http://vn.news.yahoo.com/vne/2010012...g-2cb0122.html
Nợ ODA phải trả ngày càng tăng
VnExpress
VnExpress - cách đây 1 giờ 35 phút
* Gửi
* Nhắn tin
* In
[Nợ ODA phải trả ngày càng tăng] Nợ ODA phải trả ngày càng tăng
Năm vừa rồi, Việt Nam trả cho Nhật Bản 210 triệu USD nợ gốc các khoản vay ODA của nhiều năm trước. Thời gian tới số nợ phải trả sẽ tiếp tục tăng lên, mỗi năm từ 200 đến 250 triệu USD.
Năm 2009, tổng số vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà Nhật Bản thực hiện giải ngân cho Việt Nam đạt 121,5 tỷ yên. Tuy nhiên, tổng thực giải ngân chỉ là 100,7 tỷ yen sau khi đã trừ đi số tiền Việt Nam trả nợ. Năm ngoái, số nợ gốc Việt Nam đã trả là 21 tỷ yen, tương đương khoảng 210 triệu USD.
Nhật Bản bắt đầu nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam từ 1992 với các khoản vay có thời hạn 10 đến 40 năm, với 10 năm ân hạn. Trong 10 năm ân hạn, Việt Nam chỉ phải trả lãi, tính từ năm thứ 11 trở đi mới trả cả gốc lẫn lãi.
Quá trình Việt Nam trả nợ cho Nhật Bản đã bắt đầu trong những năm gần đây. Số tiền trả trong năm 2009 là tích lũy nợ gốc và lãi từ 1992 đến 1998. "Với các khoản tích lũy năm, số nợ phải sẽ ngày càng tăng", ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết. Hồi 2007, số tiền Việt Nam trả nợ cho Nhật là 127 triệu USD. Theo tính toán sơ bộ của JICA, trong những năm tới, số nợ Việt Nam phải trả hàng năm khoảng từ 20 đến 25 tỷ yen, tương đương từ 200 đến 250 triệu USD.
Trong những năm qua, vốn cam kết ODA của Nhật Bản cho Việt Nam luôn trong xu hướng đi lên. Năm nay, Việt Nam tiếp tục là nước nhận hợp tác vốn vay lớn nhất của Nhật Bản. Đây cũng là một trong những lý do khiến nợ phải trả ngày càng tăng. Tuy vậy, ông Tsuno Motonori cho biết Nhật Bản không lo lắng về khả năng trả nợ của Việt Nam. "IMF và World Bank không tỏ ra quan ngại về khả năng trả nợ của Việt Nam nên chúng tôi cũng không lo lắng. Hơn nữa, quy mô nền kinh tế của Việt Nam ngày càng lớn với tăng trưởng hàng năm ở mức cao. Do đó trả nợ không phải là vấn đề lớn của Việt Nam", ông nhận xét.
Trong năm 2009, tổng cộng có 7 dự án vốn ODA Nhật Bản được thực hiện, bao gồm 4 dự án trong tháng 3 có tổng vốn 83,1 tỷ yen, và 7 dự án trong tháng 11 có tổng vốn 119,8 tỷ yen, nâng tổng số vốn cam kết năm 2009 lên 202,3 tỷ yen, tương đương 2,2 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục kể từ khi Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam hồi 1992 và cao hơn cam kết 1,64 tỷ USD cho năm 2010 được công bố hồi cuối 2009 vừa rồi.
4 dự án vốn ODA mới năm nay bao gồm dự án Nhà ga mới cho sân bay quốc tế Nội Bài, dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Vào tháng 3/2010, hai phía Việt Nam và Nhật Bản sẽ ký Hiệp định vốn vay giai đoạn 1 cho dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Cũng trong năm nay, dự án cảng Lạch Huyện, mô hình mẫu đầu tiên kết hợp giữa Nhà nước và Tư nhân (PPP) sẽ được đưa vào thực hiện.
Các dự án đang triển khai dở dang cũng được đẩy nhanh tiến độ trong năm nay. Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 1 (Gia Lâm - Giáp Bát) và tuyến 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) đang trong giai đoạn thiết kế chi tiết và chuẩn bị đấu thầu. Tại TP HCM, việc dìm hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn sẽ được bắt đầu vào tháng 3, hướng tới hoàn tất Đại lộ Đông Tây. Trong tháng 1/2010, dự án Xây dựng tàu điện ngầm tuyến 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ bắt đầu thủ tục đấu thầu. Hai bên đặt mục tiêu sẽ ký được hợp đồng xây dựng trong năm nay.
Tại Cần Thơ, phía Nhật Bản đặt quyết tâm sẽ hoàn thành xong cầu Cần Thơ vào tháng 3/2010, để có thể đóng góp cho sự phát triển của thành phố và nhằm đền đáp cho những người đã ngã xuống trong sự cố hồi tháng 9/2007.
