QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

    Nguyên văn bởi hien nghiem
    Nếu tổ hợp như vậy thì tại một mặt cắt có 6 thành phần nội lực max và 6 thành phần nội lực min, nhưng lại có thể không đồng thời xảy ra như vậy. Ví dụ Mzmax ở tổ hợp 123 nhưng Nmax lại ở tổ hợp 124 chẳng hạn.
    Nếu lấy tổ hợp này thiết kế thì "có thể" sẽ an toàn hơn nhưng lại không theo TCVN. Vì TCVN ứng với mỗi tổ hợp có 1 thành phần Max hoặc Min và các thành phần tương ứng đi kèm.
    Đúng như bạn nhận xét, tại một tiết diện Mz max ở tổ hợp 1, 2, 3 nhưng Nmax lại ở tổ hợp 1,2,4. Tuy nhiên, không phải là ta sẽ dùng tổ hợp này để thiết kế. Theo cách tổ hợp mà tôi đã trình bày ở trên, chẳng hạn tôi đặt COMB1 là TT+HT; COMB2 là TT+0.9HT+0.9GiotraiX; COMB3 là TT+0.9HT+0.9GiophaiX và COMB4 là ENVE(COMB1 ; COMB2 ; COMB3). Sau khi có kết quả nội lực ta xuất kết quả của phần tử cần tính ra Excel. Tại mỗi tiết diện sẽ có nội lực của COMB1 ; COMB2 ; COMB3 và COMB4 (với COMB4 sẽ có nội lực Max và Min).
    Ví dụ Mmax tại tiết diện cần tính là của tổ hợp COMB1 khi đó ta sẽ tìm ngay được Ntư, Qtư.... là của tổ hợp COMB1. Tương tự với các trường hợp còn lại.
    Như vậy, việc tìm ra các tổ hợp bất lợi hoàn toàn theo TCVN.
    Việc tổ hợp này sẽ giúp tiết kiệm công sức cho các bạn đang làm đồ án tốt nghiệp trong việc tổ hợp nội lực. Không biết các công ti thiết kế tiến hành tổ hợp như thế nào. Mong các bác chỉ giáo!

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

      aò; rất đúng ; tôi cũng hay tổ hợp như bạn TRUNGXD1 ; kiêủ tổ hợp naỳ là theo TCVN ; nhưng trong khi thiết kế thực tế ngươì ta không làm thế vì như âỵ mất thơì gian; ngươì ta có thể dùng tổ hợp cuôí cùng bằng biêủ đồ bao nôị lực cho cả dầm lẫn cột và từ đó sẽ có phần mềm steel tính ra thép ; trong quá trinh hoc trên trường thì sinh viên chỉ có thể dùng biêủ đồ bao cho dầm chứ không dùng biêủ đồ bao cho cột. mà phaỉ tổ hợp exeo ; để có nôị lực tương ứng nưã.nhưng như vâỵ thì có ki laị kém an toàn ; và mất thơì gian ; vì thế có thể dung biêủ đồ bao tổ hợp trong sáp sau khi thiết kế thực tế ; còn làm tốt nghiệp thì phaỉ làm theo quy định cuả nhà trường đề ra ; tất cả đêù dúng chứ không sai
      mong góp ý

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

        Nguyên văn bởi lê văn Minh
        chao anh
        em biết với động dất thì lực đặt tại tâm khối lượng
        nhưng phần mềm Etab là phần mềm không dược bẻ khoá nên em không có phần mềm đó ; có bản demo. mà em chỉ biết sáp , vậy anh có thể chỉ cho em làm sao đặt lực ngang do dộng dất vào công trình trong sáp như thế nào là hợp lý
        theo em thì có thể tính toán bằng tay phân lực ngang do dộng dất vào các vách khi dó chia vách cứng ra sao cho trung với tâm trọng lượng và đặt lực ngang tại tâm trọng lượng củ vách đó còn lỏi thi em không biêt phải làm sao
        Hi Minh,

        Nếu khi thiết kế mà cậu bố trí được tâm cứng trùng tâm khối lượng thì quá tốt rồi. Khi đó không chỉ việc nhập tải ĐĐ dễ dàng(làm như bác Champ), mà công trình như thế ít chịu mômen xoắn do tải trọng động ngang gây ra.

        Trong trường hợp ngược lại, anh nhớ là chạy SAP ra nó báo cho chú tâm khối lượng tầng thì phải. Nếu không thì chú tính tay ra cái tâm này(cũng không nhiều vì các tầng thường thiết kế điển hình). Thấy bảo ở Lê Đại Hành bán Etap đấy. Thử phát xem sao

        Hi Cotdien,

        [/QUOTE=cotdien]Cho minh hoi . Minh thuong tinh cac thap thep va khi lay ket qua 1,2 mode dau tien so sanh voi TCVN thi khong dua ve truong hop nao de tinh gio dong duoc ca (Vi 2 mode dau tien cua minh gan bang nhau).Vay co ban nao biet giai dap giup minh la xu ly ntn kg? Hoac trong tinh toan minh co gi sai kg?[/QUOTE].

        Cậu thử xem mode participation của các mode đó xem sao. Cắn cứ vào đó mà tìm ra mode chủ đạo trong dao động rồi lấy để thiết kế. Thông thường lấy đến mode nào để response đạt được đến 95%(tùy tiêu chuẩn). Có thể cấu tạo cột điện chưa hợp lý nên trong 2 mode đó mình đoắn có 1 mode là xoắn. Chúc thành công.

