QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tường xây trên sàn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: tường xây trên sàn

    Nguyên văn bởi sonxd2003 View Post
    cắt 1 dải bản, đồng ý, nhưng nếu trên mặt cắt đó có luôn dầm sàn thì sao? Thực tế của kết cấu là dầm và sàn làm việc đồng thời.
    1. cái mầu đỏ: bạn định nói gì ở đây? sàn khác, dầm khác: EJ của chúng không phụ thuộc vào nhau.
    2. cái mầu xanh: sàn và dầm làm việc trên nguyên tắc: tải trọng truyền từ sàn về dầm, rồi từ dầm truyền về cột --> dầm không thể chịu lực thay cho sàn được, mà nó chỉ nhận tải trọng từ sàn thôi, do đó phải tính toán cho sàn nó chịu được cái tải trọng đó đã.
    À, tất nhiên là tôi hiểu bạn muốn nói gì, nhưng mà bạn lại không hiểu ý của tôi. tường mà xây trên sàn đa phần là tường ngăn và được móc liên kết thép râu với tường chính vì thế có thể xem như là 1 khối tải trọng tác dụng lên dầm chính và sàn. Ý tôi là tại vùng moment âm mà bạn nói thì do sàn có liên kết với dầm nên tại vùng đó độ cứng của sàn lớn hơn ở giữa nhịp và vì vậy bảo đảm chịu được mm âm. Đó là ý của mình, có thể nó chưa đúng, các bạn cứ thảo luận cho jui
    3. cái mầu vàng: tường là khối xây không được xem nó như kết cấu BTCT được, tường xây ở đâu thì tải trọng bản thân của nó chỉ tác dụng trong phạm vi xây tường đó thôi. nếu mà chỉ đặt thêm mấy cái râu thép rồi quan niệm (là 1 khối cứng )như bạn là SAI.
    ---> cái vấn đề này tôi nghĩ chẳng có gì là khó cả, tôi nghĩ bạn nên đọc thêm 1 số sách về kết cấu đi.
    - thôi thì mọi người thích làm thế nào thì làm, đặt đâu cũng được miễn là đừng ăn bớt thép là được, nó ko phức tạp tới mức cứ mói mãi thế này được, mệt lắm rồi...

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: tường xây trên sàn

      Nguyên văn bởi sonxd2003 View Post
      cắt 1 dải bản, đồng ý, nhưng nếu trên mặt cắt đó có luôn dầm sàn thì sao? Thực tế của kết cấu là dầm và sàn làm việc đồng thời.
      Xem 2 bro tranh luận tôi thấy giống chuyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi"
      Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: tường xây trên sàn

        Nguyên văn bởi Trungcdc View Post
        Xem 2 bro tranh luận tôi thấy giống chuyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi"
        hjhj mình cũng ngán tranh luận rồi.
        KS.Võ Phúc Sơn - Nhận tư vấn thiết kế công trình dân dụng; thi công công trình dân dụng quy mô vừa và nhỏ (trong phạm vi tỉnh Đăklăk). Liên hệ : 0903.501284 - email : sonxd2003@gmail.com, phucson12d@yahoo.com

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: tường xây trên sàn

          Tranh luận mới là người của cuộc sống khoa học, nhưng đừng làm mất lòng nhau. Nói chung, tranh luận là cách thể hiện mình và đòng thời cũng là cách để nhận biết mình....

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: tường xây trên sàn

            bạn trandinhninh noi vậy là ok, bạn sonxd203 noi vậy là sai,
            đừng bàn luận nữa...

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: tường xây trên sàn

              Nghe các bác tranh luận mà thấy ngứa ngáy trong người quá. khi xây tường trực tiếp lên sàn thì :
              - Với trường hợp sàn dày( thường là >=150mm) thì chẳng phải nghĩ ngợi ji.
              - Trường hợp với sàn mỏng phổ biến trong các công trình nhà dân thì chỉ cần gia cố theo 2 hướng;
              1. Thiên về an toàn ta nên tính toán như một dầm chìm trong sàn và cấu tạo thép ( Lưu ý đường kính thép gia cường ko nên quá lớn hơn so với thép sàn)
              2. Ta nên dải thép sàn với mật độ dày hơn tại khu vực xây tường lên đó ( PA này tối ưu nhất)

              Nếu phân tính kỹ thì chỉ cần đặt gia cường lớp dưới là được. Vì thông thường các mảng tường xây ngăn này thường ở khoảng giữa ô sàn, mà tại vị trí dải sàn có tường liên kết với dầm thì tại mặt cắt đó mô men của dầm lại là mô men dương, đồng thời do ảnh hưởng võng của dầm nên có thể nói mô men âm trong sàn tại các vị trí này là rất nhỏ (Các bạn có thể kiểm chứng bằng cách xem ứng suất trong sàn tại các vị trí giữa dầm). Trường hơph độ cứng của dầm lớn hơn nhiều độ cứng của sàn và dầm ko võng hoặc rất rất nhỏ thì mới có mô men âm đáng kể. Nhưng vì sàn được phép thiết kế theo sơ đồ dẻo nên cũng ko thành vấn đề lắm, thép sàn lớp trên có thể dải dày hơn là chịu đc thôi.

              (Theo cách quan niệm cổ điển thì tải trọng từ sàn -> dầm -> cột -> móng. Tuy nhiên trong kết cấu BTCT toàn khối thì sự làm việc của dầm liên quan rất lớn đến độ cứng của sàn. Nói chúng làm việc đồng thời là rất có lý. Tôi nhớ không nhầm thì theo ACI người ta quan niệm nó là dầm khi độ cứng đơn vị của nó phải lớn hơn 2 lần độ cứng đơn vị của bản sàn.)
              HOANG GIAP
              Structural Engineer
              Mobile : +84 984 968 982
              "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học"

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: tường xây trên sàn

                nhân đây các bác cho em hỏi 1 câu nhỏ nhé, hơi không đúng chủ đề nhưng do là vấn đề nhỏ nên em không tạo chủ đề mới
                Tại sao dầm ở tầng trên cùng lại hay làm lật ngược lên?
                Có phải là để tăng chiều cao thông thủy của tầng trên cùng thôi, hay là còn tác dụng gì nữa
                Tính dầm lật lai khi đó có khác gì so với khi không lật không?
                Một tí thắc mắc mong các bác giải đáp dùm em nhé

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: tường xây trên sàn

                  Trời ơi bao nhiêu cách biết chọn cách nào đây. Sao lôm côm qua

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: tường xây trên sàn

                    Nguyên văn bởi trandinhninh View Post
                    1. cái mầu đỏ: bạn định nói gì ở đây? sàn khác, dầm khác: EJ của chúng không phụ thuộc vào nhau.
                    2. cái mầu xanh: sàn và dầm làm việc trên nguyên tắc: tải trọng truyền từ sàn về dầm, rồi từ dầm truyền về cột --> dầm không thể chịu lực thay cho sàn được, mà nó chỉ nhận tải trọng từ sàn thôi, do đó phải tính toán cho sàn nó chịu được cái tải trọng đó đã.

                    3. cái mầu vàng: tường là khối xây không được xem nó như kết cấu BTCT được, tường xây ở đâu thì tải trọng bản thân của nó chỉ tác dụng trong phạm vi xây tường đó thôi. nếu mà chỉ đặt thêm mấy cái râu thép rồi quan niệm (là 1 khối cứng )như bạn là SAI.
                    ---> cái vấn đề này tôi nghĩ chẳng có gì là khó cả, tôi nghĩ bạn nên đọc thêm 1 số sách về kết cấu đi.
                    - thôi thì mọi người thích làm thế nào thì làm, đặt đâu cũng được miễn là đừng ăn bớt thép là được, nó ko phức tạp tới mức cứ mói mãi thế này được, mệt lắm rồi...
                    Đồng ý với bạn trandinhninh, tuy nhiên cần lưu ý :
                    Tường xây trực tiếp trên sàn (tất nhiên là khi tính sàn phải cộng thêm tải trọng tập trung do tường rồi) nếu thi công không đúng sẽ có hiện tượng nứt dưới chân tường do sàn có độ võng nhất định (nhất là khối xây nằm giữa nhịp sàn), độ võng cưỡng bức này sẽ gây nứt khối xây bên trên sau khi sử dụng
                    Nên: theo tôi cần gia cường thép dọc trong sàn đồng thời cấy thép râu 6mm để liên kết khối tường xây vào sàn BTCT đó là cách thiết kế của dân VN mình. Còn đúng lý thuyết thì tất cả khối xây đều phải nằm trên đà!
                    Thân

