QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế bản vẽ thi công , ôi thật lẫn lộn!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế bản vẽ thi công , ôi thật lẫn lộn!

    Thiết kế kỹ thuật ( điều 13) và Thiết kế bản vẽ thi công ( điều 14) qui định trong chương IV của nghị định 209/2004/NĐ-CP khác nhau ở điểm nào và ai sẽ sử dụng nó? Pre bối rối quá!
    Câu này chắc là hàng trăm kỹ sư xây dựng sẽ cười Pre quá dốt!
    Nhưng sự thể là thế này :
    Ta phê duyệt và đấu thầu bằng Thiết kế kỹ thuật, trong đó có phần c) Dự toán, tổng dự toán xây dựng. Điều này có nghĩa Nhà thầu và Chủ đầu tư sẽ coi đây là một bộ phận của Hồ sơ thầu và cơ sở thanh toán sau này.
    Nhưng sau đó , ta lại tiếp tục hoàn thiện Thiết kế bản vẽ thi công từ Thiết kế kỹ thuật và trong đó lại có c) Dự toán thi công để xây dựng công trình.
    Vậy phê duyệt, hoàn công và thanh toán và tài liệu trong hồ sơ đấu thầu là Thiết kế kỹ thuật, ai cũng rõ.
    Nhưng sau đó dựa trên Thiết kế kỹ thuật, ta lại có một bộ bản vẽ khác có tên Thiết kế bản vẽ thi công và Dự toán thi công để xây dựng công trình không phải là tài liệu đấu thầu nhưng lại được tham khảo xuốt trong quá trình thi công xây dựng nhưng lại không được công nhận trong quá trình thanh toán vì mọi phê duyệt là dựa trên Thiết kế kỹ thuật. Đây là một thực tế diễn ra rất thường xuyên tại nhiều công trình xây dựng, nhưng không phải là không ai nhận thấy nó , nhưng cũng chẳng ai bàn cách loại bỏ nó!
    Thực ra nếu sau đấu thầu, nhà thầu dựa trên Thiết kế kỹ thuật và , mà tự lập bản vẽ Thiết kế bản vẽ thi công sao cho phù hợp với Dự toán, tổng dự toán xây dựng ( của Thiết kế kỹ thuật ) thế là ổn, giống thông lệ quốc tế. Các bản vẽ này vốn nhà thầu thạo hơn Tư vấn thiết kế.
    Nhưng nếu vậy thì Dự toán thi công để xây dựng công trình lập ra để làm gì? Vì nó không phải là tài liệu đấu thầu. Nó luôn khác với Dự toán, tổng dự toán xây dựng, giá trị thường lớn hơn. Thế là họp hành, chạy chọt để có thể Nhà thầu được thành toán cái tài liệu không năm trong hồ sơ thầu này cứ triền miên hết từ công trình này qua qua công trình khác, năm này qua năm khác!
    Vẫn biết Nhà thầu phải thắng thầu rồi thu xếp băng mọi cách, nhưng sao không tìm ra cách nào đó để cả Chủ đầu tư , Tư vấn và Nhà thầu cùng đỡ bị khó nhỉ?
    Đến đây Pre như rơi vào trong mê hồn trận , chẳng rõ những gì đang nghĩ là đúng hay sai nữa?

  • #2
    Ðề: Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế bản vẽ thi công , ôi thật lẫn lộn!

    Thiết kế kỹ thuật chỉ có đối với công trình nhóm A phức tạp (thiết kế 3 bước).
    trước đây chúng ta luôn gọi bản vẽ TK để thi công là thiết kế kỹ thuật. Các văn bản có liên quan (thẩm tra, thẩm định, phê duyêt) đều dùng từ thiết kết kỹ thuật. Các thiết kế 1 bước và 2 bước thì làm gì có TK kỹ thuật mà để thẩm tra, phê duyệt?
    Chẳng qua là cách dùng từ không thống nhất thôi.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế bản vẽ thi công , ôi thật lẫn lộn!

      Bác Pre
      Theo tôi hiểu thì thế này: Nếu TKKT của bác không có sự thay đổi thì rõ ràng là TKTC của bác hoàn toàn không sai khác với TKKT => Dự toán TKKT=Dự toán TKTC; Nhưng khi TKTC thay đổi so với TKKT thì Dự toán TKTC <> Dự toán TKKT; Khi đó bác phải duyệt lại TKTC (bao gồm Bản vẽ và Dự toán) (theo tôi biết thì đơn vị duyệt TKKT sẽ duyệt lại TKTC). Khi đó bản vẽ hoàn công và thanh toán phải theo nội dung được duyệt của TKTC chứ.
      Không biết như thế có đúng không? Nhờ bác Lê Văn Thịnh giải thích giùm!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế bản vẽ thi công , ôi thật lẫn lộn!

        Nguyên văn bởi Prebronzer
        Thiết kế kỹ thuật ( điều 13) và Thiết kế bản vẽ thi công ( điều 14) qui định trong chương IV của nghị định 209/2004/NĐ-CP khác nhau ở điểm nào và ai sẽ sử dụng nó? Pre bối rối quá!
        Câu này chắc là hàng trăm kỹ sư xây dựng sẽ cười Pre quá dốt!
        Nhưng sự thể là thế này :
        Ta phê duyệt và đấu thầu bằng Thiết kế kỹ thuật, trong đó có phần c) Dự toán, tổng dự toán xây dựng. Điều này có nghĩa Nhà thầu và Chủ đầu tư sẽ coi đây là một bộ phận của Hồ sơ thầu và cơ sở thanh toán sau này.
        Nhưng sau đó , ta lại tiếp tục hoàn thiện Thiết kế bản vẽ thi công từ Thiết kế kỹ thuật và trong đó lại có c) Dự toán thi công để xây dựng công trình.
        Vậy phê duyệt, hoàn công và thanh toán và tài liệu trong hồ sơ đấu thầu là Thiết kế kỹ thuật, ai cũng rõ.
        Nhưng sau đó dựa trên Thiết kế kỹ thuật, ta lại có một bộ bản vẽ khác có tên Thiết kế bản vẽ thi công và Dự toán thi công để xây dựng công trình không phải là tài liệu đấu thầu nhưng lại được tham khảo xuốt trong quá trình thi công xây dựng nhưng lại không được công nhận trong quá trình thanh toán vì mọi phê duyệt là dựa trên Thiết kế kỹ thuật. Đây là một thực tế diễn ra rất thường xuyên tại nhiều công trình xây dựng, nhưng không phải là không ai nhận thấy nó , nhưng cũng chẳng ai bàn cách loại bỏ nó!
        Thực ra nếu sau đấu thầu, nhà thầu dựa trên Thiết kế kỹ thuật và , mà tự lập bản vẽ Thiết kế bản vẽ thi công sao cho phù hợp với Dự toán, tổng dự toán xây dựng ( của Thiết kế kỹ thuật ) thế là ổn, giống thông lệ quốc tế. Các bản vẽ này vốn nhà thầu thạo hơn Tư vấn thiết kế.
        Nhưng nếu vậy thì Dự toán thi công để xây dựng công trình lập ra để làm gì? Vì nó không phải là tài liệu đấu thầu. Nó luôn khác với Dự toán, tổng dự toán xây dựng, giá trị thường lớn hơn. Thế là họp hành, chạy chọt để có thể Nhà thầu được thành toán cái tài liệu không năm trong hồ sơ thầu này cứ triền miên hết từ công trình này qua qua công trình khác, năm này qua năm khác!
        Vẫn biết Nhà thầu phải thắng thầu rồi thu xếp băng mọi cách, nhưng sao không tìm ra cách nào đó để cả Chủ đầu tư , Tư vấn và Nhà thầu cùng đỡ bị khó nhỉ?
        Đến đây Pre như rơi vào trong mê hồn trận , chẳng rõ những gì đang nghĩ là đúng hay sai nữa?
        Thiết kế 1 bước và Thiết kế 2 Bước đều lấy thiết kế bản vẽ thi công để làm hồ sơ mời thầu

        Thiết kế 3 bước Lấy thiết kế kỹ thuật làm hồ sơ mời thầu

        Điều cần lưu ý :

        1) Thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công+ tổng dự toán đều do Chủ đầu tư phê duyệt chứ không phải do cơ quan quản lý Nhà nước nào thẩm định, bởi vậy chẳng có chuyện chạy chọt nào nào cả.

        2) Giá trị tổng dự toán không được vượt tổng mức đầu tư

        3) Chủ đầu tư cần phải thuê Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở có đủ điều kiện năng lực để xác định Tổng mức đầu tư sao cho để các bước thiết kế tiếp theo tuân thủ mà không làm TDT>TMĐT

        4) Lần này trong hồ sơ mời thầu, các nhà thầu TCXD phải tự xác định Khối lượng, chủ đầu tư công khai gía trị công trình ( thực tế là họ chỉ có từng đó tiền), nhà thầu làm được thì làm.

        Prebronzer cần nghiên cứu kỹ để hành nghề

        Ghi chú

        Working...
        X