió bão này khá hay và chưa có nghiên cứu cụ thể nào (theo tôi biết). Hồi còn học về môn bản vỏ mỏng tôi đã ấp ủ làm đề tài về mái tôn chịu tải trọng gió bốc.
            Chung qui lại là tính đường kính của nụ đinh vít và khoảng cách đinh vít sao cho ứng với cấp gió được thiết kế thì mái tôn không bị rách ở vị trí bắt vít. Đề tài thì hay nhưng nó có vẽ không đủ khối lượng để trở thành đề tài tốt nghiệp
            Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Kết cấu thế này có được không?

              "lăn tăn" vì sợ chỉ dùng vữa xi măng không sẽ dễ bị nứt do "co ngót", mà khi nứt rồi thì mái tôn bên dưới lại rất dễ "bị mục" do gỉ sét... Về "công nghệ" thi công bạn nói láng vữa thành 02 lần cách nhau 1-2 ngày, vậy có sợ khi thi công đợt 2 sẽ làm rung động khiến vữa đợt 1 bị nứt vỡ hay không (bởi đi lại trên mái sẽ làm tôn biến dạng theo)?
              Quả thực nếu trong điều kiện nắng gắt về ban ngày và lạnh về đêm tại các vùng ven biển miền Trung mình không dám chắc nhưng tại Hà Nội mình thấy không sao cả - Qua 2 năm mái vẫn không thấm dột (Mái này tôi dùng lưới thép là lưới mắt cáo) nhưng giờ CĐT phá đi rồi nên không có điều kiện theo dõi tiếp . Còn mấy trường hợp sau là làm sàn trong nhà dù sao cũng ít chịu ảnh hưởng của thời tiết hơn. Cách làm 2 lần như tôi nói là vì tôi không dùng chống để đỡ tôn khi láng Tiết kiệm tiền thuê chống mà - Còn nếu có chống đỡ thì láng luôn 1 lần cho nhanh tội gì.
              Tôn cách nhiệt dán xốp như bạn Trungcdc nói thì tốt rồi nhưng giá không rẻ đâu, phải trên 120.000 đ/m2 là ít - Chưa kể nếu vận chuyển xa thì chi phí vận chuyển sẽ lớn vì các tấm này rất cồng kềnh, lớp cách nhiệt dán vào tối thiểu cũng dày thêm 2cm + 2,5cm sóng tôn, cố lắm cũng chỉ ốp 2 tấm úp mặt tôn vào nhau đã thành 1 miếng dày gần 10cm => Thùng xe xếp chẳng mấy đã đầy

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Kết cấu thế này có được không?

                Mình cám ơn bạn "co1972nguyen" và "trungcdc"; tuy mình chưa khảo giá cụ thể nhưng qua tìm hiểu mình cũng đoán tôn chống nóng giá cũng không rẻ (bởi ngoài lớp tôn và lớp xốp thì bên dưới còn thêm 1 lớp nhựa ép nữa), chưa kể chi phí vận chuyển như bạn "dunghn" góp ý cũng rất có lý; với lại khả năng chống bão của tôn chống nóng không mấy khả quan lắm do nhẹ; còn khi làm thêm các thanh nẹp mái thì chỉ 2 năm tại các chỗ vít nẹp này "ôxi hóa" và mất tác dụng hết...
                Mình vẫn theo đuổi ý tưởng của mình và nhờ mọi người góp ý thêm cũng như nhờ bạn "dunghn" chia xẻ cho 1 chút kinh nghiệm nữa nhé... Ở quê mình, kết cấu mái tôn phổ biến là xà gồ thép 60x120, k/c cỡ 1000 (thường họ làm chẵn theo cách đếm sinh, lão, bệnh, tử...) trên lợp tôn múi (tùy kinh phí mà chọn loại dày hay mỏng, có hoặc không có mạ màu...). Trường hợp của mình, mái có thêm lớp bê tông 3cm thì tính cả phần sóng tôn âm, trung bình dày 4,5cm tương đương 112.5kg/m2; mình định dùng xà gồ 70x140 (vì khẩu độ tới 5m), k/c 1000 và tôn múi loại thường dày 0,45mm (chỉ cần mạ kẽm để hạn chế gỉ sét) vậy có được không? (do chiều dài của nhà khá lớn nên mình định chọn độ dốc mái chỉ 2% - cũng là để tiện cho ngâm nước bảo dưỡng sau khi đổ bê tông _ tất nhiên là phải làm "con chạnh" tạo bậc nước để mực nước ngâm trên mái không quá dày). Cái "mái vữa 3cm" của bạn "dunghn" đã làm là dùng tôn dày bao nhiêu, kích cỡ và k/c xà gồ là thế nào, tiết lộ cho mình được không?
                Mong nhận được góp ý.
                Chân thành cám ơn.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Kết cấu thế này có được không?

                  Có gì đâu mà giấu Cái mái mình nói thì nhịp nhỏ thôi chỉ có 3m và cũng không có tải gì trên mái trừ trọng lượng bản thân nó nên tôi đâu có tính toán gì đặt theo cảm quan thôi - Xà gồ C100x40x15x1,5 khoảng cách 1m tôn sóng vuông mạ kẽm dày 0,42. Còn vấn đề mái của bạn nếu cũng không có tải thêm thì theo tôi làm như bạn là được rồi - Nghi ngờ thì cứ tính toán lại xem (Sợ tính lại lại muốn rút bớt nữa ); Có điều chắc bạn định dùng thép chữ U dập nguội làm xà gồ à? Nếu không khó tìm lắm thì bạn thay bằng thép chữ C dập nguội hay hơn, bề dày nên lấy từ 2mm trở lên (Có thể chỉ cần C120x50x15x2).

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Kết cấu thế này có được không?

                    Nguyên văn bởi co1972nguyen
                    Vấn đề chống bão cho đồng bào ven biển chịu bão rất đơn giản mà sao chẳng thấy có đề tài khoa học nào chứng minh nhỉ?
                    Tiền đâu ra để nghiên cứu nhỉ Em có làm trong 1 cơ quan nghiên cứu 1 thời gian em thấy - Nếu đề tài không hợp ý những người có quyền cấp kinh phí cho đề tài thì hay mấy cũng không có kinh phí đâu Chẳng lẽ lúc đi thẩm tra đề tài lại xuống mấy vùng ven biển như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Mỹ Khê, Nha Trang, Vũng Tàu ... để kiểm tra à

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Kết cấu thế này có được không?

                      Mình cám ơn bạn "dunghn" nhé; sự chia xẻ chân thành của bạn làm mình thêm "vững tin" hơn nhiều.
                      Ban đầu loại xà gồ mà mình định dùng chính là thép hộp 60x120 (mình xem lại, không có cỡ 70x140) loại này nếu dày 1.8mm hiện có giá chừng 70.000đ/md; còn loại xà gồ C125x50x2 mà bạn gợi ý nếu là thép đen (không mạ) giá khoảng 47.000đ/md... Chênh lệch tương đối nhiều (khoảng 2,5 triệu cho 100m2 mái)... Dầu sao bạn cũng có nhiều kinh nghiệm hơn mình, bạn tư vấn giúp mình là "về mặt lý thuyết" nếu với cùng 1 giá tiền thì dùng thép hộp 60x120x1.8mm và xà gồ C180x50x2.5mm thì loại nào tốt hơn... chắc mình sẽ chuyển sang dùng xà gồ chữ C tiết diện vừa phải cho rẻ và có vẻ hợp lý hơn... (nhưng vẫn nhờ bạn tư vấn cho câu hỏi ở trên để mình hiểu rõ hơn nhé).
                      Rất cám ơn và chúc bạn sức khỏe.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Kết cấu thế này có được không?

                        Nguyên văn bởi dangnhap2010 View Post
                        nếu với cùng 1 giá tiền thì dùng thép hộp 60x120x1.8mm và xà gồ C180x50x2.5mm thì loại nào tốt hơn
                        Về mặt chịu lực cũng như về thẩm mỹ thì dùng hộp vừa đẹp vừa chịu lực tốt hơn (Nếu xấp xỉ chiều cao tiết diện và độ dày - VD: Hộp 60x120x1,8 tốt hơn C50x120x2) nhưng có 1 vấn đề về lâu dài đối với thép hộp là do độ ẩm tại VN quá cao, nếu không xử lý tốt sẽ bị rỉ từ trong ra ngoài. Đối với thép C thì việc xử lý dễ hơn rất nhiều
                        Còn nếu cùng giá tiền thì dùng C ăn đứt hộp rồi (Vẫn thua về thẩm mỹ ). C180x50x2,5 với nhịp 5m khoảng cách 1m như bạn nói thì làm luôn sàn cho nhảy tango ở trên còn được chứ đừng nói chỉ là 1 cái mái không

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Kết cấu thế này có được không?