Nợ ODA phải trả ngày càng tăng
VnExpress
VnExpress - cách đây 1 giờ 35 phút
* Gửi
* Nhắn tin
* In
[Nợ ODA phải trả ngày càng tăng] Nợ ODA phải trả ngày càng tăng
Năm vừa rồi, Việt Nam trả cho Nhật Bản 210 triệu USD nợ gốc các khoản vay ODA của nhiều năm trước. Thời gian tới số nợ phải trả sẽ tiếp tục tăng lên, mỗi năm từ 200 đến 250 triệu USD.
Năm 2009, tổng số vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà Nhật Bản thực hiện giải ngân cho Việt Nam đạt 121,5 tỷ yên. Tuy nhiên, tổng thực giải ngân chỉ là 100,7 tỷ yen sau khi đã trừ đi số tiền Việt Nam trả nợ. Năm ngoái, số nợ gốc Việt Nam đã trả là 21 tỷ yen, tương đương khoảng 210 triệu USD.
Nhật Bản bắt đầu nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam từ 1992 với các khoản vay có thời hạn 10 đến 40 năm, với 10 năm ân hạn. Trong 10 năm ân hạn, Việt Nam chỉ phải trả lãi, tính từ năm thứ 11 trở đi mới trả cả gốc lẫn lãi.
Quá trình Việt Nam trả nợ cho Nhật Bản đã bắt đầu trong những năm gần đây. Số tiền trả trong năm 2009 là tích lũy nợ gốc và lãi từ 1992 đến 1998. "Với các khoản tích lũy năm, số nợ phải sẽ ngày càng tăng", ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết. Hồi 2007, số tiền Việt Nam trả nợ cho Nhật là 127 triệu USD. Theo tính toán sơ bộ của JICA, trong những năm tới, số nợ Việt Nam phải trả hàng năm khoảng từ 20 đến 25 tỷ yen, tương đương từ 200 đến 250 triệu USD.
Trong những năm qua, vốn cam kết ODA của Nhật Bản cho Việt Nam luôn trong xu hướng đi lên. Năm nay, Việt Nam tiếp tục là nước nhận hợp tác vốn vay lớn nhất của Nhật Bản. Đây cũng là một trong những lý do khiến nợ phải trả ngày càng tăng. Tuy vậy, ông Tsuno Motonori cho biết Nhật Bản không lo lắng về khả năng trả nợ của Việt Nam. "IMF và World Bank không tỏ ra quan ngại về khả năng trả nợ của Việt Nam nên chúng tôi cũng không lo lắng. Hơn nữa, quy mô nền kinh tế của Việt Nam ngày càng lớn với tăng trưởng hàng năm ở mức cao. Do đó trả nợ không phải là vấn đề lớn của Việt Nam", ông nhận xét.
Trong năm 2009, tổng cộng có 7 dự án vốn ODA Nhật Bản được thực hiện, bao gồm 4 dự án trong tháng 3 có tổng vốn 83,1 tỷ yen, và 7 dự án trong tháng 11 có tổng vốn 119,8 tỷ yen, nâng tổng số vốn cam kết năm 2009 lên 202,3 tỷ yen, tương đương 2,2 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục kể từ khi Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam hồi 1992 và cao hơn cam kết 1,64 tỷ USD cho năm 2010 được công bố hồi cuối 2009 vừa rồi.
4 dự án vốn ODA mới năm nay bao gồm dự án Nhà ga mới cho sân bay quốc tế Nội Bài, dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Vào tháng 3/2010, hai phía Việt Nam và Nhật Bản sẽ ký Hiệp định vốn vay giai đoạn 1 cho dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Cũng trong năm nay, dự án cảng Lạch Huyện, mô hình mẫu đầu tiên kết hợp giữa Nhà nước và Tư nhân (PPP) sẽ được đưa vào thực hiện.
Các dự án đang triển khai dở dang cũng được đẩy nhanh tiến độ trong năm nay. Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 1 (Gia Lâm - Giáp Bát) và tuyến 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) đang trong giai đoạn thiết kế chi tiết và chuẩn bị đấu thầu. Tại TP HCM, việc dìm hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn sẽ được bắt đầu vào tháng 3, hướng tới hoàn tất Đại lộ Đông Tây. Trong tháng 1/2010, dự án Xây dựng tàu điện ngầm tuyến 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ bắt đầu thủ tục đấu thầu. Hai bên đặt mục tiêu sẽ ký được hợp đồng xây dựng trong năm nay.
Tại Cần Thơ, phía Nhật Bản đặt quyết tâm sẽ hoàn thành xong cầu Cần Thơ vào tháng 3/2010, để có thể đóng góp cho sự phát triển của thành phố và nhằm đền đáp cho những người đã ngã xuống trong sự cố hồi tháng 9/2007.