QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

hệ giằng trong móng cọc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • hệ giằng trong móng cọc

    Hoi trong TCXD có phần nào noi về :
    SỐ lượng cọc trong đài >2 ko cần giằng ??
    ai biet chi gium e với!

  • #2
    Ðề: hệ giằng trong móng cọc

    Nguyên văn bởi thanhtrung22 View Post
    Hoi trong TCXD có phần nào noi về :
    SỐ lượng cọc trong đài >2 ko cần giằng ??
    ai biet chi gium e với!
    Tiêu chuẩn nào thế bác, chỉ cho em biết vấy
    Nhìn lên trời xanh thấy thấy nhà cao cao
    Nhìn xuống đất thấy người đông đông

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: hệ giằng trong móng cọc

      Nguyên văn bởi thanhphong2001
      Cái này còn phụ thuộc vào móng nữa, nếu móng lệch tâm thì vẫn phải giằng.
      Trong đề tài : "Thắc mắc về cách bố trí thép móng cọc lệch tâm?" của chính bạn và bạn đã được tư vấn nhiều rồi sao bạn vẫn nói vậy. Đưa giằng vào để chống moment lệch tâm chỉ là biện pháp chọn của người thiết kế, không nhất thiết lúc nào cũng phải như vậy, phải không.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: hệ giằng trong móng cọc

        Thank moi nguoi da gop y kien!
        "4.4.5.Số lượng cọc tối thiểu dưới 1 đài cọc không có giằng kiên kết là 3 cay"
        Tc la thế nhưng thuc tế có cần hay ko?
        Nếu ko cần! VẬy với đài có SL cọc >3 ma có giằng thi lang phí hay sao?
        Mấy anh co nhiều Kn tu vấn em vấn đề này với? ( sự cần thiết của giằng trong mong cọc)

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: hệ giằng trong móng cọc

          đối với nhà phố xây chen ( 2 bên là nhà dân rùi) thì đây là móng lệch tâm, nếu dùng móng cọc thì vẫn phải dùng dầm móng (giằng móng) để triệt tiêu cái moment do lệch tâm gây ra. Lúc này móng (cọc) đóng vai trò như là 1 gối tựa còn giằng móng như là 1 console để đỡ hệ cột ( do cọc không được ép quá sát nhà bên cạnh).
          Vấn đề giằng móng anh Minh và anh Huy đã có giải thích bên topic của bác thanhphong2001 rùi.
          ____________________________________________________________
          Share to be share!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: hệ giằng trong móng cọc

            Trích:
            Nguyên văn của ksminh
            ai nói điều đó nhỉ ???? chưa nghe bao giờ
            Bạn có thể giải thích ý bạn ??? vì TCXD VN có đó. Và mình đồng ý với ý kiến bạn donchihotte

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: hệ giằng trong móng cọc

              Nguyên văn bởi thanhtrung22 View Post
              Thank moi nguoi da gop y kien!
              "4.4.5.Số lượng cọc tối thiểu dưới 1 đài cọc không có giằng kiên kết là 3 cay"
              Tc la thế nhưng thuc tế có cần hay ko?
              Nếu ko cần! VẬy với đài có SL cọc >3 ma có giằng thi lang phí hay sao?
              Mấy anh co nhiều Kn tu vấn em vấn đề này với? ( sự cần thiết của giằng trong mong cọc)
              Bạn rất biết cách đặt vấn đề khi phản biện. Theo tôi thì ngoài chuyện chịu moment lệch tâm như các anh em đã nói ở trên thì giằng còn có nhiều nhiệm vụ khác:
              1. Chống lún lệch: Giữa các đài cọc chuyện lún lệch khó mà tránh được. Lúc này giằng sẽ chịu moment do lún lệch và có tác dụng làm giảm độ chênh lún này.
              2. Để xây tường lên đó: Cái này chắc ai cũng biết rồi.
              3. Đảm bảo độ ổn định tổng thể cũng như độ cứng không gian của toàn hệ móng.
              Thân.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: hệ giằng trong móng cọc

                cái chủ đề này ngày xưa mình cũng đã được thầy Ngô Thế Phong dạy và nói trên lớp rồi. Nhưng hồi đó mình còn chưa hiểu ra vấn đề. Nhưng bây giờ thì mình đã biết. Khi mà cột ko ở chính tâm của đài cọc thì khi đó sẽ xuất hiện mô men lệch tâm. bố trí giằng móng để cùng chịu lực với đài. Trong cuốn BT2 phần cọc cũng nói về vấn đề này.Các bạn thử đọc xem sao.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: hệ giằng trong móng cọc

                  Nguyên văn bởi cmengenie
                  Chuyện dầm/giằng móng chống lún lệch thì quên đi.

                  Tất nhiên là có ảnh hưởng đến độ cứng chống lún chung, nhưng nó bé đến mức cậu có thể so sánh chuyện nó giảm được lún lệch chỉ như cái móng tay so với bộ móng guốc.

                  Cậu nghĩ đơn giản thế này: tiêu chuẩn cho phép lún lệch tối đa 8cm với công trình dân dụng có tường chèn, lún lệch cho phép 0.002

                  Vậy cậu thử tính xem trong trường hợp xấu nhất là 1 cột lún hẳn 8cm, cột kia lún không đáng kể 0.5cm, 2 cột cách nhau 10m -> lún lệch là 7.5cm/1000cm=0.0075>>0.002 (công trình to một tí mới đến 10m thế này).

                  Thử hỏi tại sao tiêu chuẩn lại đề ra con số 0.002 làm gì?? Sao không bắt mọi người "dùng giằng móng giảm chênh lún" luôn đi cho nó được việc đỡ lún????

                  Nhiều kỹ sư rất hay nghe tai này chuyền tai kia rồi mang theo mớ kiến thức đó đi khắp nơi mà không chịu tự mình tìm tòi suy luận tại sao.
                  Bạn nói cũng có lý. Tuy nhiên tác dụng giảm (chứ không phải triệt tiêu) chênh lún của giằng là quá rõ ràng. Cái này không phải là "chuyền tai" mà là sách vở đấy bạn ạ.
                  Ngoài ra bạn phê phán chuyện "chuyền tai" ư? Khi bạn đi học, bạn nghe thầy giảng thì cũng là 1 kiểu chuyền tai đúng không.
                  "Thử hỏi tại sao tiêu chuẩn lại đề ra con số 0.002 làm gì?? Sao không bắt mọi người "dùng giằng móng giảm chênh lún" luôn đi cho nó được việc đỡ lún????": Bạn đã suy nghĩ khi nói câu này chưa, hay đây cũng là 1 dạng "truyền tai" khác. Nếu quy định theo ý bạn thì...hỏng ngay. Tôi giải thích nhé: Nếu chỉ bắt mọi người "dùng giằng móng giảm chênh lún" mà không kèm theo trị số giới hạn (0.002) thì tôi cũng làm giằng, nhưng tôi làm cái giằng cho đúng tiêu chuẩn thôi, tôi làm nó bé đến mức coi như không có, khi đó độ lún lệnh rất lớn, sinh ra xé tường, xé sàn gây nguy hiểm thì sao?
                  Ngoài ra tiêu chuẩn cũng còn có những cái bất cập bạn ạ. Vì vậy nó thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thậm chí là thay thế. Tôi luôn nghĩ tất cả mọi thứ chỉ là tương đối (theo quan niệm của Anhxtanh)
                  Chúc bạn 1 ngày tốt lành.
                  Last edited by tuanlt; 14-09-2010, 09:30 AM.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: hệ giằng trong móng cọc

                    Nguyên văn bởi cmengenie
                    dám viết ra cả những cái này.


                    Tiêu chuẩn nào nói giằng làm thế nào? Với công trình chống động đất sẽ có cho bạn, nhưng khi 45 78 ra đời cách đây đã nửa thế kỷ trước khi có 375 mà nó đã nói lên vấn đề 0.002 rồi?

                    Tôi giải thích cho bạn nguồn gốc con số 0.002 này: đó là con số dùng để kiểm soát giới hạn chảy thực tế hoặc quy ước (bằng ứng suất ứng với biến dạng dư là 0.2%) từ đó tính ra được cường độ tiêu chuẩn của cốt thép. Nó đấy.