                          Cám ơn bạn "dunghn" rất nhiều. Những ý kiến của bạn không chỉ cho mình cảm thấy được chia xẻ mà còn giúp cho "cái chỗ chui ra chui vào" của mình bớt đi được những chi phí không cần thiết. Đúng là có khá nhiều người ở quanh mình vẫn thích dùng thép hộp làm xà gồ trong khi nói đến xà gồ thép thì thường chỉ là xà gồ thép chữ C hoặc chữ Z (chẳng thấy ai nói xà gồ thép hộp)... và mình cũng bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ có phần "ấu trĩ" đó nên cứ "lăn tăn"... may quá gặp được bạn nhiệt tình tư vấn.
                          Một lần nữa rất cám ơn bạn và chúc bạn cùng gia đình có một năm mới mạnh khỏe, thành công.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Kết cấu thế này có được không?

                            Nguyên văn bởi dangnhap2010 View Post
                            Cám ơn bạn "dunghn" rất nhiều. Những ý kiến của bạn không chỉ cho mình cảm thấy được chia xẻ mà còn giúp cho "cái chỗ chui ra chui vào" của mình bớt đi được những chi phí không cần thiết. Đúng là có khá nhiều người ở quanh mình vẫn thích dùng thép hộp làm xà gồ trong khi nói đến xà gồ thép thì thường chỉ là xà gồ thép chữ C hoặc chữ Z (chẳng thấy ai nói xà gồ thép hộp)... và mình cũng bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ có phần "ấu trĩ" đó nên cứ "lăn tăn"... may quá gặp được bạn nhiệt tình tư vấn.
                            Một lần nữa rất cám ơn bạn và chúc bạn cùng gia đình có một năm mới mạnh khỏe, thành công.
                            Bạn thử tính giá theo phương án của bác trungcdc đi, đó là loại tempcon panel (sanwich panel), dễ thi công, đảm bảo chông nóng, chống ồn, tôi nghĩ giá thành có thể chấp nhận được.
                            Endeavor Team- Professionalism makes difference
                            Email: aiscdesigner@gmail.com

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Kết cấu thế này có được không?

                              Nguyên văn bởi dangnhap2010 View Post
                              Mình cám ơn bạn "dunghn" nhé; sự chia xẻ chân thành của bạn làm mình thêm "vững tin" hơn nhiều.
                              Ban đầu loại xà gồ mà mình định dùng chính là thép hộp 60x120 (mình xem lại, không có cỡ 70x140) loại này nếu dày 1.8mm hiện có giá chừng 70.000đ/md; còn loại xà gồ C125x50x2 mà bạn gợi ý nếu là thép đen (không mạ) giá khoảng 47.000đ/md... Chênh lệch tương đối nhiều (khoảng 2,5 triệu cho 100m2 mái)... Dầu sao bạn cũng có nhiều kinh nghiệm hơn mình, bạn tư vấn giúp mình là "về mặt lý thuyết" nếu với cùng 1 giá tiền thì dùng thép hộp 60x120x1.8mm và xà gồ C180x50x2.5mm thì loại nào tốt hơn... chắc mình sẽ chuyển sang dùng xà gồ chữ C tiết diện vừa phải cho rẻ và có vẻ hợp lý hơn... (nhưng vẫn nhờ bạn tư vấn cho câu hỏi ở trên để mình hiểu rõ hơn nhé).
                              Rất cám ơn và chúc bạn sức khỏe.
                              Bạn có thể dùng bước xà gồ 1.5 m cũng được.
                              về loại xà gồ, bạn nên chọn loại có chiều cao 200 và chiều dày từ 1.5-2.0 mm (C/Z200). khối lượng không tăng mà còn khỏe hơn nhiều.
                              kết cấu của bạn bây giờ giống mái bê tông lưới thép, còn panel đóng vai trò vừa là cốp pha vừa là thép dương (nếu độ nhám hợp lý), . cái này thì nhiều người làm rồi.
                              Endeavor Team- Professionalism makes difference
                              Email: aiscdesigner@gmail.com

                              Ghi chú

                              Working...
                              X