Sàn bê tông ult sử dụng cho công trình nhà nhiều tầng. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu trong hồ sơ đấu thầu (cả thiết kế và thi công) của 2 nhà thầu nước ngoài có sự khác biệt khá lớn về khối lượng cáp và giá thành nói chung. Chủ đầu tư quan tâm chủ yếu đến giá thành nhưng không khỏi băn khoăn về phương án thiết kế (vì cả 2 phương án cùng sử dụng một tiêu chuẩn thiết kế) nên đang nhờ sự tư vấn của các thầy ĐHXD. Ai có kinh nghiệm về vấn đề này xin chia sẻ kinh nghiệm.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
Collapse
X
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
Nhờ các thầy DHXD là tìm đúng ngưởi rồi, chờ các thầy phần xủ thì anh em ta nghe theo học kinh nghiệm thôi.
Nhưng nếu bạn muốn ae góp ý thì nên đưa cả 2 hồ sơ lên, anh em xem mới học hỏi được, chứ chỉ nói vậy thì gần như ai cũng đoán được sẽ xảy ra một trong 2 kịch bản rồi:
+ Nếu bọn nước ngoài làm tiết kiệm hơn: sẽ nói bọn trong nước này dốt quá, cần phải học thêm nữa mới làm được (cho tiết kiệm)
+ Nếu bọn nước ngoài làm nhiều hơn ta, thì nói đấy, ở quê hương ult người ta làm thế, vậy mà tới VN gặp bọn liều, may mà sập nhà không chừng.
Nói rộng ra, nước ngoài chắc sẽ là đáp án của phương án ult.
Bàn rộng ra nữa, nếu 2 phương án cùng của VN hay cùng của NN mà vẫn khác nhau thì sao! Vậy nếu muốn khách quan thì xóa khung tên đi, như khi thi phương án ktruc ấy, rồi ai đúng, ai sai cho khách quan. vừa rồi đơn vị tớ có bài học: thiết kế cái resort bé tý, VN bỏ giá chắc cao lắm được 4 tỷ, vậy mà nhờ thằng NN đứng tên lên được 1trieu USD, chia 4-6 với nó mà thấy lời gấp mấy lần bình thường. Vậy ae ta nên đứng sau lưng bọn NN đi cho được giá, các bác ạ.
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
Đây là 2 phương án thiết kế của 2 cty nước ngoài "có tên tuổi" mới phải bàn thôi. Lúc đầu tôi nghĩ có thể một phương án chưa được thiết kế tối ưu vì loại kết cấu này bao giờ cũng phải tính lặp mấy vòng mới cho kết quả phù hợp. Chắc là sẽ sớm thông tin lại cho anh em đánh giá của các thầy về 2 phương án này.
Ghi chú
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
Nguyên văn bởi gia bach View PostĐây là 2 phương án thiết kế của 2 cty nước ngoài "có tên tuổi" mới phải bàn thôi. Lúc đầu tôi nghĩ có thể một phương án chưa được thiết kế tối ưu vì loại kết cấu này bao giờ cũng phải tính lặp mấy vòng mới cho kết quả phù hợp. Chắc là sẽ sớm thông tin lại cho anh em đánh giá của các thầy về 2 phương án này.
Bạn có thể gửi hình 2 phương án của 2 nhà thầu đó để diễn đàn cùng thảo luận trước được không? Chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến hay và rút kinh nghiệm cho các dự án tới.
Tôi cũng rất tò mò không biết 2 nhà thầu đó sữ dụng bê tông cường độ bao nhiêu cho công trình đó (dầm sàn và cột vách), cũng như mặt bằng bố trí dầm sàn có thuận lợi cho việc căng cáp và ảnh hưởng đến hệ kết cấu tổng thể như thế nào.
Chúc sức khỏe,
Ghi chú
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
Hôm nay chủ đầu tư đã nhận được nhận xét sơ bộ của các thầy. Tôi xin thông báo tóm tắt nội dung như sau về phần tính toán. Cả 2 phương án đều sử dụng ACI 318-2008. Các thông số về vật liệu, chiều dày sàn, tải trọng là như nhau theo nhà thầu thiết kế kết cấu tổng. Một phương án tuân thủ hoàn toàn theo tiêu chuẩn, nghĩa là sàn được thiết kế theo nhóm U với ứng suất kéo không vượt quá 0.5fc^0.5. Tuy nhiên phương án thiết kế khác đã vận dụng "sáng tạo" TCXDVN 356:2005 vào ACI là cho phép nứt và lấy bề rộng vết nứt giới hạn là 0.15mm. Trong ACI cho phép sử dụng tiết diện nguyên khi tính toán ứng suất trong giai đoạn sử dụng theo nhóm U và T nên khi đọc thuyết minh tính toán (quá dầy và chủ yếu từ phần mềm tính toán) khó có thể phát hiện được sự khác biệt. Như vậy việc so sánh tính hiệu quả của 2 phương án là khá khập khiễng vì không cùng một hệ quy chiếu. Ở một khía cạnh khác, việc giảm hàm lượng cốt thép thường do sự bố trí cáp cũng làm giảm giá thành thiết kế nhưng không nhiều.
