QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Nhân đang nói chuyện về ứng dụng PTHH trong slope stability analysis với một số bác bên mục phần mềm địa kỹ thuật, tôi xin được gửi lên đây một bài viết của tôi và GS. Fredlund đăng năm 2003 trong Canadian Geotechnical Journal. Bài này nói về ứng dụng của một phương pháp tìm kiếm tối ưu hóa (dynamic programming method) kết hợp với phân tích ứng suất sử dụng phần tử hữu hạn để tìm kiếm mặt trượt tới hạn đồng thời tính toán hệ số an toàn cho mặt trượt tìm được. Tóm tắt lại thì như sau:

    Hiện nay trong phân tích ổn định mái dốc, có 2 xu hướng chính được dùng như sau:

    1. Sử dụng các phương pháp cân bằng tĩnh trong điều kiện tới hạn (limit equilibrium methods - LEM hoặc còn có tên nữa là slice methods). Nếu sử dụng phương pháp này, người kỹ sư phải giả thiết trước vị trí và hình dạng mặt trượt. Sau đó viết các phương trình cân bằng tĩnh về lực và moment cho mặt trượt giả định. Mặt trượt có thể được chia nhỏ thành các slice với giả thiết là hệ số an toàn của các slice là như nhau. Các phương trình cân bằng lực và moment có thể được viết và giải cho từng slice. Sự tương tác giữa các slice với nhau được mô tả bởi các interslice forces.

    Phương pháp LEM khởi đầu từ Fellenius (hình như năm 36), sau đó phát triển thành slice methods bởi Bishop (1955). Sau Bishop, một loạt các anh tài khác nhảy vào cuộc như Janbu, Spencer, Sharma, Morgenstern-Price, Fredlund... Các phương pháp sau này chủ yếu phức tạp hóa mối quan hệ giữa các interslice force còn thì vẫn dựa trên nền là cân bằng tĩnh học. Nhưng phương pháp đầu tiên như Bishop hoặc Janbu's Simplified chỉ thỏa mãn một trong hai điểu kiện cân bằng tĩnh (i.e., hoặc là moment như Bishop, hoặc là lực như Janbu's Simplified). Có một điều lý thú là phương pháp của Bishop, dù ra đời đầu tiên và sử dụng những giả thiết khá sơ đẳng nhưng lại cho kết quả rất ấn tượng (không khác gì mấy so với những phương pháp phức tạp sau này như Morgenstern-Price hay GLE của Fredlund). Trong các phương pháp nêu trên Janbu's Simplified theo tôi là tệ nhất. Nếu các bác đọc kỹ sẽ thấy đồng chí này sử dụng một cái hệ số alpha huyền bí đến mức không ai hiểu nổi là bác ấy lấy từ đâu

    Hai hạn chế cơ bản của LEM là: (i) lờ tịt đi mối quan hệ ứng suất biến dạng của đất và (ii) kết quả tìm được phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của kỹ sư. Nên nhớ giải bài toán ổn định mái dốc bẳng LEM là một quá trình trial and error với giả thiết là vị trí và hình dạng mặt trượt phải được đưa vào từ đầu.

    2. Sử dụng phần tử hữu hạn để tìm kiếm mặt trượt tới hạn. Phương pháp này nếu so với LEM thì cũng như kiểu đem phượng hoàng mà so với quạ (ở đây đã có bác nào thấy chim phượng hoàng nó như thế nào chưa?). Sở dĩ nói vậy vì nếu sử dụng PTHH, các điều kiện cân bằng ứng suất, biến dạng liên tục, quan hệ ứng suất biến dạng đều được thỏa mãn. Nên nhớ một điều là các phương pháp LEM hoàn toàn không thỏa mãn điều kiện cân bằng ứng suất (chỉ là cân bằng lực). Quan hệ ứng suất biến dạng thì đối với LEM lại càng quá là xa xỉ (nói đúng hơn là LEM hoàn toàn lờ đi khoản biến dạng).

