QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

    Xin chào cả nhà,

    Mình là 1 ks cầu đường làm việc ở bang Victoria Úc. Super T suất phát từ bang nay và được giới thiệu vào VN năm 1997 qua dự án cầu Mỹ Thuận. Từ đó đến nay, công nghệ dầm super T tiến tục phát triển ở Úc cũng như ở VN.

    Trong forum này đã có một số chủ đề về Super T. Sau khi đọc, mình thấy có rất nhiều điểm khác biệt trong cách làm cầu dầm SuperT ở Úc và ở VN hiện nay. Tuy nhiên đây chỉ là qua tìm hiểu trên forum này nên có nhiều điều không rõ lắm. Mình liệt kê 1 vài điểm ở đây để chúng ta cùng bàn. Có 1 số từ kỹ thuật mình viết tạm bằng tiếng Anh. Mọi người dịch hộ luôn.

    1) VN: old super T section with varying web thickness
    Úc: web with constant thickness
    2) VN: web thickness: 150mm
    Uc: web thickness: 100mm
    3) VN: concrete strength: 40-50 MPa
    Uc: concrete strength: 50-60 MPa
    4) VN: beams cast on site
    Uc: beams cast on site for big projects, cast in factory for smaller projects
    5) VN: halving joints used quite frequently
    Uc: halving joints are not used frequently.
    6) VN: insitu deck thickness?
    Uc: insitu deck thickness ~ 200mm
    7) VN: end diaphragms required.
    Uc: end diaphragms not always required.
    8) VN: strands stressed individually
    Uc: strands can be stressed all together.
    9) VN: max height: 1750 mm
    Uc: max height: 1800 mm

    Còn rất nhiều điểm nữa nhung mình ko rõ thực tế ở VN thế nào. Ví dụ:
    1) how are the strands debonded at the beam ends: grease or tube
    2) how the hooks for lifting are done...
    ...

    Có gì mọi người bàn thêm...

    Sept_man

  • #2
    Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

    2. Về chiều dày sườn dầm. Một số cầu ở Việt nam làm với chiều dày 80mm, 100mm. Nếu được 150mm thì theo quan điểm của mình là hợp lý hơn. Bởi nếu căn cứ vào chiều dày lớp bê tông bảo vệ là 5cm thì với 100mm là không đủ. Cái này liên quan đến độ bền lâu dài.

    Ở Đức cũng có loại dầm này từ lâu, nhưng dầm bẹt hơn, họ gọi là dầm V (giống chữ V). Chiều dày của sườn dầm lớn hơn nhiều so với các con số trên.

    7. Ở Đức việc dầm ngang đầu dầm chủ có thể có hoặc không có, ngay cả khi dùng dầm T. Bề dày bản mặt cầu tối thiểu là 20cm.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

      Nguyên văn bởi sept_man View Post
      Xin chào cả nhà,

      Mình là 1 ks cầu đường làm việc ở bang Victoria Úc. Super T suất phát từ bang nay và được giới thiệu vào VN năm 1997 qua dự án cầu Mỹ Thuận. Từ đó đến nay, công nghệ dầm super T tiến tục phát triển ở Úc cũng như ở VN.

      Trong forum này đã có một số chủ đề về Super T. Sau khi đọc, mình thấy có rất nhiều điểm khác biệt trong cách làm cầu dầm SuperT ở Úc và ở VN hiện nay. Tuy nhiên đây chỉ là qua tìm hiểu trên forum này nên có nhiều điều không rõ lắm. Mình liệt kê 1 vài điểm ở đây để chúng ta cùng bàn. Có 1 số từ kỹ thuật mình viết tạm bằng tiếng Anh. Mọi người dịch hộ luôn.

