QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giải đáp thắc mắc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giải đáp thắc mắc

    Giải đáp thắc mắc

    1. Hiệu lực của các Nghị định


    Điều 80. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
    1- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.
    Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó.
    2- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
    3- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
    4- Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực, thì áp dụng văn bản mới.

    Điều 56. Nghị quyết, nghị định của Chính phủ

    1- Nghị quyết của Chính phủ được ban hành để quyết định chính sách cụ thể về xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; bảo đảm thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; thực hiện chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo; quyết định chủ trương, chính sách cụ thể về ngân sách nhà nước, tiền tệ; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước, các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; các biện pháp chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; phê duyệt các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

    2- Nghị định của Chính phủ bao gồm :


    a) Nghị định quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ;
    b) Nghị định quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

    Điều 58. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

    1- Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; quy định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; quy định các biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề được Chính phủ giao.
    2- Chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định các biện pháp để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách trong việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của mình.
    3- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ được ban hành để hướng dẫn thực hiện những quy định được luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ giao thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

    Theo các quy định nêu trên thì các Quyết định do Bộ trưởng BXD ban hành còn còn hiệu lực khi các Nghị định 209/2004/NĐ-CP và 16/2005/NĐ-CP đã có hiệu lực

    2. Cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế

    Bộ trưởng không thể nào cấp chứng chỉ HN cho các KS và KTS toàn quốc được, bởi vậy BT sẽ uỷ quyền cho Giám đốc các SXD thực hiên. Tuy vậy, danh sách và phôi chứng chỉ , số CCHN đều do Bộ XD quản .

    Bộ đã quan tâm đến thắc mắc của anh HUY về các KTS và KS có hộ khẩu KT3.

    3. Nhà thầu chính giao cho nhà thầu phụ thực hiện như thế nào để khỏi bị coi là bán thầu

    Điều 46. Đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng
    1. Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu về thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính. Nhà thầu chính có thể ký hợp đồng để thực hiện công việc với một hoặc nhiều nhà thầu phụ. Khối lượng công việc do các nhà thầu phụ thực hiện không được vượt quá 30% khối lượng công việc của hợp đồng.

    Trong TT đang soạn thảo sẽ bổ sung thêm :

    a) Hợp đồng thầu phụ được ký kết trực tiếp giữa tổng thầu hoặc nhà thầu chính với một nhà thầu khác ( là nhà thầu phụ) để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.

    b) Hợp đồng thầu phụ áp dụng cho công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có khối lượng công việc mang tính chất đặc thù, chuyên ngành hoặc thuộc một lĩnh vực cụ thể mà tổng thầu, nhà thầu chính không đủ điều kiện để tự thực hiện.

    c) Nghiêm cấm việc nhà thầu giao thầu phụ toàn bộ các công việc hoặc phần công việc chủ yếu đã nhận thầu theo hợp đồng cho một hay nhiều nhà thầu khác.

    Xin cảm ơn các câu hỏi của các bạn

  • #2
    Ðề: Giải đáp thắc mắc

    Tôi nghe nói Bộ Xây dựng sắp ban hành Quyết định về định mức chi phí tư vấn mới thay cho QĐ15/BXD. Chi phí tư vấn sẽ tăng lên so với hiện nay không biết có đúng không?
    Xin bác Inspector giải đáp dùm.
    Thanks!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Công trình có vốn FDI áp dụng luật nảo?

      Trong Luật XD 2003 và các Nghị định mới ban hành hướng dẫn thi hành LXD, không có điều khoản nào bãi bỏ các nội dung về thủ tục đầu tư xây dựng công trình trong Luật Đầu tư nước ngoài tại VN cũng như trong các Nghị định hướng dẫn thi hành LĐTNNTVN. Vậy công trình có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay áp dụng Luật nào?(các thủ tục về thẩm định thiết kế, giấy phép xây dựng, nghiệm thu công trình, phân nhóm công trinh...hoàn toàn khác nhau giữa 2 luật )
      Đề nghị các bác giải thích giúp. Cám ơn nhiều!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Giải đáp thắc mắc