    Nếu như quan niệm rằng mặt trượt tiềm tàng là tập hợp những điểm có biến dạng cắt lớn tại đó tỷ số giữa cường độ chịu cắt và ứng suất cắt là nhỏ nhất thì việc sử dụng PTHH để tìm kiếm những điểm này là hoàn toàn khả thi. Hạn chế của PTHH đó là nếu như số liệu đầu vào không phản ánh trung thực sự ứng xử của đất thì kết quả biến dạng tính toán được là hoàn toàn vô nghĩa. Và đây chính là lý do chính cản trở sự ứng dụng rộng rãi của PTHH trong phân tích ổn định mái dốc. So với PTHH, LEM chỉ cần người dùng đưa vào những thông số hết sức dễ tìm như c, phi, gama là đảm bảo giải được kết quả.

    Phương pháp sử dụng dynamic programming nêu trong bài báo chủ yếu nhằm khắc phục các hạn chế của hai phương pháp nêu trên. Cụ thể như sau:

    Nếu so với LEM, thì dynamic programming khắc phục được cả 2 hạn chế đã nêu. Cụ thể là hệ số an toàn được tính toán từ ứng suất "thực" bằng PTHH chứ không phải bằng cân bằng tĩnh (tức là quan hệ ứng suất biến dạng được thỏa mãn). Quan trong hơn đó là không cần phải giả thiết trước vị trí và hình dạng của mặt trươt. Nói một cách khác, mặt trượt tìm ra bởi dynamic programming là duy nhất (unique).

    Nếu so với PTHH, hạn chế về số liệu đầu vào đã được khắc phục. Dù số liệu về modulus vẫn cần phải có khi phân tích nhưng giá trị modulus này không quá quan trọng (thậm chí có thể là hằng số) do dynamic programming không dựa trên trường biến dạng để tìm ra mặt trượt.

    Hiện nay code của chương trình đã được một công ty phần mềm địa kỹ thuật của Canada là Soilvision mua bản quyền để phát triển thương mại. Các bác có thể tham khảo thêm tại: www.svdynamic.com

    PS - Hết hơi gõ xong bài này thì mới nhận ra rằng cái file của mình quá to không upload lên được (khoảng hơn 1Mb gì đó) . Có bác admin hay mod nào đi ngang qua đây giúp hộ cái thì quí quá. Cũng
    mong được các bác thứ lỗi vì bài quá dài (đang sang chủ nhật chỗ tôi mà). Lần sau tôi sẽ khắc phục viết bài ngắn hơn.
    Last edited by Pham; 21-02-2005, 02:11 AM.

  • #2
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Nguyên văn bởi Pham
    Nhân đang nói chuyện về ứng dụng PTHH trong slope stability analysis với một số bác bên mục phần mềm địa kỹ thuật, tôi xin được gửi lên đây một bài viết của tôi và GS. Fredlund đăng năm 2003 trong Canadian Geotechnical Journal. Bài này nói về ứng dụng của một phương pháp tìm kiếm tối ưu hóa (dynamic programming method) kết hợp với phân tích ứng suất sử dụng phần tử hữu hạn để tìm kiếm mặt trượt tới hạn đồng thời tính toán hệ số an toàn cho mặt trượt tìm được. Tóm tắt lại thì như sau:

    Hiện nay trong phân tích ổn định mái dốc, có 2 xu hướng chính được dùng như sau:

    1. Sử dụng các phương pháp cân bằng tĩnh trong điều kiện tới hạn (limit equilibrium methods - LEM hoặc còn có tên nữa là slice methods). Nếu sử dụng phương pháp này, người kỹ sư phải giả thiết trước vị trí và hình dạng mặt trượt. Sau đó viết các phương trình cân bằng tĩnh về lực và moment cho mặt trượt giả định. Mặt trượt có thể được chia nhỏ thành các slice với giả thiết là hệ số an toàn của các slice là như nhau. Các phương trình cân bằng lực và moment có thể được viết và giải cho từng slice. Sự tương tác giữa các slice với nhau được mô tả bởi các interslice forces.

    Phương pháp LEM khởi đầu từ Fellenius (hình như năm 36), sau đó phát triển thành slice methods bởi Bishop (1955). Sau Bishop, một loạt các anh tài khác nhảy vào cuộc như Janbu, Spencer, Sharma, Morgenstern-Price, Fredlund... Các phương pháp sau này chủ yếu phức tạp hóa mối quan hệ giữa các interslice force còn thì vẫn dựa trên nền là cân bằng tĩnh học. Nhưng phương pháp đầu tiên như Bishop hoặc Janbu's Simplified chỉ thỏa mãn một trong hai điểu kiện cân bằng tĩnh (i.e., hoặc là moment như Bishop, hoặc là lực như Janbu's Simplified). Có một điều lý thú là phương pháp của Bishop, dù ra đời đầu tiên và sử dụng những giả thiết khá sơ đẳng nhưng lại cho kết quả rất ấn tượng (không khác gì mấy so với những phương pháp phức tạp sau này như Morgenstern-Price hay GLE của Fredlund). Trong các phương pháp nêu trên Janbu's Simplified theo tôi là tệ nhất. Nếu các bác đọc kỹ sẽ thấy đồng chí này sử dụng một cái hệ số alpha huyền bí đến mức không ai hiểu nổi là bác ấy lấy từ đâu

    Hai hạn chế cơ bản của LEM là: (i) lờ tịt đi mối quan hệ ứng suất biến dạng của đất và (ii) kết quả tìm được phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của kỹ sư. Nên nhớ giải bài toán ổn định mái dốc bẳng LEM là một quá trình trial and error với giả thiết là vị trí và hình dạng mặt trượt phải được đưa vào từ đầu.

    2. Sử dụng phần tử hữu hạn để tìm kiếm mặt trượt tới hạn. Phương pháp này nếu so với LEM thì cũng như kiểu đem phượng hoàng mà so với quạ (ở đây đã có bác nào thấy chim phượng hoàng nó như thế nào chưa?). Sở dĩ nói vậy vì nếu sử dụng PTHH, các điều kiện cân bằng ứng suất, biến dạng liên tục, quan hệ ứng suất biến dạng đều được thỏa mãn. Nên nhớ một điều là các phương pháp LEM hoàn toàn không thỏa mãn điều kiện cân bằng ứng suất (chỉ là cân bằng lực). Quan hệ ứng suất biến dạng thì đối với LEM lại càng quá là xa xỉ (nói đúng hơn là LEM hoàn toàn lờ đi khoản biến dạng).

    Nếu như quan niệm rằng mặt trượt tiềm tàng là tập hợp những điểm có biến dạng cắt lớn tại đó tỷ số giữa cường độ chịu cắt và ứng suất cắt là nhỏ nhất thì việc sử dụng PTHH để tìm kiếm những điểm này là hoàn toàn khả thi. Hạn chế của PTHH đó là nếu như số liệu đầu vào không phản ánh trung thực sự ứng xử của đất thì kết quả biến dạng tính toán được là hoàn toàn vô nghĩa. Và đây chính là lý do chính cản trở sự ứng dụng rộng rãi của PTHH trong phân tích ổn định mái dốc. So với PTHH, LEM chỉ cần người dùng đưa vào những thông số hết sức dễ tìm như c, phi, gama là đảm bảo giải được kết quả.

    Phương pháp sử dụng dynamic programming nêu trong bài báo chủ yếu nhằm khắc phục các hạn chế của hai phương pháp nêu trên. Cụ thể như sau:

    Nếu so với LEM, thì dynamic programming khắc phục được cả 2 hạn chế đã nêu. Cụ thể là hệ số an toàn được tính toán từ ứng suất "thực" bằng PTHH chứ không phải bằng cân bằng tĩnh (tức là quan hệ ứng suất biến dạng được thỏa mãn). Quan trong hơn đó là không cần phải giả thiết trước vị trí và hình dạng của mặt trươt. Nói một cách khác, mặt trượt tìm ra bởi dynamic programming là duy nhất (unique).

    Nếu so với PTHH, hạn chế về số liệu đầu vào đã được khắc phục. Dù số liệu về modulus vẫn cần phải có khi phân tích nhưng giá trị modulus này không quá quan trọng (thậm chí có thể là hằng số) do dynamic programming không dựa trên trường biến dạng để tìm ra mặt trượt.

    Hiện nay code của chương trình đã được một công ty phần mềm địa kỹ thuật của Canada là Soilvision mua bản quyền để phát triển thương mại. Các bác có thể tham khảo thêm tại: www.svdynamic.com

    PS - Hết hơi gõ xong bài này thì mới nhận ra rằng cái file của mình quá to không upload lên được (khoảng hơn 1Mb gì đó) . Có bác admin hay mod nào đi ngang qua đây giúp hộ cái thì quí quá. Cũng
    mong được các bác thứ lỗi vì bài quá dài (đang sang chủ nhật chỗ tôi mà). Lần sau tôi sẽ khắc phục viết bài ngắn hơn.
    Bài viết của anh rất đáng quan tâm đây là một ý tưởng tốt cho mọi người có điều kiện học thêm. Nếu có thể mong anh Upload lên bài báo đã đăng, nếu không up được thì anh upload nó vào FTP của kết cấu.com cũng được.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

      Nguyên văn bởi Pham

      Nói một cách khác, mặt trượt tìm ra bởi dynamic programming là duy nhất (unique).

      Nếu so với PTHH, hạn chế về số liệu đầu vào đã được khắc phục. Dù số liệu về modulus vẫn cần phải có khi phân tích nhưng giá trị modulus này không quá quan trọng (thậm chí có thể là hằng số) do dynamic programming không dựa trên trường biến dạng để tìm ra mặt trượt.
      Bác vẫn phải cần làm thí nghiệm.
      Đối với cát hay cuội, stress state dependency là có ý nghĩa, bác không thể cho nó là hằng số được. Giá trị của chúng còn phụ thuộc vào góc quay ứng suất chính nữa kia.
      Còn nhiều vấn đề lắm bác ơi.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

        Thế quái nào mà bác Toyota lại toàn nói đúng mới chim cú chứ Đùa chứ bác ơi, không những chỉ cát hay cuội có tính chất stress dependency đâu mà đất quái nào chẳng thế. Nếu muốn có solution ngon thì đương nhiên là phải làm thí nghiệm rồi. Ở đây tôi chỉ muốn so sánh dynamic programming với các phương pháp khác trên cơ sở phương pháp tính thôi chứ không bàn về qui trình cụ thể khi phân tích bài toán ổn định mái dốc thì phải làm những bước gì.

        Thực chất thì dynamic programming (DP) không quan tâm đến giá trị của E khi đưa vào. E có thể bằng hằng số (linear elastic) hay stress dependent (non-linear). Cái đó hoàn toàn là do người dùng thích thế nào thì chiều thế ấy thôi. Cái DP cần là một trường ứng suất (stress field) để nó dựa vào đó mà tìm ra được mặt trượt tới hạn. Thành thử nếu bác có số liệu ngon cho E thì càng quí, độ chính xác khi tìm kiếm càng cao. Còn nếu cấn quá chỉ có E=const. thôi chẳng hạn thì thằng DP ăn tạp nó cũng chẳng lấy vậy làm phiền bác ạ.

        Quên mất, cái địa chỉ fpt của nhà mình là gì bác casanova nhỉ?
        Last edited by Pham; 22-02-2005, 12:35 AM.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

          Các bác admins có biết chuyện gì xảy ra với cái password của fpt nhà mình không nhỉ? Em định upload một tài liệu lên đó mà không sao dzô được.

          Em dùng:

          user: pmxd
          pass: pmxd12345

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

            Để làm sinh động hơn em xin gửi bài sau. Các bác đọc sẽ rõ
            Attached Files
            Last edited by Luis; 02-01-2006, 02:39 PM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

              Hôm nay em mới đọc bài anh Phạm Hà viết hay quá. Học kì vừa rùi (9/2005-11/2005) thày Ngữ cũng đã cho lớp em xem 1 bài so sánh hệ số an toàn ổn định mái dốc tính theo 2 cách. Cách 1 dùng Slope, cách 2 dùng Plaxis.
              Qua bài của anh Phạm Hà, em mới hiểu thêm về việc dùng phần tử hữu hạn. Cảm ơn anh vì bài viết thú vị!
              "À vaincre sans péril, on trionphe sans gloire"
              Thày Vũ Công Ngữ dạy chúng em thế.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

