QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

    T đag gặp 1 vấn đề rắc rối, mong các pro giúp đỡ.
    Hiện tại t đag thiết kế 1 công trình 16 tầng, tại tầng hầm cột 850x850, lên tầng trệt chuyển thành 300x2500. công trình không sử dụng dầm chuyển. pác nào biết lý thuyết, hay tài liệu tính toán, xin chỉ giáo.
    thank các pác nhìu.

  • #2
    Ðề: Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

    Nguyên văn bởi TVN87 View Post
    T đag gặp 1 vấn đề rắc rối, mong các pro giúp đỡ.
    Hiện tại t đag thiết kế 1 công trình 16 tầng, tại tầng hầm cột 850x850, lên tầng trệt chuyển thành 300x2500. công trình không sử dụng dầm chuyển. pác nào biết lý thuyết, hay tài liệu tính toán, xin chỉ giáo.
    thank các pác nhìu.
    Chào TVN87,

    Xu hướng né transfer beam mà xữ dụng mũ cột chuyển này hiệu quả và tiết kiệm lắm đó, Em có thể sử dụng mũ cột với kích thước mặt bằng là 850x2500 (mm) rồi sử dụng phương pháp strut-and-tie để tính toán cốt thép.

    Chúc thành công,

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

      Kiểu cột thay đổi tiết diện như thế này mà không dùng dầm chuyển e là rất gay go. Mình giới thiệu qua công trình tương tự để bạn nắm tình hình nhé. Ví dụ như nhà 34 tầng ở Trung Hòa Nhân Chính Hà Nội ở dưới dùng cột 1000x1000 (để mở rộng không gian sử dụng) nhưng lên trên phải chuyển thành vách (để chịu đựng tải ngang). Tuy nhiên đã phải dùng một dầm chuyển tiết diện 2x2.7m, tức là bằng đúng chiều cao tầng kỹ thuật, mình cam đoan đây là cái dầm to nhất Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng nhà dân dụng. Cái dầm này khi buộc thép công nhân phải chui vào trong đó, thép dọc phải dùng cột thép hình chữ I để chống lên. Nói chung việc tính toán và thi công hết sức phức tạp. Đây là phương án của nước ngoài (Hồng Kông) và Vinaconex R&D triển khai thực hiện. Tuy nhiên công trình này có những đặc thù rất riêng (dầm và sàn panen đều ứng lực căng trước, các mối nối lắp ghép thực hiện tại công trường bằng bêtông M450 có phụ gia chống co ngót, vách đỗ tại chỗ...)
      Vì không có mặt bằng nên khó góp ý được. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình về nhà cao tầng thì có một vài đóng góp thế này:
      1. Bạn xem có thể thay thế vách 300x1500 bằng một vách tương đương dạng chữ I, T, L sao cho nó đủ chịu lực, và quan trọng hơn là kích thước tổng quát (ý mình là hình bao tiết diện) không quá lớn so với cột dưới nhằm hạn chế độ lệch tâm cho cột
      2. Có thể vẫn giữ nguyên tiết diện cột (cho đỡ rắc rối về mặt tính toán và thiết kế) nhưng bổ sung vách tại vị trí khác (mà không ảnh hưởng đến không gian kiến trúc-tốt nhất là lẫn trong tường-cái này mình có thể đề xuất với KTS) để công trình vẫn chịu được tải trọng ngang.
      3. Theo kinh nghiệm của mình, với nhà 16 tầng nếu bố trí 4 vách ở 4 góc, cộng thêm lõi trung tâm (thường rất lớn vì thường đó là vách bao 2 thang máy cạnh nhau) là có thể chịu được động đất đến cấp 7 (cấp động đất hay áp dụng ở Hà Nội) mà không cần chuyển cột thành vách khá phức tạp khi thiết kế và thi công
      4. Đối với nhà cao tầng thì kết cấu có khi còn quan trọng hơn cả kiến trúc nên bạn có thể đề nghị KTS thay đổi cột, vách (cái này các ông KTS gà mờ lắm) sao cho phù hợp mà đảm bảo kết cấu dễ làm, dễ thi công, không nên tự đưa mình vào tình huống quá khó không giải quyết được.
      Vài lời góp ý chúc bạn sớm tìm ra giải pháp
      Last edited by tuanlt; 21-08-2010, 03:38 PM.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

        [QUOTE=PTslab;88983]

        Cảm ơn a PTslab đã góp ý. hiện tại e chưa có tài liệu về mô hình “chống và giằng” (Strut and Tie Model).a có thể gởi cho e 1 ít tài liệu tham khảo được hôk ah?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

          [QUOTE=TVN87;89073]
          Nguyên văn bởi PTslab View Post

          Cảm ơn a PTslab đã góp ý. hiện tại e chưa có tài liệu về mô hình “chống và giằng” (Strut and Tie Model).a có thể gởi cho e 1 ít tài liệu tham khảo được hôk ah?
          Em có thể xem ở link của chủ đề dàn ảo này có nhiều tài liệu nè:
          http://www.ketcau.com/forum/showthre...5079#post65079

          Chúc thành công,

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

            Chào anh PTSlab & TVN87,
            TVN87 có thể cho mình xem mặt bằng kết cấu có được không? Vách 300x2500mm chuyển trực tiếp, đối xứng hay không đối xứng trên cột 850x850mm hay được chuyển gián tiếp đến cột? Có 2 viễn cảnh như sau:
            - Chuyển gián tiếp: Sử dụng dầm chuyển, transfer beam và tính toán theo mô hình 'strut-and-tie' nếu dầm chuyển là dầm cao, deep beam, hoặc vị trí kết cấu vách trên gần với vị trí cột ở dưới. Nếu dầm chuyển là dầm bình thường thì nó được tính toán như dầm bình thường. Bạn cần cân nhắc đến các thông số sau: chuyển vị và từ biến / trình tự thi công / độ lệch tâm giữa vách trên và dầm chuyển và cột bên dưới / dao động tự nhiên của đầm và gia tốc của nó
            - Chuyển trực tiếp: vách trên của bạn có tham gia vào độ cứng ngang của công trình hay không?
            + Nếu không: tức là vách của bạn chỉ chịu tải trọng đứng và ứng xử của nó giống như cột. Tôi nghĩ bạn có thể giảm tiết diện vách để giảm tải trọng bản thân, điều này rất hữu ích. Như anh PTSlab đã nói, là bạn có thể thiết kế mũ cột và tính toán theo 'strut-and-tie'. Ngoài ra, tôi cũng đã thiết kế vách transfer trực tiếp xuống cột và không qua column drop panel. Phương pháp này cũng chỉ là tính toán và thiết kế theo dạng cột xiên, inclined column, dạng chữ Y. Lý thuyết tính toán bài toán này cũng là 'strut-and-tie' và bạn hãy sử dụng sàn hoặc dầm là 'tie'.
            Anh PTSlab, cho em biết ý kiến của anh về phương án này nhé. Ở Times Square, scheme sở khởi em đã dùng vách transfer cho cột và cột này lại transfer lại cho vách trên nữa do yêu cầu nhớ ngẩn của ông KTS là thay đổi công năng theo chiều cao và từ hotel - sky lounge - apartment. Hahaha.
            + Nếu có: Bạn cần phải xem lại hệ chịu tải trọng ngang của tòa nhà, vì có thể là nó có vấn đề về không đủ khả năng chịu lực. Khi bạn đã tính toán phần lõi cứng hoặc lõi cứng và một số vách đã đủ chịu lực ngang (gió và động đất) thì cái vách và bạn muốn chuyển chỉ đơn giản là cái cột mà thôi và bạn có thể quay trở về phương án bên trên.
            Hy vọng những ý kiến của tôi là hữu ích cho bạn.
            Phuong Le

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

              Nguyên văn bởi PTslab View Post
              Chào TVN87,

              Xu hướng né transfer beam mà xữ dụng mũ cột chuyển này hiệu quả và tiết kiệm lắm đó, Em có thể sử dụng mũ cột với kích thước mặt bằng là 850x2500 (mm) rồi sử dụng phương pháp strut-and-tie để tính toán cốt thép.

              Chúc thành công,
              Các bác đọc tạm cái ví dụ tính toán đài cọc dùng dàn ảo tạm xem có được gì không, vì cái ví dụ giống y như trường hợp như trong topic này chưa thấy ở sách nào viết.
              Bác PTSLAB định dùng dàn ảo làm bài toán dàn ảo phẳng 2D gồm vách ở trên, cột ở dưới và kiểm toán độ bền của vách hay dùng bài toán dàn ảo 3D gồm vách-cột-vùng sàn+mũ cột giải luôn vậy. Theo tôi hiểu thì trong trường hợp này phải dùng bài toán dàn ảo 3D, nếu bác dùng 3D được thì cho cái ví dụ đơn giản được không. Theo tôi thấy thì chổ nguy hiểm sẽ nằm ở phần sàn (mũ cột) nằm ở mép vách và có thể ở ngay tại vách gắn vào sàn (chuyển). Không hiểu cách bác PTSLAB kiểm toán sự làm việc ở các vị trí này trong đủ các trường hợp tải sẽ như thế nào.
              note: bài này tôi trích ra từ tài liệu cùng tên, nếu bác gì đó đang xin tài liệu về dàn ảo để tính thì có thể down cái tài liệu đầy đủ đó về mà đọc, nếu cần phần mềm thì tải phần mềm CAST về mà dùng (search trên google)
              Attached Files

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

                Nguyên văn bởi phuong.le View Post
                Chào anh PTSlab & TVN87,
                Anh PTSlab, cho em biết ý kiến của anh về phương án này nhé. Ở Times Square, scheme sở khởi em đã dùng vách transfer cho cột và cột này lại transfer lại cho vách trên nữa do yêu cầu nhớ ngẩn của ông KTS là thay đổi công năng theo chiều cao và từ hotel - sky lounge - apartment. Hahaha.
                Phuong Le
                Bên Úc các KTS cũng giống vậy đó, transfer thoải mái, kỹ sư kết cấu phải chạy theo để tìm mọi cách làm cho được mà vẫn đảm bảo an toàn.

                Cái quan trọng là hệ chịu tải ngang của tòa nhà phải đảm bảo trước rồi mới nghĩ chuyện "dàn ảo" chỉ chịu tải đứng, em thấy được không.

                Chúc sức khỏe,

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

                  Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                  Theo tôi thấy thì chổ nguy hiểm sẽ nằm ở phần sàn (mũ cột) nằm ở mép vách và có thể ở ngay tại vách gắn vào sàn (chuyển). Không hiểu cách bác PTSLAB kiểm toán sự làm việc ở các vị trí này trong đủ các trường hợp tải sẽ như thế nào.
                  Khi tính dàn ảo nên nhìn tổng thể nhiều tầng sẽ thấy dể dàng hơn.

                  Chúc sức khỏe,

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

                    Bác giải thích thế thì em đã hiểu được cách bác làm rồi, để em nghiên cứu thêm
                    Chúc sức khỏe

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

                      Nguyên văn bởi PTslab View Post
                      Bên Úc các KTS cũng giống vậy đó, transfer thoải mái, kỹ sư kết cấu phải chạy theo để tìm mọi cách làm cho được mà vẫn đảm bảo an toàn.

                      Cái quan trọng là hệ chịu tải ngang của tòa nhà phải đảm bảo trước rồi mới nghĩ chuyện "dàn ảo" chỉ chịu tải đứng, em thấy được không.

                      Chúc sức khỏe,
                      Anh Ái,
                      Dạ vâng, điều quan trọng thiết yếu là ta phải biết mình đang sử dụng hệ chịu tải ngang là hệ gì và khi đó ta có những điều chỉnh phù hợp khi có yêu cầu của kiến trúc. Khi ban đầu em mới làm thì cũng hơi run tay thật nhưng sau khi có hướng dẫn của sếp cũng như các tài liệu của Arup, bây giờ em thấy nó thật sự đơn giản hơn nhiều. Ngoài ra, em còn sử dụng steel hanger column cho 6 tầng nữa, haha. Mà anh có làm pre-stress cho cột và vách không? Cho em xin vài tài liệu nhé.
                      Chúc anh vui!
                      Phương

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Lý thuyết tính toán mũ cột thay đổi tiết diện

                        Nguyên văn bởi phuong.le View Post
                        Mà anh có làm pre-stress cho cột và vách không?
                        Chào Phương,

                        Về nguyên lý thì nếu cột chỉ chịu nén đúng tâm thì không cần prestressed làm gì cho tốn tiền mà có hại thêm.

                        Nhưng nếu có moment lớn gây kéo 1 thớ (động đất rất mạnh) thì mới nên tính đến chuyện đó, Chỉ e rằng ở VN không thích hợp cho việc này (động đất quá nhẹ, gia tốc nền trung bình khoảng 0,08g).

                        Em có thể tìm các file pdf cuốn sách Design of Prestressed Concrete của Nilson hay Prestressed Concrete - A Fundamental Approach của Nawy đều có một chương nói về các cột và vách được ứng lực trước.

                        Có thể xem thêm link sau có một bài báo cũng hay nè:
                        http://ketcau.com/forum/showthread.php?t=8534

                        Chúc sức khỏe,

                        Ghi chú

                        Working...
                        X