        Chao bac Inpector.
        Toi dang tham tra ho so thiet ke ky thuat - BVTC va co tranh cai voi CDT ve van de nghiem thu ho so thiet ke ky thuat - BVTC truoc hay sau khi tham tra. Nghi dinh 209/2001/ND-CP va ND 16/2005/ND-CP deu khong quy dinh ro rang, co thong tu nao huong dan ve viec tham tra ho so thiet ke ky thuat - BVTC khong?
        Cam on bac

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Giải đáp thắc mắc

          Chao bac Inpector.
          Toi dang tham tra ho so thiet ke ky thuat - BVTC va co tranh cai voi CDT ve van de nghiem thu ho so thiet ke ky thuat - BVTC giua CDT va Don vi thiet ke truoc hay sau khi tham tra; Neu co thay doi so voi thiet ke co so thi cac thu tuc voi So Xay dung (tham dinh ho so DATU - thiet ke co so) nhu the nao. Nghi dinh 209/2001/ND-CP va ND 16/2005/ND-CP deu khong quy dinh ro rang, co thong tu nao huong dan ve viec tham tra ho so thiet ke ky thuat - BVTC khong?
          Cam on bac.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Giải đáp thắc mắc

            Nguyên văn bởi nngiang.vn
            Chao bac Inpector.
            Toi dang tham tra ho so thiet ke ky thuat - BVTC va co tranh cai voi CDT ve van de nghiem thu ho so thiet ke ky thuat - BVTC giua CDT va Don vi thiet ke truoc hay sau khi tham tra; Neu co thay doi so voi thiet ke co so thi cac thu tuc voi So Xay dung (tham dinh ho so DATU - thiet ke co so) nhu the nao. Nghi dinh 209/2001/ND-CP va ND 16/2005/ND-CP deu khong quy dinh ro rang, co thong tu nao huong dan ve viec tham tra ho so thiet ke ky thuat - BVTC khong?
            Cam on bac.
            1.Nghiệm thu Hồ sơ thiết kế

            a) Việc nghiệm thu phải này phải được thực hiện trước khi thẩm định đối với thiết kế cơ sở và thuê tư vấn thẩm tra đối với thiết kế kỹ thuật.

            b) Sở dĩ phải thực hiện như vậy để nhà thầu thiết kế không thể chối bỏ sản phẩm của mình.

            2. Nội dung thẩm tra thiết kế kỹ thuật-thiết kế bản vẽ thi công

            a) Nội dung nào chủ đầu tư không thẩm định được thì thuê tư vấn không trực tiếp thiết kế công trình đó thẩm tra.

            b) Thẩm tra có nghĩa là kiểm tra lại

            3. Việc thay đổi thiết kế

            a) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công không được thay đổi so với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt. Bởi vậy không có từ " nếu"...

            b) Còn muốn thay đổi thiết kế toàn bộ thì xem Điều 17 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP

            Điều 17. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình
            1. Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp sau đây:
            a) Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế;
            b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.
            2. Trường hợp thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở được duyệt thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư được sửa đổi thiết kế. Những người sửa đổi thiết kế phải ký tên, chịu trách nhiệm về việc sửa đổi của mình.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Công trình có vốn FDI áp dụng luật nảo?

              Nguyên văn bởi hongkhoi
              Trong Luật XD 2003 và các Nghị định mới ban hành hướng dẫn thi hành LXD, không có điều khoản nào bãi bỏ các nội dung về thủ tục đầu tư xây dựng công trình trong Luật Đầu tư nước ngoài tại VN cũng như trong các Nghị định hướng dẫn thi hành LĐTNNTVN. Vậy công trình có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay áp dụng Luật nào?(các thủ tục về thẩm định thiết kế, giấy phép xây dựng, nghiệm thu công trình, phân nhóm công trinh...hoàn toàn khác nhau giữa 2 luật )
              Đề nghị các bác giải thích giúp. Cám ơn nhiều!
              Hướng dẫn thực hiện TT 16/2000 cua BXD ngay 20/11/2000 va Luat Xay Dung nam 2003

              ---------------------------------------------------------------------


              1. Hướng dẫn chung

              a) Theo quy định tại Điều 114 của Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ ( sau đây gọi tắt là Nghị định 24/2000/NĐ-CP), các Thông tư 16/2000/TT-BXD ngày 11/12/2000 ( sau đây gọi tắt là Thông tư 16/2000/TT-BXD) của Bộ Xây dựng về “ Hướng dẫn việc quản lý xây dựng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và quản lý các nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng và tư vấn xây dựng công trình tại Việt Nam”, Thông tư số 05/2004/TT-BXD ngày 15/9/2004 ( sau đây gọi tắt là Thông tư 05/2004/TT-BXD) của Bộ Xây dựng về “Hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam” thì việc quản lý xây dựng các công trình có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm :

              - Thẩm định về qui hoạch, kiến trúc công trình xây dựng;

              - Thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình;

              - Kiểm tra việc thực hiện đấu thầu trong xây dựng;

              - Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

              b) Nội dung thẩm định về qui hoạch, kiến trúc công trình xây dựng; thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình; kiểm tra việc thực hiện đấu thầu trong xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 phần I của Thông tư 16/2000/TT-BXD.

              2. Về quản lý chất lượng công trình xây dựng

              a) Trách nhiệm đảm bảo chất lượng công trình xây dựng :

              - Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về việc đảm bảo chất lượng xây dựng công trình, an toàn và ổn định công trình, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường trong thời kỳ xây dựng công trình cũng như trong suốt thời gian sử dụng công trình.

              - Tổ chức khảo sát, thiết kế, nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật Việt Nam về phần công việc và sản phẩm của mình liên quan đến chất lượng công trình.

              b) Chất lượng công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả đối với công trình trong KCN, công trình thuộc hợp đồng BOT, BTO, BT) được quản lý và thực hiện theo qui định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Riêng đối với công trình xây dựng thuộc hợp đồng BOT, BTO, BT cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT phải tổ chức bộ phận chuyên môn của mình tham gia giám sát việc thi công, nghiệm thu chất lượng công trình trong quá trình xây dựng và nghiệm thu hoàn thành xây dựng đưa công trình vào sử dụng.

              Theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”, do đó áp dụng Nghị định 209/2004/NĐ-CP mà không áp dụng Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 17 /2000/QĐ-BXD ngày 02/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng nữa.

              c) Khi kết thúc xây dựng công trình (đã tổ chức nghiệm thu đưa công trình hoàn thành vào sử dụng), nhà đầu tư báo cáo cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế (được qui định tại điểm 2.2.1 Thông tư 16/2000/TT-BXD). Báo cáo được lập theo mẫu qui định tại phụ lục số 4 của Thông tư 16/2000/TT-BXD. Sau khi thực hiện việc báo cáo đó, nhà đầu tư được phép đưa công trình vào sử dụng. Nhà đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung mình báo cáo. Trường hợp cần thiết cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế tiến hành kiểm tra công trình; nếu phát hiện có vi phạm thiết kế đã được thẩm định hoặc các qui định về xây dựng sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật.

              d) Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng, đưa toàn bộ công trình vào sử dụng, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ hoàn thành xây dựng công trình theo qui định của Nhà nước về lưu trữ hồ sơ tài liệu.

              3. Về nghiệm thu các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ tháng 9/2000 đến nay

              Các khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định như sau:

              “ 1- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.
              Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó.

              3- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

              4- Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực, thì áp dụng văn bản mới.”

              a) Theo các quy định này, thì tùy thời gian hiệu lực của các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng mà công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và cho công tác nghiệm thu công trình xây dựng nói riêng được áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

              - Từ ngày 01/9/2000 đến ngày14/8/2003 thì áp dụng Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 17/2000/QĐ-BXD ngày 02/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

              - Từ ngày 15/8/2003 đến ngày 04/01/2005 thì áp dụng Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 18 /2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

              - Từ ngày 05/01/2005 đến nay thì áp dụng Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

              b) Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng được lập theo các mẫu phụ lục của các văn bản quy phạm pháp luật đã nêu trên tùy theo thời điểm nghiệm thu công trình .

              c) Việc kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư do các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có thể theo định kỳ hoặc đột xuất, đặc biệt cần kiểm tra vào thời điểm trước khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu. Kết quả kiểm tra hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng giai đoạn xây lắp , hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình phải được thể hiện bằng văn bản riêng, theo mẫu phụ lục 19 của Quy định 18/2003/QĐ-BXD và mẫu phụ lục 3 Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng”.

              d) Đối tượng các công trình mà cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm tra cũng tùy thuộc vào thời điểm áp dụng các văn bản nêu trên cụ thể như sau:

              - Từ ngày 01/9/2000 đến ngày 14/8/2005 thì đối tượng công trình phải kiểm tra là các công trình thuộc danh mục được quy định tại khoản 1 Điều 8 của Quy định 18/2003/QĐ-BXD.

