QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Liên kết thép giữa dầm và dầm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Liên kết thép giữa dầm và dầm

    Chào các bác.
    Các bác ơi giúp em cái. Em đang thi công một công trình nhà dân.
    Có một phòng rộng có 4 cột, và 4 dầm chính, do phòng dài nên em bố trí một dầm phụ ở giữa bắt qua hai dầm chính (không có cột đỡ). Em buôc thép chịu lực của dầm phụ lên phía trên thép chịu lực của dầm chính. Nhưng chủ nhà lại bắt em buộc thép của dầm phụ ở phía dưới thép chịu lực của dầm chính.
    Em đã buộc xong thép rồi, em giải thích mãi mà chủ nhà không chịu lại nói là "anh thích như thế" và bắt em buộc lại thép.
    Bác nào có ý kiến gi giúp em cái. Gấp gấp, thanks!

  • #2
    Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

    Nguyên văn bởi sonxd2003
    Thứ tự đặt thép đúng từ trên xuống là : sàn-hàng thứ 1 dp-hàng thứ 1 dc-hàng thứ 2 dp-hàng thứ 2 dc
    Tư vấn tầm bậy!
    Tấn Dũng
    Công nghệ và Quản lý Xây Dựng
    Công ty Cổ phần Xây Dựng TÂN BẢO ĐẠT

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

      Anh tức giận làm gì anh sơn, kệ họ. anh giận thì anh kia càng thêm thích chứ có được gì đâu. Họ ích kỉ không muốn chỉ nên thế.
      TIỀN KHÔNG QUAN TRỌNG, NHƯNG ĐÔI KHI TIỀN LÀ TẤT CẢ

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

        Nguyên văn bởi ta.dung.bsg View Post
        tư vấn tầm bậy!
        cái này đươc đấy giải thik hộ cái!ông anh

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

          Không riêng gì anh.em đọc em cũng thấy khó chịu. chắc các bác trong diễn đàn đọc cũng thấy khó chịu
          TIỀN KHÔNG QUAN TRỌNG, NHƯNG ĐÔI KHI TIỀN LÀ TẤT CẢ

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

            Nguyên văn bởi sonxd2003
            A gặp spam kiểu này mấy lần trên diễn đàn rồi nên cũng hơi bực mình. Nói thêm cho rõ về tư vấn của mình cho chủ topic. sàn ở đây là thép lớp trên của sàn, còn thép lớp dưới thì sẽ nằm trên hàng thép thứ 2 của dp.
            Hi Sơn!
            Lâu lắm ko đụng đến BTCT, nhưng theo mình tùy từng trường hợp thôi bạn à, không phải cố định như bạn theo thứ tự Thép sàn = Thép DP -> Thép DC ( như thế này sẽ là 2 lớp) đâu, mà có thể Thép sàn -> Thép DC -> thép DP (3 lớp) tùy theo người tk tính toán. Trong trường hợp thứ 1, nội lực ở DC sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc bố trí theo kiểu này phải tăng thép lướp dưới DC lên so với th ko có DP hoặc bố trí thép DP ở bên dưới. Trường hợp thứ 2 thì phải bố trí thép lớp dưới của DP tăng lên so với trường hợp thứ nhất. Mình phải tính toán cho tiết kiệm nhất, nhu thế mới tối ưu (Ứng với cả 2 trương hợp nội lực bản sàn đã đảm bảo cả y/c về chịu lực và độ võng) Nhớ đặt thép vai bò ở DC.
            Thân!
            Last edited by DotitiDo; 16-08-2010, 12:04 PM.
            Mr.DO512
            Mobile: 0990.512.8668
            Mail: dotoan512@gmail.com
            Chị Kết Cấu cấu Anh Kết Cấu, cấu đúng chỗ kết, kết đúng chỗ cấu

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

              À anh sơn ở đak lak thế anh ở huyện nào. em có quen mấy anh ở đắc lắc cũng làm tư vấn
              TIỀN KHÔNG QUAN TRỌNG, NHƯNG ĐÔI KHI TIỀN LÀ TẤT CẢ

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

                Cảm ơn các bác nhé. Hihi, quả này em lập biên bản rồi cho chủ nhà ký một phát mới được.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

