QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

thử tải cầu Cần-Thơ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • thử tải cầu Cần-Thơ

    Bộ môn Công trình giao thông Thành phố-Đại học GTVT đã chủ trì thực hiện xong công tác thử tải cầu dây văng Cần-Thơ. Các đơn vị cùng tham gia là Viện KHCN GTVT, Đai học BK Đà nẵng.
    Các số liệu đo được, đặc biệt là số liệu đo động rất hữu ích cho việc nghiên cứu và rút kinh nghiệm.

    Xin gửi mấy cái ảnh đẹp của cầu Cần thơ để bà con xem cho vui
    Attached Files
    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
    ĐT: 0913 555 194

  • #2
    Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

    Bạn arnold
    Mình cũng là dân của Viện KHCN GTVT nhưng đi học được hơn nửa năm, nên cũng không thực sự nắm được vấn đề tuy nhiên mình có một số ý như thế này. Mặt cầu bản trực hướng có 2 phần chính gồm phần kết cấu thép có sườn tăng cường và trên mặt được cấu tạo 1 lớp slamo có tác dụng dính bám với lớp bê tông nhựa sẽ thảm sau đó. Phần thứ 2 mới là lớp bê tông nhựa.
    Mình không biết bạn arnold chuyên môn ngành gì khi nói là mặt cầu bị "xé rách". Nếu ý bạn nói kết cấu bản trực hướng bị xé rách thì thực sự nghiêm trọng còn liên quan đến lớp BT nhựa thì mình không rõ lắm vì mình biết về kết cấu cầu. Tuy nhiên theo quan điểm của mình lớp bê tông nhựa mặt cầu chỉ có tác dụng 1 phần tạo nên sự êm thuận cho xe khai thác trên cầu, chịu lực cục bộ của bánh xe, phân bố rộng hơn tải trọng của bánh xe xuống bộ phận kết cấu chịu lực phía dưới, chống đọng nước bề mặt cầu (đường).
    Các xếp ỏ Viện bây giờ toàn dân Đường bộ nên vật liệu và công nghệ thi công toàn đi nhập chắc là cho yên tâm. Còn bộ phận cầu ngày xưa cũng đã tự thiết kế chế tạo kết cấu bản trực hướng cho dự án sửa chữa nâng cấp cầu Nguyễn Văn Trỗi và khai thác rất ngon trong thời gian chưa có cầu tải trọng H30 nào được xây dựng qua sông Hàn. Cũng thêm ít thông tin nữa là trong thời gian này toàn bộ xe Container từ cảng Tiên Sa vào thành phố hoặc ra QL 1 đều qua cầu Nguyễn Văn Trỗi này.
    Last edited by vietduc; 11-04-2010, 03:16 PM.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

      co1972nguyen

      Chắc co1972nguyen đẻ năm 72 nên tôi gọi là anh. Tôi không hiểu lắm khi anh dùng từ "hạ bệ" và "quan trọng". Thế thì khoảng từ năm 1990 đến năm 2003-2005 khi chưa có một cầu nào phục vụ xe tải năng được xây dựng trên sông hàn thì trong vòng gần 15 năm xe tải nặng phục vụ cảng nước sâu thuộc loại lớn nhất Việt nam chạy qua chỗ nào ạ, chắc như thế vẫn chưa đủ quan trọng, tôi thiết nghĩ anh sinh trươc tôi những 5 năm thì chắc cũng phải có cải nhìn tổng thể hơn. Khi các công trình cầu BT được xây dựng qua sông Hàn thì đương nhiên cầu Nguyễn Văn Trỗi hoàn thành vai trò lịch sử của mình.
      Có thể với anh một công trình nào đó được xây dựng với chất lượng tốt hay xảy ra vấn đề có thể "cũng chẳng sao", còn với chúng tôi được chứng kiến đứa con đẻ của mình từ 1 dự án chống sập sau hơn 15 năm đem lại hiệu quả GT cho thành phố Đà Nẵng với chất lượng phục vụ tốt chính là niềm hạnh phúc rất lớn.
      Tôi hy vọng những người làm công tác quản lý công tác xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam không có kiểu tư duy như của anh

      Thân

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

        xin chào tất cả mọi người. em sinh năm 90 nên chắc là em rồi. là thành viên mới nên mong mọi người giúp đỡ và chỉ bảo nhiều. í quên em học Công Trình Thủy. email của em: vuvankhanhdhhh@gmail.com. em cũng mới biết trang này cảm thấy hay thiệt toàn người trong ngành cứ như người trong nhà vậy nhỉ. mong người chỉ bảo. thanks all of you.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

          Nguyên văn bởi vietduc View Post
          Bạn arnold
          Mình cũng là dân của Viện KHCN GTVT nhưng đi học được hơn nửa năm, nên cũng không thực sự nắm được vấn đề tuy nhiên mình có một số ý như thế này. Mặt cầu bản trực hướng có 2 phần chính gồm phần kết cấu thép có sườn tăng cường và trên mặt được cấu tạo 1 lớp slamo có tác dụng dính bám với lớp bê tông nhựa sẽ thảm sau đó. Phần thứ 2 mới là lớp bê tông nhựa.
          Mình không biết bạn arnold chuyên môn ngành gì khi nói là mặt cầu bị "xé rách". Nếu ý bạn nói kết cấu bản trực hướng bị xé rách thì thực sự nghiêm trọng còn liên quan đến lớp BT nhựa thì mình không rõ lắm vì mình biết về kết cấu cầu. Tuy nhiên theo quan điểm của mình lớp bê tông nhựa mặc cầu chỉ có tác dụng 1 phần tạo nên sự êm thuận cho xe khai thác trên cầu, chịu lực cục bộ của bánh xe, phân bố rộng hơn tải trọng của bánh xe xuống bộ phận kết cấu chịu lực phía dưới, chống đọng nước bề mặt cầu (đường).
          Các xếp ỏ Viện bây giờ toàn dân Đường bộ nên vật liệu và công nghệ thi công toàn đi nhập chắc là cho yên tâm. Còn bộ phận cầu ngày xưa cũng đã tự thiết kế chế tạo kết cấu bản trực hướng cho dự án sửa chữa nâng cấp cầu Nguyễn Văn Trỗi và khai thác rất ngon trong thời gian chưa có cầu tải trọng H30 nào được xây dựng qua sông Hàn. Cũng thêm ít thông tin nữa là trong thời gian này toàn bộ xe Container từ cảng Tiên Sa vào thành phố hoặc ra QL 1 đều qua cầu Nguyễn Văn Trỗi này.
          Bác lấy thông tin ở đâu ra hay vậy ....... Bác nói rất chính xác ... trong thời gian kể trên em có ông anh chuyên chạy xe công tơ nơ (long vehical) chạy qua cầu suốt mà thấy có vấn đề gì đâu , điều này chứng tỏ rằng cầu vẫn khai thác tốt chán .............
          Thế giới phẳng
          Chiếc lexus và cây ôliu
          Chiến tranh tiền tệ
          Science is sexy
          ***GLOBE WARNING***

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

            Nguyên văn bởi co1972nguyen
            Ngày xưa đi tắm biển T20 qua cầu NTT, BTN nứt đầy,chắp vá, sắt thép thì hoen rỉ, cầu TTL mặt cầu làm bằng ván gỗ (chắc Bác còn nhớ) xe cộ vẫn đi qua ầm ầm giờ cầu TL nứt bé tí la toáng cả lên
            He he
            chua nói về kỷ thuật nhu anh Dức nói, mà vấn đề bác cò 72 nói đây cũng đủ để bàn. các bac trong nhà dùng cái nhau thế, bọn nhà báo có đi xa quá thành thị 10km đâu mà bit bên ngoài nó thế nào. hết viẹc nên soi cái lóp bê tông nhụa của cái cầu cácch trung tâm vài buóc chân heee
            Các bác để ý có bao jò tháy tin túc về bát xát lào cai, nong cống thanh hóa, con cuonng nghệ an...không? tui đi hiện trường thấy dân khổ bỏ cha được,
            Trên điện biên, 4 năm truóc tôi lên lai châu cầu muòng thanh đứa con lịch sử thế mà còn thủng hết cả ván gỗ đi qua có bà lọt cả cái xe máy tùm tùm sông nậm rốm.
            cái cầu thang long nút tí tẹo lập cả đoàn thanh tra la ầm ĩ

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

              Em xin chào thầy ạ!xin thầy nói rõ hơn về tải trọng và cách xếp tải để thử tải cầu cần thơ.Ở đó có phải chỉ xếp xe ở giữa nhịp không ạ?Nếu có thể được xin thầy update fie báo cáo thử tải cầu cần thơ cho mõi người cùng xem được không ạ? Em xin cảm ơn và chúc thầy sức khỏe!

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

                <IMG src="http://www.dut.edu.vn/images/content/stic/up3.JPG">

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

                  Nguyên văn bởi kc.com View Post
                  He he
                  chua nói về kỷ thuật nhu anh Dức nói, mà vấn đề bác cò 72 nói đây cũng đủ để bàn. các bac trong nhà dùng cái nhau thế, bọn nhà báo có đi xa quá thành thị 10km đâu mà bit bên ngoài nó thế nào. hết viẹc nên soi cái lóp bê tông nhụa của cái cầu cácch trung tâm vài buóc chân heee
                  Các bác để ý có bao jò tháy tin túc về bát xát lào cai, nong cống thanh hóa, con cuonng nghệ an...không? tui đi hiện trường thấy dân khổ bỏ cha được,
                  Trên điện biên, 4 năm truóc tôi lên lai châu cầu muòng thanh đứa con lịch sử thế mà còn thủng hết cả ván gỗ đi qua có bà lọt cả cái xe máy tùm tùm sông nậm rốm.
                  cái cầu thang long nút tí tẹo lập cả đoàn thanh tra la ầm ĩ

                  Chào cả nhà,


                  Đây là mục thử tải cầu Cần Thơ, nhưng thấy các bác có bàn về lớp phủ mặt cầu Thăng Long và đặc biệt là có bác Đức nói về chuyên môn sâu khá thú vị nên tôi xin tham gia thêm

                  1. Tôi đồng ý là các bài báo thường do những người không có chuyên môn sâu thực hiện nên đôi khi dùng thuật ngữ không đúng hoặc nói quá lên, ví dụ trong đề tài nứt lớp phủ mặt cầu Thăng Long này.

                  2. Một trong các nguyên nhân là những người có trách nhiệm không lên tiếng hoặc lên tiếng với thông tin không chuẩn xác về nguyên nhân hư hỏng và trách nhiệm nên mới tạo bức xúc trong dư luận.

                  3. Chỉ bàn về chuyên môn, tôi không cho rằng đây là sự cố nhỏ với một vài chỗ hư hỏng cục bộ. Tôi đã tham gia TVGS hàng trăm Km đường và nếu với vài vết nứt mặt BTN chỉ chiếm 1-2% tổng diện tích thì chẳng là sự kiện gì. Tuy nhiên với trường hợp mặt cầu Thăng Long thì hoàn toàn khác, vì với các dấu hiệu đặc biệt của hư hỏng sớm này (Thực ra các vết nứt đã phát sinh trước Tết), có thể sẽ phải tốn rất nhiều công sức và kinh phí để sửa chữa. Chúng ta sẽ chờ thêm một thời gian để khẳng định thông tin này.

                  4. Tôi không hoàn toàn nhất trí với bác Đức về chức năng của lớp phủ mặt cầu trên bản thép dạng trực hướng. Lớp phủ này sẽ có nhiều chức năng hơn là lớp tạo độ bằng phẳng, chịu lực cục bộ của bánh xe, phân bố tải trọng hay chống đọng nước-là các tiêu chí của lớp phủ trên mặt cầu bê tông.
                  Kết cấu bản mặt cầu thép trực hướng có cấu tạo hình học đặc biệt và các tấm bản thép có độ đàn hồi gây ứng suất và biến dạng lớn trong lớp phủ mặt cầu. Đặc biệt tải trọng trùng phục của xe cộ gây ra hiện tượng mỏi trong BTN, là một yếu tố đặc biệt quan trọng khi thiết kế và lựa chọn lớp BTN phủ mặt cầu thép. Điều này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới phân tích, cả về mô hình tính toán lẫn thực nghiệm.

                  5. Thông tin trên báo nói là toàn bộ vật liệu lớp phủ đều nhập khẩu từ Anh là không chính xác và bác Đức nếu nói là "Các xếp ỏ Viện bây giờ toàn dân Đường bộ nên vật liệu và công nghệ thi công toàn đi nhập chắc là cho yên tâm". có thể sẽ làm mọi người hiểu lầm. Với cầu Thăng Long, chỉ có vật liệu chống thấm và lớp dính bám với SMA là nhập khẩu, còn lại hai lớp SMA hoàn toàn được sản xuất trong nước. Đó chỉ là một loại bê tông nhựa với loại nhựa đường cải tiến Polime do Shell cung cấp thôi (Lấy từ kho Cửa Lò).