                    Cám ơn bạn, cũng chúc bạn vậy.
                    Tiêu chuẩn là dựa trên kiến thức và kinh nghiệm, đúng để là việc nhưng không hoàn toàn chính xác, thế nên mới cần phải cập nhật và sửa đổi để chính xác theo tính chất làm việc thực tế của vật liệu hơn.
                    Còn chuyện tiêu chuẩn là bất cập thì không phải ở việt nam mà cả ở mỹ pháp đề có vấn đề bạn ạ ( theo kinh nghiệm của tôi khi học và trao đổi cùng bạn bè ở nước ngoài )
                    còn bạn đừng kinh thường mấy cái truyện miệng của kỹ sư, tất nhiên có cái đúng có cái sai, nhưng những điều cơ bản trước khi được nghiên cứu đưa vào tiêu chuẩn là những cái truyền miệng đó đấy.

                    mình đồng ý với ý kiến của bạn tuấn
                    giằng móng để chống lún lệch --> tăng độ ổn định của kết cấu công trình

                    Ghi chú


                    • #11
                      Re: hệ giằng trong móng cọc

                      Về tính toán
                      Điều kiện biên của giằng móng là tựa lên hai đài cọc, sao mà chống lún lệch được.
                      Về cấu tạo
                      Nếu giằng móng liên tục thì có thể tham gia tăng độ chịu lực với móng cọc khi có sự cố, nhưng chẳng đáng kể tí nào, ví như cái ghế có tám chân, bị gảy hai chân.

                      Theo tôi, cách giải thích của anh cmengenie là hợp lý nhất.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: hệ giằng trong móng cọc

                        Các bác quay về chủ đề chính đi.
                        Việc bác tuanlt nói: COLOR="Red"]Chống lún lệch: Giữa các đài cọc chuyện lún lệch khó mà tránh được. Lúc này giằng sẽ chịu moment do lún lệch và có tác dụng làm giảm độ chênh lún này[/COLOR]. Cái này chưa ghe bao giờ
                        Thử hỏi bác có ai đưa ra phương chống lún lệch cho công trình bằng cách gia cường giằng móng chưa.
                        Bác thử nghĩ xem: khi có một cột, hay một bộ phận công trình lún quá mức. Thì dầm móng liên kết 2 phần này làm việc tương tự cong xon (bỏ qua đất nền nhé, vì nó chỉ là đất đắp thôi). khoảng cách giữa 2 cột thường là 6m. Mà tải trọng từ trên truyền xuống là cả công trình. Thử hỏi cái dầm nào chịu nổi. Ừ thì dầm móng cũng có tác dụng một phần, nhưng ví như 1 hạt nước trên 1 ...ca nước thôi, bao nhiêu cho đủ.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: hệ giằng trong móng cọc

                          Nguyên văn bởi cmengenie
                          dám viết ra cả những cái này.
                          Chúng ta sẽ đi vào vấn đề chính "Tác dụng giảm chênh lún của giằng" mà không lan man sang các vấn đề khác làm rối rắm chủ đề bạn nhé.
                          Tôi "dám nói" là vì tôi có bằng chứng: theo "Kết cấu bê tông cốt thép-Phần kết cấu nhà cửa" do Ngô Thế Phong chủ biên, trang 186+187 có nói như sau (nguyên văn):
                          "....Hệ giằng này có tác dụng truyền lực ngang từ đài này sang đài khác, góp phần điều chỉnh lún lệch giữa các đài cạnh nhau...
                          Người ta thường căn cứ vào độ lún lệch giữa hai đài cạnh nhau...để quyết định kích thước tiết diện giằng và lượng cốt thép đặt trong đó....
                          Giằng sẽ phải làm việc hết sức nặng nề khi độ chênh lún của hai đài lân cận là lớn..."
                          Đến đây thì tôi nghĩ mọi vấn đề đã sáng tỏ và chúng ta không cần phải tranh luận nữa bạn nhỉ, ngoại trừ khi bạn phủ nhận luôn giáo trình mà chúng ta đã học.
                          Chào bạn.
                          Last edited by tuanlt; 15-09-2010, 03:47 PM.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: hệ giằng trong móng cọc

                            Thôi bạn ạ. Bạn cứ giữ lấy quan điểm của mình. Chúng ta tranh luận cho vui thôi, đâu cần rùm benh lên vậy. Mình cũng không nói bạn sai. Mình chỉ bảo vệ quan điểm của mình như bạn vậy. Nhưng thôi để anh em trẻ họ còn có những chủ đề khác cần học hỏi. Chúng ta kết thúc cuộc tranh luận tại đây bạn nhé. Có đáng gì đâu mà để mất vui. Chúc bạn luôn tìm tòi được nhiều cái hay đóng góp cho diễn đàn. Thân
                            P/S: À, ngày xưa thầy Đạo hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho mình đấy. Thầy rất hay và cũng chấp nhận nhiều quan điểm của sinh viên, cho dù khác mình. Đó là ưu điểm của thầy.

                            Ghi chú

                            Working...
                            X