                  Nguyên văn bởi sonxd2003
                  A gặp spam kiểu này mấy lần trên diễn đàn rồi nên cũng hơi bực mình. Nói thêm cho rõ về tư vấn của mình cho chủ topic. sàn ở đây là thép lớp trên của sàn, còn thép lớp dưới thì sẽ nằm trên hàng thép thứ 2 của dp.
                  OK
                  Nếu bạn nói tôi SPAM, thì bạn đọc những diễn giải sau rồi bạn hãy kết luận nhé:
                  1. Lớp thép trên của sàn đặt phía trên thép chủ (tôi nói là thép chủ chứ không phải thép đai nhé) -> OK, cái này đúng và hợp lý cả 2 phương diện thiết kế và thi công. Trong thiết kế, bê tông bảo vệ của sàn tương là nhỏ (thường sẽ nhỏ hơn bê tông bảo vệ của dầm) nên đặt nó phía dưới thép chủ của dầm sẽ làm bê tông bảo vệ lớn (= bê tông bảo vệ dầm + đường kính thép đai dầm + đường kính thép chủ dầm) -> không phù hợp so với thuyết minh tính toán. Trong thi công, việc đặt thép sàn trên thép chủ của dầm sẽ giúp đơn giản hóa công tác lắp đặt cốt thép sàn (nếu luồn dưới thép chủ dầm sẽ tốn thời gian thi công nhiều + neo buộc vào thép chủ của dầm).
                  2. Vấn đề thép dầm phụ đặt trên thép dầm chính -> Sai, không hợp lý!
                  • Trong thiết kế, [quan niệm dầm phụ sẽ gối lên dầm chính]. Liên kết giữa hai đầu là liên kết tựa đơn (vì sao thì bạn nên tìm hiểu thêm). Nếu ta đặt thép chủ dầm phụ lên phía trên thép chủ của dầm chính thì vô hình dung ta biến liên kết trên trở trành liên kế ngàm -> sai lệch so với quan điểm thiết kế ban đầu.
                  • Trong thi công, để đảm bảo bê tông bảo vệ của dầm, ta thường nhấn thép tại những vị trí giao nhau giữa các dầm (giữa dầm chính và phụ vẫn thế. Nếu ta nhấn thép dầm chính (giả sử quan điểm thiết kế sai), vị trính nhấn thép dầm chính đòi hỏi phải có sự chính xác cao do vị trí vị trí dầm phụ là không đổi. Nếu ta nhấn sai vị trí thì một là phải bỉ thanh thép nhấn và làm lại thanh khác, hai là phải duỗi thẳng và nhấn lại. Việc làm này làm lãng phí thời gian và vật liệu. Vấn đề này thể hiện rõ hơn khi vị trí dầm phụ thay đổi (dầm đỡ tường 200 chẳng hạn). Việc đặt thép dầm phụ phía dưới sẽ giải quyết được vấn đề này!
                  • Nêu dầm phụ nằm sát gối, việc nhấn thép dầm chính sẽ làm sẽ làm tăng chiều dày bê tông bảo vệ -> giảm chiều cao hữu ích, bất lợi cho dầm (bạn tự hiểu nhé).


                  Xin lỗi vì tôi comment ngắn gọn. Người ta nói sự thật mất lòng, nhưng tôi muốn để mọi người cùng phân tích nên tôi không nói rõ.
                  Tôi chỉ muốn đóng góp ý kiến của mình nhằm giải quyết câu hỏi của các bạn, nếu tôi SPAM xúc phạm thì tôi thành thật xin lỗi. Dĩ hòa vi quí!
                  Các bạn đóng góp ý kiến thêm!
                  P/S: Gửi bạn sonxd03!
                  Nếu tôi không lầm thì bạn học khóa 2003, tức là kém tôi 2 khóa nên tôi mới dùng từ ngữ ngắn gọn. Nếu tôi hiểu sai, mong bạn bỏ qua cho. Tôi không có ý chọc tức ai hết!
                  Last edited by ta.dung.bsg; 17-08-2010, 09:50 AM.
                  Tấn Dũng
                  Công nghệ và Quản lý Xây Dựng
                  Công ty Cổ phần Xây Dựng TÂN BẢO ĐẠT

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

                    Nguyên văn bởi hoangia.hvn View Post
                    Cảm ơn các bác nhé. Hihi, quả này em lập biên bản rồi cho chủ nhà ký một phát mới được.
                    Bạn lập biên bản chắc người ta ký. Thi công nhà phố đôi khi gặp mấy ông chủ nhà chướng ghê.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

                      Ha ha,vấn đề tôi tưởng đơn giản nhưng sau khi đọc comemnt của ta.dung.bsg tôi thấy cũng phức tạp đó chứ, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau đến 180 độ Bác ta.dung phán một câu xanh rờn là DẦM CHÍNH gối lên DẦM PHỤ và coi là NGUYÊN TẮC TK kể cũng hơi lạ??? Theo tôi

                      Vấn đề khi thêm DP:
                      - Giảm chiều dày ô sàn, kích thước sàn -> giảm võng và thép
                      - Tăng tải trọng lên DC, mà cụ thể là Moment tại điểm lk với DC sẽ tăng lên -> thép lớp dưới của DC tăng.
                      - Nội lực trong Dp ( số lượng thép, đk thép) phụ thuộc vào lk 2 đầu của DP và dầm chính. Ko cái nào có thể coi là Ngàm và Khớp được, chỉ xu hướng làm việc gần với 2 cái đó thôi; khi đặt thép chủ của DP dưới thép chủ của DC thì vẫn có M âm tại 2 đầu của DP, nhưng nhỏ hơn trong trường hợp thép chủ của DP đặt bên trên. Ngược lại, moment bụng của DP tăng lên
                      Còn về vấn đề khi xảy ra phá hoại thì tôi nghĩ, DP bị phá hoại trước DC vẫn hạn chế được nhiều nguy hiểm hơn!

                      Thế nên, tùy trường hợp cụ thể mà người TK có nên thêm DP vào hay không, theo kn của tôi, nếu có thể giảm được chiều dày Beton của bản sàn mới thêm vào (đồng nghĩa giảm tải trọng CT hơn so với thêm dầm) còn chỉ tăng đường kính thép sàn thì thôi. Nếu có thể chủ Topic post MB lên cho mọi người thấy rõ hơn.
                      Mời các bác trao đổi thêm.
                      Last edited by DotitiDo; 16-08-2010, 01:13 PM.
                      Mr.DO512
                      Mobile: 0990.512.8668
                      Mail: dotoan512@gmail.com
                      Chị Kết Cấu cấu Anh Kết Cấu, cấu đúng chỗ kết, kết đúng chỗ cấu

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

                        Vài dòng có ý kiến.
                        Trong trường hợp này , tư vấn của bạn Sơn với chủ topic là chính xác. Tuy nhiên lọc trong bài viết của bạn ta.dung.bsg đã nêu một ý kiến rất hay là thép trên của dầm phụ nên đặt dưới thép trên của dầm chính ( vì đảm bảo thép trên của dầm chính vẫn thẳng, dễ thi công, mặt khác trong trường hợp nhà phố này, thì moment âm của dầm phụ rất bé), chuyện dầm chính và dầm phụ chẳng qua là viết sai chính tả thôi.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

                          Theo tôi chỉ cần neo thép, nối thép thi công đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ là được chứ các tiêu chuẩn việt nam không nói rõ vấn đề này. đặt thép dầm phụ ở trên thì chiều dày lớp bảo vệ khi tính toán các dầm sẽ đúng lý thuyết tính toán.nhưng người thi công thi đặt thép thế nào dễ thi công là được, thực tế đi thi công làm theo các tiêu chuẩn 100% là rất khó khăn. mặt khác cần bỏ cốt treo ở dầm chính giao dầm phụ chống phá hoại cục bộ tại dầm phụ giao dầm chính.
                          GOODTHIEN

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

                            Nếu bác nào đã từng đi thi công thì sẽ thấy thôi . Thép dầm chính sẽ đi trước , tiếp đó là đến thép dầm phụ và cuối cùng là rãi thép sàn . Vì vậy thép đi ntn thì chắc các bác cũng tự suy luận ra được rồi

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Liên kết thép giữa dầm và dầm

                              Nguyên văn bởi ta.dung.bsg View Post
                              OK
                              Nếu bạn nói tôi SPAM, thì bạn đọc những diễn giải sau rồi bạn hãy kết luận nhé:
                              1. Lớp thép trên của sàn đặt phía trên thép chủ (tôi nói là thép chủ chứ không phải thép đai nhé) -> OK, cái này đúng và hợp lý cả 2 phương diện thiết kế và thi công. Trong thiết kế, bê tông bảo vệ của sàn tương là nhỏ (thường sẽ nhỏ hơn bê tông bảo vệ của dầm) nên đặt nó phía dưới thép chủ của dầm sẽ làm bê tông bảo vệ lớn (= bê tông bảo vệ dầm + đường kính thép đai dầm + đường kính thép chủ dầm) -> không phù hợp so với thuyết minh tính toán. Trong thi công, việc đặt thép sàn trên thép chủ của dầm sẽ giúp đơn giản hóa công tác lắp đặt cốt thép sàn (nếu luồn dưới thép chủ dầm sẽ tốn thời gian thi công nhiều + neo buộc vào thép chủ của dầm).
                              2. Vấn đề thép dầm phụ đặt trên thép dầm chính -> Sai, không hợp lý!
                              • Trong thiết kế, quan niệm dầm chính sẽ gối lên dầm phụ. Liên kết giữa hai đầu là liên kết tựa đơn (vì sao thì bạn nên tìm hiểu thêm). Nếu ta đặt thép chủ dầm phụ lên phía trên thép chủ của dầm chính thì vô hình dung ta biến liên kết trên trở trành liên kế ngàm -> sai lệch so với quan điểm thiết kế ban đầu.
                              • Trong thi công, để đảm bảo bê tông bảo vệ của dầm, ta thường nhấn thép tại những vị trí giao nhau giữa các dầm (giữa dầm chính và phụ vẫn thế. Nếu ta nhấn thép dầm chính (giả sử quan điểm thiết kế sai), vị trính nhấn thép dầm chính đòi hỏi phải có sự chính xác cao do vị trí vị trí dầm phụ là không đổi. Nếu ta nhấn sai vị trí thì một là phải bỉ thanh thép nhấn và làm lại thanh khác, hai là phải duỗi thẳng và nhấn lại. Việc làm này làm lãng phí thời gian và vật liệu. Vấn đề này thể hiện rõ hơn khi vị trí dầm phụ thay đổi (dầm đỡ tường 200 chẳng hạn). Việc đặt thép dầm phụ phía dưới sẽ giải quyết được vấn đề này!
                              • Nêu dầm phụ nằm sát gối, việc nhấn thép dầm chính sẽ làm sẽ làm tăng chiều dày bê tông bảo vệ -> giảm chiều cao hữu ích, bất lợi cho dầm (bạn tự hiểu nhé).


                              Xin lỗi vì tôi comment ngắn gọn. Người ta nói sự thật mất lòng, nhưng tôi muốn để mọi người cùng phân tích nên tôi không nói rõ.
                              Tôi chỉ muốn đóng góp ý kiến của mình nhằm giải quyết câu hỏi của các bạn, nếu tôi SPAM xúc phạm thì tôi thành thật xin lỗi. Dĩ hòa vi quí!
                              Các bạn đóng góp ý kiến thêm!
                              P/S: Gửi bạn sonxd03!
                              Nếu tôi không lầm thì bạn học khóa 2003, tức là kém tôi 2 khóa nên tôi mới dùng từ ngữ ngắn gọn. Nếu tôi hiểu sai, mong bạn bỏ qua cho. Tôi không có ý chọc tức ai hết!
                              Cái màu đỏ: Chính mà gối lên phụ à, thế thì truyền lực thế nào nhỉ. Với lại thép chủ của dầm cũng có 2 lớp trên dưới (hoặc hơn tùy trường hợp)

                              Màu đỏ tía: Nhấn là thế nào nhỉ, dùng càng cua (hay cù nèo) để nhấn à. Cái này chỉ nhấn được với thép đường kính nhỏ (trong trường hợp làm sai thôi), chứ thép đường kính lớn thì vui lòng tháo ra làm lại cho nó nhanh. Và còn xem ông tư vấn có cho cái vụ nhấn này không đã nhé. Thi công thi phải có shop drawing chi tiết đến từng cọng thép nhé.

                              Màu xanh: Quay lại màu đỏ tía
                              nc. oanh

                              Safety begins with team work

                              Ghi chú

                              Working...
                              X