Trong những năm gần đây, đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, góp phần đem lại những thay đổi rõ rệt cho bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, còn không ít công trình có những vi phạm, gây thất thoát tiền của. Vấn đề đặt ra là cần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm và tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực này.
Ngày 2-3-2005, tại công trình xây dựng nhà A2 thuộc khu di dân giải phóng mặt bằng Kim Giang (Hạ Đình,Thanh Xuân, Hà Nội), Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Hà Nội bắt quả tang Hoàng Thanh Uyên, Đội trưởng Đội 8, Công ty xây dựng số 1 thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, đang chỉ đạo đổ bê- tông cọc nhồi số 64 và 86, theo thiết kế mỗi cọc nhồi có bốn ***g thép dọc và có độ sâu 43 m, gồm hai loại có đường kính 0,8 m -1 m. Thực tế khi cơ quan Công an kiểm tra hai cọc khoan nhồi nói trên thì chỉ có hai ***g thép/cọc, bằng một nửa số ***g thép theo thiết kế đã được duyệt. Giám sát công trình là Nguyễn Mạnh Thắng, nhân viên hợp đồng Viện kỹ thuật xây dựng Hà Nội.
Theo kết quả điều tra ban đầu, số thép bị ăn bớt chỉ ở hai cọc khoan nhồi này đã là hai tấn. Hành vi rút bớt vật tư xây dựng để tham ô tài sản của các đối tượng trên là hết sức nghiêm trọng, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây hậu quả xấu tới chất lượng công trình cũng như tính mạng, tài sản của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đây là lần đầu lực lượng công an khám phá thành công loại tội phạm tham ô ở những công trình ngầm, vì thủ đoạn phạm tội tinh vi, bất chấp hậu quả.
Ngày 15-3, Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Bộ Công an) quyết định khởi tố và bắt tạm giam Đào Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD); Nguyễn Hữu Tiến, cán bộ Phòng Tổ chức thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và Lê Anh Tuấn, nhân viên Công ty dịch vụ nhà ở. Cả ba bị can đều bị bắt tạm giam về tội tham ô tài sản. Ngày 25-9-2003, HUD ký hợp đồng chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật công trình công cộng lô đất 1.892 m2 tại khu công cộng 3, Khu đô thị Mỹ Đình II, huyện Từ Liêm, Hà Nội cho Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 9. Hợp đồng được ký kết chính thức là ba triệu đồng/m2, với giá bán cả lô đất là hơn 5,6 tỷ đồng. Ngoài số tiền trên, HUD không thu thêm bất kỳ một khoản tiền nào khác theo đúng Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Nhưng lợi dụng chức vụ của mình (thời điểm đó, Đào Tiến Dũng là kế toán trưởng), nên Đào Tiến Dũng đã tự ý thỏa thuận với Công ty Thăng Long giá đất mà công ty này phải trả là 7 triệu đồng/m2 và thu của công ty này 13,2 tỷ đồng. Số tiền chênh lệch 7,56 tỷ đồng còn lại, Dũng và đồng bọn đã chia nhau cùng chiếm đoạt. Hành vi tham ô tài sản của các đối tượng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu một tổng công ty lớn, gây bức xúc trong nhân dân.
Qua hai vụ vẫn còn mang đậm tính thời sự nói trên, chúng tôi đề nghị:
Về phía lực lượng công an, mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ , cần chủ động tham mưu tốt cho Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành các văn bản pháp quy, góp phần bịt kín các kẽ hở mà tội phạm đang tìm cách lợi dụng để tham nhũng. Quán triệt nghiêm túc các văn bản pháp quy về xây dựng cơ bản, chủ động nắm chắc tình hình về đầu tư xây dựng các công trình, dự án lớn ở từng bộ, ngành, địa phương được phân cấp quản lý, để chủ động kiến nghị, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực này, hạn chế thấp nhất vi phạm nghiêm trọng phải khởi tố, điều tra. Tránh tâm lý chủ quan, bỏ sót những "địa bàn nhỏ", vì thực tế cho thấy, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh..., thì chỉ một Ban quản lý dự án cấp quận, huyện cũng đã quản lý số tiền ngân sách đầu tư cả nghìn tỷ đồng trong một năm.
Quá trình đấu tranh chống tội phạm cần chú ý phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế, chính sách và hệ thống các văn bản pháp quy liên quan, tham mưu kịp thời cho ngành chủ quản, chính quyền, cấp ủy địa phương, lãnh đạo Bộ Công an kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng sửa đổi bổ sung, kịp thời khắc phục, ngăn chặn tình trạng các đối tượng lợi dụng để tham ô, tiêu cực, tham nhũng. Chủ động tổng kết kinh nghiệm đấu tranh với các vụ án lớn về đầu tư, xây dựng cơ bản để phát hiện những phương thức thủ đoạn mới có biện pháp, đối sách đấu tranh hiệu quả. Chủ động và thường xuyên làm tốt công tác vận động quần chúng trong việc phát hiện và tố giác tội phạm.
Về phía các cơ quan quản lý dự án và các đơn vị trực tiếp thi công, bên cạnh các biện pháp quản lý theo quy định, quy trình, thì vấn đề quản lý cán bộ, quản lý con người phải là khâu được đặc biệt quan tâm, chú trọng thường xuyên. Cũng chính vì buông lỏng quản lý cán bộ mà Nguyễn Hữu Tiến, mặc dù đang là cán bộ Phòng Tổ chức thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, vẫn thành lập Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản ASEAN và làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty này. Việc "chân ngoài dài hơn chân trong" đã biến Nguyễn Hữu Tiến thành một "cò" đất tổ chức móc nối với các "đối tác" để trục lợi, kiếm lời bất chính. Việc Đào Tiến Dũng lúc đó đang là kế toán trưởng vẫn chỉ đạo thành lập Công ty cổ phần An Bình Tây và cho con trai là Đào Minh Huấn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị với vốn góp hàng tỷ đồng, để lợi dụng chức vụ, chỉ qua một thương vụ đã kiếm tiền tỷ.