        Hi all,

        Các phần mềm KC thường của US, mà bọn tư bản này chỉ tổ hợp tải trọng thôi. Về bản chất 2 loại tổ hợp này(XHCN-TBCN) gần như nhau. Khi các bạn phân tích Non-linéair thì mới cần quan tâm đến. Nên trong thiết kế nhà ta dùng mấy cái Mmax, Ntu, Qtu;...là chuẩn đấy. Nếu dùng Enve anh lo là hơi bị lãng phí.
        Không nên mơ ước thành cây đứng chồn chân mỏi gối mơ đầy cánh hoa

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

          Bác UdeS ơi, thế khi tính động đất có tính tải gió kg? Vì nhà cao tầng khi đổ có khác gì 1 cái quạt khổng lồ quạt vào nhà khác đâu? Làm thế nào bi giờ ...

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

            hehe, chào chú camconglo,
            Chú tưởng là khi nhà đổ do ĐĐ, nó tomber, lật, quạt gió vù vù vào nhà bên cạnh cũng đang chịu ĐĐ ah. Không có chuyện đấy đâu. Khi thiết kế móng, KCS đã tính toắn đủ to (móng nông) và đủ cọc (móng cọc) để chống lật rồi. Nếu đổ do tải trọng động gây ra thì cũng từ từ, theo phương thẳng đứng (trọng lượng bản thân chiếm ưu thế) do xuất hiện tải trọng ngoài tính toắn do chuyển vị tầng không kiểm soát được. Thế nhé, yên tâm đi.

            Chào bà con,
            Mình mới đọc 1 tài liệu về ĐĐ, họ nói số mode dùng để tính ĐĐ phải thỏa mãn điều kiện sai số:
            e=(Mtotal-Mmode)/Mtotal<0.1.

            Vậy Snip quy định lấy 3 modes đầu tiên có phải theo kinh nghiệm của họ không?
            Không nên mơ ước thành cây đứng chồn chân mỏi gối mơ đầy cánh hoa

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

              [QUOTE=bamboo]
              - Trong ETABS, nếu vào tải trọng động đất mà dùng Quake và trong mục Auto Lateral Load chọn UBC97 thì nó sẽ tự động phân tải như bác UdeS nói nhưng khi phân tải nó đã nhân tải trọng thêm 1 hệ số khoảng 1,5->3 lần, gọi là Rho (Reliability factor based on redundancy). Với thực tế của Việt Nam thì không phù hợp.



              Em thấy trong Etabs 8.45 mình vẫn có thể khai báo tải trọng động đất và tải trọng gió động để tính toán theo TCVN đươc.
              -Trong mục Type khi khai báo tải động đất và gió động ta đều cho chúng là WIND tất, khi đó ta mới dùng được kiểu User Defined trong mục Auto Lateral Load. Sau đó mình cho tải vào tâm cứng của công trình mà Etabs đã tự động tính.
              Mong chỉ bảo thêm!

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

                Nguyên văn bởi UdeS
                hehe, chào chú camconglo,

                Chào bà con,
                Mình mới đọc 1 tài liệu về ĐĐ, họ nói số mode dùng để tính ĐĐ phải thỏa mãn điều kiện sai số:
                e=(Mtotal-Mmode)/Mtotal<0.1.

                Vậy Snip quy định lấy 3 modes đầu tiên có phải theo kinh nghiệm của họ không?
                Như minh hiểu thì việc quy định tính toán với 3 modes dầu tiên là áp dụng cho các công trình có dạng tháp (kiểu như nhà cao tầng chẳng), khi đó sự làm việc tổng thể của công trình sẽ giống như 1 cái dầm console, và năng lượng dao động tập trung chủ yếu vào 3 modes đầu tiên.

                À mà bạn ký hiệu M của bạn là chỉ các gi thế ?
                Does engineering need science?

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

                  Hi anh H,
                  Nguyên văn bởi phu_ho

                  À mà bạn ký hiệu M của bạn là chỉ các gi thế ?
                  Trong cách tính sai số e =(Mtot-Mm)/Mtot đối với tính tóan ĐĐ nhà dân dụng dùng m mode đầu tiên:
                  Mtot = [1 1 1...1]*M*[1 1 1...1]T;
                  Mm=somme(phi(i)T*M*[1 1 1...1]T),i=1, 2,..m.
                  (M : ma trận khối lượng, phi : vectơ riêng orthonormé).
                  Đúng là cách này chỉ làm cho mô hình consol như anh nói.

                  Hi all,
                  Thực tế thiết kế nhà cao tầng hay gặp những mode uốn ngoằi mặt phẳng tính toắn, xoắn,...ngay cả khi đã tối ưu sơ đồ KC. Mảng ĐĐ này TK với thẩm định còn cãi nhau dài dài, ông nào cũng chưa đúng nhưng đều có lý
                  Không nên mơ ước thành cây đứng chồn chân mỏi gối mơ đầy cánh hoa

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

                    Công trình dao động thì có thể khai báo bao nhiêu mode cũng được. Nhưng xem trong các mode khi chạy ra sẽ thấy 3 dạng dao động đầu tiên ( chứ không phải 3 mode đầu tiên trong file xuất ) sẽ là tổ hợp của những nguy hiểm nhất rồi không cần lấy thêm nữa. Trong cái mass ratio có xuất hiện thành phân tham gia theo từng phương UX, UY,UZ. xem các đó chúng ta có thể biết mode nào là của phương nào và mode nào là của xoắn.
                    Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

                    Ghi chú

                    Working...
                    X