QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.

    Chào cả nhà,

    Tôi đang thiết kế một công trình đường đào sâu khoảng 25m ở Sơn La.
    Theo báo cáo địa chất có một lớp đất là "Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng". Theo kỹ sư địa chất thì mẫu đất này không thí nghiệm c, phi được vì lẫn cuội sỏi. Kỹ sư địa chất đã sử dụng công thức kinh nghiệm để tính toán ra được góc ma sát trong của đất < 45 độ từ giá trị SPT (N = 50).
    Đưa vào tính toán nếu mái dốc đào 1/1 là không ổn định vì n = Tg(phi)/Tg(alpha) < 1.

    Theo các bác cường độ lực dính kết ở đây liệu có bằng không? và nếu khác không thì cường độ lực dính kết được tính như thế nào hoặc nên làm thí nghiệm như thế nào (vì đây là cát bụi sét).

    Mong nhận được ý kiến góp ý của các bác.

  • #2
    Ðề: Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.

    Không cắt trực tiếp được thì thử thay bằng thí nghiệm nén 3 trục xem. Đất này có thể c <>0 nhưng không lớn. Với đất thì khó mà hi vọng phi>45 được.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.

      Cám ơn bác 3dnow và PhanTuHuong.

      Tôi gửi file chỉ tiêu cơ lý đất và hình trụ lỗ khoan nhờ các bác xem giúp và cho ý kiến.

      http://www.mediafire.com/file/x33l19...Coly%20dat.rar

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.

        Ý kiến bạn 3dnow “Không cắt trực tiếp được thì thử thay bằng thí nghiệm nén 3 trục xem”. Không làm được đâu.
        Báo cáo địa chất vậy là khá chi tiết rồi bạn cauduong2010 ạ. Các giá trị R, E, phi được nêu ra trong báo cáo địa chất chỉ mang tính chất tham khảo theo TCXD226-1999. Hàm lượng cuội sỏi >20% thì không thể yêu cầu ks địa chất thí nghiệm mẫu nguyên dạng được. Tuy vậy lực dính của lớp đất này không thể C= 0 vì % hạt sét đến 12% và có 4 mẫu thí nghiệm được dụng trọng tự nhiên thì thí nghiệm cắt được và giá trị C sẽ tồn tại. Ý kiến cá nhân thì thường thí nghiệm phi, C trên mẫu chế bị cho loại đất này.
        Quan sát hình trụ cũng 1 phần thấy rằng đây là lớp đất có nguồn gốc tàn tích (sản phẩm phht của đá granit) thì việc mô tả tên đất chính xác là khá khó khăn, bởi với loại đất này tính bất đồng nhất về thành phần cao. Các tính chất cơ lý của loại đất này khá phân tán, độ tin cậy không cao và thường không theo quy luật, thậm chí ngay cả trong 1 lớp đất.
        Với nền đường đào sâu đến 25m trong lớp đất này thì theo tôi quá trình trượt lở mái dốc xảy ra là đương nhiên nếu vẫn cứ mãi dùng các giải pháp thiết kế xử lí truyền thống made in Việt Nam. Bạn hãy hình dung là các số liệu đầu vào để tkế từ báo cáo đc là đất ở trạng thái tự nhiên. Thực tế công trình đưa vào sử dụng chịu các yếu tố nắng, gió, điều kiện cân bằng và đặt biệt mưa, có thể nói nước là kẻ thù của mái dốc và nền đường. Khi gặp nước rồi thì cái đất này nó bét nhè ra và C = 0.
        Thế là cứ sau mỗi mùa mưa chúng ta lại có hạng mục “ kiên cố hoá chống sụt trượt” để khảo sát, tkế lại. Mà đây là điệp khúc biết rồi khổ quá nói mãi.
        Vài lời góp ý mong nhận được nhiều ý kiến từ diễn đàn.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.

          Cám ơn bạn hundn-LBG.