                  6. Về Cầu Nguyễn Văn Trỗi tôi là người ở Đà Nẵng nên cũng biết khá rõ về mức độ thành công của đồ án cải tạo và thời gian khai thác của nó, nhưng xin trao đổi ở mục khác sau. Với một kết cấu mặt đường điều quan trọng là phải tiên liệu được thời gian phục vụ của nó ứng với lưu lượng xe cộ tính toán và để làm được điều này trên thế giới người ta thiên về hướng thực nghiệm trên mô hình mô phỏng, là điều khá mới ở Việt Nam.

                  Có một số bàn luận mang tính chuyên môn về sự cố này ở đây, xin mời các bác quan tâm tham khảo và thảo luận thêm

                  http://bachkhoadanang.net/forum/view...hp?p=9828#9828
                  Last edited by quangdn; 11-04-2010, 02:03 PM. Lý do: Sửa tên cầu ở Đà Nẵng

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

                    Hình ảnh chụp trên cầu Cần-Thơ đẹp lắm. Anh laohac đứng nơi nào ?
                    Foto chỉ nhận ra thầy nguyenviettrung, các bạn đứng cạnh là ai ? cho biết tên trên Diển đàn được chăng. Mến.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

                      quangdn

                      Bác đọc kỹ phần tôi viết ạ, tôi chưa viết 1 chữ nào về cầu Trần Thị Lý cả. Quả thật khi đang tiến hành dự án chống sập và nâng cấp cho cầu Nguyễn Văn Trỗi, cơ quan tôi cũng rất muốn nhảy vào tư vấn thiết kế sửa chữa cho cầu Trần Thị Lý với nhiều ý tưởng rất hay ho như khoan 4 cọc nhồi cho mỗi móng rồi mới mở rộng bệ, áp dụng công nghệ đúc đẩy với mặt cắt dầm Pi ngược phù hợp với khẩu độ nhịp ngắn ... nhưng 533 của Đà Nẵng các bác "mạnh" quá nên hẩy bật bọn tôi ra và kết quả công trình như thế nào thì mọi người cũng đã biết.
                      Tôi rất lạ là rất nhiều người đánh đồng 2 dự án sửa chữa nâng cấp cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý làm 1 và ý tưởng cần đập bỏ 2 công trình này cũng làm rất nhiều người thích thú.
                      Tôi cũng đã xem link có presentation của bác, trong đó 1 slide chú thích "nứt do mỏi trên mặt cầu Thăng Long trước đại tu" theo tôi hiểu là mỏi vật liệu kết cấu bản trực hướng, nếu vậy thì thực sự nghiêm trọng nhưng tôi không thấy có thông tin về thay thế, sửa chữa phần kết cấu này tôi nghĩ bác cần phải thông báo ngay với các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý. Và trên ảnh của bác có chụp ảnh mặt cầu Nguyễn Văn Trỗi như bác chú thích là Trần Thị Lý (chắc người Đà Nẵng đều cho là 2 cầu là 1?). Nhìn ảnh chúng tôi thấy công việc của chúng tôi ở Cầu Nguyễn Văn Trỗi khá thành công đấy chứ. Khi đó cơ quan chúng tôi được giao nhiêm vụ chống sập cầu Nguyễn Văn Trỗi, sau đó là giai đoạn nâng cấp với tải trọng khai thác H18 và công trình có thể khai thác được cho đến khi các cầu cứng tải trọng H30 được xây dựng qua sông Hàn. Theo tính toán của chúng tôi để thay thế tương đương lớp mặt cầu gỗ cũ thì chỉ có thể áp dụng kết cấu bản trực hướng và lớp nhựa thảm dày không quá 5cm. Nếu lớp nhựa thảm dày hơn, tần số giao động riêng của cầu sẽ nằm trong vùng kích thích của hoạt tải. Với phương tiện khải thác chủ yếu là xe Container >>30 T thì điều kiện làm việc của cầu Nguyễn Văn Trỗi như hiện tại là quá đạt yêu cầu rồi, trong khi đó cầu Cẩm Lệ hoàn thành từ khoảng năm 2001, rồi cầu BT đúc hẫng nằm ngay bên cạnh cầu NVT cũng đã hoàn thành từ khoảng năm 2004 nhưng đến hiện năm 2010 cầu NVT vẫn được khai thác bình thường (tất nhiên với 1 công trình có những đặc điểm và yêu cầu đặc biệt).
                      Last edited by vietduc; 11-04-2010, 03:10 PM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

                        Cảm ơn bác vietduc đã có phản hồi,


                        Đúng là tôi dùng nhầm tên: chính xác là cầu Nguyễn Văn Trỗi chứ không phải cầu Trần Thị Lý.
                        Còn trên chú thích về hư hỏng mặt cầu Thăng Long ý tôi muốn nêu là mỏi trong lớp phủ BTN (đã khẳng định qua hiện tượng nứt dọc), còn mỏi trong vật liệu thép làm bản trực hướng thì cần có các thí nghiệm đánh giá chứ không thể nói không được, mặc dù theo lý thuyết thì kết cấu thép sau chừng ấy năm sử dụng sẽ có hiện tượng mỏi.
                        Ở cầu Nguyễn Văn Trỗi Viện KHCN đã rất thành công khi áp dụng keo Epoxy làm lớp dính bám liên kết bản thép với lớp BTN ở trên. Việc lớp BTN ở trên bị nứt do mỏi như ảnh chụp là điều không tránh khỏi, kể cả nếu có tăng chiều dày lớp phủ phía trên. Tuy nhiên do giải quyết bài toán dính bám tốt nên đã duy trì được thời gian khá lâu như bác đã nêu. Rất tiếc là trong Dự án cầu Thăng Long lại chọn vật liệu khác không phát huy được kinh nghiệm thu được từ cầu Nguyễn Văn Trỗi.
                        Rất vui được làm quen với bác và chia sẻ được các thông tin chuyên môn.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

                          1/- Hồ sơ báo cáo thử tải cầu CT thuộc tài liệu của Bộ GTVT nên chẳng thể nào công bố được trên diễn đàn đâu. Nhưng nếu anh nào muốn tham khảo lẻ tẻ vài phần để làm luận án Thạc sỹ , Tiến sỹ hay rút kinh nghiệm khi làm một cầu tương tự thì tôi có thể giúp đỡ đươc chút ít thôi. Xin cứ gọi điện trực tiếp.

                          2/- Về chuyện nứt ở mặt cầu TL thì Viện KHCN GTVT cũng đã có Hội nghị thảo luận rồi, rất thẳng thắn và khoa học, tôi cũng có báo cáo ý kiến cá nhân phân tích so sánh 2 loại cấu tạo và công nghệ làm mặt cầu của câu CT và cầu TL.
                          Tuy nhiên cũng chẳng thể nào nói ra ngay bây giờ trên diễn đàn được.
                          Nhưng nếu anh nào có dự án tương tự cần tham khảo để rút kinh nghiệm thì tôi xin sẵn sàng trao đổi riêng.
                          GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                          ĐT: 0913 555 194

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

                            Nguyên văn bởi laohac View Post
                            <IMG src="http://www.dut.edu.vn/images/content/stic/up3.JPG">
                            Nhìn trên ảnh, tại vị trí Laohac đang đứng, lớp BTN mặt cầu trông không có vẻ "SMA" gì cả.

                            Chẳng hay Laohac có bức ảnh nào chụp cận cảnh lớp BTN ở nhịp dây văng trên cầu Cần Thơ không nhỉ? Nếu có, xin hãy chia sẻ cho cộng đồng nhá.
                            Last edited by nbc; 25-04-2010, 09:46 PM.
                            http://cauduongbkdn.com

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: thử tải cầu Cần-Thơ

                              Nguyên văn bởi kingoga
                              ồ người Nhật tài năng sao phải dùng công nghệ của Trung quốc nhỉ.
                              ko hiểu sao diễn đàn ko cho up file lên. oga co một file về btn ở bản mặt cầu thép của cầu CT
                              Chào bạn kingoga.

                              Chẳng hay bạn làm bên TV, có thể giải thích giùm nbc: tại sao ở đây lớp SMA Dmax 5mm được đặt bên dưới lớp SMA Dmax 13 không thế?
                              http://cauduongbkdn.com

                              Ghi chú

                              Working...
                              X