QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mong các anh giúp đở!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Mong các anh giúp đở!

    Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
    Tôi đã tính thử cho cột C1 như sau (nếu dữ liệu nhập vào không đúng xin bạn chỉnh lại) :
    R'b = 60kg/cm² (ứng suất tối đa của bê-tông)
    Ra = 1400kg/cm² (ứng suất tối đa của thép)
    B = 30cm
    H = 40cm
    Bảo vệ : 3cm
    M = 625kgm
    N = 72.000kg
    Kết quả :
    Ứng suất làm việc của bê-tông : 46kg/cm²
    Ứng suất làm việc của thép : 681 kg/cm²
    Tiết diện thép kéo A = tiết diện thép nén A ' = 18,36cm²
    Do đó chỉ cần 8 phi 25 là đủ. (thay vì 12 phi 25)
    Theo cháu Nội lực đầu vào đối với cột 30x40 là hơi bé. Tính theo TCVN chỉ ra cấu tạo 4 phi 16. Tức là hoặc nội lực tính ra hơi bé hoặc chọn tiết diện cột hơi to. Cháu chưa xem bản vẽ nhưng với nhà 5 tầng khẩu độ bình thường thì N=72000kg và M=625kgm(chắc chưa tính gió) là hơi bé. Ở VN có lẽ lãng phí nhất theo cháu là thép sàn,dầm, chứ cột thì nhiều khi an toằn vẫn hơn. Một phần cũng do thi công kém nên mọi người đều đặt an toằn lên 1 chút, đúng là nghèo càng nghèo hơn
    P/S: Cháu đã xem bản vẽ. Theo cảm nhận ban đầu thì cột C1 đặt nhiều hơn hẳn C2 là không hợp lý(thép C2 hơi ít còn C1 hơi nhiều). Thép sàn có vẻ tiết kiệm, thép dầm bố trí không hợp lý lắm vì B=25cm đặt 4 cây thép phi 18 1 hàng chạy suốt. Bác Thụ có thể so sánh một công trình tương tự bên bác có được không ạ. Xin cám ơn bác trước
    Last edited by Nakatomi; 23-06-2005, 06:11 PM.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Mong các anh giúp đở!

      Ý cháu muốn nói đến một điểm là ở Việt nam, người thiết kế thường theo tiêu chuẩn TCVN, theo một "quán tính" nào đó, từ trước đến nay chỉ dùng thép AII (2700kG/cm2) và mác bê tông M200 để tính toán kết cấu, trong khi những nước khác họ dùng thép và bê tông với mác cao hơn.
      Như vậy, nếu cùng một trị số ước lệ cho trước về mức độ an toàn cho cùng một kết cấu, thì (1) hoặc là ta tiết kiệm được thép (Vd: 3300/2700)=20% hoặc là, đại khái, ta tăng mức độ an toàn của công trình lên 20%. Cùng một lượng vật liệu thép, nếu luyện được phôi 3300kG/cm2 ắt hẳn là kinh tế hơn phôi 2700kG/cm2.

      Còn về công trình cụ thể, thì nói chung dao động tùy người thiết kế. Cháu cũng thấy nhiều công trình do nước ngoài thiết kế ở Việt nam, họ dùng thép mác cao nhưng lượng dùng thép cũng vẫn lớn hơn.

      Riêng đối với công trình nói trên, so với đơn vị chuyên thiết kế ở Việt nam thì nó đã "tiết kiệm" rồi. Tại cách lấy tĩnh tải hoạt tải khác nhau dẫn đến nội lực khác nhau. Dù sao công trình ở Việt Nam vẫn hay hư hỏng hơn ở nước ngoài đấy chứ...

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Mong các anh giúp đở!

