khi tải trọng do công trình thực tế truyền xuống cọc > Ptk thì cọc có thể "toi" bấc cứ lúc nào.
CÁI NÀY VẪN OK KHI BÁC TÍNH ĐỘ LÚN NHÓM CỌC < HƠN ĐỘ LÚN CHO PHÉP ..... THEO TÔI THÌ KHÔNG NÊN ĐỂ tải trọng do công trình thực tế truyền xuống cọc > Ptk.......KHÔNG ỔN ....
Thế giới phẳng
Chiếc lexus và cây ôliu
Chiến tranh tiền tệ
Science is sexy
***GLOBE WARNING***
Ðề: Khả năng chịu tải thực tế của cọc lớn hơn Ptk của cọc bao nhiêu là đượ
Khả năng chịu tải thực tế của cọc lớn hơn Ptk của cọc bao nhiêu là được?
Sức chịu tải của cọc theo đất nền được dự tính trên cơ sở:
- Chỉ tiêu của đất nền xác định từ thí nghiệm trong phòng hoặc hiện trường;
- Thử cọc bằng tải trọng tĩnh;
- Thử cọc bằng tải trọng động.
Sức chịu tải cho phép của cọc đơn, theo đất nền, được tính: Qa = Qtc/K
K- Hệ số an toàn, lấy bằng:
1,2 - Nếu sức chịu tải xác định bằng nén tĩnh cọc tại hiện trường;
1,25 - Nếu sức chịu tải xác định theo kết quả thử động cọc có kể đến biến dạng đàn hồi của đất hoặc theo kết quả thử đất tại hiện trường bằng cọc mẫu;
1,4 - Nếu sức chịu tải xác định bằng tính toán, kể cả theo kết quả thử động cọc mà không kể đến biến dạng đàn hồi của đất.
Nếu việc tính toán móng cọc có kể đến tải trọng gió vμ tải trọng cầu trục thì được phép tăng tải trọng tính toán trên các cọc biên lên 20% (trừ móng trụ đường dây tải điện)
Đối với móng chỉ có cọc đóng, mang tải trên 60 tấn (600 kN) hoặc 1 cọc nhồi mang tải trọng 250 tấn (2500 kN) thì:
k=1,4 - Nếu sức chịu tải xác định theo thử tĩnh cọc;
k=1,6 - Nếu sức chịu tải xác định theo các phương pháp khác;
k=1,0 - Đối với móng bè cọc của công trình có độ cứng lớn, độ lún giới hạn lớn hơn hoặc bằng 30cm (với số cọc lớn hơn 100), nếu sức chịu tải của cọc xác định theo thử tĩnh.
Nguồn: TCXD 205:1998 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
Ðề: Khả năng chịu tải thực tế của cọc lớn hơn Ptk của cọc bao nhiêu là đượ
Tiêu chuẩn này có vẽ cũ rồi. Tiêu chuẩn 286-2003 đã quy định hệ số an toàn khác: từ 1.5-3. Tùy theo phương pháp thí nghiệm nén tĩnh để xác định Pgh mà có sự chọn lựa hs àn toàn khác nhau. Còn các pp x.định Ptk theo tính toán chỉ là dự tính thôi, không đủ cơ sở để khẳng định sức chịu tải của cọc. Tóm lại, nên sử dụng hsat theo tiêu chuẩn thí nghiệm tĩnh 286-2003 (khi xd Pgh theo tc này). Còn tải trọng P tác dụng lên cọc lớn hơn Pcoc 1 chút theo mình là có thể nhưng cần chú ý:
+ Nếu bạn có pp hạ cọc mà có thể đạt được Pcoc = Pvl thì không được phép cho P>Pcoc.
Ðề: Khả năng chịu tải thực tế của cọc lớn hơn Ptk của cọc bao nhiêu là đượ
Sức chịu tải cho phép của cọc xác định từ kết quả thí nghiệm nén tĩnh căn cứ theo đường cong quan hệ tải trọng-chuyển vị và đã được sử dụng hệ số an toàn Fs=2
Nguồn: Phụ lục E - TCXDVN 269:2002
Ðề: Khả năng chịu tải thực tế của cọc lớn hơn Ptk của cọc bao nhiêu là đượ
Xin hỏi các bác:
+ Tải trọng đưa vào để xác định tải tác dụng lên đầu cọc (do công trình truyền xuống) thì chúng ta dùng tải tiêu chuẩn hay tính toán.
Trong các giáo trình giảng dạy ở trường ĐH thì dùng tải tính toán + tổ hợp bổ sung, còn kiểm tra lún thì dùng tait tiêu chuẩn+ tổ hợp cơ bản.
+ Trong tiêu chuẩn tk móng cọc có nói khi tổ hợp tải để xđ rải td lên đầu cọc có tải gió và tải cầu trục thì cọc biên có thể tăng kn chịu tải lên 20%. Vậy nếu chỉ có TT+HT+gió thì có thể áp dụng điều này không. Vấn đề này có vẽ giống như Pmax<=Rtcx1.2 như trong móng nông!
Mong các anh có kinh nghiệm trong lãnh vực nền móng giúp đỡ.
Em còn rất nhiều vấn đề thắc mắc nữa muốn hỏi các bác nhưng thấy các bác ít quan tâm quá!!
Xin hỏi các bác:
+ Tải trọng đưa vào để xác định tải tác dụng lên đầu cọc (do công trình truyền xuống) thì chúng ta dùng tải tiêu chuẩn hay tính toán.
Trong các giáo trình giảng dạy ở trường ĐH thì dùng tải tính toán + tổ hợp bổ sung, còn kiểm tra lún thì dùng tait tiêu chuẩn+ tổ hợp cơ bản.
+ Trong tiêu chuẩn tk móng cọc có nói khi tổ hợp tải để xđ rải td lên đầu cọc có tải gió và tải cầu trục thì cọc biên có thể tăng kn chịu tải lên 20%. Vậy nếu chỉ có TT+HT+gió thì có thể áp dụng điều này không. Vấn đề này có vẽ giống như Pmax<=Rtcx1.2 như trong móng nông!
Mong các anh có kinh nghiệm trong lãnh vực nền móng giúp đỡ.
Em còn rất nhiều vấn đề thắc mắc nữa muốn hỏi các bác nhưng thấy các bác ít quan tâm quá!!
- Theo TCVN thì xác định tải trọng tác dụng lên đầu cọc là tải trọng tính toán. Còn theo BS là tải trọng tiêu chuẩn. Có lẽ đây là lý do khi thiết kế theo BS thì kinh tế hơn TCVN. Kiểm tra lún, biến dạng thì tính toán theo trạng thái giới hạn 2 nên dùng tải trọng tiêu chuẩn.
- Cái màu xanh bạn có thể chỉ giúp nó nằm ở tiêu chuẩn nào, mục nào được không( tìm hoài không thấy trong tiêu chuẩn). Theo BS thì khi xét tổ hợp gió đi kèm với hoạt tải thì khả năng chịu tải cho phép tăng lên 25%.
Ðề: Khả năng chịu tải thực tế của cọc lớn hơn Ptk của cọc bao nhiêu là đượ
Cái này nằm ở phụ lục A TCVN 205-1998 bác ạ.
Sức chịu tải của cọc: nếu xác định theo nền đất thì cọc không thể phá hoại nếu tải chỉ vượt tất thời. Nếu xd sức chịu tải của cọc theo sct của vật liệu làm cọc (như trong cọc nhồi) thì không thể dùng tải tiêu chuẩn + tổ hợp cơ bản 1 để kiểm tra cọc được.
Thế thì quy định của ta lâu nay có vẽ chưa rỏ ràng và dẫn đến lãng phí rất lớn (15-20% giá trị cọc chưa kể các lảng phí khác). Các bác thấy có đúng không?
Ðề: Khả năng chịu tải thực tế của cọc lớn hơn Ptk của cọc bao nhiêu là đượ
Cám ơ bác Minh. Em thấy lâu quá không ai quan tâm nên nhắc lại để đưa lên đầu tít đấy mà!
Thế bác lý giải về tải tính toán hay tải tiêu chuẩn khi kiểm tra khả năng chịu tải của cọc!
Ðề: Khả năng chịu tải thực tế của cọc lớn hơn Ptk của cọc bao nhiêu là đượ
Ý bác nói khi kiểm tra cường độ đất nền thì sử dụng tải tính toán?
+ Theo TCXD 45-78 thì với cong thức tính Rtc đưa ra, ta dùng tải tiêu chuẩn để kiểm tra.
+ Trong móng cọc, nếu sức chịu tải của móng cọc mà xác định dựa vào kiểm tra nén tỉnh (tức là dựa trên sự biến dạng của nền đất) thì có không thể bị phá hoại khi Pc lớn hơn Ptk kế 1 tí trong tức thời. vậy có thể nói cọc làm việc trong trạng thái giới hạn thứ 2. Thế tại sao phải dùng tải tính toán đè lên đầu cọc để kiểm tra. Em cũng chẳng hiểu nổi!
Ðề: Khả năng chịu tải thực tế của cọc lớn hơn Ptk của cọc bao nhiêu là đượ
Nếu nói cho đúng lý thuyết thì hình như quan niệm của các giáo trình nền móng của các trường Đại Học XD viết về kiểm tra sức chịu tải của cọc (theo đất nền) dùng tải tính toán là chưa thỏa đáng!!
Trong công thức kiểm tra sức chịu tải của nền đất cũng có sức chịu tải tính toán đấy, khi đó lấy Pgh (tính toán), tải đè lên móng cũng là tải tính toán. Cụ thể có trong sách cơ học nền móng ...
Ðề: Khả năng chịu tải thực tế của cọc lớn hơn Ptk của cọc bao nhiêu là đượ
Các bác chú ý là giá trị R trong TCXD 45:1978 là áp lực tính toán dùng để tính toán nền theo biến dạng, vì thế dùng tải trọng tiêu chuẩn là chính xác. Tức là áp lực đáy móng phải nhỏ hơn giá trị R ở trên thì mới được phép tính lún theo lý thuyết đàn hồi (các công thức tính lún trong TCVN phổ biến hiện nay).
Thực tế là rất nhiều người nhầm lẫn vấn đề này, luôn coi R trên là giá trị sức chịu tải cực hạn của nền móng trong tính toán theo trạng thái giới hạn 1 (độ bền).
Bản thân TCXD 45:1978 cũng rất rõ ràng, R nằm trong mục "Tính toán nền theo biến dạng". Có hẳn 1 mục riêng tính toán nền theo SCT.
Ghi chú