      1) VN: old super T section with varying web thickness
      Úc: web with constant thickness
      2) VN: web thickness: 150mm
      Uc: web thickness: 100mm
      3) VN: concrete strength: 40-50 MPa
      Uc: concrete strength: 50-60 MPa
      4) VN: beams cast on site
      Uc: beams cast on site for big projects, cast in factory for smaller projects
      5) VN: halving joints used quite frequently
      Uc: halving joints are not used frequently.
      6) VN: insitu deck thickness?
      Uc: insitu deck thickness ~ 200mm
      7) VN: end diaphragms required.
      Uc: end diaphragms not always required.
      8) VN: strands stressed individually
      Uc: strands can be stressed all together.
      9) VN: max height: 1750 mm
      Uc: max height: 1800 mm

      Còn rất nhiều điểm nữa nhung mình ko rõ thực tế ở VN thế nào. Ví dụ:
      1) how are the strands debonded at the beam ends: grease or tube
      2) how the hooks for lifting are done...
      ...

      Có gì mọi người bàn thêm...

      Sept_man
      diem khac biet thoi Bác ui ..... dam nay từ ÚC mang sang việt nam .... ....Bác sống và làm việc bên đó ... khôg lẻ Bác lại ............trêu anh em kỹ sư việt ......... em kể bác nghe câu chuyện lúc em mới bắt đầu đi làm .......lúc đó thằng tiến sĩ người Úc .......hình như tên Nó là BOB THÌ PHÀI ..... NÓ HỞI EM MÀY CÓ HIỂU GÌ KHÔNG VỀ LOỊA DẦM NÀY ... LÚC ĐÓ EM MỚI RA TRƯỜNG ...... NĂM 2000 ....EM TRẢ LỜI TIẾNG VIỆT HIỂU CHÚT CHÚT ... NHỜ ÔNG ANH BÊN DÂN DỤNG TRẢ LỜI DÙM ......SAU NÀY TÌM HIỂU SÂU MỚI HIỂU THÊM VỀ LAỌI DẦM NÀY ..... VẬY EM HỎI NGƯỢC LẠI bÁC VẬY LÂU NÀY báC Ở BÊN ÚC BÁC LÀM VỀ NGHANF GÌ MÀ BÁC LẠI HỎI LUNG TUNG THẾ .....
      Thế giới phẳng
      Chiếc lexus và cây ôliu
      Chiến tranh tiền tệ
      Science is sexy
      ***GLOBE WARNING***

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

        Nếu khía cạnh về khí hậu và tải trọng khai thác tương đối tương đồng, thì việc tìm hiểu sâu các nghiên cứu ứng dụng về công trình ở nước khác và sử dụng ở nước ta thì đó là điều tốt chứ. Khi kết cấu khác nhau và cách làm khác nhau thì phải xem cái nào đúng hơn, tốt hơn. Tôi thấy anh sept_man đặt vấn đề hay đấy chứ.

        Bạn tuanmidas có thể kể về những gì bạn hiểu về dầm Super-T. Tôi đang rất muốn biết thêm thông tin để học hỏi.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

          to tnlinh:

          Dong y la chieu day ban dam 100mm la mong. Tuy nhien thuc the cho thay dam super T khong co van de ve an mon cot thep.

          Theo toi, dam ngang cuoi dam chinh rat phuc tap va thuong la khong can thiet. Tru khi can dam ngang cho khe gian no.

          to: tuanmidas

          KHong hieu y tuan la gi. Topic nay le moi nguoi ban ban, trao doi kinh nghiem, tham gia y kien, tim hiem them thoi. Khong co ai hon ai. Cach lam o VN cung rat tot. Theo thay Trung thi o VN cac ks cung da lam chu duoc cong nghe.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

            Dầm Super-T ở Việt nam thường được dùng làm cầu dẫn trong các công trình cầu lớn. Giải pháp liên tục mặt cầu bằng bản bê tông đổ tại chỗ (thay cho khe co giãn) cũng thường thấy đối với dầm này. Ở VN gọi tên là bản liên tục nhiệt, tên gọi có tính lịch sử và có một phần là bản chất chịu tải.

            Về chiều dài, dầm Super-T ở Vn thường là 38m đến 40m. Cá biệt có thể nhỉnh hơn chút với các con số lẻ. Phân tích tính kinh tế về chiều dài của loại dầm này thì tôi không có số liệu, vì nó còn liên quan đến cả kết cấu phần dưới nữa.

            Một vấn đề liên quan đến chiều dài dầm, tôi có chút băn khoăn khi tính toán. Đó là khi chiều dài nhịp lớn hơn, và ngoài ra còn thêm chiều dài của bản bê tông liên tục mặt cầu nữa (ít nhất là 2m), thì chiều dài nhịp lớn hơn 40m. Đối với một số tiêu chuẩn, với chiều dài này thì được áp với tải trọng xe nhiều hơn, ví dụ khi tính mỏi chẳng hạn. Và cái sự chênh nhau chỉ một vài mét đó ở phạm vi ranh giới rất khó quyết định, bởi nếu tính đúng theo qui trình thì bất lợi quá, mà nếu tính với giới hạn trước thì có thể lại an toàn quá.

            Về dầm ngang cuối dầm chính, có lẽ được dùng với mục đích tăng cường ổn định cho hệ dầm chủ ngay cả trong lúc thi công mặt cầu. Dầm ngang này ở Vn cũng thường sử dụng cả dự ứng lực để đảm bảo độ cứng ngang đầu dầm cũng như chịu được sự phân bố tải trọng bất lợi, vì với dầm Super-T, các dầm ngang giữa nhịp không được sử dụng.

            Với kích thước của dầm ngang thường làm là nhỏ, độ cứng chống xoắn của kết cấu bê tông cốt thép này nói chung cũng nhỏ (nhất là khi bị nứt), vai trò của dầm ngang trong khai thác không đáng kể lắm. Theo quan điểm của tôi, nếu thi công tốt, thì không cần dầm ngang đầu dầm chủ này (với dầm Super-T) cũng được.

            To sept_man: bác có thông tin nào về dầm này ở bên đó thì kể tiếp cho bà con biết với.

            To kingoga: bác cứ up lên rồi mọi người cùng bàn. Thanks bác trước.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

              O Uc ban lien tuc nhiet cung duoc dung. Thuong la co 1 lop debond o duoi ban. Vi the ban lien tuc nhiet tuong doi deo (flexible) va khong an huong den hoat dong cua dam. Dip dam super T la khoang cach giua cac goi dem dam (bearings).

              O Uc chieu dai dam superT thuong duoc dung tu 20-35m. Tai trong o day cao hon VN nhieu nen dam 40 thuong la khong duoc.

              Mot van de rat hay gap la cac vet nut o dau dam. Van de nay cung duoc thay Trung ban bac trong mot so bao cao cua thay. Khong biet o VN moi nguoi thuong lam gi de tranh cac vet nut nay?

              Mot van de nua la tinh toan do vong cua dam thuong khong duoc chinh xac. Dieu nay anh huong nhieu den cac cao do... O VN minh, moi nguoi co van de nay khong?

              Co gi anh em ban them...

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

                Hi
                Tất cả các vấn đề mà bạn sept_man vừa nêu thì cũng đều xuất hiện trong điều kiện thiết kế và thi công ở Việt Nam cả.
                Về vấn đề vết nứt đầu dầm có công trình thì bị có công trình không bị, chỗ bon mình ( Viện KH&CN GTVT) thiết kế cầu Quảng Hải 1 với phần cầu dẫn dạng nhịp dầm SuperT khi thi công thì không gặp vấn đề này. Trong thiết kế vị trí khấc đầu dầm bọn mình có cấu tạo thêm mấy thanh xiên phía trên khấc. Cũng nhiều công trình khác không bị vết nứt xiên này. Theo mình nghĩ nếu cấp phối cốt liệu phù hợp và đảm bảo chất lượng thì chắc là không có vấn đề này, tuy nhiên đây là khu vực kết cấu nhạy cảm, nếu không có yêu cầu về mỹ quan thì không cần phải cấu tạo khấc.
                Còn về thiết kế độ vồng mà áp dụng công thức trong quy trình thì khó mà đúng được vì công thức trong quy trình áp dụng fixed elastic young's modulus value trong khi trên thực tế giá trị này thay đổi từ khi bê tông bắt đầu ninh kết rồi còn từ biến co ngót nữa. Theo quan điểm của tôi, yêu cầu trong quy trình là cái cận để kiểm tra độ an toàn của kết cấu chứ không phải là công cụ để xác định chính xác sự làm việc của kết cấu.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

                  Về vấn đề độ vồng:

                  Đúng là chẳng dễ dàng gì trong việc tính toán chính xác được độ vồng của cấu kiện như thực tế. Bởi ngay trong thực tế, cùng một bãi đúc, cùng một điều kiện thi công nhưng độ vồng đo được cũng có sự phân tán nhất định.

                  Tính toán độ vồng thông qua mô đun đàn hồi tương đương như trong qui trình thì kết quả đương nhiên là chênh lệch nhiều. Có thể chênh đến hàng 100%. Nếu độ vồng này ảnh hưởng đến sự làm việc của kết cấu khác, ví dụ như bản liên tục mặt cầu, thì rõ ràng việc tính theo qui trình không thể xem là điều kiện biên thiên về an toàn được.

                  Tôi đang làm một chương trình để tính cho cấu kiện bê tông cốt thép dạng thanh. Kết quả tính thử khá ấn tượng, tôi có so với kết quả đo thực tế cho dầm Super-T kéo trước dài 38m. Về cách tính, nôm na là phi tuyến vật liệu.

                  Bác sept_man có thể cung cấp bản vẽ cấu tạo về dầm Super-T DUL trước ở Úc được không? Tôi cũng đang muốn khảo sát độ vồng của các dầm với chiều dài nhỏ hơn, như từ 20-35m thì hay quá.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

                    Về vấn đề cắt khấc đầu dầm:

                    Theo cá nhân của tôi, việc cắt khấc đầu dầm không làm giảm đi tính mỹ quan của cầu khi cấu tạo trụ thích hợp. Chuyện khắc phục nứt ở VN đã làm chủ được rồi thì phải, nôm na là cho thêm nhiều thép xiên đầu dầm chịu cắt và điều chỉnh lại cấp phối bê tông.

                    Về mặt chịu lực, thì có thể thấy rằng, dù gối cao su bản thép được sử dụng có độ cứng ngang là nhỏ (qui trình thường lấy trung bình là 1MP cho mô đun chịu cắt G của gối). Tuy nhiên, khi điều chỉnh cao độ gối từ vị trí đáy dầm (đối với dầm không cắt khấc) lên vị trí cao hơn (đối với dầm cắt khấc), thì hữu ý đã làm giảm ảnh hưởng của lực dọc lệch tâm lên dầm do gối gây ra (dưới tác dụng co giãn của nhiệt độ chẳng hạn). Đối với dầm, lực này nhỏ và không gây bất lợi gì đáng kể, nhưng đối với bản liên tục nhiệt thì nó lại là đáng kể, mà trong thiết kế bản liên tục nhiệt có khi chúng ta lại bỏ qua..

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

                      Nguyên văn bởi tnlinh View Post
                      Về vấn đề cắt khấc đầu dầm:
                      Tuy nhiên, khi điều chỉnh cao độ gối từ vị trí đáy dầm (đối với dầm không cắt khấc) lên vị trí cao hơn (đối với dầm cắt khấc), thì hữu ý đã làm giảm ảnh hưởng của lực dọc lệch tâm lên dầm do gối gây ra (dưới tác dụng co giãn của nhiệt độ chẳng hạn). Đối với dầm, lực này nhỏ và không gây bất lợi gì đáng kể, nhưng đối với bản liên tục nhiệt thì nó lại là đáng kể, mà trong thiết kế bản liên tục nhiệt có khi chúng ta lại bỏ qua..
                      Thực ra khi thiết kế bản liên tục nhiệt đảm bảo độ vồng bản thỏa mãn độ biến dạng dầm thì vấn đề cắt khấc hay không cũng không khác nhau nhiều. Nghĩa là chúng ta làm bài toán ngược xác định độ vồng bản tối đa rồi sau đó mới tính toán chiều dài bản không liên kết với dầm.
                      Last edited by billbill; 02-02-2010, 06:01 PM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

                        Nguyên văn bởi billbill View Post
                        Thực ra khi thiết kế bản liên tục nhiệt đảm bảo độ vồng bản thỏa mãn độ biến dạng dầm thì vấn đề cắt khấc hay không cũng không khác nhau nhiều. Nghĩa là chúng ta làm bài toán ngược xác định độ vồng bản tối đa rồi sau đó mới tính toán chiều dài bản không liên kết với dầm.
                        Cách tính như bạn nói cũng thường được sử dụng. Tuy nhiên, tính đơn giản như vậy chỉ xét đến bản chịu uốn, mà chưa đề cập đến bản chịu kéo+uốn. Hơn nữa, khi tính độ vồng tối đa của bản mới là tính cho 1 trạng thái, chưa phải là tất cả, khi muốn tính toán các yếu tố theo quá trình.

                        Nói chung, để thiết kế hợp lý thì chiều dài bản liên tục nhiệt phụ thuộc vào độ cứng và chiều dài dầm giản đơn. Theo Mỹ khuyến cáo thì nên lấy chiều dài bản là 5% ở mỗi bên nhịp. Với cách tính này thì với dầm Super-T dài 40m, chiều dài bản liên tục nhiệt là 2x5/100*40m = 4m. Trong khi ở Việt nam, chiều dài vẫn dùng là xấp xỉ 2m cho các dầm này. Do vậy, câu hỏi có thể đặt ra là với một loạt cầu đã xây với chiều dài bản liên tục nhiệt 2m như vậy khi dùng với dầm Super-T thì về lâu dài có ổn không? Và nếu dùng như vậy thì bản liên tục nhiệt "sống" được bao lâu?

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

                          Nguyên văn bởi kingoga
                          không rõ tài liệu Mỹ của bác đề cập đến là gì nhỉ ?
                          theo mình được biết cầu Mỹ Thuận có chiều dài liên tục nhiệt ngắn lắm khoảng 1.7 gi đó.
                          nhịp đẫn cầu Cần Thơ và cao tốc LTDD đều có liên tục nhiệt là 4m cả
                          Dùng google với từ khóa "the length of link slab 5%" sẽ nhận được nhiều kết quả về vấn đề này. Mặc dù ở đây, họ dùng loại bê tông cốt sợi để tăng cường khả năng chịu kéo và hạn chế vết nứt, nghĩa là khá tốt về mặt vật liệu rồi.

                          Một vấn đề xảy ra với các bản liên tục mặt cầu khi nó dài (ví dụ 4m và hơn). Đó là khi chịu lực trực tiếp từ xe, có thể có nhiều bánh xe cùng đặt vào trong bản, và như vậy bản sẽ chịu lực bất lợi hơn. Vì lý do này, bản nối liên tục mặt cầu không thể quá lớn và cũng không thể quá nhỏ.

                          Nếu nó không thể quá lớn thì liệu với chiều dài nhịp dầm lớn như Super-T 40m, thì khả năng khai thác của nó đến đâu? Liệu chúng ta có phải làm lại các bản này vào một ngày nào đó không, hay nó có tuổi thọ dài như các cấu kiện khác trong cùng hệ thống kết cấu. Bác sept_man kể luôn về cái bản này ở Úc đi?

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

                            Nguyên văn bởi kingoga
                            google với từ khóa "the length of link slab 5%" sẽ nhận được nhiều kết quả về vấn đề này. )
                            Kingoga không mỉa mai bạn như thế.
                            Nhưng nói như tnlinh thì chả khác nào xui con nhà người ta nhảy xuống sông Hồng đục ngầu, nhỉ?

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Bàn bạc chi tiết về dầm Super T

                              Bởi kingoga chỉ cần tài liệu nào chỉ đến cái chiều dài kia. Vì có nhiều nên làm vậy và lựa chọn theo nhu cầu. Ví dụ, các bác có thể tìm thấy về phần tính động đất, về thiết kế, về kiểm tra mỏi,... cho cấu kiện này.

                              Trước khi đưa ra gợi ý kia tôi đã thử làm rồi đấy chứ.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X