Ghi chú
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
em thấy nếu gặp thầy Đinh Chính Đạo- phó giám đốc công ty tư vấn DHXD- phó bộ môn công trình bêtong cốt thép thì thầy sử lý chính xác ngay ,thầy là người rất giỏi về bêtong ứng lực trước ,phong cách của thầy thì thật tuyệt vời ,hết sức điềm đạm và nhiệt huyếtKhông bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách !
Ghi chú
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
Chào cả nhà, em có một vấn đề về sàn dự ứng lực, đang rất băn khoan. Có anh chị nào thông tỏ thì giải thích cho em một chút.
Vấn đề em đang tìm hiểu là về hiện tương co ngắn trong sàn dự ứng lực, và ảnh hưởng của độ cứng các cấu kiện đến hiệu quả của dự ứng lực. Nếu ngăn cản sự co ngắn của sàn do các liên kết cứng thì thế nào. Đầu neo sống được đặt đằng trước cột hay phí sau cột thì tốt hơn và vì sao?. thanks cả nhà.
Ghi chú
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
Nguyên văn bởi Minhphucdhxd View PostChào cả nhà, em có một vấn đề về sàn dự ứng lực, đang rất băn khoan. Có anh chị nào thông tỏ thì giải thích cho em một chút.
Vấn đề em đang tìm hiểu là về hiện tương co ngắn trong sàn dự ứng lực, và ảnh hưởng của độ cứng các cấu kiện đến hiệu quả của dự ứng lực. Nếu ngăn cản sự co ngắn của sàn do các liên kết cứng thì thế nào. Đầu neo sống được đặt đằng trước cột hay phí sau cột thì tốt hơn và vì sao?. thanks cả nhà.
Ghi chú
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
Nguyên văn bởi dhxd49 View PostCo ngắn bê tông có thể gây mất ứng lực 1 lượng khoảng 3 lần ứng suất trong bê tông. Tuy nhiên em không thấy có cách nào có thể ngăn cản sự có ngắn này cả. Anh có thể nói rõ hơn phương pháp đc không?
Căng tất cả các thép ƯLT tới giá trị lớn hơn để bù lại ứng suất hao trung bình. Tổn hao do co ngắn đàn hồi của bê tông sẽ không cần tính đến trong thiết kế nữa.
Ghi chú
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
bác nói gì không hiểu , căng tất các thép UST tới giá trị lớn hơn ???? lớn hơn bao nhiêu là vừa ? Lớn hơn bằng lượng hao hụt do ES sinh ra thì đó không phải là cách hay. Vậy tại sao không lớn hơn tất cả các hao hụt để khỏi tính
Ghi chú
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
Nguyên văn bởi ninh47xdTôi ko nghĩ đây là cách hay. Giá trị lực kéo thiết kế = lực kéo hiệu quả + hao ứng suất rồi, ko hiểu ý bác kéo tới lớn hơn lực kéo thiết kế nhằm bù hao ứng suất để làm gì?
Chắc bác ấy sợ đồng hồ kiểm định không chính xác nên kéo quá chút chút cho yên tâm - Đằng nào cáp cũng còn dư tải mà
Ghi chú
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
Bác Gia Bách làm thi công thì nghĩ thế cũng được, nếu là thiết kế khi không chuẩn. Bác muốn qui định lực kéo bao nhiêu thì cứ đua vào mà tính, chứ kéo quá tải chừng chừng như thế sao được. Bác cần biết rằng nếu dùng lực kéo cao quá, thì mức độ hao hụt ứng suất do chùng cáp càng lớn. Ngoài ra, với cáp bám dính khi làm việc thì ứng suất tại một số điểm trên sợi cáp có thể tăng cục bộ, nếu ngay thời gian đầu ứng suất hiệu quả trong cáp còn lớn mà thêm us tăng cục bộ nữa coi chừng đứt cáp cũng nên.
Ghi chú
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
Nguyên văn bởi honeydiep View Postbác nói gì không hiểu , căng tất các thép UST tới giá trị lớn hơn ???? lớn hơn bao nhiêu là vừa ? Lớn hơn bằng lượng hao hụt do ES sinh ra thì đó không phải là cách hay. Vậy tại sao không lớn hơn tất cả các hao hụt để khỏi tính
Ghi chú
-
Ðề: Phương án thiết kế sàn bê tông ứng lực trước
Nguyên văn bởi THANH BK-DN View PostBác Gia Bách làm thi công thì nghĩ thế cũng được, nếu là thiết kế khi không chuẩn. Bác muốn qui định lực kéo bao nhiêu thì cứ đua vào mà tính, chứ kéo quá tải chừng chừng như thế sao được. Bác cần biết rằng nếu dùng lực kéo cao quá, thì mức độ hao hụt ứng suất do chùng cáp càng lớn. Ngoài ra, với cáp bám dính khi làm việc thì ứng suất tại một số điểm trên sợi cáp có thể tăng cục bộ, nếu ngay thời gian đầu ứng suất hiệu quả trong cáp còn lớn mà thêm us tăng cục bộ nữa coi chừng đứt cáp cũng nên.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú