Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nghiên cứu khoa học sinh viên

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nghiên cứu khoa học sinh viên

    Hiện tại em là sinh viên năm thứ 4 ngành cầu đường bộ trường đại học GTVT.Năm ngoái em có tham dự olympic môn cơ học đất nên cũng tích trữ được một tí kiến thức nho nhỏ,em dự định năm nay sẽ làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên môn nền móng do nhà trường tổ chức,em chưa biết nội dung hay đề tài mình sẽ nhận là thế nào,đây là lần đầu tiên mà.Em rất mong các thầy cô các anh chị chỉ giáo về phương pháp nghiên cứu,có nên nghiên cứu khoa học hay không? em thấy trên mạng họ nói nhiều về mặt trái việc sv nckh nên em cũng hơi lo lo
    HOÀNG SA TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

  • #2
    Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

    http://olympiavn.org/forum/index.php?topic=6433.0;wap2
    dành cho bạn tham khảo
    mibnhf cũng từng khốn khổ với NCKH , khuyên chân thành là đầu tư thời gian nâng cao chuyên môn, làm đồ án ... chứ NCKH chỉ đc lợi ở cái tiéng, miếng ko có nhiều đâu bạn ah, và cũng ko ăn được
    cố học để lấy cái chữ .....

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

      Còn đang là sinh viên, cứ làm đi cho nó trưởng thành, sao phải nghĩ là có miếng thì mới làm...
      Everything will be fine in the end. If it's not fine, it's not the end

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

        Nguyên văn bởi unknown View Post
        Còn đang là sinh viên, cứ làm đi cho nó trưởng thành, sao phải nghĩ là có miếng thì mới làm...
        em rất muốn thử sức của mình.có gì các tiền bối giúp đỡ em nhé
        HOÀNG SA TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

          mình là Hoàn. Mình học năm 4 khoa cầu đường DHXD. Nghe thấy tiêu đề về nghiên cứu khoa học thấy hay hay. Minh có một số ý kiến: năm ngoái (Năm 3) mình vừa mới tham ra NCKH (KQ được giải B). Theo mình thì tham ra NCKH rất bổ ích, bạn sẽ hiểu sâu được vấn đề, học hỏi được cách làm việc của thầy cô, quan trọng hơn là trưởng thành trong cách thu thập, tổng kết, và bảo vệ thành quả của mình+++> điều này chắc chắn giúp ích bạn khi làm đồ án tốt nghiệp. Mình nghĩ vấn đề ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp là không có_ nhiều khi còn được các thầy cô biết đến nhiều hơn?+++> rất tốt ấy chứ! Nếu có gì cần trao đổi nick của mình là: svnuce_G7

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

            Ah? mình nói thêm là mình cũng làm đề tài về nền móng đấy. Nếu cần thì cùng trao đổi nhé. see you!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

              năm 3 cũng ham lắm nhưng thực hg đủ sức, đến năm 4 đủ sức nhưng lại hg còn ý chí nữa vả lại tập trung cái khác. Nên hy vọng đàn e rút ngắn thời gian học tập mới mong có thời gian nghiên cứu dc. nhưng qua thực bên xd chung rất nặng so với ngành khác. Và làm cái j trong nc đã có đã quá khó rồi, huôngc chi nghiên cứu nc ngoài. muốn thành công thì có đam mê và lòng kiên trì sâu sắc mới dc. Ah về nền móng thì 2 bạn xem cái móng cầu thiết kế thế nào. Cũng đáng làm dtnc đó.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

                Nguyên văn bởi xuanhoanxd View Post
                Ah? mình nói thêm là mình cũng làm đề tài về nền móng đấy. Nếu cần thì cùng trao đổi nhé. see you!
                Ok có gì chúng ta sẽ trao đổi sau nhé,vì mình chưa nhận đề tài mà.
                HOÀNG SA TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

                  OK_ nếu có thể thỉnh thoảng online nói chuyện nhé.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

                    Nhưng mà bên học học theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272 - 05.Khác với quy trình bên xây dựng mà các bạn học.Thôi thì cứ từ từ ngâm cứu vậy,có gì thắc mắc thì lên đây hỏi các tiền bối
                    HOÀNG SA TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

                      Mình theo chuyên ngành Đường bạn ah. Bạn theo Cầu ah? Mình làm về nền đường.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

                        Nguyên văn bởi Xuân Hoà View Post
                        Hiện tại em là sinh viên năm thứ 4 ngành cầu đường bộ trường đại học GTVT.Năm ngoái em có tham dự olympic môn cơ học đất nên cũng tích trữ được một tí kiến thức nho nhỏ,em dự định năm nay sẽ làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên môn nền móng do nhà trường tổ chức,em chưa biết nội dung hay đề tài mình sẽ nhận là thế nào,đây là lần đầu tiên mà.Em rất mong các thầy cô các anh chị chỉ giáo về phương pháp nghiên cứu,có nên nghiên cứu khoa học hay không? em thấy trên mạng họ nói nhiều về mặt trái việc sv nckh nên em cũng hơi lo lo
                        Anh Xuân Hòa ơi!
                        làm NCKH rất bổ ích, sẽ giúp anh rất nhiều điều đấy ạ.
                        năm trước em học năm 2 cũng làm 1 cái (ở bên Khoa Cơ bản thôi ạ) và được giải ba.Em thấy mình có được rất nhiều thứ : khả năng tự tìm tài liệu, kĩ năng tổng hợp, kĩ năng thuyết trình(như 1 đợt tập bảo vệ đò án ấy anh ạ) và rất nhiều thứ mình có thế học hỏi thêm được...và cả các mối quan hệ nữa

                        Giờ em năm 3 và em dự đình làm 2 cái với 2 nhóm khác nhau
                        PS: em cũng học GTVT anh ạ.anh Xuân Hòa có mấy bài thơ về trường GT bên gtvt.vn fải không ạ?

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

                          Nguyên văn bởi 0803729 View Post
                          Anh Xuân Hòa ơi!
                          làm NCKH rất bổ ích, sẽ giúp anh rất nhiều điều đấy ạ.
                          năm trước em học năm 2 cũng làm 1 cái (ở bên Khoa Cơ bản thôi ạ) và được giải ba.Em thấy mình có được rất nhiều thứ : khả năng tự tìm tài liệu, kĩ năng tổng hợp, kĩ năng thuyết trình(như 1 đợt tập bảo vệ đò án ấy anh ạ) và rất nhiều thứ mình có thế học hỏi thêm được...và cả các mối quan hệ nữa

                          Giờ em năm 3 và em dự đình làm 2 cái với 2 nhóm khác nhau
                          PS: em cũng học GTVT anh ạ.anh Xuân Hòa có mấy bài thơ về trường GT bên gtvt.vn fải không ạ?
                          Năm ngoái bạn bè mình cũng nhiều người làm nghiên cứu khoa học lắm,mỗi tội hồi ấy mình không tự tin về kiến thức có hạn của mình nên không đăng ký,bạn đã làm từ năm thứ 2 rồi cơ à?ngưỡng mộ rồi đấy.

                          PS: bạn cũng là member của gtvt.vn à? lâu lắm rồi mình không vào bên đó
                          Last edited by kếtcấusư; 02-09-2010, 08:24 PM.
                          HOÀNG SA TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

                            mình vừa mới sưu tầm được bài viết rất hay bên diễn đàn sinh viên GT
                            Lựa chọn đề tài trong NCKH


                            Một trong những thao tác đầu tiên của việc triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học là... lựa chọn đề tài. Đối với nhà nghiên cứu, các đề tài thường được lựa chọn qua kinh nghiệm và kiến thức tích luỹ được, đặt trong bối cảnh yêu cầu về mặt chuyên môn, quản lí hoặc nhu cầu thực tế của xã hội. Đối với sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, ngoài việc lựa chọn đề tài họ còn phải chọn (hoặc được chỉ định) người hướng dẫn khoa học.
                            Người hướng dẫn khoa học
                            Việc lựa chọn người hướng dẫn khoa học không hoàn toàn phụ thuộc vào đề tài nghiên cứu được lựa chọn.
                            Có hai khả năng kết hợp: chọn người hướng dẫn trước, chọn đề tài sau; hoặc ngược lại, chọn đề tài trước rồi mới tìm người hướng dẫn phù hợp. Nhưng rất thông thường, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, một đề tài nghiên cứu làm khoá luận/luận văn/luận án thường được xác định sau khi đã có người hướng dẫn khoa học.
                            Lựa chọn người hướng dẫn như thế nào?
                            Nói chung trong nghiên cứu khoa học, không có người thầy lí tưởng cho mọi sinh viên, vì mỗi người đều có tính cách, sở thích, phương pháp làm việc riêng biệt. Điều bạn cần làm là tìm được người thầy phù hợp, sẵn sàng hướng dẫn mình đi suốt con đường học làm nghiên cứu khoa học.
                            Cách tốt nhất là trước khi tiếp xúc với người bạn định lựa chọn, hãy tìm hiểu kĩ về tiểu sử khoa học của họ cũng như những đặc điểm cá tính, phương pháp làm việc, quan điểm khoa học, kinh nghiệm chuyên môn, chủ đề nghiên cứu ưu tiên, v.v. Đồng thời, cần trang bị cho mình những ý tưởng cơ bản về một đề tài nghiên cứu mà mình quan tâm (qua nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế hoặc chỉ đơn giản là một đề tài trong danh sách ưu tiên nghiên cứu của người cần gặp).
                            Khi đã chuẩn bị sẵn sàng, hãy xin hẹn gặp để trình bày nguyện vọng. Ấn tượng bạn tạo ra trong buổi gặp mặt có thể là một yếu tố quan trọng trong quyết định của người thầy. Có thể bạn được nhận hướng dẫn ngay. Cũng có thể bạn sẽ nhận được một lời khuyên... nên làm việc với một người thầy khác, và cũng chính bạn là người quyết định, sau khi cân nhắc mọi yếu tố, có nên thay đổi ý định hay là tiếp tục kiên trì thuyết phục.
                            Quan hệ thầy - trò trong nghiên cứu khoa học
                            Những phẩm chất mà một sinh viên nghiên cứu khoa học nên có là giàu óc tưởng tượng, giàu sáng kiến, nhiệt tình và kiên trì. Biểu hiện rõ ràng những phẩm chất này sẽ giúp cho người thầy hướng dẫn hiểu được học trò của mình hơn, và điều đó hiển nhiên là có ích cho sự tiến triển của đề tài nghiên cứu.
                            Người thầy hướng dẫn sẽ hiểu mình cần làm gì để giúp sinh viên thực hiện tốt đề tài nghiên cứu: lựa chọn đối tượng, rèn luyện phương pháp, tư vấn nghiên cứu tài liệu, xử lí số liệu, v.v. Nhưng chính sinh viên luôn phải là người chủ động trong công việc của mình, không nên thụ động, ỷ lại, trông chờ hoàn toàn vào sự chỉ định của thầy, vì người thầy chỉ định hướng, dẫn dắt mà không làm thay cho sinh viên.
                            Trong quá trình thực hiện, cần duy trì đều đặn những buổi làm việc định kì để theo dõi tiến độ nghiên cứu, xác định những kết quả đạt và chưa đạt, đưa ra hướng giải quyết những vướng mắc xảy ra, thảo luận những bước đi kế tiếp, v.v. Mật độ làm việc thay đổi tuỳ lĩnh vực và đề tài, nhưng nói chung khoảng từ hai đến ba tuần một lần là vừa đủ, và đừng để vượt quá bốn tuần. Lịch gặp quá dày hoặc gặp mà không có nội dung/kết quả gì mới mẻ thì thường sẽ vô ích, thậm chí bất lợi cho sự tiến triển của đề tài. Khi làm việc định kì, sinh viên cũng không nên tỏ ra quá nhút nhát mà cần có sự tự tin đúng mực.
                            Đề tài nghiên cứu
                            Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn đề tài
                            Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học, có thể có những khả năng sau:
                            người hướng dẫn áp đặt một đề tài mà mình đang quan tâm, ưu tiên trong các nghiên cứu trước mắt: có thể người thầy sẽ có tâm thế sẵn sàng hơn khi hướng dẫn những đề tài như vậy;
                            người hướng dẫn gợi ý một đề tài được cho là phù hợp, có thể là với khả năng và điều kiện thực tế;
                            sinh viên lựa chọn một đề tài trong danh sách các chủ đề nghiên cứu của người hướng dẫn: ở đó có thể có đủ cả những vấn đề bắt buộc phải nghiên cứu, những vấn đề ưu tiên, những vấn đề ưa thích, hay chỉ đơn giản là những gợi ý nghiên cứu;
                            sinh viên lựa chọn một đề tài từ các ý tưởng có sẵn của mình: có thể liên quan đến những lợi ích, điều kiện thuận tiện trước mắt hoặc khả năng, sở thích nghiên cứu của sinh viên;
                            sinh viên và người hướng dẫn thảo luận với nhau, mỗi người đưa ra những ý tưởng, lí do, đánh giá ưu nhược điểm của mỗi vấn đề,... và cuối cùng đi đến một lựa chọn phù hợp nhất cho cả hai: đây là cách khá phổ biến, lời khuyên của người thầy giúp sinh viên định hướng tốt hơn trong quyết định của mình mà không có cảm giác bị áp đặt, điều sẽ ảnh hưởng không ít đến động cơ và hứng thú làm việc về sau;
                            v.v.
                            Đặc điểm của một đề tài tốt
                            Có thể có một số đề tài đòi hỏi những kĩ năng đặc biệt hoặc sự đầu tư thời gian và công sức nhiều hơn bình thường, nhưng nhìn chung đối với sinh viên nghiên cứu khoa học, một đề tài sẽ có kết quả tốt nếu như chịu làm việc một cách có phương pháp, có óc tìm tòi và... một chút thông minh. Về mặt phương pháp, một đề tài tốt phải khuyến khích một quá trình học tập có tính sáng tạo và lâu dài của sinh viên về các phương pháp nghiên cứu cũng như kĩ thuật trình bày ý tưởng và kết quả thu thập được.
                            Một đề tài nghiên cứu được đánh giá là tốt khi:
                            có phạm vi giới hạn: vì phạm vi càng hẹp vấn đề sẽ càng được đào sâu, trong khi một vấn đề có phạm vi rộng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ dàn trải, thiếu tập trung, xử lí các vấn đề chỉ ở trên bề mặt;
                            có tính mới và độc đáo: kết quả nghiên cứu phải mang lại một sự tiến bộ nhất định trong tri thức khoa học chuyên ngành, không trùng lắp với những kết quả, công trình đã công bố trước đó;
                            xử lí vấn đề tương đối trọn vẹn: sao cho kết quả thu được giúp rút ra những kết luận rõ ràng, góp phần giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu đã đặt ra (thể hiện qua tên đề tài);
                            thể hiện bằng một bản báo cáo kết quả nghiên cứu: chặt chẽ trong phương pháp tiến hành, rõ ràng trong phong cách trình bày và... dễ đọc.
                            Do đó, để hướng đến một kết quả tốt cho công tác nghiên cứu, cần lưu ý những điểm sau khi chọn đề tài:
                            khả năng thực địa;
                            khả năng truy cập các nguồn thông tin, tài liệu chuyên ngành;
                            sự hỗ trợ của các chuyên gia và nhà chuyên môn;
                            các điều kiện, phương tiện, thiết bị nghiên cứu;
                            những thói quen, yêu cầu, xu hướng về chuyên môn và quản lí;
                            v.v.
                            Tất cả phải đáp ứng đủ yêu cầu để có thể tiến hành được đề tài nghiên cứu và đạt được đến đích mong muốn.

                            Tên đề tài

                            Nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh một cách cô đọng nhất trong tiêu đề của nó. Tên của đề tài cần có tính đơn nghĩa, khúc chiết, rõ ràng, không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.
                            Có một số điểm cần lưu ý hạn chế khi đặt tên cho đề tài như sau:
                            dùng những cụm từ có độ bất định thông tin cao: như "Về...", "Thử bàn về...", "Một số biện pháp...", "Một số vấn đề...", "Tìm hiểu về...", v.v. vì càng bất định thì nội dung phản ánh được càng không rõ ràng, chính xác;
                            lạm dụng những từ chỉ mục đích: những từ như "nhằm", "để", "góp phần",... nếu bị lạm dụng dễ làm cho tên đề tài trở nên rối rắm, không nêu bật được nội dung trọng tâm;
                            lạm dụng mĩ từ hoặc cách nói bóng bẩy: tiêu chí quan trọng trong văn phong khoa học là đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa;
                            thể hiện tình cảm, thiên kiến, quan điểm: một tiêu chí quan trọng khác trong khoa học, đó là tính khách quan, không phụ thuộc vào tình cảm, chính kiến, quan điểm,... vì chúng thường có tính nhất thời, tính lịch sử trong một thời điểm nhất định.
                            Dưới đây là một số mẫu về cách cấu tạo tên đề tài:
                            CẤU TRÚC VÍ DỤ
                            Đối tượng nghiên cứu "Cấu trúc câu tiếng Lào" (Ngữ văn), Bualy Paphaphan, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1993.
                            Giả thuyết khoa học "Phông lưu trữ Uỷ ban Hành chính Hà Nội (1954-1975) - nguồn sử liệu chữ viết nghiên cứu lịch sử thủ đô" (Biên soạn lịch sử và sử liệu học), Hồ Văn Quýnh, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995.
                            Mục tiêu nghiên cứu "Đặc điểm khu hệ thú Ba Vì" (Động vật học), Phi Mạnh Hồng, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994.
                            Mục tiêu + phương tiện "Chuyển hoá phế liệu ligno-xenluloza nhờ nấm sợi bằng phương pháp lên men rắn" (Vi sinh học), Phạm Hồ Trương, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1993.
                            Mục tiêu + Môi trường "Đặc trưng sinh học về sự phát triển cơ thể và sự sinh đẻ của phụ nữ nông thôn Đồng bằng Bắc bộ" (Nhân chủng học), Hà Thị Phương Tiến, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995.
                            Mục tiêu + Phương tiện + Môi trường "Sử dụng kỹ thuật kích hoạt nơtron để khảo sát sự phân bố của nguyên tố đất hiếm trong một số khoáng vật Việt Nam" (Hoá vô cơ), Nguyễn Văn Sức, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 1995.
                            HOÀNG SA TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Nghiên cứu khoa học sinh viên

                              Chủ động chọn đề tài rồi tìm người hướng dẫn là cách hay nhất
                              http://my.opera.com/friendship2010/blog/

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X