        Nguyên văn bởi Nakatomi
        Theo cháu Nội lực đầu vào đối với cột 30x40 là hơi bé. Tính theo TCVN chỉ ra cấu tạo 4 phi 16. Tức là hoặc nội lực tính ra hơi bé hoặc chọn tiết diện cột hơi to. Cháu chưa xem bản vẽ nhưng với nhà 5 tầng khẩu độ bình thường thì N=72000kg và M=625kgm(chắc chưa tính gió) là hơi bé. Ở VN có lẽ lãng phí nhất theo cháu là thép sàn,dầm, chứ cột thì nhiều khi an toằn vẫn hơn. Một phần cũng do thi công kém nên mọi người đều đặt an toằn lên 1 chút, đúng là nghèo càng nghèo hơn
        P/S: Cháu đã xem bản vẽ. Theo cảm nhận ban đầu thì cột C1 đặt nhiều hơn hẳn C2 là không hợp lý(thép C2 hơi ít còn C1 hơi nhiều). Thép sàn có vẻ tiết kiệm, thép dầm bố trí không hợp lý lắm vì B=25cm đặt 4 cây thép phi 18 1 hàng chạy suốt. Bác Thụ có thể so sánh một công trình tương tự bên bác có được không ạ. Xin cám ơn bác trước
        Ðiều cần là xem những quan niệm thiết kế của các bạn ở VN, nó có thê" dâ'n đến phí phạm .
        Vì XUANTHUY đã đưa bản vẽ thì chắc là XUANTHUY đã có nội lực, những nôi lực tôi đầu vào là có tính đủ (theo tiêu chuẩn Âu-châu, Bỉ quoc) nhưng tính sơ sài, nhưng tác giả XUANTHUY có thể chỉnh lại .
        Quên nói với các bạn, ở Bỉ xưa, các nội lực đầu vào, các bạn còn nhân thêm với hệ số an-toàn nữa đấy.


        Tôi thấy có những điểm cần lưu ý :
        1) Vơi cột nên dùng phương pháp tính cốt thép đối xứng : vừa dễ thi công, thơ không lộn chiều, mà lượng thép ít (nếu không cứ mỗi chiều gió lại phải đặt A max (bên ngoài) hay A ' max (bên trong) cho nên tổng công lương thép cao hơn .
        2) Nên dùng phi nhỏ, vì các thanh chịu kéo phải được nối 40 phi sau mạch ngưng, các bạn tưởng tưởng, nếu mỗi tầng cao 3m, phi 40 có chieu dài mối nối là 160cm (hơn phân nửa một tầng nhà ) . Có một lần tôi phải nối phi 40, thầu bắt buộc phải dùng những thanh phi 40 cho 2 tầng môt lượt, và khó uốn cong, nó đã lòi ra khỏi sàn bê-tông bên trên .
        Hai nư'a trong đoạn nối, ta có 2 lần tiết diện thép, bê-tông khó len lõi vao các kẽ hở để bảo đảm chức năng bám dính, vì đó tôi có nói là không tôt (về phương diện sức chịu).
        3) Sàn tối thiểu là 12cm (vì lý do PCCC), như XUANTHUY thiết kế 8cm, trư ra 2 lớp bảo vệ trên và dưới, ta còn 8 - 2 x 2.5cm = 3cm, có nghĩa la hai mãng lưới thép trên và dưới đụng nhau, nên tránh, phải đặt thép sao cho trong công trình có nhiều bê-tông hơn thép và tránh thép nhiêu hơn bê-tông (như trong kết cấu hỗn hợp thép-bê tông) .

        Chăc bản vẽ này là công trình đầu tiên của XUANTHUY nên có chút sơ sot . Nhưng cũng đã khá lắm rồi, vì lượng thép chưa đến 200-400kg/m³ (vưa hơn 120kg/m³ cũng không nhiều lắm) .

        Vê kỹ thuật vẽ, các bản vẽ ngành xây dựng (cho nhà cửa...) thường là măt cắt (cao hơn sàn chừng 1 vài phân), và nhìn lên trên . Do đó khi ta vẽ sàn từng 1 thì cột, tường là ở từng trệt (0), sàn lầu 1 nhìn từ dươi lên nên các dầm bằng đường liên tục, các màn, tường bê-tông ở lầu 2 thì bằng đường chấm chấm (dash) : lý do là nó trình bày hệ thống chịu lực đúng hơn, hợp lý hơn.
        Cách trình bày, màu để dùng thì tự do, bản vẽ của XUANTHUY rất đẹp.

        Gởi bản vẽ ngày xưa của tôi thì chỉ gởi được dạng JPG hay TILF (lý do là trong những năm 70-80 lúc tôi thiết kế nhiều thì Autocad chưa ra đời), tôi chỉ có một scanner A3 trong phòng làm việc, nên chỉ có thể gởi được những công trình nhỏ, để tôi xem lại sau.
        Last edited by Nguyễn-văn-Thu; 23-06-2005, 06:40 PM.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Mong các anh giúp đở!

          Nguyên văn bởi XUAN THUY
          Ý cháu muốn nói đến một điểm là ở Việt nam, người thiết kế thường theo tiêu chuẩn TCVN, theo một "quán tính" nào đó, từ trước đến nay chỉ dùng thép AII (2700kG/cm2) và mác bê tông M200 để tính toán kết cấu, trong khi những nước khác họ dùng thép và bê tông với mác cao hơn.
          Như vậy, nếu cùng một trị số ước lệ cho trước về mức độ an toàn cho cùng một kết cấu, thì (1) hoặc là ta tiết kiệm được thép (Vd: 3300/2700)=20% hoặc là, đại khái, ta tăng mức độ an toàn của công trình lên 20%. Cùng một lượng vật liệu thép, nếu luyện được phôi 3300kG/cm2 ắt hẳn là kinh tế hơn phôi 2700kG/cm2.

          Còn về công trình cụ thể, thì nói chung dao động tùy người thiết kế. Cháu cũng thấy nhiều công trình do nước ngoài thiết kế ở Việt nam, họ dùng thép mác cao nhưng lượng dùng thép cũng vẫn lớn hơn.

          Riêng đối với công trình nói trên, so với đơn vị chuyên thiết kế ở Việt nam thì nó đã "tiết kiệm" rồi. Tại cách lấy tĩnh tải hoạt tải khác nhau dẫn đến nội lực khác nhau. Dù sao công trình ở Việt Nam vẫn hay hư hỏng hơn ở nước ngoài đấy chứ...
          Viêc phí phạm thì ở đâu cũng có. Nếu Kỹ-sư Thiết kê nhận tiền thù lao tren % trị giá công trình thì có lợi cho họ để tăng hàm lượng thép, bê-tông. Tôi từng thấy một kỹ-sư Bỉ (mới ra trường), dùng một móng 3m x 6m x3m bằng bê-tông để ổn định một cột thép nhỏ dùng chịu một đường ông phi 1200mm (chỉ dài 6m), họ phí phạm vô cùng. Dĩ nhiên bên chủ công trình phải có kỹ-sư đủ sức kiểm soát bên kỹ-sư thiết kế. Nếu không đủ sức thì phải đòi họ bảo đảm trong contract (về lượng bê-tông, và thép tối đa mà họ có thể dùng...)

          Dùng thép mác cao, thì độ dãn nó lớn hơn, độ chuyển vị của các dầm (deformation) lơn, cho nên phải xem lại Inertia, nếu không tăng bề cao Hu của bê-tông lên. Nhưng có thép mác cao thì phải xài theo khả năng của nó, nếu không là phi phạm.

          Tại Bỉ có trường hợp dùng cho SNCB (hãng xe hỏa Bỉ) : kỹ-sư mới ra trương chỉ được dùng thép đến 1.400kg/cm², phải là kỹ-sư trưởng mới đuoc dùng đến 1.800kg/cm²... Lý do là tại vì có hiện tượng mỏi mệt của vật liệu (fatigue). Không có trường hợp tương tự cho công trình BTCT.

          Thú thật với XUANTHUY : có một lần tôi xin chức vụ Trưởng kỹ-sư tại một văn phòng tư vấn xây dựng Bỉ (chuyên làm về phi trường), vì tôi dùng thép BE40 (cường độ 4.000kg/cm²) mà tôi bị loại, chỉ vì hãng đó
          dung thép BE50 (cường độ 5.000kg/cm² à la rupture). Cho nên
          cẩn thận. Những lời khuyên trên đây là có ích cho các bạn, vì các bạn co thê" đã, đang hay sẽ làm việc với nước ngoài .

