Hàng loạt vết nứt dài 2-3 m trên cầu thang, lối đi hoặc giữa các trụ cột trong nhà tái định cư N11B Dịch Vọng (Hà Nội) ngày một lớn khiến người dân trong khu nhà này rất lo lắng. Nỗi nghi ngờ chất lượng nhà ở càng nhân lên khi vụ việc rút ruột nhà tái định cư A2 bị vỡ lở.
Vết nứt chạy dài chân cầu thang ở nhà N11B. Ảnh: ĐL
Ông Vũ Văn Tưởng, Tổ phó tổ dân phố 93, cho biết, các hộ dân di dời về khu chung cư này theo dự án giải tỏa đường Đội Cấn - Hồ Tây. Nhà mới sử dụng hơn một năm, song đã xuất hiện vết rạn ở cầu thang, hành lang và trong vài căn hộ. Nghiêm trọng hơn, dưới tầng một (nhà để xe), nơi gánh lực của cả tòa nhà lại chính là nơi tập trung nhiều vết nứt hơn cả.
Bên cạnh nhà N11B, nhà N11A cũng trong gặp tình trạng rạn nứt tương tự. Không những thế, các căn hộ ở đây còn bị thấm dột, nhà trên nhỏ nước xuống nhà dưới, tràn loang lổ ra cả hàng lang các tầng. Ông Tưởng cho biết, những hộ dân ở đây đã nhiều lần gửi kiến nghị tới Ban quản lý dự án và UBND phường Dịch Vọng. Song 3 tháng qua, những kiến nghị này vẫn chỉ "treo" đâu đó, không một lời giải thích.
"Khi biết nhà tái định cư ở Kim Giang bị "rút ruột", chúng tôi rất lo lắng cho số phận khu nhà của mình. Không biết nơi chúng tôi đang ở có bị tương tự như vậy không? Mới trong giai đoạn đầu mà đã có hiện tượng nứt thì thật nguy hiểm" - ông Tưởng hoang mang.
Không chỉ ở khu tái định cư Dịch Vọng, một số khu nhà khác ở Hà Nội hiện nay như Trung Hòa- Nhân Chính, Vĩnh Phúc, Đền Lừ I, Yên Hòa... đều bị nhiều người ca thán về chất lượng nhà ở. Anh Lê Thọ, nhà C3 Vĩnh Phúc nói: "Mỗi năm gia đình phải sửa chữa ở một nơi, hết nhà bếp đến vệ sinh, gạch nền bong nứt, bể treo thiết kế thấp nên vòi hoa sen không sử dụng được. Chúng tôi đã tiêu tốn hàng chục triệu đồng để sửa chữa lại".
Khu tái định cư 7,2 ha Vĩnh Phúc xuống cấp nhanh chóng.
Trong khi người dân khốn đốn tự loay hoay với việc sửa chữa những hư hỏng, thì các Ban quản lý dự án cũng hoang mang, bế tắc. Bà Lan Anh, Phó ban quản lý dự án Ba Đình - chủ đầu tư dự án 7,2 ha Vĩnh Phúc, cho biết, các khu nhà ở đây đã hết thời gian bảo hành 1 năm, tiền trả hết cho đơn vị xây dựng. Chính vì vậy, mỗi khi có kiến nghị của dân, Ban quản lý lại phải "cạy cục" yêu cầu đơn vị đến sửa chữa nhà. Thế nhưng, những đáp ứng chỉ là tùy hứng. Nơi làm nơi không, mà có làm thì thường là rất chậm.
Theo quan sát của VnExpress, tình trạng thấm dột, nứt vỡ xảy ra khá phổ biến ở chung cư Vĩnh Phúc, nhiều thiết bị trong căn hộ nhà A, B, C đều đã hỏng và phải thay thế. Bên cạnh đó, các hạng mục khác như bể phốt, cống rãnh, đường đi cũng đã rơi vào tình trạng xuống cấp. Chính vì vậy, Ban quản lý dự án quận Ba Đình buộc phải lên kế hoạch sửa chữa toàn bộ hạ tầng trong quý II.
Theo lý giải của nhiều chủ đầu tư, nhà tái định cư có chất lượng thấp hơn nhà ở kinh doanh là do suất đầu tư thấp. Ông Nguyễn Văn Kiên, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội, nhận xét, vì nguồn đầu tư eo hẹp mà một số công trình không có vật liệu, thiết bị tốt; ngoài ra do sức ép việc làm nên nhiều đơn vị thi công vẫn chấp nhận làm những dự án vốn đầu tư hạn chế. Tuy nhiên, theo ông Kiên, các công trình này vẫn phải đạt chỉ số an toàn, để không xảy ra... sập nhà.
Đề cập đến trách nhiệm trước những sự cố hư hỏng của các khu nhà tái định cư, ông Kiên cho rằng, Ban quản lý dự án là cơ quan chịu trách nhiệm chính. Ban phải có cán bộ giám sát trực tiếp, chứ không trông chờ đơn vị giám sát bên ngoài. "Thành phố cần tăng vốn đầu tư cho các dự án nhà di dân để chất lượng nhà ở được nâng cao", ông Kiên nói.
Với góc nhìn khác hơn, một chuyên viên Sở xây dựng (xin được giấu tên) cho rằng, do vốn đầu tư hạn hẹp nên các khu nhà tái định cư luôn nằm trong cảnh "xây chen", cảnh quan bị bó hẹp, hạ tầng không đồng bộ, thiếu các công trình công cộng thiết yếu như sân chơi, nhà trẻ, siêu thị... Bên cạnh đó, nhà tái định cư luôn chạy đua với thời gian để phục vụ các dự án giải tỏa trên địa bàn thành phố, nên cũng ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Chuyên viên này còn cho hay, có thực tế là nhiều công trình chưa được nghiệm thu vẫn được chủ đầu tư tiếp nhận và đưa vào sử dụng. Ngay cả công tác nghiệm thu thì cũng có tình trạng "làm cho có" để đơn vị thi công nhanh chóng bàn giao. Thậm chí, có khu tái định cư, điện, nước chưa hoàn thiện nhưng người dân vẫn được "xua" đến sinh sống. Điển hình như khu N13-14-15 Dịch Vọng. Sáng sáng, dân cư khu này thường phải xếp hàng chờ lấy nước dưới sân mang lên căn hộ của mình.
Ông Trần Chủng, Cục trưởng Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng, cho biết, trong quý II, Cục Giám định chất lượng sẽ kết hợp với các địa phương thanh kiểm tra chất lượng nhà ở tái định cư ở các thành phố lớn, tập trung vào chất lượng thiết kế, thi công, sự đồng bộ của nhà ở với hạ tầng, và công tác quản lý sau xây dựng.
"Nhà tái định cư được đầu tư từ ngân sách Nhà nước là hạng mục dễ xảy ra thất thoát, lãng phí hơn cả", Cục trưởng Chủng khẳng định.
Khu tái định cư 7,2 ha Vĩnh Phúc xuống cấp nhanh chóng.
Đoàn Loan (Nguồn: vnexpress.net)
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/03/3B9DC082/
Vết nứt chạy dài chân cầu thang ở nhà N11B. Ảnh: ĐL
Ông Vũ Văn Tưởng, Tổ phó tổ dân phố 93, cho biết, các hộ dân di dời về khu chung cư này theo dự án giải tỏa đường Đội Cấn - Hồ Tây. Nhà mới sử dụng hơn một năm, song đã xuất hiện vết rạn ở cầu thang, hành lang và trong vài căn hộ. Nghiêm trọng hơn, dưới tầng một (nhà để xe), nơi gánh lực của cả tòa nhà lại chính là nơi tập trung nhiều vết nứt hơn cả.
Bên cạnh nhà N11B, nhà N11A cũng trong gặp tình trạng rạn nứt tương tự. Không những thế, các căn hộ ở đây còn bị thấm dột, nhà trên nhỏ nước xuống nhà dưới, tràn loang lổ ra cả hàng lang các tầng. Ông Tưởng cho biết, những hộ dân ở đây đã nhiều lần gửi kiến nghị tới Ban quản lý dự án và UBND phường Dịch Vọng. Song 3 tháng qua, những kiến nghị này vẫn chỉ "treo" đâu đó, không một lời giải thích.
"Khi biết nhà tái định cư ở Kim Giang bị "rút ruột", chúng tôi rất lo lắng cho số phận khu nhà của mình. Không biết nơi chúng tôi đang ở có bị tương tự như vậy không? Mới trong giai đoạn đầu mà đã có hiện tượng nứt thì thật nguy hiểm" - ông Tưởng hoang mang.
Không chỉ ở khu tái định cư Dịch Vọng, một số khu nhà khác ở Hà Nội hiện nay như Trung Hòa- Nhân Chính, Vĩnh Phúc, Đền Lừ I, Yên Hòa... đều bị nhiều người ca thán về chất lượng nhà ở. Anh Lê Thọ, nhà C3 Vĩnh Phúc nói: "Mỗi năm gia đình phải sửa chữa ở một nơi, hết nhà bếp đến vệ sinh, gạch nền bong nứt, bể treo thiết kế thấp nên vòi hoa sen không sử dụng được. Chúng tôi đã tiêu tốn hàng chục triệu đồng để sửa chữa lại".
Khu tái định cư 7,2 ha Vĩnh Phúc xuống cấp nhanh chóng.
Trong khi người dân khốn đốn tự loay hoay với việc sửa chữa những hư hỏng, thì các Ban quản lý dự án cũng hoang mang, bế tắc. Bà Lan Anh, Phó ban quản lý dự án Ba Đình - chủ đầu tư dự án 7,2 ha Vĩnh Phúc, cho biết, các khu nhà ở đây đã hết thời gian bảo hành 1 năm, tiền trả hết cho đơn vị xây dựng. Chính vì vậy, mỗi khi có kiến nghị của dân, Ban quản lý lại phải "cạy cục" yêu cầu đơn vị đến sửa chữa nhà. Thế nhưng, những đáp ứng chỉ là tùy hứng. Nơi làm nơi không, mà có làm thì thường là rất chậm.
Theo quan sát của VnExpress, tình trạng thấm dột, nứt vỡ xảy ra khá phổ biến ở chung cư Vĩnh Phúc, nhiều thiết bị trong căn hộ nhà A, B, C đều đã hỏng và phải thay thế. Bên cạnh đó, các hạng mục khác như bể phốt, cống rãnh, đường đi cũng đã rơi vào tình trạng xuống cấp. Chính vì vậy, Ban quản lý dự án quận Ba Đình buộc phải lên kế hoạch sửa chữa toàn bộ hạ tầng trong quý II.
Theo lý giải của nhiều chủ đầu tư, nhà tái định cư có chất lượng thấp hơn nhà ở kinh doanh là do suất đầu tư thấp. Ông Nguyễn Văn Kiên, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội, nhận xét, vì nguồn đầu tư eo hẹp mà một số công trình không có vật liệu, thiết bị tốt; ngoài ra do sức ép việc làm nên nhiều đơn vị thi công vẫn chấp nhận làm những dự án vốn đầu tư hạn chế. Tuy nhiên, theo ông Kiên, các công trình này vẫn phải đạt chỉ số an toàn, để không xảy ra... sập nhà.
Đề cập đến trách nhiệm trước những sự cố hư hỏng của các khu nhà tái định cư, ông Kiên cho rằng, Ban quản lý dự án là cơ quan chịu trách nhiệm chính. Ban phải có cán bộ giám sát trực tiếp, chứ không trông chờ đơn vị giám sát bên ngoài. "Thành phố cần tăng vốn đầu tư cho các dự án nhà di dân để chất lượng nhà ở được nâng cao", ông Kiên nói.
Với góc nhìn khác hơn, một chuyên viên Sở xây dựng (xin được giấu tên) cho rằng, do vốn đầu tư hạn hẹp nên các khu nhà tái định cư luôn nằm trong cảnh "xây chen", cảnh quan bị bó hẹp, hạ tầng không đồng bộ, thiếu các công trình công cộng thiết yếu như sân chơi, nhà trẻ, siêu thị... Bên cạnh đó, nhà tái định cư luôn chạy đua với thời gian để phục vụ các dự án giải tỏa trên địa bàn thành phố, nên cũng ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Chuyên viên này còn cho hay, có thực tế là nhiều công trình chưa được nghiệm thu vẫn được chủ đầu tư tiếp nhận và đưa vào sử dụng. Ngay cả công tác nghiệm thu thì cũng có tình trạng "làm cho có" để đơn vị thi công nhanh chóng bàn giao. Thậm chí, có khu tái định cư, điện, nước chưa hoàn thiện nhưng người dân vẫn được "xua" đến sinh sống. Điển hình như khu N13-14-15 Dịch Vọng. Sáng sáng, dân cư khu này thường phải xếp hàng chờ lấy nước dưới sân mang lên căn hộ của mình.
Ông Trần Chủng, Cục trưởng Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng, cho biết, trong quý II, Cục Giám định chất lượng sẽ kết hợp với các địa phương thanh kiểm tra chất lượng nhà ở tái định cư ở các thành phố lớn, tập trung vào chất lượng thiết kế, thi công, sự đồng bộ của nhà ở với hạ tầng, và công tác quản lý sau xây dựng.
"Nhà tái định cư được đầu tư từ ngân sách Nhà nước là hạng mục dễ xảy ra thất thoát, lãng phí hơn cả", Cục trưởng Chủng khẳng định.
Khu tái định cư 7,2 ha Vĩnh Phúc xuống cấp nhanh chóng.
Đoàn Loan (Nguồn: vnexpress.net)
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/03/3B9DC082/
Ghi chú