QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

học cao học

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • học cao học

    có ai đã có kinh nghiệm ôn thi và học cao học thì chỉ cho tớ với.
    tớ chẳng biết bắt đầu từ đâu để việc ôn thi và học cao học sao cho có kết quả tốt nhất. phải ôn môn gì? bao nhiêu môn? tớ học công trình thuỷ.
    cám ơn người nào chỉ tớ, xin chân thành cám ơn.

  • #2
    Ðề: học cao học

    Cung tuy tung truong, xem thu do chenh lech giua de va chuong trinh on tap cua khoa truoc xem sao. Thong thuong chi can di hoc on la du chuong trinh roi. Nho lam bai tap cho thao boi de khong kho nhung dai va de nham.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: học cao học

      Hoc cao hoc thi cung nhu hoc dai hoc thoi mạ Tham chi con nhan hon

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: học cao học

        Một trong những điều bổ ích nhất của việc học cao học (trong nước) là quen biết thêm được nhiều bạn bè, có những bạn trẻ vừa ra trường rất thông minh chăm chỉ (để làm hộ bài tập lớn cho mọi người), lại có cả những đại gia đã công tác lâu năm (có nhiều kinh nghiệm trong công việc làm ăn). Nếu biết gắn kết lại thì có thể vượt qua các buổi điểm danh, hơn chục BT nhớn và gần 30 môn thi một cách không khó khăn lắm. Còn về kiến thức, chỉ đến khi làm luận văn tốt nghiệp thì mới biết ta đang ở đâu và đang làm gì.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: học cao học

          Thông thường thì học cao học có yêu cầu cao hơn học ở đại học ko ạ? Luận án của cao học và luận án của tiến sỹ khác nhau về điểm gì là chủ yếu (tất nhiên có khác nhau về khối lượng rồi)
          Các bác cho em kinh nghiệm học và thi môn ngoại ngữ cái ạ .

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: học cao học

            Tôi nghĩ học cao học khó hay dễ là tùy từng quan điểm. Vì có nhiều lý do để học cao học lắm: có người học để lên chức, có người học vì say mê nghiên cứu, có người mới ra trường kiếm được ít tiền nên đi học...vv và vv. Luận án về cao học cũng tùy bạn ạ, nếu bạn muốn thu được nhiều kiến thức thì chịu khó nghiên cứu và học tập sau làm luận án thì cũng đạt được một cái gì đó. Có thể nói sự khác nhau cơ giữa luận án MS và luận án PhD (theo yêu cầu và mục đích đào tạo) là luận án PhD cần một cái gì mới và trước đấy chưa ai làm, còn luận án Ms thì đơn giản hơn là chỉ cần nghiên cứu và khảo sát một vấn đề gì đó một cách kỹ lưỡng là Ok rồi. Tôi nói vậy không có nghĩa là cứ luận án TS là có cái mới, mà có những luận án Ms có những cái mới rất hay và có những luận án Ts không có gì mới cả.
            Về ngoại ngữ tôi nghĩ là phải cầy cuốc thôi, nếu bạn có trí nhớ tốt thì rất nhàn, nếu không thi cũng mất thời gian đấy.
            Bạn có thể đọc thêm ở :
            http://www.ketcau.com/showthread.php...9&page=3&pp=10
            Last edited by Steel Design; 14-04-2005, 01:35 PM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: học cao học

              Học ngoại ngữ ư:

              từ mới là những viên gạch
              ngữ pháp là bản thiết kế.

              bản thiết kế thì tiếng Anh cũng như tiếng Việt, chính xác hơn là các nhà ngữ pháp học đã dựa và ngữ pháp tiếng anh để phiên giải ngữ pháp tiếng việt (kể cả tiếng trung hoa cũng vậy),
              nên để dễ học cần phải giỏi tiếng Việt trước, nếu bạn có một cuốn ngữ pháp tiếng Việt mà bạn cảm thấy hứng thú, bạn sẽ học ngoại ngữ nhanh.

              để học một từ mới tiếng anh bạn phải học theo context
              để phát triển một từ mới tiếng anh bạn phải tìm đến từ nguyên (etymology) bạn cứ lấy từ điển để coi,
              ví dụ chọn mục từ "construction"
              sẽ có : construct, construction, constructive, constructed,
              đeconstruct,
              struct-ure
              text-ture
              con-straint strain stress strength

              Cứ học giăng dây như thế (tùy bạn thích giăng kiểu gì) sẽ biết hết từ trong chốc lát hoặc giả không biết thì cũng có thể đoán được khi gặp từ mới.

