QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nối chồng cốt thép trong ACI 318-02

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nối chồng cốt thép trong ACI 318-02

    Các bác cho hỏi về vấn đề nối chồng cốt thép này , trong 1 số tài liệu spec của tôi ghi là 30 diameter bar nhưng lại theo ACI 318, trong ACI 318-02 chương 12 có nói về vấn đề này nhưng lại đưa nhiều công thức quá . Bác nào kinh nghiệm về vấn đề này có thể chỉ giáo được không.

  • #2
    Ðề: Nối chồng cốt thép trong ACI 318-02

    Bạn cứ đọc, họ bảo sao thì làm vậy. Nói chung phải chia ra làm 2 : cốt thép chịu lực nén, và cốt thép chịu lực kéo. Chiều dài 30 diameter (tại Europe là 40 diameter) là chiều dài tối đa khi ứng suất đã đạt tới giá trị giới hạn mà chuẩn cho phép. Khi ứng suất thấp hơn thì bạn chỉ tính theo nội suy thôi, nhưng kinh nghiệm là không ai làm cả,
    lý do là cai, thợ không hiểu, họ lắp bậy.
    Ngoài ra cốt thép bao (tôi không biết gọi là gì, tiếng Pháp là étrier) phải theo những điều kiện cần thiết để các cốt thép dọc có thể làm việc được đến ứng suất mong muốn.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Nối chồng cốt thép trong ACI 318-02

      Theo mình hiểu thì ý bạn muốn nói đến vấn đề nối chồng cốt thép của cột bê tông, cũng đơn giản thôi, theo kinh nghiệm cốt thép phải được nối tại vị trí có mô men uốn bằng không, thường thì đó là 1/3 độ cao của cột (nôm na một cách đơn giản là vậy, tất nhiên muốn chính xác hơn thì ta tính theo cơ kết cấu, coi cột là đứng tự do có lực ấn và mô men ở đầu cột, mô men uốn ở đâu bằng 0 thì ta nối chồng cốt thép ở đó)
      Design & build your world!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Nối chồng cốt thép trong ACI 318-02

        Trong mối nối chồng cốt thép, sự truyền lực được dựa trên lực dính giữa các thanh thép và bê tông xung quanh, và tình trạng của phần bê tông giữa các thanh thép ở khu vực nối.

        Về nguyên tắc thì rõ ràng là nên nối chồng cốt thép cột ở chỗ lực truyền nhỏ, tức là nơi có mô men nhỏ; đối với cột thì là phần giữa cột. Tuy nhiên để thuận tiện cho thi công lắp dựng thép cột, trong phần lớn các trường hợp người ta thường nối chồng cốt thép ở đáy cột ngay trên mặt sàn, mặc dù ứng suất trong cốt thép ở đoạn này lớn. Khi nối chồng ở đây thì cần lưu ý 2 điểm sau:

        1. Vì tính chất truyền lực như nói ở trên, chiều dài đoạn nối cũng xấp xỉ chiều dài neo mà nguyên tắc của nó là đảm bảo ứng suất trong cốt thép có thể đạt tới fy mà không bị tuột neo (như bác Thụ nói ở trên). Do vậy chiều dài đoạn nối chồng khoảng 30~40d (theo các công thức tiêu chuẩn).

        2. Khi lực truyền (ưs trong cốt thép) lớn, bê tông có thể bị nứt tách dọc theo chiều dài mối nối. Lúc này sự truyền lực dựa vào ma sát giữa 2 bề mặt bê tông của vết nứt. Do vậy cần có cốt thép đai để kẹp và đảm bảo lực ma sát hay đảm bảo độ bền của mối nối. Cốt đai ở đây ngoài đảm bảo chịu cắt còn phải đảm bảo điều kiện trên và một số điều kiện khác nữa.

        ACI cũng đưa ra các công thức bán kinh nghiệm để đảm bảo các điều kiện này.TCVN có quy định về chiều dài neo. Hiện nay các công ty tư vấn, khi thiết kế thông thường (theo trạng thái giới hạn) cũng thường bố trí mối nối cột ở đáy cột và như vậy cũng phù hợp, miễn là tuân thủ các yêu cầu về mối nối theo quy phạm.

        Tuy nhiên, cần lưu ý là không bố trí mối nối chồng trong khu vực dự kiến hình thành khớp dẻo khi thiết kế kháng chấn theo phương pháp dẻo. Đối với cột, chân cột tầng 1 luôn là vị trí khớp dẻo dự kiến. Do vậy, trong trường hợp này nên nối thép ở phần giữa cột hoặc kéo từ móng lên tầng 2 và nối ở đáy cột tầng 2.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Nối chồng cốt thép trong ACI 318-02

          Trong sách Bê tông 1 (Thầy Ngô Thế Phong chủ biên) trang 40 có nói rõ về vấn đề mối nối chồng cốt thép và phân ra các trường hợp nối trong vùng bê tông chịu kéo hoặc chịu nén. Theo tôi ngoài chuyện chiều dài mối nối ra cần lưu ý 2 vấn đề:
          -Mối nối chồng nên buộc mà không nên hàn vì khó kiểm soát chất lượng đường hàn và hàn thường làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép bởi nhiệt độ hàn. Quy phạm của Nhật Bản không cho nối chồng bằng cách hàn.
          -Khi nối chồng cốt thép cột , ngoài việc chọn điểm nối tại vị trí có momen nhỏ nhất thì phải nối so le nhau để có thể đổ bê tông được.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Nối chồng cốt thép trong ACI 318-02

            Nguyên văn bởi LeThangHCDC
            -Mối nối chồng nên buộc mà không nên hàn vì khó kiểm soát chất lượng đường hàn và hàn thường làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép bởi nhiệt độ hàn. Quy phạm của Nhật Bản không cho nối chồng bằng cách hàn.
            Theo tôi, không phải tiêu chuẩn Nhật Bản không cho phép hàn mà tiêu chuẩn Anh, Mỹ (ASTM A670),... và một số nước khác cũng không cho phép hàn khi đặt cốt thép cho bê tộng

            Không phải vì lý do không kiểm soát được chất lượng đường hàn, nước họ tân tiến và thi công có trách nhiệm cao nên việc này không khó.

            Điều quan trọng là thép dùng làm cốt thép cho bê tông có cường độ cao (fy=390 (SD390), A670 (fy 4200), CÓ HÀM LƯỢNG CARBON CAO, KHÔNG THỂ HÀN ĐƯỢC. Các loại thép khác (dùng cho kết cấu thép) có hàm lượng carbon thấp đều cho phép hàn (ASTM A36...)

            Thép Nhật SD295, thép Nga, Việt Nam đều hàn được vì có hàm lượng carbon thấp.

            Khi nối chồng cứ theo quy phạm mà phang, không phải tính toán chi cho mệt, ra công trường làm sao mà kiểm soát. Chiều dài nối 25d, 30d hay 40d là tùy vào mác thép. Mác càng cao thì nối chồng càng dài.

            Chào các bạn.
            Last edited by XUAN THUY; 21-03-2005, 02:15 PM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Nối chồng cốt thép trong ACI 318-02

              noi cot thep thi tieu chuan viet nam ho chi cun gngon can gi phai vac aci ra doa anh em lam gi cho met. con tui thay may thay day bao la de thi cong mot cach nhanh chong thi thuong thi cong phan mong sau do dat thep cho de noi thep thi cong phan tren chu dau co bao la khon gduoc noi thep o chan cot dau.chi can dam bao la khon gnoi qua nua dien tich thep trong mot tiet dien doi voi tiet dien co so thanh thep>4 thoi

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Nối chồng cốt thép trong ACI 318-02

                Xin bổ túc thêm cho những cốt thép chỉ chịu lực nén : 20 đường kính .
                (ngắn hơn những cốt thép chịu lực kéo), bạn nào hỏi về chuẩn aci thì thật tình lâu quá không xài ACI nữa, tôi cũng quên luôn .
                Ðường kính nhỏ nhất cho cốt thép cột là 12mm để ta dễ giữ cho nó thă"ng khi đổ bê-tông, tránh tình trạng đổ xong, gỡ ván khuôn ra thì thấy cốt nằm một bên ! Ngoài ra đường kính quá nhỏ, dễ bị buckling nên ta phải tăng thêm số vòng thép đai .

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Nối chồng cốt thép trong ACI 318-02

                  Và việc nối chồng cốt thép em có nghe một kinh nghiệm từ đàn anh là: đốt với nút dầm và cột có đường kính thép lớn thì không nên nối thép ở đầu dầm. Như thế có được ko vậy?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Nối chồng cốt thép trong ACI 318-02

                    Đúng là phải nối cốt thép tại MC có momen=0, vì bản chất của việc sử dụng cốt thép là khả năng chịu kéo và uốn tốt, nên tại điểm nối CT thì khả năng này bị giảm (đó là theo TCVN). Còn đối với các TC nước ngoài thì cứ đảm bảo L=25-:-30d là OK và việc này là do ĐV thi công (B chính) trình bản vẽ KTTC cho Tư vấn duyệt.

                    Ghi chú

                    Working...
                    X