QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mong các anh giúp đở!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mong các anh giúp đở!

    Em có một số vấn đề sau,mong các anh và các đồng nghiệp tư vấn và giúp em với:
    Kiểm tra khôí lượng cốt thép và bê tông trong các bản vẽ trước khi đi giám sát một cách chính xác và nhanh nhất.Đặc biệt là các nhà chung cư cao tầng và các office building. Em cũng tính nhưng mà theo kiểu nông dân thuần chủng cho nên lâu quá.Em rất cảm ơn các anh chị và đồng nghiệp.

  • #2
    Ðề: Mong các anh giúp đở!

    việc kiểm tra đã có Tổng Công Ty XÂy Dựng Số 1 làm rồi ; người giám sát thi công làm đúng bản vẽ thiết kế là được ; nếu anh muốn kiểm tra ; mà anh không phải là người thiết kế công trình đó thì anh phải liên hệ người thiết kế họ sẽ cung cấp thuyết minh tính toán và file SAP tính công trình đó ; từ đó anh cho file sap chạy và lấy nội lực ; anh phải lập công thức tính thép bằng exeo và từ đó lấy nội lực và exeo tự động tính ra diện tích thép và anh sẻ kiểm tra thép tại tiết diện anh cần ; thông thường không thể kiểm tra hết được ; cần có kinh nghiệm kiểm tra nơi nghi ngờ nguy hiễm; theo em thi tai chổ mấy dầm conson; dầm có nhịp lớn ; và các nut liên kết;va nhieu thu lam ; neu anh la nguoi thiet ke thi anh se kiem tra lai qua trinh nhap tai trong trong sap va kien thuc ve tinh toan nha cao tang ; ----

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Mong các anh giúp đở!

      Hehe, ông Minh này, TCTXD Số 1 làm gì ở đây thế.
      Em nó chỉ kiểm tra khối lượng chứ có thẩm định thiết kế đâu mà khó thể nhỉ. Mà khối lượng do thi công họ bóc chứ giám sát phải kiểm tra làm gì. Giám sát chỉ bắt họ làm cho đúng thiết kế và liên hệ thiết kế, giám sát tác giả, để xác nhận chỗ nghi ngờ thôi chứ. Hay chú em đang lo bóc để mua vật tư?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Mong các anh giúp đở!

        Cách đơn giản để theo dõi khối lượng là bạn hãy xem dự toán và đối chiếu với khối lượng mà bên thi công đã tính trong quá trình thi công...Có đầy đủ chi tiết và cách tính đó.Chắc bác này cần kiểm tra để ký thanh toán khối lượng từng đợt chứ gì...

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Mong các anh giúp đở!

          Nguyên văn bởi tuananhcdc
          Khó đấy! .
          Mình xin góp ý tham khảo thôi chứ không chính xác được. Cách như sau:
          Nhà cao tầng thường thì các sàn, tầng có sự lặp lại. Vậy bạn nên kiểm soát khối lượng cốt thép, bê tông cho một tầng điển hình để đơn giản hơn.
          Về khối lượng cốt thép nên quản lý theo hai loại: Đường kính <18 và >18 ( Để so sánh với dự toán xem có đúng không?)
          Về cốt thép sàn, dầm, cột cho một tầng theo kinh nghiệm của mình bạn tính như sau ( chỉ áp dụng khi chưa có thiết kế KT hoặc BVTC):
          + Cấu kiện sàn: ~150-250kg/m3 bê tông.
          + Cấu kiện cột: ~250-400kg/m3 bê tông.
          + Cấu kiện dầm: ~250-350kg/m3.
          Bê tông thì tự nhân theo kích thước của một sàn.! :
          Bạn tuananhcdc,
          Các con số về hàm lượng cốt thép của bạn trong BTCT quá lớn, thông thường tôi chỉ dùng 100kg cốt thép / m3 bê-tông. Bạn có thể post lên môt bản vẻ của bạn xem (như cột, dầm và sàn...), cho biết mác bê-tông và thép. Có thể là bạn tính theo chiều cao tối thiểu (h min).

          Ngoài ra các bạn khác, có bạn nào đã đạt trên 120kg thép/m3 thì cũng nên góp ý kiến, để chúng ta xem cách thiết kế nào kinh tế !

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Mong các anh giúp đở!

            Tôi xin phép được tham gia về đề tài này nhưng theo khía cạnh khác nhé. Các bác có thể biết làm sao mà kiểm tra về chất lượng của thép.(đường kính chẳng hạn). Chẳng nhẽ ông tư vấn nảo ra công trường cũng mang theo cái thước kẹp ah).
            Còn khối lượng thì như các bác đã nói ta có thể sủ dụng dự toán được duyệt. Nhưng nhắc đồng chí Quehuong77 nhé. Dự toán có thể sai. Nên theo tôi khi ký hồ sơ nghiệm thu thanh toán khối lượng theo dai đoạn hay nghiệm thu khối lượng hoàn thành đồng chí nên sử dụng tổng hợp các cách tính. Đôi khi cũng phải nông dân như đồng chí nói. Tiền của nhà nước đấy các đồng chí phải cận thận.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Mong các anh giúp đở!

              Nguyên văn bởi tuananh7775
              Tôi xin phép được tham gia về đề tài này nhưng theo khía cạnh khác nhé. Các bác có thể biết làm sao mà kiểm tra về chất lượng của thép.(đường kính chẳng hạn). Chẳng nhẽ ông tư vấn nảo ra công trường cũng mang theo cái thước kẹp ah).
              Còn khối lượng thì như các bác đã nói ta có thể sủ dụng dự toán được duyệt. Nhưng nhắc đồng chí Quehuong77 nhé. Dự toán có thể sai. Nên theo tôi khi ký hồ sơ nghiệm thu thanh toán khối lượng theo dai đoạn hay nghiệm thu khối lượng hoàn thành đồng chí nên sử dụng tổng hợp các cách tính. Đôi khi cũng phải nông dân như đồng chí nói. Tiền của nhà nước đấy các đồng chí phải cận thận.
              Về chất lượng cuả thép, bạn lấy một mẫu đem về, thông thường bạn cọ nó vào thép mềm hơn, thép mềm sẽ bị trầy và có dấu, còn về đường kính, thì phải xách theo thước pied à coulisse.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Mong các anh giúp đở!

                To bác Thụ: con số về khối lượng thép như trên của tuananh là hơi "chắc" một tí, nó hợp với nhà nhiều tầng.
                Tuy nhiên, xét về mác thép, ở VN chỉ có cường độ là 27000kgf/cm2, không phải là 3900kgf/cm2, hay 4200kgf/cm2 như ở một số nước khác.
                Nên khi tính cho công trình chịu tải lớn, hàm lượng cốt thép vọt lên cao.
                Một sự lãng phí không biết nguyên nhân từ đâu ??? hhaahah, bao nhiêu người nhìn thấy? TCVN = GOST?

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Mong các anh giúp đở!

                  Nguyên văn bởi XUAN THUY
                  To bác Thụ: con số về khối lượng thép như trên của tuananh là hơi "chắc" một tí, nó hợp với nhà nhiều tầng.
                  Tuy nhiên, xét về mác thép, ở VN chỉ có cường độ là 27000kgf/cm2, không phải là 3900kgf/cm2, hay 4200kgf/cm2 như ở một số nước khác.
                  Nên khi tính cho công trình chịu tải lớn, hàm lượng cốt thép vọt lên cao.
                  Một sự lãng phí không biết nguyên nhân từ đâu ??? hhaahah, bao nhiêu người nhìn thấy? TCVN = GOST?
                  Vậy XUAN THUY có thể post bản vẻ cốt thép lên xem thử không, để tôi xem thử là tại tiêu chuẩn hay là tại concept (quan niệm). Bỉ, Lục xâm Bảo, Pháp, Ðức toàn là những xứ sản xuất thép, họ có quặngmỏ đầy đủ, mà còn tiết kiệm thép, tất cả điều kiện sách chỉ dự đoán 90-120kg/m3 mà thôi.

                  Nếu ta cứ tính theo chiều cao tối thiểu (Hu) với phương pháp bê-tông trạng thái giới hạn (BAEL) thì Hu thấp cho nên hàm lượng thép cao.

                  Do đó, khi tôi tính bê-tông, tôi dùng Hu kinh tế :
                  Hu = 0.244 căn số bậc hai của (M/b)
                  Dù với thép xấu Ra = 2200kgf/cm², lương thép vẫn thấp như thường.
                  Bơ"i vậy tôi có nói là các bạn nên nghiên cứu một phương pháp thiết kê cho kinh tê.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Mong các anh giúp đở!

                    Nguyên văn bởi XUAN THUY
                    To bác Thụ: con số về khối lượng thép như trên của tuananh là hơi "chắc" một tí, nó hợp với nhà nhiều tầng.
                    Tuy nhiên, xét về mác thép, ở VN chỉ có cường độ là 27000kgf/cm2, không phải là 3900kgf/cm2, hay 4200kgf/cm2 như ở một số nước khác.
                    Nên khi tính cho công trình chịu tải lớn, hàm lượng cốt thép vọt lên cao.
                    Một sự lãng phí không biết nguyên nhân từ đâu ??? hhaahah, bao nhiêu người nhìn thấy? TCVN = GOST?
                    Bác Thủy nói sao vậy, TCVN có mác thép CI, CII, CII tương đương với AI, AII, AIII chứ sao lại không có.
                    Hiện nay ở VN thép Việt Nhật đáp ứng được Tiêu chuẩn JS và ASTM.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Mong các anh giúp đở!

                      Nguyên văn bởi tuananhcdc
                      em xin nêu ví dụ ngắn thôi để bác xem nhé:
                      Vơi cấu kiện cột:
                      Kích thước 100cmx100cm
                      Hàm lượng cốt thép cột: 3.5%
                      Dùng cốt thép chịu lực bố trí: D25.
                      Cốt đai: cốt kép: 12a100 và a100
                      Vậy 1m3 bê tông cần ~310Kg thép đấy.
                      Còn nếu tính theo ACI hoặc BS hàm lượng max:6% thì cốt thép còn nhiều hơn.
                      Con số 3.5% về hàm lượng cột với kết cấu nhà cao tầng có tải trọng động đất là bình thường thôi. còn nếu động đất cấp 8 có khi phải bố trí lên 4.5%.
                      Vậy xin bạn cho biết thêm :
                      1) Nội lực M, N, T là bao nhiêu?
                      2) Mác bê-tông, thép.
                      3) Có bản vẽ tiết diện cột này không?
                      4) Ơ" VN, khi tính động đất thì ở VN có bao nhiêu vùng động đất,
                      trị số gia-tốc là bao nhiêu cho mối vùng? Và vùng bạn đang thiết kế?
                      Theo tôi nghĩ, ở VN làm gì có động đất cấp 8? Nếu TCVN dự trù điều này thì chắc là chính phủ muốn quăng tiền ra cửa sổ.
                      Ngoài ra, cho hàm lượng thép quá nhiều trong bê-tông là điều không tôt.
                      Con số mà tôi đã đạt tới là 2% (tỉ số giữa tiết diện thép dọc và bê-tông), mà đó là vì ông chủ tôi (cũng là thằng bạn học cùng khóa tại Liège) đã quan niệm sai khi cho dầm chính chịu sự vặn (torsion), bê-tông không chiụ torsion tốt và tôi đã dồn xuống tảitrọng này vào các cột bên dưới (thêm Moment ) và đó là lý do duy nhất đã đưa đến tỉ số này.
                      Nêu đã lỡ dự trù tiết diện bé, và không thể nào thay đổi, dù phép tính đòi ho"i nhiều hơn, thì tôi có thể hiểu được. Nhưng dù sao đã thấy trước có thê" là quan niệm không khéo lúc ban đầu khi thiết kế.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Mong các anh giúp đở!

                        Nguyên văn bởi hiencons
                        Bác Thủy nói sao vậy, TCVN có mác thép CI, CII, CII tương đương với AI, AII, AIII chứ sao lại không có.
                        Hiện nay ở VN thép Việt Nhật đáp ứng được Tiêu chuẩn JS và ASTM.
                        Òh, tui cũng thấy trong tiêu chuẩn có nói, nhưng ở công trình sao ít ai ứng dụng, nhà sản xuất thép Việt Nam cũng chỉ phổ biến AII/CII(2700kgf/cm2), ít ai thiết kế với AIII/CIII.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Mong các anh giúp đở!

                          Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
                          Vậy XUAN THUY có thể post bản vẻ cốt thép lên xem thử không, để tôi xem thử là tại tiêu chuẩn hay là tại concept (quan niệm). Bỉ, Lục xâm Bảo, Pháp, Ðức toàn là những xứ sản xuất thép, họ có quặngmỏ đầy đủ, mà còn tiết kiệm thép, tất cả điều kiện sách chỉ dự đoán 90-120kg/m3 mà thôi.

                          Nếu ta cứ tính theo chiều cao tối thiểu (Hu) với phương pháp bê-tông trạng thái giới hạn (BAEL) thì Hu thấp cho nên hàm lượng thép cao.

                          Do đó, khi tôi tính bê-tông, tôi dùng Hu kinh tế :
                          Hu = 0.244 căn số bậc hai của (M/b)
                          Dù với thép xấu Ra = 2200kgf/cm², lương thép vẫn thấp như thường.
                          Bơ"i vậy tôi có nói là các bạn nên nghiên cứu một phương pháp thiết kê cho kinh tê.

                          To Bác Thụ: gửi kèm là một bộ bản vẽ nhà lưu trú cho công nhân 5 tầng, kết cấu khung nhịp ngắn và được thiết kế ở mức "tiết kiệm nhất" do nhà thầu thi công thiết kế, chủ đầu tư tư nhân.
                          Đã sử dụng BT mác 250 kG/cm2, cốt thép 2700kG/cm2 (Thông thường hay sử dụng BT mác 200 kG/cm2, cốt thép 2700kG/cm2).

                          Nếu cũng nhà này mà giao cho các công ty chuyên thiết kế (nhà nước), thì để "ngủ ngon", lượng thép cũng phải tăng lên 10-15%, nếu là công trình của Nhà nước thì phải tăng lên nữa mới chắc ăn.
                          (Hehehe, vì biết đâu nhà thầu thi công và/hoặc chủ đầu tư và/hoặc giám sát thông đồng rút bớt thép hoặc thi công không đảm bảo thì thiết kế vẫn "vô sự"... Hơi tiêu cực nhưng mà thực tế vẫn xảy ra như thế).

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Mong các anh giúp đở!

                            File đính kèm
                            Attached Files

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Mong các anh giúp đở!

                              Nguyên văn bởi XUAN THUY
                              File đính kèm
                              Tôi đã tính thử cho cột C1 như sau (nếu dữ liệu nhập vào không đúng xin bạn chỉnh lại) :
                              R'b = 60kg/cm² (ứng suất tối đa của bê-tông)
                              Ra = 1400kg/cm² (ứng suất tối đa của thép)
                              B = 30cm
                              H = 40cm
                              Bảo vệ : 3cm
                              M = 625kgm
                              N = 72.000kg
                              Kết quả :
                              Ứng suất làm việc của bê-tông : 46kg/cm²
                              Ứng suất làm việc của thép : 681 kg/cm²
                              Tiết diện thép kéo A = tiết diện thép nén A ' = 18,36cm²
                              Do đó chỉ cần 8 phi 25 là đủ. (thay vì 12 phi 25)

                              Ghi chú

                              Working...
                              X