              Còn về nói thì lưu ý ngữ điệu, tiếng Việt nói bằng lưỡi (vì ăn bằng lúa gạo từ lâu)
              còn tiếng tây nói từ cổ họng (như tiếng dê hoặc cừu kêu)
              để ý điều này đặc biệt quan trọng khi bạn phát âm, tự nhiên phát ra sẽ như tây, lên xuống như tây mà không cần phải uốn lưỡi trẹo mồm như nhiều cô giáo dạy anh văn ở những trung tâm bình dân. (lúc đó các bài tập đọc về ngữ điệu của bạn sẽ trở nên rất dễ dàng).
              Nhiều khi cả trên tivi cũng đọc tầm bậy, nghe toàn tiếng gió xịt xịt (vì âm bật không tự nhiên như người tây từ cổ họng mà bị bẻ ở lưỡi, chứ tụi tây nó đọc trên starsport, CNN, BBC đâu có nghe tiếng xịtxịt như VTV đâu.

              Về viết thì phải học và hiểu thật cặn kẻ ngữ pháp thôi, ngữ pháp tiếng việt sẽ giúp bạn rất nhiều.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: học cao học

                Xin cám ơn vì bài viết rất bổ ích!

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: học cao học

                  Nguyên văn bởi XUAN THUY
                  Học ngoại ngữ ư:

                  từ mới là những viên gạch
                  ngữ pháp là bản thiết kế.

                  bản thiết kế thì tiếng Anh cũng như tiếng Việt, chính xác hơn là các nhà ngữ pháp học đã dựa và ngữ pháp tiếng anh để phiên giải ngữ pháp tiếng việt (kể cả tiếng trung hoa cũng vậy),
                  nên để dễ học cần phải giỏi tiếng Việt trước, nếu bạn có một cuốn ngữ pháp tiếng Việt mà bạn cảm thấy hứng thú, bạn sẽ học ngoại ngữ nhanh.

                  để học một từ mới tiếng anh bạn phải học theo context
                  để phát triển một từ mới tiếng anh bạn phải tìm đến từ nguyên (etymology) bạn cứ lấy từ điển để coi,
                  ví dụ chọn mục từ "construction"
                  sẽ có : construct, construction, constructive, constructed,
                  đeconstruct,
                  struct-ure
                  text-ture
                  con-straint strain stress strength

                  Cứ học giăng dây như thế (tùy bạn thích giăng kiểu gì) sẽ biết hết từ trong chốc lát hoặc giả không biết thì cũng có thể đoán được khi gặp từ mới.

                  Còn về nói thì lưu ý ngữ điệu, tiếng Việt nói bằng lưỡi (vì ăn bằng lúa gạo từ lâu)
                  còn tiếng tây nói từ cổ họng (như tiếng dê hoặc cừu kêu)
                  để ý điều này đặc biệt quan trọng khi bạn phát âm, tự nhiên phát ra sẽ như tây, lên xuống như tây mà không cần phải uốn lưỡi trẹo mồm như nhiều cô giáo dạy anh văn ở những trung tâm bình dân. (lúc đó các bài tập đọc về ngữ điệu của bạn sẽ trở nên rất dễ dàng).
                  Nhiều khi cả trên tivi cũng đọc tầm bậy, nghe toàn tiếng gió xịt xịt (vì âm bật không tự nhiên như người tây từ cổ họng mà bị bẻ ở lưỡi, chứ tụi tây nó đọc trên starsport, CNN, BBC đâu có nghe tiếng xịtxịt như VTV đâu.

                  Về viết thì phải học và hiểu thật cặn kẻ ngữ pháp thôi, ngữ pháp tiếng việt sẽ giúp bạn rất nhiều.
                  Mình có một số quan điểm khác với bạn về vấn đề học ngoại ngữ. Nếu có j bạn bỏ quá cho nhé .
                  - Thứ nhất, để dễ học ngoại ngữ thì phải giỏi tiếng Việt trước. Điều này cực kỳ sai lầm. Bạn có thấy SV đại học rõ ràng giỏi Tiếng Việt hơn đứa học sinh 5t. Vậy mà nói tiếng anh ko bằng một đứa học sinh 5t ...(bạn ko tin thì cứ thử vào mấy trường Hàn Thuyên mà xem, bọn học sinh lớp 1 nói TA như gió).Các bạn SV ở nhà học tiếng anh thì bập bõm, nhưng sau khi đi du học 1 vài năm về thì nói như gió. Bởi vì sang bên đó, họ sống giữa 1 môi trường tiếng anh hoàn toàn -> họ phải tạm quên đi tiếng Việt -> chính vì vậy mà họ học tiếng anh cực nhanh.
                  - Thứ 2, học ngoại ngữ phải học ngữ pháp trước. Cái này lại càng sai lầm. Vì khi bạn học ngữ pháp trước, mỗi khi bạn mở mồm nói thì lại phải gò cho đúng ngữ pháp -> ko tạo được thành phản xạ. Cái thứ ngoại ngữ bạn nói ra chẳng khác j của mấy ông tây học tiếng việt trên đài phát thanh. Trẻ con, chẳng biết ngữ pháp tiếng Việt, chẳng biết ngữ pháp tiếng Anh, thế mà vẫn nói tiếng Việt, tiếng Anh bt.
                  - Thứ 3, ngữ pháp Tiếng Việt chỉ có thể giúp bạn khi bạn đã có 1 vốn Tiếng Anh khá vững chắc. Còn nếu ko, thứ tiếng anh mà bạn viết chỉ là dịch từ tiếng việt ra mà thôi. Bạn cứ để ý mà xem, người Việt khi viết 1 đoạn văn bằng tiếng Anh bao h cũng nhẩm = tiếng Viết (trước tôi ko nói là tất cả )

                  Có mấy lời như vậy thôi. bạn đừng hiểu lầm nhé
                  Cầu xây xong đã lâu không thấy tôi về đưa dâu....

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: học cao học

                    Hoc cao hoc Viet Nam thi trinh do cung lang nhang thoi, chang co chat luong gi ca
                    boi vi trinh do cac thay o Viet Nam rat yeu tham chi co thay chua tham gia thiet ke cong trinh thuc te nao ca (vi hoc toan ly thuyet) , tot nhat cac ban tre nen hoc cac chuong trinh lien ket voi chinh phu nuoc ngoai nhu cao hoc Viet Bi ve co hoc , cao hoc ve moi truong lien tuc, hoac co thoi gian thi vao thu vien truong muon sach photo ve nghien cuu them

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: học cao học

                      Đê nghi giao sư Hung viêt cho co dâu nha

                      Tui thấy thày giáo nội cũng có nhiều người siêu lắm đó!

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: học cao học

                        Các Thầy dạy Cao học mà trình độ làng nhàng à?, là Giáo sư đầu ngành mà chưa tham gia thiết kế công trình nào à? Nghe giao su Hung nói các cậu có tin không? Thật khó tin. Nhưng tôi thì tin, có ai không tin thì...thử đi học Cao học thì biết liền. Đó là điều lớn nhất mà tôi đã học được ở lớp Cao học đấy các bạn ạ.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: học cao học

                          Gửi bạn Gary Killer, những điều bạn nói là rất đúng, nhưng vì ở đây đối tượng mà chúng ta đang muốn bàn đến việc học ngoại ngữ là một anh chàng sinh viên xây dựng cần phải học tiếng anh cho công việc của mình,
                          chứ không phải là một người khác, ví dụ: một đứa trẻ học nói, đứa trẻ chỉ học nói thậm chí là nói hay, nhưng mà nó chỉ nói những lời của đứa trẻ làm sao đủ dùng cho kỹ sư. Nếu nó muốn đủ vốn liếng làm kỹ sư thì phải tích lũy rong xã hội anh ngữ cho đến ngày nó tốt nghiệp KSXD. Với một môi trường thuần ngữ và với thời gian dài như thế thì một người bình thường nhất cũng nói giỏi tiếng anh nữa là.
                          Hay đơn giản thôi, một sinh viên nghành anh ngữ, làm sao có thể làm việc chuyên môn tốt với một kỹ sư nước ngoài cơ chứ cho dù anh ta có tốt nghiệp loại xịn đi nữa

                          Còn một KSXD trong nước cứ theo cách học sáo vẹt như trên thì vài hôm lại quên hết chữ nghĩa, chỉ nhớ mỗi việc là "cô giáo xinh quá". Hôm qua học chào hỏi thân thích, ngày hôm sau gặp kỹ sư nước ngoài lúng túng chào được một câu rồi làm sau đây với các câu chuyện về kỹ thuật.

                          Những việc như giỏi ngữ pháp là điều cơ bản để phát triển ngôn ngữ official dùng cho môi trường văn phòng của chúng ta. Cho dù là người Việt mà nói sai tiếng Việt (sai ngữ pháp, nói cọc lốc, hoặc quá colloquial) thì cũng cần phải xem lại anh ta chứ đừng nói chuyện lấy tiếng bồi để nói với kỹ sư nước ngoài. (Ở đây bạn đừng nhầm lẫn giữa lối nói offical với các kiểu "acedemcal" mà ta hay bị các cô giáo TTNN truyền cho nhé)

                          Ngữ pháp khi nói là ngữ pháp của văn nói, nếu bạn không hiểu sâu sắc về nó thì bạn mới có thể điều tiết câu nói của mình nhằm một mục đích cao hơn là "nói" đó là giành được sự cảm tình của đối tác vì họ đã gặp được một người có văn hóa.

                          Kỹ sư thì hay có kiểu tư duy toán học, trong khi ngôn ngữ hay có kiểu các hơi khác, vì vậy, tìm hiểu các yếu tố logic của ngôn ngữ (ngữ pháp, sự cấu tạo từ, sự hình thành câu, điển tích, từ nguyên vv .. ) cũng là điều giúp cho KS thấy nó gần gũi với mình hơn do đó hiểu hơn dễ nhớ hơn và sẽ hứng thú với việc học ngoại ngữ hơn. Đây mới là điều quan trọng.
                          Trong cái sự học theo kiểu Kỹ sư thì sự lôgic của ngôn ngữ sẽ giúp kỹ sư nhanh chóng mở rộng từ vựng ngõ hầu có thể nắm bắt nhiều tài liệu vốn có rất nhiều từ ngữ chuyên môn đến từ nhiều nguồn khác nhau mà không có gốc từ thì phải rất cực khổ để đọc hiểu nó vì bạn không thấy bất kỳ sự liên hệ nào của từ mới gặp với một từ mà bạn đã biết trước đó, điều này cũng gần như người trung quốc đi học chữ trung quốc vậy, học xong lớp 12 rồi vẫn đọc báo chưa xuôi.

                          Trong cái sự đi tìm logic của tiếng Anh thì việc chàng kỹ sư tìm kiếm sự liên hệ của nó với logic trong tiếng Việt là một bước chuyển tiếp khá êm ái. Nếu anh ta học được chữ "adverb" là "trạng từ" nhưng anh ta ngay cả tiếng việt cũng không biết trạng từ nghĩa là gì và khi nào thì dùng được nó nên anh ta đã bỏ lỡ một cơ hội để thâm nhập vào thế giới trạng tự có nghĩa là không "đốt cháy được giai đoạn" thế là anh ta thấy tiếng anh khó hơn anh ta tưởng, anh ta lại lười hơn, cuối cùng là bỏ lớp học ngoại ngữ.

                          Những người dịch "word for word" là khi họ chưa đạt được sự tu luyện ở mức trở thành "tiền bối" nên mới vậy, điều này có hai lý do, một là "họ không hiểu thông tin tìn ngôn ngữ gốc" và hai là "họ không uyên thâm tiếng việt". Chỉ có vậy thôi.

                          Thực ra những thứ trên chẳng qua là kinh nghiệm của riêng tôi, tôi là KSXD thuở cấp III được học tiếng Nga 3 năm, sang đại học học đua ngay tiếng anh, nhờ cách học trên mà sau 2 năm tôi đã đựơc bằng C và khi ra trường có bằng CN ngoại ngữ tại chức, tôi chỉ tham gia lớp luyện nói của nước ngoài dạy 02 tháng và bao nhiêu năm đi làm (11 năm) thì những người nước ngoài gặp tôi đều cho rằng tôi là người singapore hai mã-lai (vì tui hơn nhỏ và đen, hêhee)

                          Những bạn kỹ sư nội địa hãy thử các trên đây xem có hiệu quả với bạn không, cũng nhưng bệnh thì tìm thuốc ấy mà, ví dụ bệnh bao tử chữa mãi bao năm vẫn không được bất ngờ gặp người mách đúng thuốc hợp gu là khỏi liền ấy mà.

                          Bạn Gary killer ơi, tui đoán bạn học trong nước rồi mới ra nước ngoài học tiếp, thế bạn đã được làm một topic nào đó để được đi báo cáo hội nghị không, và nếu có bạn sẽ được một giáo sư sửa chữa bài cho bạn, chủ yếu là lối hành văn và lúc đó bạn sẽ thấy các sự "tiếng Anh như gió" của bạn nó "hay" đến mức nào nhé.
                          Còn nếu bạn có thể nói giỏi rồi thì bạn hãy viết một bài phát biểu (một bài văn offical) hoàn chỉnh xem thử bạn có đủ vốn để viết không cho dù bạn có rất nhiều từ vựng.
                          Nếu sau khi viết xong mà bạn đã hoàn toàn có cơ sở để tin vào sự đúng đắn và sự uyên thâm của nó thì mới tạm gọi là bạn biết "sử dụng" tiếng anh nhé.

                          Bạn có cho rằng một em bé 8 tuổi với TOFEL rất cao chắc là nói tiếng anh hay lắm có thể ngồi thảo luận về vấn đề "kết cấu" không.
                          Last edited by XUAN THUY; 20-04-2005, 01:30 PM.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: học cao học

                            To Bác Xuân Thủy: Tôi cũng chưa hình dung được là sẽ phát âm thế nào nếu không có tác dụng của lưỡi, tôi nghĩ dù ngôn ngữ nào thì cũng phải dùng lưỡi khi phá âm thôi, chỉ có điều người việt ta bị ảnh hưởng của tiếng việt, đa phần từ có một âm tiết, nên khi nói tiếng Anh, từ có hai âm tiết trở lên thì khó khăn đặc biệt là các âm gió ở cuối từ.
                            Về phương pháp học tiếng Anh, theo tôi phải kết hợp cả hai. Một là bắt chước, điều này đã được minh chứng bằng các thí dụ của Gary Killer. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với ngôn ngữ giao tiếp thông thường hàng ngày. Cũng giống như người việt không đi học trường lớp nào nhưng vẫn nói được tiếng việt như thường, nhưng đó chỉ là tiếng việt bồi. Còn phương pháp thứ hai là phải học ngữ pháp và từ vựng thật chắc. Chỉ khi đó ta mới tiếp cận được với academic langguage. Theo tôi khi học ngoại ngữ thì phải phối kết hợp cả hai phương thức trên. Nếu học theo kiểu bắt chước của trẻ con thì chẳng hóa ra người việt mình học ngữ pháp tiếng việt là không cần thiết sao? Đôi điều trao đổi cùng các bác, rất mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi khác.
                            To Giáo sư Hung: Tôi không nghĩ rằng việc học cao học ở việt nam mình hoàn toàn như vậy Có lẽ bác nên test lại cơ sở đào tạo cao học của bác xem sao. Về phần tôi được biết, rất nhiều thầy rất siêu, e rằng nếu kể ra đây chắc sẽ tốn khá nhiều space. Tôi cũng không đồng ý với quan điểm là các Giáo sư đào tạo cao học phải thiết kế các công trình thực tế. Theo tôi các GS có thể thiết kế các công trình thực tế hoặc cũng có thể không. Nếu cứ đòi hỏi như các bác thì chẳng nhẽ những ai dạy về văn học thì phải nhất thiết là nhà văn, nhà thơ sao. Mà chắc gì các nhà văn nhà thơ đã dạy văn học giỏi... Tóm lại theo thiển ý của tôi thì vấn đề là ở chỗ GS truyền thụ cho người học cái gì và như thế nào mới là quan trọng.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: học cao học

                              Gửi bạn Giáo Sư Hùng,

                              "chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng",

                              bộ ông muốn làm "phan thanh giản" hả, (thấy cái đèn tây) nhưng mà mới còn là hài đồng chưa làm được đâu nhé.
                              Last edited by XUAN THUY; 20-04-2005, 05:41 PM.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X