Nho cac bac co kinh nghiem chi giup dan em ve viec tinh toan khung khong gian cho nha cao tang voi a,nhung kho khan hay nhung diem chu y trong giai doan nhap so lieu....cung nhu kinh nghiem kiem tra chay may co chinh xac khong .Cam on cac bac nhieu
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tinh khung khong gian nha cao tang!
Collapse
X
-
Ðề: Tinh khung khong gian nha cao tang!
Trong việc tính khung không gian nhà cao tầng, em cần lưu tâm tới:
- Lý thuyết tính toán nhà cao tầng;
- Cách xác định tải trọng, nhất là các loại tải trọng ngang;
- Phần mềm tính toán.
Hai mục đầu chắc là em đã được học ở trường và đã qua các đồ án môn học. Còn mục sau đòi hỏi phải có thời gian và kinh nghiệm. Dùng phần mềm không khó vì phần lớn phần mềm hiện nay đều khá thân thiện, nhưng điều quan trọng là:
- Biết bản chất của vấn đề;
- Biết một số mẹo để có thể làm nhanh;
- Biết xoay xở khi phần mềm báo lỗi và không chạy;
Một khi đã chạy thông, cần rà soát các lỗi có thể mắc phải bằng cách quan sát biểu đồ nội lực, phản lực, chuyển vị... Lúc này cần dùng các kiến thức về cơ học kết cấu và SBVL. Sau khi nội lực ổn mới bước và thiết kế cấu kiện, chắc chắn còn phải chỉnh sửa và chạy đi chạy lại nhiều lần để ra được phương án hợp lý.
Có thể ví Thiết kế như việc cân vành, với những ông thợ kinh nghiệm thì sẽ tốn ít thời gian hơn, nhưng có một điều chắc chắn là không thể có một cái vành tròn trịa ngay từ khi chỉnh chiếc nan hoa đầu tiên. Cũng như mình không thể có ngay một bài tính khung ngon lành từ lần chạy đầu tiên.
Ngoài ra khi tính khung nhà cao tầng là em cần có một kiến thức nhất định về hình học không gian và có đầu óc tưởng tượng phong phú một chút.
Thân.
------------
P/S: Lần sau đề nghị đàn em gõ có dấu nhé!
-
Ðề: Tinh khung khong gian nha cao tang!
Trong việc tính khung không gian nhà cao tầng, em cần lưu tâm tới:
- Lý thuyết tính toán nhà cao tầng;
- Cách xác định tải trọng, nhất là các loại tải trọng ngang;
- Phần mềm tính toán.
Hai mục đầu chắc là em đã được học ở trường và đã qua các đồ án môn học. Còn mục sau đòi hỏi phải có thời gian và kinh nghiệm. Dùng phần mềm không khó vì phần lớn phần mềm hiện nay đều khá thân thiện, nhưng điều quan trọng là:
- Biết bản chất của vấn đề;
- Biết một số mẹo để có thể làm nhanh;
- Biết xoay xở khi phần mềm báo lỗi và không chạy;
Một khi đã chạy thông, cần rà soát các lỗi có thể mắc phải bằng cách quan sát biểu đồ nội lực, phản lực, chuyển vị... Lúc này cần dùng các kiến thức về cơ học kết cấu và SBVL. Sau khi nội lực ổn mới bước và thiết kế cấu kiện, chắc chắn còn phải chỉnh sửa và chạy đi chạy lại nhiều lần để ra được phương án hợp lý.
Có thể ví Thiết kế như việc cân vành, với những ông thợ kinh nghiệm thì sẽ tốn ít thời gian hơn, nhưng có một điều chắc chắn là không thể có một cái vành tròn trịa ngay từ khi chỉnh chiếc nan hoa đầu tiên. Cũng như mình không thể có ngay một bài tính khung ngon lành từ lần chạy đầu tiên.
Ngoài ra khi tính khung nhà cao tầng là em cần có một kiến thức nhất định về hình học không gian và có đầu óc tưởng tượng phong phú một chút.
Em hỏi thêm: Cần phải tìm những tiêu chuẩn nào nữa để thiết kế?
Thanhks!
Ghi chú
-
Ðề: Tinh khung khong gian nha cao tang!
Em có thể tham khảo:
1. Nguyên tắc và nguyên lý thiết kế:
- TCXDVN 323:2004 - Nguyên tắc thiết kế nhà cao tầng
- TCXD 198:1997 - Nhà cao tầng - Thiết kế kết cấu BTCT toàn khối
2. Xác định tải trọng:
- TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động - tiêu chuẩn thiết kế
- TCXD 229:1999 - Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995
- Uniform building code UBC 1997
- SNIPII-7-81 (1997)
3. Thiết kế cấu kiện: TCVN5574:1991, BS8110, ACI318....
Ghi chú
-
Ðề: Tinh khung khong gian nha cao tang!
Nguyên văn bởi NTTCDCEm có thể tham khảo:
1. Nguyên tắc và nguyên lý thiết kế:
- TCXDVN 323:2004 - Nguyên tắc thiết kế nhà cao tầng
- TCXD 198:1997 - Nhà cao tầng - Thiết kế kết cấu BTCT toàn khối
2. Xác định tải trọng:
- TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động - tiêu chuẩn thiết kế
- TCXD 229:1999 - Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995
- Uniform building code UBC 1997
- SNIPII-7-81 (1997)
3. Thiết kế cấu kiện: TCVN5574:1991, BS8110, ACI318....
Ghi chú
-
Ðề: Tinh khung khong gian nha cao tang!
Xin cho hỏi anh NTTCDC
Từ trước đến giờ khi thiết kế nhà nhìêu tầng với bài toán khung không gian, với cấu kiện cột chịu nén lệch tâm (2 phương Mx, My) , anh tính toán và cấu tạo thép như thế nào !?
Nếu tính thép độc lập cho từng phương rồi bố trí chung, tức là những thanh thép ngoài cùng chịu Mx có thể xem là cùng chịu My và ngược lại, làm như vậy đủ lượng cốt thép cần thiết không !? vì nếu bố trí độc lập Fa cho cả hai phương là chắc chắn dư rồi.
ý kiến của các bạn thế nào ?
Còn về ý của bạn SteelDesign, theo tôi , khi đã sử dụng tiêu chuẩn nào thiết kế thì bạn phải tuân theo toàn bộ tiêu chuẩn đó . Kể từ vật liệu (cường độ, pp lấy mẫu , thí nghiệm ...) cho đến tải trọng (Tải trọng tiêu chuẩn, cách chất tải, hệ số vượt tải,...) và thiết kế kết cấu (tính toán, bố trí cốt thép , cấu tạo ,...) Không thể lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia " đươc.
Nếu không vì yêu cầu của Chủ đầu tư hay vì vài phần TCVN còn thiếu thì tốt nhất bạn cứ sử TCVN khi tihết kế các công trình trên lãnh thổ VN mình.Last edited by HoangLinh; 14-04-2005, 12:43 PM.
Ghi chú
-
Ðề: Tinh khung khong gian nha cao tang!
Nguyên văn bởi HoangLinhXin cho hỏi anh NTTCDC
Từ trước đến giờ khi thiết kế nhà nhìêu tầng với bài toán khung không gian, với cấu kiện cột chịu nén lệch tâm (2 phương Mx, My) , anh tính toán và cấu tạo thép như thế nào !?
Nếu tính thép độc lập cho từng phương rồi bố trí chung, tức là những thanh thép ngoài cùng chịu Mx có thể xem là cùng chịu My và ngược lại, làm như vậy đủ lượng cốt thép cần thiết không !? vì nếu bố trí độc lập Fa cho cả hai phương là chắc chắn dư rồi.
ý kiến của các bạn thế nào ?
Còn về ý của bạn SteelDesign, theo tôi , khi đã sử dụng tiêu chuẩn nào thiết kế thì bạn phải tuân theo toàn bộ tiêu chuẩn đó . Kể từ vật liệu (cường độ, pp lấy mẫu , thí nghiệm ...) cho đến tải trọng (Tải trọng tiêu chuẩn, cách chất tải, hệ số vượt tải,...) và thiết kế kết cấu (tính toán, bố trí cốt thép , cấu tạo ,...) Không thể lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia " đươc.
Nếu không vì yêu cầu của Chủ đầu tư hay vì vài phần TCVN còn thiếu thì tốt nhất bạn cứ sử TCVN khi tihết kế các công trình trên lãnh thổ VN mình.
Ghi chú
-
Ðề: Tinh khung khong gian nha cao tang!
Dear Steel Design,
Hiện nay Bộ Xây dựng VN (MoC) cho phép sử dụng 7 tiêu chuẩn của các nước tiên tiến - trong đó có Mỹ - trong việc tính toán thiết kế các công trình xây dựng tại Việt Nam. Với những công trình có yếu tố nước ngoài hoặc có quy mô và vốn đầu tư lớn, chúng tôi thường tư vấn Chủ đầu tư sử dụng thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn Mỹ (hoặc Anh) từ A dến Z . Đây là cách tuyệt vời nhất cho TVTKvà cũng đã được sự bật đèn xanh của MoC. Tuy nhiên với một số công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, CĐT thường yêu cầu tính toán bằng TCVN, lúc này đành phải "đông tây y kết hợp", nghĩa là giá trị lực ngang xác định bằng công thức của UBC, còn tổ hợp tải trọng lấy theo yêu cầu của TCXD 198:1997. Trong hoàn cảnh hiện nay, giải pháp này là có thể chấp nhận được. Thực ra vấn đề là tiêu chuẩn XDVN chưa được update kịp thời. Năm nay chúng ta kỷ niệm năm thứ 14 sử dụng 5574:1991 và năm thứ 10 sử dụng 2737:1995, trong khi ở các nước khác cứ 2-4 năm họ update TC một lần. Một trong những nguyên nhân có lẽ là sự tranh cãi giữa hai phái trong các nhà làm TC nước ta: một phái khuyến khích sử dụng TC nước ngoài đồng bộ, còn một phái đề xuất chắt lọc những thứ tinh hoa nhất của các nước để mix lại thành một TC "made in VN". Hy vọng khi cuộc tranh cãi này ngã ngũ, các kỹ sư VN sẽ có một cơ sở chắc chắn hơn để tác nghiệp.
Dear HoangLinh,
Hiện nay với sự trợ giúp của các phần mềm phân tích KC, hầu hết các công trình được tính toán không gian và cột chịu nén lệch tâm xiên được thiết kế theo BS hoặc ACI, trong đó các giá trị N, Mx, My được sử dụng đồng thời, cốt thép tính toán ra được khuyến cáo đặt đều theo chu vi của tiết diện. Tuy nhiên nếu ta đánh giá cột làm việc thiên về một phương hơn (ví dụ mặt bằng hình chữ nhật, bước cột không đều), thì với lượng thép tính ra bằng BS (hoặc ACI), bạn có thể bố trí thiên về các thớ chịu lực chính (cạnh ngắn của cột) và kiểm tra lại theo bài tính cột của TCVN, còn trên cạnh dài có thể bổ sung để đảm bảo cột làm việc tốt theo phươgn kia. Đồng ý rằng với cách này, cốt thép bố trí sẽ dư hơn mức cần thiết, nhưng theo tôi, với mức độ dư 15-30% là có thể chấp nhận được.
Ghi chú
-
Ðề: Tinh khung khong gian nha cao tang!
Xin bổ sung một chút về vụ sử dụng UBC:
Khi du nhập UBC, chúng ta cần phải qua một bước gọi là "Việt Nam hoá UBC".
Với các công trình trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi tư vấn CĐT liên hệ với Viện Kỹ thuật Xây dựng thuộc Sở XD Hà Nội (ở phố Cát Linh, cạnh Horizon), Viện này sẽ căn cứ vị trí của công trình để cấp số liệu động đất HN phục vụ tính toán kháng chấn, trong đó có giá trị gia tốc cực đại và tần số trung bình cho các chu kỳ >1000 năm, 500 năm và 200 năm, từ đó tra bảng của UBC để tìm vùng tương ứng. Tuy nhiên với các khu vực khác ngoài Hà Nội thì đành chịu bởi Viện KTXD HN là đơn vị duy nhất ở VN cho đến nay tiến hành các đề tài nghiên cứu KH về vấn đề này.
Ghi chú
-
Ðề: Tinh khung khong gian nha cao tang!
Khi đi, các bạn nhớ mang theo:
1. Công văn của Chủ đầu tư gửi Viện KTXD Hà Nội;
2. Báo cáo khảo sát địa chất công trình;
3. Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền;
4. và Ba triệu đồng tiền mặt (sẽ có hóa đơn đỏ xuất cho Chủ đầu tư, chứ không xuất hóa đơn cho Tư vấn Thiết kế)
Sau khoảng 2 đến 3 ngày các bạn sẽ cố số liệu đầu vào để tính toán tải trọng động đất.
Theo tôi, chỉ công trình rất cao tầng hoặc rất quan trọng mới cần xin bản số liệu này.
Kết thúc văn bản bao giờ cũng có câu: "Số liệu này mang đậm tính nghiên cứu" nên mức độ tin cậy cũng không phải là tuyệt đối.ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com
Ghi chú
-
Ðề: Tinh khung khong gian nha cao tang!
Cám ơn bạn NTTCDC va HUYCDC đã chia xẻ những thông tin rất hay, và bổ ích.
Chúng ta có thể thảo luận 1 chút về UBC 97, International Building Code 2003 và ASCE Standard 7-98 (Minimum Design Loads for Buildings and Other Structures).
Hiện nay ở Mỹ hiện có rất nhiều tiêu chuẩn song song tồn tại một số tiêu biểu như:
- UBC 1997; International Building Code 2003 ; ASCE Standard 7-98; SBCCI - Standard (Southern) Building Code, City of Los Angeles LA Building Code, California State Buiding code,... vv.
Vì điều kiện xây dựng ở Mỹ tại các tiểu bang khác nhau tương đối nhiều, thí dụ Cali động đất rất nhiều nên có những qui đinh riêng về thiết kế động đất, Boston hoặc New york có rất nhiều tuyết nên có những qui riêng về tải trọng do tuyết gây ra, Florida bão tương đối nhiều nên tính tải gió cũng khác...vv.
Khi thiết kế công trình, nếu người thiết kế không rõ, cần phải gọi điện đến: Department of Buiding & Safety để tìm xem ở khu vực xây dựng dùng code nào.
Hiện nay nước Mỹ không có tiêu chuẩn chung cho toàn liên bang, nhưng UBC được dùng phổ biến vì phần về Seismic được xây dựng trên cơ sở của bang Cali, mà bang Cali là một trong nhưng nơi có động đất nhiều nhất nước Mỹ.
Cái này xem ra có vẻ khác Liên xô cũ, nước Nga cũng rất rộng lớn, nhưng hình như chỉ dùng một tiêu chuẩn thống nhất cho toàn quốc, Mỹ có vẻ thoải mái hơn về vấn đề này.
Tiêu chuẩn International Building Code được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2000, bản mới nhất hiện nay là IBC 2003. Tôi có hỏi một GS tại sao lại dùng là International Building Code thì được giải thích là IBC có thể được sử dụng ở Canada và Mexico.
Có nghĩa là về phần Seismic design, Canada và Mexico chỉ cần xây dựng cho mình bản đồ địa chấn là có thể dùng được IBC.
Hiện nay IBC đã được sử dụng trên 45 bang của Mỹ, Washington DC và Bộ Quốc Phòng, như trong tương lai có thể toàn bộ nước Mỹ sẽ dùng IBC.
Về phần Seismic, tôi cũng đã thử tính toán một số khung theo IBC va UBC thì thấy rằng kết quả trênh lệch nhau không nhiều lắm, vì tính kế thừa trong các tiêu chuẩn Mỹ là rất cao. Nhưng IBC được xây dựng gần đây hơn (2003) nên đã đưa thêm vào nhiêu hệ số mới. Nếu so sánh tần số T tính theo UBC và IBC với máy tính (có thể coi là phương pháp chính xác) thì thấy rằng IBC sát hơn (đây là chỉ là nhận xét ban đầu vì số lượng khung tính toán chưa nhiều).
Thường tiêu chuẩn Mỹ chỉnh sửa liên tục, IBC hiện nay la 2003 mà mới nhất cua UBC là 1997, như vậy là tương đối lạc hậu (đây là quan điểm của các kỹ sư thiết kế Mỹ).
- Vậy trong tương lai Việt Nam mình hoàn toàn có thể sử dụng được IBC để tính toán Seismic với điều kiện xây dựng cho mình được một bản đồ về vùng động đất, như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều nếu mình tự xây dựng tiêu chuẩn. Ở đây tôi chỉ đề cập đến vần đề Seismic, các vấn đề khác tôi không đề cập vì mình chưa nghiên cứu kỹ.
Nếu ai có những thông tin mới về IBC và UBC thì tiếp tục thảo luận vì tôi nghĩ đây là một chủ đề hay.
Xin cảm ơn.Last edited by Steel Design; 15-04-2005, 06:18 AM.
Ghi chú
-
Ðề: Tinh khung khong gian nha cao tang!
Xin hỏi anh NTTCDC
khi anh sử dụng đông tây y kết hợp để thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam thì việc sử dụng các tiêu chuẩn với các hệ số an toàn khác nhau để tính toán cho một công trình như anh nói là tải trọng ngang lấy theo UBS tổ hợp lại lấy theo TCXD 198:1997. Em xin hỏi anh vài câu:
Vậy đã có công thức chuyển đổi nào được công nhận chưa hay anh chỉ làm theo kinh nghiệm thôi?
Tải trọng ngang của UBS được tính theo vận tốc gió trong khi tiêu chuẩn của VN lại tính theo áp lực. Vậy anh xác định vận tốc gió như thế nào?
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú