QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các câu hỏi cùng thảo luận

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Các câu hỏi cùng thảo luận

    Xin mời các bạn cùng nghiên cứu và trả lời. Nếu bạn nào có thêm câu hỏi xin gửi lên để cùng trao đổi

    Câu 1. Hãy cho chúng tôi biết nên chọn các nhà thầu lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng nào để xây dựng nhà chung cư 17 tầng của cơ quan chúng tôi?

    Câu 2. Vì sao lại cần lựa chọn nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình nguời và công việc?

    Câu 3. Hiện nay các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn ngành đều có nêu về phân cấp công trình, như vậy cấp công trình trong các tiêu chuẩn này có tồn tại hay không? Nếu có, thì trong các hồ sơ thiết kế và trong công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế sẽ sử dụng loại , cấp công trình theo tiêu chuẩn xây dựng hay cấp công trình quy định theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ?

    Câu 4. Việc phân loại công trình hạ tầng kỹ thuật giữa quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật Xây dựng và quy định tại khoản V Phụ lục 1 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP có mâu thuẫn nhau không?

    Câu 5. Những người nào sẽ phải chịu trách nhiệm khi công trình xảy ra sự cố ?

  • #2
    Ðề: Các câu hỏi cùng thảo luận

    Trả lời câu 2:
    Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực là để khắc phục tình trạng từ trước đến nay lựa chọn theo sự quen biết, nên công trình luôn chậm tiến độ, khối lượng phát sinh lớn.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Các câu hỏi cùng thảo luận

      Câu 5. Cầu trời công trình không xảy ra sự để không ai sẽ phải chịu trách nhiệm cả!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Các câu hỏi cùng thảo luận

        Câu 5. Cầu trời công trình không xảy ra sự để không ai sẽ phải chịu trách nhiệm cả!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Các câu hỏi cùng thảo luận

          Câu 1. Hãy cho chúng tôi biết nên chọn các nhà thầu lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng nào để xây dựng nhà chung cư 17 tầng của cơ quan chúng tôi?

          Trả lời:

          Khoản 7 Điều 48 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP quy định “ Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc”.

          Khoản 1 Điều 48 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP cũng đã quy định “ Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này”.

          Như vậy, theo các quy định trên thì công việc đầu tiên của cơ quan bạn với tư cách chủ đầu tư là cần phải xác định xem nhà chung cư 17 tầng thuộc loại công trình nào, là công trình cấp mấy? Trên cơ sở loại và cấp công trình của chung cư dự kiến xây dựng, các bạn sẽ lựa chọn được nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng phù hợp với các công việc : khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng.

          Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng được quy định tại Điều 5 của Luật Xây dựng và Điều 4 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, bao gồm: công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.

          Mỗi loại công trình được chia thành năm cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng. Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất, thí dụ công trình Trung tâm hội nghị tuy chỉ có 1 tầng nhưng do có tổng diện tích sàn 65000m2 nên công trình này có cấp đặc biệt.

          Đối chiếu với Phân loại và phân cấp công trình theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì chung cư 17 tầng của cơ quan bạn thuộc loại nhà ở cấp II. Dựa vào quy định nêu tại các điều thuộc chương V của Nghị định 16/2005/NĐ-CP cơ quan bạn có thể chọn các nhà thầu khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng có phạm vi hoạt động tương ứng với nhà ở cấp II.

          Câu 2. Vì sao lại cần lựa chọn nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình nguời và công việc?

          Trả lời:
          Sở dĩ phải lựa chọn nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án, loại, cấp công trình và công việc thì chất lượng công việc mới đảm bảo. Những nhà thầu đã từng thực hiện các công việc thì sẽ có kinh nghiệm, thí dụ nhà thầu đã từng thiết kế, thi công nhà chung cư cấp I thì hiển nhiên họ sẽ làm tốt những nhà chung cư từ cấp I trở xuống. Tuy nhiên, họ chưa chắc thiết kế, thi công tốt nhà thể thao cho dù là cấp II. Điều cần lưu ý, cấp của loại công trình này không thể so sánh với cấp của công trình khác.

          Câu 3. Hiện nay các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn ngành đều có nêu về phân cấp công trình, như vậy cấp công trình trong các tiêu chuẩn này có tồn tại hay không? Nếu có, thì trong các hồ sơ thiết kế và trong công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế sẽ sử dụng loại , cấp công trình theo tiêu chuẩn xây dựng hay cấp công trình quy định theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ?

          Trả lời:

          Trước hết xin khẳng định rằng, các cấp công trình được quy định trong các tiêu chuẩn xây dựng vẫn tồn tại. Trong hồ sơ thiết kế và trong công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế phải sử dụng loại, cấp công trình theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

          Cấp công trình được quy định theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP có khác với cấp công trình được quy định trong các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành ở những điểm sau:

          - Mục đích phân cấp khác nhau, cụ thể là cấp công trình được quy định trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP nhằm làm cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành công trình xây dựng. Trong khi đó cấp công trình được quy định trong các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành để buộc người thiết kế khi thiết kế phải đạt được các tiêu chí ký thuật của cấp công trinh.

          - Số loại công trình trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP nhiều hơn số loại công trình nêu trong các tiêu chuẩn thiết kế.

          - Cấp công trình được quy định trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP đi theo từng loại công trình, nhưng trong tiêu chuẩn thiết kế thì cấp công trình lại được quy định chung cho loại công trình chung, thí dụ trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP phân loại nhà ở riêng lẻ và chung cư có 5 cấp nhưng trong tiêu chuẩn thì cùng xếp vào một loại nhưng chỉ có 4 cấp, hoặc công trình đưòng bộ có 5 cấp nhưng trong
          tiêu chuẩn lại có nhiều loại và có 6 cấp.

          Câu 4. Việc phân loại công trình hạ tầng kỹ thuật giữa quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật Xây dựng và quy định tại khoản V Phụ lục 1 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP có mâu thuẫn nhau không?

          Trả lời:

          Loại công trình được quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP được dựa vào quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Xây dựng: “ Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác”. Như vậy, ngoài các công trình giao thông, năng lượng đã nêu trong phân loại thì trong công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ còn các công trình cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải.

          Theo phân tích trên thì việc phân loại công trình hạ tầng kỹ thuật giữa quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật Xây dựng và quy định tại khoản V Phụ lục 1 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP không mâu thuẫn nhau.

          Câu 5. Những người nào sẽ phải chịu trách nhiệm khi công trình xảy ra sự cố ?

          Trả lời:

          Theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì chất lượng thi công xây dựng công trình được quản lý bởi các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng, của chủ đầu tư và của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
          Nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng đã được quy định tại các Điều 75, 76, 77 của Luật Xây dựng. Nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng , chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế cũng đã quy định cụ thể tại các Điều 19, 21 và Điều 22 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.

          Khi công trình có sự cố thì rõ ràng nó là hậu quả của công tác quản lý chất lượng của các chủ thể nêu trên không tốt. Bởi vậy, khi công trình xảy ra sự cố thì điều tất nhiên là các chủ thể kể trên đều phải chịu trách nhiệm.

          Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Nếu công trình xảy ra sự cố thì nhà thầu
          giám sát thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Các câu hỏi cùng thảo luận

            Tôi có câu hỏi muốn được đưa ra thảo luận, mong các bác giải đáp giúp với:
            Theo tôi hiểu, cấp công trình quy định trong 209 nhằm để đánh giá năng lực nhà thầu khi tham dự thầu. Vậy thì cấp công trình do ai xác định, chủ đầu tư hay nhà thầu. Đối với các công trình tổ chức đấu thầu trong thời gian tới, với các công trình đã thực hiện được nhà thầu khai trong hồ sơ năng lực thì nhà thầu tự đánh cấp các công trình hay việc này do tổ chuyên gia xét thầu thực hiện. Rất mong được các bác giải đáp.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Các câu hỏi cùng thảo luận

              Ông HUANCAO nên đặt câu hỏi rõ ràng hơn về nội dung đi !!!
              1/ "Theo tôi hiểu, cấp công trình quy định trong 209 nhằm để đánh giá năng lực nhà thầu khi tham dự thầu" =??????
              2/ "Vậy thì cấp công trình do ai xác định, chủ đầu tư hay nhà thầu."?????

              theo tôi các nội dung này trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP đã rõ rồi "- Mục đích phân cấp khác nhau, cụ thể là cấp công trình được quy định trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP nhằm làm cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành công trình xây dựng...."

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Các câu hỏi cùng thảo luận

                Điều 4, mục 9 của Quy định tạm thời ban hành kèm theo quyết định số 164/2004/QĐ-UB ngày 28/10/2004 của UBNDTP Hà Nội quy định phải có văn bản thoả thuận quy hoạch, cấp điện, cấp - thoát nước, PCCC trong Hồ sơ trình thẩm định Thiết kế cơ sở của các dự án nhóm B, C và thiết kế bản vẽ thi công của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
                Xin hỏi các bác khi áp dụng quy định tạm thời này có gì mâu thuẫn với Nghị định 209/2004/NĐ-CP không?

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Các câu hỏi cùng thảo luận

                  Em có một vấn đề hỏi các bác.
                  - Hiện em đang làm ở sỏ Kế hoạch và Đầu tư. Em được phân công làm VB trình duyệt đầu tư dự án cải tạo 1 cái hồ tổng mức đầu tư 2,1 tỷ đồng, thuộc nguồn vốn Ngân sách.
                  - Sở Xây dựng có Văn bản trả lời không thẩm định thiết kế cơ sở,
                  Theo Luật xây dựng và Nghị định 16, dự án này chỉ làm Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thì đương nhiên sẽ ko thẩm định TKCS
                  - Theo khoản 4 điều 12 Nghị định 16 có ghi " Các công trình sử dụng vốn Ngân sách nhà nước có tổng mức đầu tư 500 triệu đồng trở lên thì thiết kế bản vẽ thi công do các sở chuyên ngành tổ chức thẩm định".
                  Vậy E làm VB yêu cầu sở Xây dựng thẩm định thiết kế bản vẽ thi công là đúng không?
                  Nhưng thiết kế bản vẽ thi công do chủ đầu tư lập hay đơn vị nhận thầu lập? Khi đã thiết kế bản vẽ thi công thi` quy mô dự án có điều chỉnh được ko? Và thiết kế bản vẽ thi công nội dung như thế nào? Em mong các bác giải đáp sớm giúp E. Em cảm ơn các bác trước!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Các câu hỏi cùng thảo luận

                    Kính gửi bác inspector,
                    Câu 6: Đấu thầu tư vấn được thực hiện sau khi Dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, như vậy đã bắt buộc phải chấp nhận phương án kiến trúc trong thiết kế cơ sở đã được phê duyệt, nếu nhà thầu Tư vấn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trượt thầu thì vấn đề quyền tác giả phương án kiến trúc được giải quyết như thế nào, còn nếu phải bảo vệ quyền tác giả thì có cần đấu thầu tư vấn khai triển thiết kế kỹ thuật nữa không ( hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về đấu thầu tư vấn)

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Các câu hỏi cùng thảo luận

                      Trao đổi cùng Tuanlinh98X.
                      Theo tôi dự án mà tổng mức đầu tư chỉ có 2,1 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà Nước, nếu thuộc nhóm công trình hạ tầng kỹ thuật (hồ nước) < 7ty, thì chỉ cần lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật. Mà trong Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật chỉ có thiết kế 1 bước nên không thể có Thiết kế cơ sở, mà Thiết kế cơ sở chính là Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế bản vẽ thi công.
                      Và phần thẩm định Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật thì thuộc về Sở Xây dựng hoặc các Sở có xây dựng chuyên ngành.
                      Tôi có mấy ý kiến bên trên, xin được trao đổi cung với bác.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Các câu hỏi cùng thảo luận

                        Tôi xin cảm ơn bác "votanhadn" đã quan tâm đến câu hỏi của tôi, hiện tại vấn đề đó đã được giải quyết. Sở XD chỗ tôi đã đang tiến hành thẩm định Thiết kế KT và thiết kế abnr vẽ thi công. Dù sao cũng rất cảm ơn bác.

                        Ghi chú

                        Working...
                        X