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Mong các anh giúp đở!

            To Bác Thụ:
            Đối với sàn công trình, thông thường ở VN thiết kế dày 100mm, tuy nhiên với nhịp nhỏ có thể 80mm vẫn phù hợp với TCVN, điều này không như ACI, JIS, hay EU; Cốt thép sàn chỉ dùng D10, chứ không dùng D6, D8. (Nhưng đa phần nhà dân, chung cư Việt Nam trước đây và cho đến nay đều dùng bề dày sàn 80mm).

            Về nối cốt thép. TCVN quy định 25d với cốt thép chịu nén vùng bê tông chịu nén. 30d với cốt thép chịu kéo.
            Tuy tiêu chuẩn không nêu rõ là áp dụng cho mác thép nào (điều này hàm ý thép theo TCVN,.. hơi không kín kẽ) nhưng xét đến yếu tố lực liên kết giữa bê tông và cốt thép, thì với chiều dài nối chồng development length như trên chỉ thích hợp cho mác thép 2700kG/cm2.
            Còn nếu thép 3900kG/cm2 hay 4200kG/cm2 trở lên thì nối 40d (kéo) mới là hợp lý (nhưng TCVN không quy định chiều dài nối chồng 40d).
            Như Tiêu chuẩn Anh BS còn không cho phép hàn nối thép, có thể vì thép mác cao, hàm lượng Carbon cao, nên đường hàn không đạt độ kết dính tốt.

            Về cách trình bày bản vẽ (mặt cắt sàn) thì theo cách của Việt Nam, nhìn từ trên xuống, để tiện khi đứng trên lầu mà đi kiểm tra. Chỉ có bản vẽ trần mới vẽ nhìn từ dưới lên (reflected). Riêng về phần cột hoặc dầm sàn đã có "cải tiến" đôi chút theo JIS để đơn giản hóa quá trình thể hiện. Nếu theo TCVN hoàn toàn thì khối lượng vẽ rất lớn. Vì TCVN không phân biệt vai trò riêng lẻ giữa Designer và Detailer, mà designer phải vẽ hết.... Cũng công trình như trên, cũng có thể chỉ vài ngày một designer có thể làm xong, nhưng cũng có thể cả vài tuần với vài designer.

            Công trình trên không do cháu thiết kế, mà cháu chỉ kiểm, đó là bản vẽ do phía đơn vị thầu phụ thiết kế, phải chỉnh sửa để đi trình cơ quan chức năng cấp phép.
            Việc bố trí thép như trên, là còn nhiều chỗ phải xem lại, tuy nhiên việc bố trí thép của bên thi công thường thiên về việc dễ mua vật tư (cùng phi), dễ thi công lắp dựng cốt thép để đua tiến độ (tđ=6tháng), không chú ý nhiều đến tiết kiệm vật liệu tỉ mỷ, quả là hơi non tay.

            Rất mong bác thụ cho cháu xem một số bản vẽ ở bên đó để có thêm kinh nghiệm. Hình như quan niệm thiết kế móng, nhất là khái niệm "chọc thủng" (punching) của Pháp hơi khác ở VN hay sao ấy nhỉ (khi tính chiều cao hữu hiệu của móng).

            Cháu cũng gặp một công trình nhà máy điện lớn, có thiết kế móng của Pháp (Công ty EIFFA). Tất cả các móng đơn (isolated) đều có hình hộp chữ nhật, cốt thép móng đơn cũng bố trí dạng ***g thép (hai lớp thép, cho đáy móng và mặt móng, thép cho thành móng). Trong khi ở VN, thường chỉ bố trí 01 lớp thép cho đáy móng, và móng vát xiên (chamferred) từ cổ móng ra biên móng (trừ trường hợp móng chịu nhổ).

            Chào bác !

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Mong các anh giúp đở!

              P/S: Bác thụ nói, thép BE50, a la rupture 5000kg/cm2, đó là cường độ phá hủy hay cường độ giới hạn chảy.

              Ngoài ra, bác ghi thép 1400kgf/cm2, 1800 kgf/cm2 là cường độ nào theo Tiêu chuẩn bên đó, vì cách tính toán của TCVN theo phương pháp Trạng thái giới hạn (LRFD) không dùng phương pháp Ứng suất cho phép (ASD) cho nên những số liệu diễn giải (interpretation) hơi khác nhau.
              Một kinh nghiệm về diễn giải tiêu chuẩn đã xảy ra đó là khi: gần 20 trụ điện cao thế đồng loại bị đổ sụp, do một công ty tư vấn ngoại thiết kế. Vì diễn giải khác nhau về áp lực gió cho phép.

              TCVN 2737 nói (nguyên văn tiếng việt) là "áp lực gió cực đại", nhưng phải hiểu đúng nó là "áp lực gió thường xuyên" (= normal wind pressure).
              Ví dụ: Tp.HCM = 85 kg/cm2, nhưng vì "max wind pressure" theo tiêu chuẩn ACI, được hiểu là gió với tần suất lâu năm nào đó, vì thế họ bê luôn 85kg/cm2 vào làm "max wind pressure" của họ, thế là tiêu... mất 20 chục cái cột điện thép cao thế.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Mong các anh giúp đở!

                P/S: Bác thụ nói, thép BE50, a la rupture 5000kg/cm2, đó là cường độ phá hủy hay cường độ giới hạn chảy.

                Ngoài ra, bác ghi thép 1400kgf/cm2, 1800 kgf/cm2 là cường độ nào theo Tiêu chuẩn bên đó, vì cách tính toán của TCVN theo phương pháp Trạng thái giới hạn (LRFD) không dùng phương pháp Ứng suất cho phép (ASD) cho nên những số liệu diễn giải (interpretation) hơi khác nhau.
                Một kinh nghiệm về diễn giải tiêu chuẩn đã xảy ra đó là khi: gần 20 trụ điện cao thế đồng loại bị đổ sụp, do một công ty tư vấn ngoại thiết kế. Vì diễn giải khác nhau về áp lực gió cho phép (số liệu do một công ty tư vấn Việt Nam cung cấp).

                TCVN 2737 nói (nguyên văn tiếng việt) là "áp lực gió cực đại", nhưng phải hiểu đúng nó là "áp lực gió thường xuyên" (= normal wind pressure).
                Ví dụ: Tp.HCM = 85 kg/cm2, nhưng vì "max wind pressure" theo tiêu chuẩn ACI, được hiểu là gió với tần suất lâu năm nào đó, vì thế họ bê luôn 85kg/cm2 vào làm "max wind pressure" của họ, thế là tiêu... mất 20 chục cái cột điện thép cao thế.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Mong các anh giúp đở!

                  To bác Thụ:
                  Thực ra anh em thiết kế ở nhà cũng thường tham khảo các công trình do nước ngoằi thiết kế và xây tại VN. Nói chung cháu thấy họ cũng đặt nhiều thép lắm, kỹ sư Vn mà thiết kế cho chủ đầu tư trong nước còn bị ép tiết kiệm để giảm giá thành, chứ tư vấn nước ngoằi mà thiết kế thì vô tư. Chủ đầu tư sính ngọai mà. Chính mắt cháu thấy 1 trường học 1 tầng bé tẹo xây từ thiện do công binh Mỹ thiết kế ở Vn thép cột dùng tòan phi 25 và phi 28 mà cắm chi chít cơ.
                  To Xuan Thuy: trích"Riêng đối với công trình nói trên, so với đơn vị chuyên thiết kế ở Việt nam thì nó đã "tiết kiệm" rồi. Tại cách lấy tĩnh tải hoạt tải khác nhau dẫn đến nội lực khác nhau. Dù sao công trình ở Việt Nam vẫn hay hư hỏng hơn ở nước ngoài đấy chứ..."
                  Ở VN chỉ hư hỏng về phần hoằn thiện là chính do thi công ẩu thôi. Còn về kết cấu thân là thuộc loặi an tòan, ở Hàn Quốc và một số nước trong khu vực còn xảy ra sập nhà, chứ ở VN hầu như không có(các công trình tương đối lớn, có thiết kế, không tính nhà dân tự xây)
                  Thực ra về góc độ thiết kế thì ở VN còn phải qua thẩm tra. Mà nhiều cơ quan thẩm tra tính toắn ra thép nhiều khủng khiếp(nhiều đơn vị hàng đầu hẳn hoi cả Cty tư vấn lẫn các Viện KH, không phải tôi phê phán đâu nhưng ngày nay càng nhiều tài liệu nước ngoằi càng thấy tốn thép), thế nên anh em tk mới phải đặt nhiều thép. Riêng công trình của bạn nếu đem đi thẩm tra chắc cũng không qua, khung cột phải tính có tường chèn mới chịu được. TCVN áp lực gió (ví dụ: 95kg/m2, 125kg/m2) theo tôi là hơi bị to. Sàn của bạn hơi mỏng thật.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Mong các anh giúp đở!

                    Nguyên văn bởi XUAN THUY
                    P/S: Bác thụ nói, thép BE50, a la rupture 5000kg/cm2, đó là cường độ phá hủy hay cường độ giới hạn chảy.

                    Ngoài ra, bác ghi thép 1400kgf/cm2, 1800 kgf/cm2 là cường độ nào theo Tiêu chuẩn bên đó, vì cách tính toán của TCVN theo phương pháp Trạng thái giới hạn (LRFD) không dùng phương pháp Ứng suất cho phép (ASD) cho nên những số liệu diễn giải (interpretation) hơi khác nhau.
                    Một kinh nghiệm về diễn giải tiêu chuẩn đã xảy ra đó là khi: gần 20 trụ điện cao thế đồng loại bị đổ sụp, do một công ty tư vấn ngoại thiết kế. Vì diễn giải khác nhau về áp lực gió cho phép (số liệu do một công ty tư vấn Việt Nam cung cấp).

                    TCVN 2737 nói (nguyên văn tiếng việt) là "áp lực gió cực đại", nhưng phải hiểu đúng nó là "áp lực gió thường xuyên" (= normal wind pressure).
                    Ví dụ: Tp.HCM = 85 kg/cm2, nhưng vì "max wind pressure" theo tiêu chuẩn ACI, được hiểu là gió với tần suất lâu năm nào đó, vì thế họ bê luôn 85kg/cm2 vào làm "max wind pressure" của họ, thế là tiêu... mất 20 chục cái cột điện thép cao thế.
                    BE50, có cường độ giới hạn chảy (limite élastique) là 5.000kgf/cm².
                    Những cường độ 1400kgf/cm², 1800kgf/cm² … đã xưa rồi, mục đích là để giải nghĩa cho các bạn là không nhứt thiết phải theo TC hoàn toàn, nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép là được. Nếu muốn biết bây giờ dùng cường độ nào, nên đọc Eurocode hơn, phép tính khác, bây giờ tính theo kiểu « Calcul à la rupture « của Pháp :
                    tải trọng x hệ số an toàn < giới hạn chảy / hệ số an toàn vật liệu

                    Ðây là gió tại Bỉ theo Eurocodes :
                    - trọng khối không khí : 1,25kg/m³
                    - Vận tốc gió V(ref,0) : ở O°C, cao độ 0m là 26,2m/s
                    - Vận tốc gió dùng cho phép tính : V(ref) = C(dir) . C(tem) . C(alt) . V(ref,0) = 26,2m/s vì các hệ số C(dir)=C(tem)=C(alt) = 1
                    - Áp lực gió cho chu kỳ 50 năm một lần (xác suất 0,02) : q(ref) = (1,25 / 2) 26,2 * 26,2 = 429 newton = 42,9kgf/m² (đừng lộn đơn vị nhé, lộn là sập nhà cửa ! )

                    A mà các bạn đọc được tiếng Pháp không? Nếu không tôi chỉ chèn chút xíu thôi, vì lắm khi không biết tiếng Việt viết ra sao.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Mong các anh giúp đở!

                      Calcul a la rupture có phải là "tính toán theo trạng thái giới hạn không" hả bác vì cháu thấy cách tính như bác nói ở trên cũng giống kiểu VN đang tính. Cháu chỉ đoán mò vì từ gần giống tiếng Anh chứ cháu không biết tiếng gà trống Galoa.

                      Các tính gió như trên thì khác ở VN, ở VN dùng áp lực gió tiêu chuẩn (quy định trong tiêu chuẩn) ứng với từng vùng địa hình (topography/terrain) và điều kiện che khuất (enclosure), điều chỉnh theo độ cao. Áp lực gió cho sẵn theo kgf/m2, chứ không tính ra từ vận tốc gió như trên. * Ở trên cháu lộn đơn vị gió rồi, ngoài ra kílôlực theo TCVN thì dùng "kG", chứ không dùng kgf, (nhiều anh kỹ sư vẫn cứ quen dùng "kg"), nhưng đôi lúc cháu vẫn gõ kgf.

                      Oh, cái avatar chỉ chèn cho vui mắt, đỡ khô khan chứ không liên quan gì đến "khổ chủ" đâu, oong đơ là còn bị kiện vì lấy ảnh ai đó không xin phép bác ạ.

                      Chuyện vui: Một bác nông dân (thời mẫu quốc còn "dẫn dắt" Việt Nam), mang một con gà mái miệt vườn lên gặp quan Pháp tính khiếu kiện và toan chuyện "dấm dúi" theo lời lý toét, xã xệ.
                      Bị hạch hỏi, bí quá bác ta nói luôn:
                      - "Con nghe nói vật linh của mẫu quốc là con gà trống côla cho nên tui mang con gà mái lên để cho nó có đôi"
                      ... dân gian đấy bác ạ.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Mong các anh giúp đở!

                        Thôi đúng rồi bác Thụ ạ, "tính cho đến khi sập" (!) calcu à la rupture, với các hệ số gia thêm cho tải trọng, giảm đi cho vật liệu là phương pháp "Load and Resistance Factor Design" - "Ultimate Limit State Design" (cụ thể có khác nhau) là phương pháp mà Việt Nam gọi là "tính theo trạng thái giới hạn", kỹ sư Việt Nam bây giờ (và miền bắc trước đây) đã quen với nó từ thời LiênXô. Chỉ có điều hiện nay theo LRFD của Mỹ quy định các hệ số an toàn cao hơn so với hệ số của Việt Nam đang dùng (giống của Nga).

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Mong các anh giúp đở!

                          Theo bài đính kèm này của Federal Highway Administration (Mỹ) thì đến October 1, 2007, tất cả các bang Hoa Kỳ sẽ phải thiết kế theo LRFD đấy. Vấn đề cháu không chắc nguồn của bài này 100% đúng.
                          Attached Files

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Mong các anh giúp đở!

                            Nguyên văn bởi XUAN THUY
                            To bác Thụ: con số về khối lượng thép như trên của tuananh là hơi "chắc" một tí, nó hợp với nhà nhiều tầng.
                            Tuy nhiên, xét về mác thép, ở VN chỉ có cường độ là 27000kgf/cm2, không phải là 3900kgf/cm2, hay 4200kgf/cm2 như ở một số nước khác.
                            Nên khi tính cho công trình chịu tải lớn, hàm lượng cốt thép vọt lên cao.
                            Một sự lãng phí không biết nguyên nhân từ đâu ??? hhaahah, bao nhiêu người nhìn thấy? TCVN = GOST?
                            Bạn nên xem lai nhe. Tui thường kéo thép có giới hạn chảy >=5000kG/cm2 ở tại nước Việt Nam à nhe.
                            nc. oanh

                            Safety begins with team work

                            Ghi chú

                            Working...
                            X