Thiết bị mô phỏng động đất lớn nhất thế giới
(17-01-2005) (theo AP)
Các nhà khoa học Nhật Bản ngày hôm 15/1 đã công bố thiết bị mô phỏng động đất lớn nhất thế giới nhân kỷ niệm 10 năm trận động đất huỷ diệt thành phố Kobe (17/1/1995). Mô hình này được thiết kế nhằm hạn chế thiệt hại về người mà những trận động đất tương lai có thể gây ra.
Thiết bị mô phỏng động đất lớn nhất thế giới.
Theo Takahito Inoue, kỹ sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Động đất Hyogo, thiết bị này sẽ dạy mọi người cách xây dựng nhà cửa, văn phòng có khả năng chịu đựng sức mạnh huỷ diệt của động đất tốt hơn. Anh nói: "Chúng tôi bắt tay vào xây dựng ngay sau khi xảy ra trận động đất ở Kobe. 10 năm đã trôi qua, và chúng tôi muốn góp sức mình vào hạn chế bớt các thảm họa".
Trận động đất mạnh 7,3 độ Richter đã san phẳng nhà cửa, xé nát các tòa tháp văn phòng, lật tung đường sá ở Kobe. Khu vực cảng trọng yếu bị sụp đổ, trong đó một phần vĩnh viễn chìm trong lớp đất lỏng. Hơn 6.400 người tử vong trong trận động đất.
Ngày chủ nhật tới (22/1), trung tâm nghiên cứu sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về giảm thiểu hậu quả động đất cho các nhà địa chấn học trên khắp thế giới, đồng thời giới thiệu sức mạnh của thiết bị mô phỏng mới. Hội thảo này trùng với Hội nghị Thế giới về Giảm thiểu Thảm họa do LHQ tổ chức từ ngày 18/1 đến ngày 22/1. Tại đây, lãnh đạo các nước trên thế giới và giới khí tượng học sẽ thảo luận về việc xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần ở Ấn Độ Dương và nhiều biện pháp khác nhằm hạn chế tác động của thảm họa thiên nhiên.
Thiết bị mô phỏng động đất là một phiến bê tông, dài chưa bằng một sân bóng rổ. Nó cho phép các chuyên gia nghiên cứu xem điều gì khiến cho nhà cửa sụp đổ khi bị động đất, và điều gì sẽ giúp cho chúng đứng vững. Năm tới, trung tâm sẽ cho rung một tòa nhà bên tông sáu tầng nhằm thử nghiệm thiết bị ở mức độ cao hơn.
K.H.
(17-01-2005) (theo AP)
Các nhà khoa học Nhật Bản ngày hôm 15/1 đã công bố thiết bị mô phỏng động đất lớn nhất thế giới nhân kỷ niệm 10 năm trận động đất huỷ diệt thành phố Kobe (17/1/1995). Mô hình này được thiết kế nhằm hạn chế thiệt hại về người mà những trận động đất tương lai có thể gây ra.
Thiết bị mô phỏng động đất lớn nhất thế giới.
Theo Takahito Inoue, kỹ sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Động đất Hyogo, thiết bị này sẽ dạy mọi người cách xây dựng nhà cửa, văn phòng có khả năng chịu đựng sức mạnh huỷ diệt của động đất tốt hơn. Anh nói: "Chúng tôi bắt tay vào xây dựng ngay sau khi xảy ra trận động đất ở Kobe. 10 năm đã trôi qua, và chúng tôi muốn góp sức mình vào hạn chế bớt các thảm họa".
Trận động đất mạnh 7,3 độ Richter đã san phẳng nhà cửa, xé nát các tòa tháp văn phòng, lật tung đường sá ở Kobe. Khu vực cảng trọng yếu bị sụp đổ, trong đó một phần vĩnh viễn chìm trong lớp đất lỏng. Hơn 6.400 người tử vong trong trận động đất.
Ngày chủ nhật tới (22/1), trung tâm nghiên cứu sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về giảm thiểu hậu quả động đất cho các nhà địa chấn học trên khắp thế giới, đồng thời giới thiệu sức mạnh của thiết bị mô phỏng mới. Hội thảo này trùng với Hội nghị Thế giới về Giảm thiểu Thảm họa do LHQ tổ chức từ ngày 18/1 đến ngày 22/1. Tại đây, lãnh đạo các nước trên thế giới và giới khí tượng học sẽ thảo luận về việc xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần ở Ấn Độ Dương và nhiều biện pháp khác nhằm hạn chế tác động của thảm họa thiên nhiên.
Thiết bị mô phỏng động đất là một phiến bê tông, dài chưa bằng một sân bóng rổ. Nó cho phép các chuyên gia nghiên cứu xem điều gì khiến cho nhà cửa sụp đổ khi bị động đất, và điều gì sẽ giúp cho chúng đứng vững. Năm tới, trung tâm sẽ cho rung một tòa nhà bên tông sáu tầng nhằm thử nghiệm thiết bị ở mức độ cao hơn.
K.H.