                Đang loay hoay định cùng với sinh viên viết chuyên đề tổng quan về các phương pháp tính ổn định thì tìm được bài viết tại đường link phía dưới (cuối trang) về phương pháp tính ổn định mới theo lý thuyết xô cực tiểu trong LEM:

                http://sites.google.com/site/phungvi...ham/xut-bn-phm
                có mấy vấn đề vẫn còn băn khoăn, như thế này:
                Ở phần cơ sở lý thuyết để xác định nguyên lý cực trị thì phải giả thiết bài toán nghiên cứu là phá hoại hệ thống cơ học của vật thể cứng – dẻo là tường (cứng) và đất (dẻo). Đối với mái dốc là đất (dẻo) liệu khi đó việc xác định nguyên lý cực tiểu như trên có còn phù hợp không?
                không biết trao đổi với ai nên vào đây trao đổi với các bác. Không hiểu có bác nào có cao kiến về vấn đề trên không?

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

                  Phương pháp phân thỏi (limit equilibrium methods - LEM hoặc còn có tên nữa là slice methods) là phương pháp tính toán ổn định mái dốc ra đời sớm nhất. Khi mới ra đời các tác giả như Fellenius, Tezaghi, Tsugaev,…vv đã giả thiết bỏ hoàn toàn hoặc 1 phần lực tương tác giữa các thỏi. Sau đó, các tác giả khác chỉ xoay quanh vấn đề lực tương tác giữa các thỏi và để giải quyết vấn đề này họ đã phải đưa ra nhiều giả thiết khác nhau.
                  Phương pháp tính toán của Dr.Phan trường Giang dựa vào lý thuyết về lực xô cực tiểu để giải quyết vấn đề này. Qua đó đề xuất một phương pháp tính toán ổn định mái dốc mới.
                  Theo mình đây là phương pháp rất hay. Tuy nhiên mình còn băn khoăn như đã trao đổi trên.
                  Không biết các bác có chuyên môn sâu về vấn đề này có cao kiến gì k?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

                    Bài báo bàn về phương pháp tính toán ổn định mái dốc hay như thế này mà không có bác nào cùng bàn luận để phân tích chỗ sai chỗ đúng cái nhỉ. Không biết dạo này các cao thủ về địa kỹ thuật chạy đi đâu hết rồi không biết. Chán quá......

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

                      Bác giair thích cho dể hiêủ vđ này dc ko để moi ng cùng thaor luận?
                      Tôi nhảy cao hơn nhà cao tầng - Vì nhà cao tầng không thể nhảy.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

                        Nguyên văn bởi thanhkc
                        Cám ơn bác, ở đây có nhiều bài viết về lĩnh vực xi măng đất tôi đang quan tâm (tôi đang định làm luận văn thạc sỹ về vấn đề này) nhưng không Dowload được. Tôi đã gọi điện để liên hệ nhưng chưa được. Bác có thể giúp tôi copy mấy bài báo đó đuọc k?
                        Bác toanDF có thể giúp tôi copy mấy bài báo về xi măng đất được không. Tôi đã liên hệ qua điện thoại nhưng ko gọi được. Cám ơn Bác trước

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

                          các Bác thảo luận sổi nổi quá.. ngaòi 2 phầm mềm trên MODUL FEM trong Geo 5 --- cũng chỉ ra cách tính ổn định mái dốc ....












                          Thế giới phẳng
                          Chiếc lexus và cây ôliu
                          Chiến tranh tiền tệ
                          Science is sexy
                          ***GLOBE WARNING***

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

                            Đây là bài phân tích để thẩm tra một dự án tại Ba rịa Vũng Tàu. Dùng FEM để phân tích trường US rồi dùng trường US này để phân tích ổn định.



                            Đây là bài toán người thực việc thực.

                            nc. oanh
                            nc. oanh

                            Safety begins with team work

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

                              - Các bác cho em hỏi cơ sở lựa chọn chiều sâu cọc xi măng đất.
                              Trong Plaxis em mô hình cọc xi măng đất như thế này ổn không.
                              http://upnhanh.sieuthinhanh.com/user...jmot54771.jpeg
                              Last edited by baych44; 11-12-2009, 09:20 AM. Lý do: CHƯA CÓ HÌNH

                              Cảm ơn đã đọc bài viết .
                              Nơi cư ngụ : Q9- Tp.HCM

                              Ghi chú

                              Working...
                              X