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: tường xây trên sàn

                      Nguyên văn bởi tuylipden_bk View Post
                      nhân đây các bác cho em hỏi 1 câu nhỏ nhé, hơi không đúng chủ đề nhưng do là vấn đề nhỏ nên em không tạo chủ đề mới
                      Tại sao dầm ở tầng trên cùng lại hay làm lật ngược lên?
                      Có phải là để tăng chiều cao thông thủy của tầng trên cùng thôi, hay là còn tác dụng gì nữa
                      Tính dầm lật lai khi đó có khác gì so với khi không lật không?
                      Một tí thắc mắc mong các bác giải đáp dùm em nhé
                      Hiện nay cũng chẳng còn mấy công trình làm dầm ngược vì tính phức tạp khi thi công, tính chống thấm kém (do phải đổ BT toàn khối sàn âm + đà nổi nên khi chặn ván khuôn phải dùng "bổ chó" chống xuống sàn)
                      Còn trong tính toán thì dầm+ sàn âm hay dầm+sàn nổi đều tính toán như nhau vì cùng 1 loại cấu kiện "dầm" mà bạn!
                      Tuy nhiên trước đây (nhất là các công trình thời Pháp) thường dùng kiểu này vì trên đó được thiết kế chứa nước được gọi là "dalle sur l'eau" nhằm giảm nhiệt cho tầng dưới
                      Nếu tôi có đủ tiền xây nhà cho chính mình tôi cũng sẽ thiết kế như thế, có thể kết hợp sàn sân thượng làm một bể nước mái luôn vì VN là xứ nhiệt đới, nóng lắm, nóng quanh năm, hihi
                      Thân!

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: tường xây trên sàn

                        Nguyên văn bởi meiji View Post
                        Hiện nay cũng chẳng còn mấy công trình làm dầm ngược vì tính phức tạp khi thi công, tính chống thấm kém (do phải đổ BT toàn khối sàn âm + đà nổi nên khi chặn ván khuôn phải dùng "bổ chó" chống xuống sàn)
                        Còn trong tính toán thì dầm+ sàn âm hay dầm+sàn nổi đều tính toán như nhau vì cùng 1 loại cấu kiện "dầm" mà bạn!
                        Tuy nhiên trước đây (nhất là các công trình thời Pháp) thường dùng kiểu này vì trên đó được thiết kế chứa nước được gọi là "dalle sur l'eau" nhằm giảm nhiệt cho tầng dưới
                        Nếu tôi có đủ tiền xây nhà cho chính mình tôi cũng sẽ thiết kế như thế, có thể kết hợp sàn sân thượng làm một bể nước mái luôn vì VN là xứ nhiệt đới, nóng lắm, nóng quanh năm, hihi
                        Thân!
                        Chết cha! Sao các đồng chí tư vấn bậy bạ vậy. Dầm nổi hay dầm chìm tính toán khác nhau chứ. Xem lại bêtông 1 đi. Khi dầm nổi, nếu tính cho moment âm thì cánh dầm nằm trong vùng chịu nén, một phần sàn sẽ được quy vào tiết diện dầm để tính (tiết diện dầm chữ T, do bêtông có khả năng chịu nén tốt), còn khi tính cho moment dương thì tiết diện tính toán chỉ là hình chữ nhật (bỏ qua phần sàn do bêtông chịu kéo kém). Nói chung về việc xác định tiết diện tính toán là ngược lại so với dầm chìm. Cái này cũng quy định chặt chẽ trong TCVN 5574-1991 mà.
                        Còn có người nói là đặt 2fi16 giữa sàn!? Chết cha! Giữa sàn là vị trí trục trung hoà, ở đây làm gì có ứng suất mà đặt thép. Đồng chí không biết nguyên tắc cơ bản của bố trí thép là ĐƯA VẬT LIỆU RA XA TRỤC TRUNG HÒA à? Cốt thép bao giờ cũng đặt ở mép cấu kiện, vùng chịu kéo hoặc chịu nén, ngoại trừ thép cấu tạo
                        Last edited by tuanlt; 19-08-2010, 03:26 PM.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: tường xây trên sàn

                          troi oi cai do ma nhieu nguoi tra loi tum lum!

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: tường xây trên sàn

                            ok đúng rồi, lâu nay tính luôn 1 kiểu dầm chữ nhật nên nhanh miệng nói luôn
                            Thanks

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: tường xây trên sàn

                              Tường xây trực tiếp lên sàn thì đặt thép fi16 vào đâu, ở trên hay ở dưới? các bác muốn trả lời đúng thì hãy hình dung nếu xây tường như vậy thì sàn bị nứt ở đâu rồi kết luận.
                              Đầu tiên, thường thấy là sàn sẽ nứt ở giữa sàn và đường nứt vuông góc với trục tường, như vậy ở dọc theo tường ở bên dưới phải có thép fi16 tăng cường (như ở nhịp của dầm vậy). Tuy nhiên, ở mặt trên cúa sàn ở gần chổ gối có thể không cần đặt thêm thép âm phía trên (tức là như dầm) là vì bức tường trên sàn liên kết với bức tường trên dầm (hướng vuông góc với nó) nên giúp giảm ứng suất kéo ở mặt trên của sàn tại đó, ngoài ra, nếu vị trí mép sàn gắn vào sàn không đủ độ cứng thì dải sàn chuyển dần dang sơ đồ dầm đơn giản, thì việc đặt thép fi16 ở giữa sẽ lại có thêm ý nghĩa.
                              Tóm lại là đặt tăng cường thép 2fi16 ở mặt dưới của sàn theo hướng trục tường.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: tường xây trên sàn

                                Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                                Tường xây trực tiếp lên sàn thì đặt thép fi16 vào đâu, ở trên hay ở dưới? các bác muốn trả lời đúng thì hãy hình dung nếu xây tường như vậy thì sàn bị nứt ở đâu rồi kết luận.
                                Đầu tiên, thường thấy là sàn sẽ nứt ở giữa sàn và đường nứt vuông góc với trục tường, như vậy ở dọc theo tường ở bên dưới phải có thép fi16 tăng cường (như ở nhịp của dầm vậy). Tuy nhiên, ở mặt trên cúa sàn ở gần chổ gối có thể không cần đặt thêm thép âm phía trên (tức là như dầm) là vì bức tường trên sàn liên kết với bức tường trên dầm (hướng vuông góc với nó) nên giúp giảm ứng suất kéo ở mặt trên của sàn tại đó, ngoài ra, nếu vị trí mép sàn gắn vào sàn không đủ độ cứng thì dải sàn chuyển dần dang sơ đồ dầm đơn giản, thì việc đặt thép fi16 ở giữa sẽ lại có thêm ý nghĩa.
                                Tóm lại là đặt tăng cường thép 2fi16 ở mặt dưới của sàn theo hướng trục tường.
                                Mình chẳng cần đặt 2 cây fi x chạy dọc tường làm gì cả. Thép sàn 2 phương và độ dày sàn phải được tính toán đầy đủ, nếu không chúng ta sẽ không kiểm soát được vết nứt do chịu lực của sàn!

                                Ghi chú

                                Working...
                                X