          Xin hỏi kinh nghiệm của bạn một chút
          - Thường khi tính toán ổn định ta sẽ tính với trường hợp bất lợi với đất đá bão hòa. Đối với đất loại này theo bạn nếu báo cáo địa chất chỉ tính ra góc ma sát phi từ giá trị SPT thì giá trị góc ma sát cho trường hợp đất bão hòa thì tính như thế nào?
          - Bạn có tài liệu nào nói về việc chế bị mẫu cho loại đất này không? Nếu có gửi cho mình xin nhé.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.

            Cảm ơn anh Hướng đã comment. Em xin được hỏi anh 1 tí là cơ sở nào để anh nhận biết đây là lớp trầm tích sông để em học hỏi thêm ạ.
            Nếu chọn C=0 và quan niệm đây là đất rời thì ks thiết kế sẽ thiết kế mái dốc ra sao với lớp đất dày 9.7m để đạt ổn định trong thi công cũng là vấn đề cần phải xem xét trong bài toán nền đào đến 25m. Trường hợp tính móng cọc thì em hoàn toàn đồng ý với anh.
            Về thí ngiệm nén mẫu lớn ở hiện trường thì em đã đọc khá nhiều ý kiến của ks địa chất trên các diễn đàn liên quan anh ạ, thực tế thì sao? Có mấy đơn vị nào chịu làm cái thí nghiệm này trong ngành giao thông không? với cái đơn giá rẻ mạt. Trong khi thí nghiệm cắt mẫu chế bị cho phi, C phục vụ cho ks thiết kế thực hiện khá dễ dàng và khi used cái gía trị này phải chấp nhận rằng đó là “thuyết tương đối”.
            Trân trọng!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.

              theo tôi phải dùng vải địa kĩ thuật, lưới địa kĩ thuật thôi bác à.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.

                Nguyên văn bởi hungdn-LBG View Post
                ..... cơ sở nào để anh nhận biết đây là lớp trầm tích sông để em học hỏi thêm ạ.
                mạn phép bác Hướng trả lời câu hỏi này: tôi đoán rằng bác ấy kết luận trầm tích sông theo mô tả đất có lẫn cuội sỏi. Cuội sỏi nghĩa là tròn cạnh, chỉ có trầm tích sông mới có. Còn đất phong hóa thì thường lẫn dăm sạn (sắc cạnh). Tuy nhiên, trường hợp này tôi hơi nghi ngờ về mô tả, bởi giá trị SPT rất cao, lại thêm nằm trực tiếp trên mặt đá granite, nhiều khả năng là nguồn gốc tàn tích. Chưa kể cái màu xám vàng, xám đen theo mô tả mà không thấy ghi kèm theo loang lổ hay lốm đốm. Các bác cứ thử ngẫm, có bao giờ 2 màu vàng, đen đi với nhau mà hòa đều được không .
                Tiện đây, các thầy chuyên gia mô tả vào phán phát. Có vẻ rất nhiều người chuộng mô tả '' xám vàng, xám đen''. Nếu để ý ngay cả các hố khoan ở HN, nhiều báo cáo cứ xám vàng xám đen từ mặt đất đến lớp cuội, khác mỗi loại đất, trạng thái

                Nguyên văn bởi hungdn-LBG View Post
                Nếu chọn C=0 và quan niệm đây là đất rời thì ks thiết kế sẽ thiết kế mái dốc ra sao với lớp đất dày 9.7m để đạt ổn định trong thi công cũng là vấn đề cần phải xem xét trong bài toán nền đào đến 25m. Trường hợp tính móng cọc thì em hoàn toàn đồng ý với anh.
                thiết kế như thường cho mái dốc cát thôi, lưu ý giá trị ma sát cần lấy ở điều kiện xấu nhất (bão hòa nước). Đấy là tôi đồ thế, thực tế chưa thiết kế bao giờ

                Nguyên văn bởi hungdn-LBG View Post
                Trong khi thí nghiệm cắt mẫu chế bị cho phi, C phục vụ cho ks thiết kế thực hiện khá dễ dàng và khi used cái gía trị này phải chấp nhận rằng đó là “thuyết tương đối”.
                Trân trọng!
                trường hợp này chế bị cũng không có ý nghĩa gì cả với điều kiện thiết bị thí nghiệm mẫu kích thước nhỏ như thực tế nhà ta hiện tại.


                theo tôi phải dùng vải địa kĩ thuật, lưới địa kĩ thuật thôi bác à
                bác định múc hết lớp này đi rồi đắp lại cùng vải, lưới ĐKT làm cốt à
                Gravitation is not responsible for people falling in love

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.

                  Cám ơn các bác,

                  Tôi đồng ý với bác wasabi là đất này có khả năng là tàn tích.

                  Một số anh em góp ý cho tôi như sau:
                  - Làm neo trong đất (nail).
                  - Làm mái dốc 1/1.5.
                  - Làm tường chắn đất phía dưới.

                  Theo các bác giải pháp nào phù hợp với loại đất này?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cường độ lực dính kết của Cát bụi sét lẫn cuội sỏi, xám đen cứng.

                    Nguyên văn bởi cauduong2010 View Post
                    Cám ơn các bác,

                    Tôi đồng ý với bác wasabi là đất này có khả năng là tàn tích.

                    Một số anh em góp ý cho tôi như sau:
                    - Làm neo trong đất (nail).
                    - Làm mái dốc 1/1.5.
                    - Làm tường chắn đất phía dưới.

                    Theo các bác giải pháp nào phù hợp với loại đất này?
                    Muốn biết cách nào phù hợp thì phải làm quả analysis cái rồi mới trả lời được. Việc gợi ý cũng chỉ là định hướng thôi. Tuy nhiên có thể làm như thế này.

                    1. Điều tra xem mực nước ngầm giao động thế nào? Có ảnh hưởng nếu trong mùa mưa không? Làm cái thử nghiệm thấm cho cái đất đó xem thế nào? Dùng mẫu không nguyên dạng cũng được.

                    2. Làm quả phân tích stress analysis và phân tích cái flow field cho trường hợp đào này. Kiểm tra với nhiều trường hợp về mái dốc, đồng thời kiểm tra trường hợp nguy hiểm nhất là trong điều kiện trời mưa to, nước không kịp drain trên đỉnh mái dốc.

                    3. Nếu có thể thì cắt mẫu chế bị bằng hộp cắt loại lớn, hay nếu thiên về an toàn hơn thì chỉ dùng một góc phi để tính toán và phân tích.

                    4. Từ trường ứng suất có được sau khi phân tích ứng suất và thấm----->kiểm tra ổn định cái mái theo trường ứng suất hiện hữu để xác định hệ số an toàn cho công trình.

                    Nguyên văn bởi cauduong2010 View Post
                    Kỹ sư địa chất đã sử dụng công thức kinh nghiệm để tính toán ra được góc ma sát trong của đất < 45 độ từ giá trị SPT (N = 50)
                    Với loại đất có đường kính hạt gần đường kính ống mẫu SPT thì việc dùng cái correlation này là hoàn toàn không ổn đâu. Tôi tính toán cho đá hộc cũng chỉ lấy phi đến 35 độ là maximum rồi ạ.
                    Last edited by nguyencongoanh; 09-09-2010, 12:45 AM. Lý do: Thêm đoạn cuối
                    nc. oanh

                    Safety begins with team work

                    Ghi chú

                    casino siteleri bahis siteleri
                    erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                    deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                    bahis siteleri
                    bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                    hd sex video
                    Mobilbahis
                    antalya escort bayan
                    gaziantep escort
                    betpas gncel link
                    gaziantep escort
                    bonus veren siteler
                    pinbahis pinbahis dizitune.com
                    bostanci escort pendik escort
                    ?stanbul Escort
                    Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                    betbonusking.com deneme bonusu
                    deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                    gvenilir casino siteleri
                    Kacak iddaa Siteleri
                    mraniye escort sancaktepe escort
                    quixproc.com
                    Working...
                    X