              - Từ ngày 15/8/2005 thì đối tượng công trình phải kiểm tra là mọi công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do địa phương quản lý.

              c) Cũng theo quy định đã nêu tại mục 2 của văn bản này “Trường hợp cần thiết cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế tiến hành kiểm tra công trình; nếu phát hiện có vi phạm thiết kế đã được thẩm định hoặc các qui định về xây dựng sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật."

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Giải đáp thắc mắc

                Chú cho cháu hỏi một vài vấn đề đang vướng mắc như sau

                1. Theo luật XD 2003 và các nghị định hướng dẫn; chia các dự án đầu tư bằng vốn Nhà nước ra làm 02 loại theo quy mô, quy mô lớn thì lập Dự án đầu tư, quy mô nhỏ hơn (chẳng hạn theo TT08 với công trình... dưới 5 tỷ) thì lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật; Vậy trong trường hợp các sản phẩm rất nhỏ (chẳng hạn dưới 100 triệu đồng hay chỉ làm cái bể nước nhỏ nhỏ khoảng 10 triệu) có phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật với đầy đủ các mục rồi lại thẩm định phê duyệt hay không ?

                2. Với hình thức tự thực hiện (tự thi công xây dựng) chủ đầu tư có bị mất quyền tự giám sát thi công không?

                3. Hiện tại nếu tổ chức đấu thầu tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán thì cơ quan tư vấn đã lập Dự án đầu tư có được tham gia dự thầu không (cái này trong luật đấu thầu cấm nhưng lại cho 3 năm ân hạn????)

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Giải đáp thắc mắc

                  Nguyên văn bởi dngduc
                  Chú cho cháu hỏi một vài vấn đề đang vướng mắc như sau

                  1. Theo luật XD 2003 và các nghị định hướng dẫn; chia các dự án đầu tư bằng vốn Nhà nước ra làm 02 loại theo quy mô, quy mô lớn thì lập Dự án đầu tư, quy mô nhỏ hơn (chẳng hạn theo TT08 với công trình... dưới 5 tỷ) thì lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật; Vậy trong trường hợp các sản phẩm rất nhỏ (chẳng hạn dưới 100 triệu đồng hay chỉ làm cái bể nước nhỏ nhỏ khoảng 10 triệu) có phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật với đầy đủ các mục rồi lại thẩm định phê duyệt hay không ?

                  Cứ dưới 5-7tỷ đồng theo quy định đối với từng loại dự án thì đều phải làm Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng, cho dù chỉ 5-10 triệu đồng

                  2. Với hình thức tự thực hiện (tự thi công xây dựng) chủ đầu tư có bị mất quyền tự giám sát thi công không?

                  Chủ đầu tư đều phải thực hiện nghĩa vụ giám sát sát thi công xây dưng. Khi không có đủ điều kiện năng lực theo quy định thì phải thuê tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực được quy định tại Điều 62 của Nghị định 1/2005/NĐ-CP.Tóm lại, Chủ đầu tư chỉ được tự thực hiện Giám sát thi công xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực được quy định tại Điều 62 của Nghị định 1/2005/NĐ-CP

                  3. Hiện tại nếu tổ chức đấu thầu tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán thì cơ quan tư vấn đã lập Dự án đầu tư có được tham gia dự thầu không (cái này trong luật đấu thầu cấm nhưng lại cho 3 năm ân hạn????)
                  Bình thường với thiết kế 1 bước hoặc 2 bước thì nhà thầu thiết kế lập thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công luôn
                  Đối với thiết kế 3 bước thì nhà thầu thiết kế lập thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật,còn thiết kế bản vẽ thi công do nhà thầu thi công xây dựng lập.
                  Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng chưa chắc đã là nhà thầu lập thiết kế cơ sở vì hai nhà thầu có điều kiện năng lực khác nhạu Bởi vậy khi lập dự án đầu tư xây dựng rất có thể có cả hai nhà thầu : tư vấn vấn thiết kế và tư vấn llập dự án đầu tư xây dựng

                  Ghi chú

                  Working...
                  X