Trong vụ tham ô tài sản tại nhà A2 Kim Giang, mặc dù biết vai trò của các kỹ sư tư vấn giám sát là rất lớn, có trách nhiệm quản lý chất lượng thi công, tiến độ thi công, quản lý giá thành thông qua việc xác nhận khối lượng bằng việc phát hành chứng chỉ thanh toán khối lượng thi công, có vị trí đặc biệt quan trọng quyết định đến chất lượng công trình, kỹ sư tư vấn giám sát hoàn toàn có thể thay mặt chủ đầu tư để điều chỉnh nhà thầu tại các công trường xây dựng, thế nhưng Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Hà Nội lại giao cho bà Thảo làm tư vấn trưởng mặc dù bà Thảo không phải là cán bộ của Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Hà Nội.
Bà Thảo lại thuê Nguyễn Mạnh Thắng là nhân viên hợp đồng Viện kỹ thuật xây dựng Hà Nội (đồng thời là em chồng của mình) làm tư vấn giám sát công trình nhà A2, và chính Nguyễn Mạnh Thắng đã đóng vai trò tích cực nếu không nói là không thể thiếu trong vụ tham ô nghiêm trọng nói trên. Đây cũng là bài học đắt giá cho các đơn vị này bởi công tác quản lý, sử dụng cán bộ hết sức tùy tiện.
Về phần cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng là một bài toán mà chúng ta phải tập trung trí tuệ của nhiều cấp, nhiều ngành để sớm có lời giải. Chính cơ chế quản lý đất đai lỏng lẻo đã tạo ra những kẽ hở để các đối tượng trục lợi. Trong vụ tham ô tại công trình A2 Kim Giang nói trên, lại càng thấy rõ nhiều điểm bất cập trong công tác tư vấn giám sát xây dựng. Mối quan hệ giữa cơ quan giám sát, thi công, chủ đầu tư... phải khách quan, độc lập với nhau, tránh tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi".
Về hình thức chế tài, các đơn vị giám sát, thi công phải mua bảo hiểm công trình, bởi thực tế năng lực của một đơn vị tư vấn không thể gánh nổi việc đền bù nếu có sự cố xảy ra đối với các công trình lớn. Mặt khác, chi phí tư vấn giám sát cần nâng lên (hiện nay cao nhất chỉ khoảng 1,1% chi phí đầu tư công trình). Do chi phí thấp, nhiều kỹ sư tư vấn giám sát phải "ôm" nhiều công trình cùng lúc, khó tập trung năng lực cho một công trình. Chi phí thấp cũng dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực, móc nối với thi công, cắt xén vật tư.
Đại tá NGUYỄN TIẾN LỰC
(Bộ Công an)
(Theo Báo Nhân Dân:http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?to...&article=27874)
Ngày 2-3-2005, tại công trình xây dựng nhà A2 thuộc khu di dân giải phóng mặt bằng Kim Giang (Hạ Đình,Thanh Xuân, Hà Nội), Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Hà Nội bắt quả tang Hoàng Thanh Uyên, Đội trưởng Đội 8, Công ty xây dựng số 1 thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, đang chỉ đạo đổ bê- tông cọc nhồi số 64 và 86, theo thiết kế mỗi cọc nhồi có bốn ***g thép dọc và có độ sâu 43 m, gồm hai loại có đường kính 0,8 m -1 m. Thực tế khi cơ quan Công an kiểm tra hai cọc khoan nhồi nói trên thì chỉ có hai ***g thép/cọc, bằng một nửa số ***g thép theo thiết kế đã được duyệt. Giám sát công trình là Nguyễn Mạnh Thắng, nhân viên hợp đồng Viện kỹ thuật xây dựng Hà Nội.
Theo kết quả điều tra ban đầu, số thép bị ăn bớt chỉ ở hai cọc khoan nhồi này đã là hai tấn. Hành vi rút bớt vật tư xây dựng để tham ô tài sản của các đối tượng trên là hết sức nghiêm trọng, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây hậu quả xấu tới chất lượng công trình cũng như tính mạng, tài sản của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đây là lần đầu lực lượng công an khám phá thành công loại tội phạm tham ô ở những công trình ngầm, vì thủ đoạn phạm tội tinh vi, bất chấp hậu quả.
Ngày 15-3, Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Bộ Công an) quyết định khởi tố và bắt tạm giam Đào Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD); Nguyễn Hữu Tiến, cán bộ Phòng Tổ chức thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và Lê Anh Tuấn, nhân viên Công ty dịch vụ nhà ở. Cả ba bị can đều bị bắt tạm giam về tội tham ô tài sản. Ngày 25-9-2003, HUD ký hợp đồng chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật công trình công cộng lô đất 1.892 m2 tại khu công cộng 3, Khu đô thị Mỹ Đình II, huyện Từ Liêm, Hà Nội cho Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 9. Hợp đồng được ký kết chính thức là ba triệu đồng/m2, với giá bán cả lô đất là hơn 5,6 tỷ đồng. Ngoài số tiền trên, HUD không thu thêm bất kỳ một khoản tiền nào khác theo đúng Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Nhưng lợi dụng chức vụ của mình (thời điểm đó, Đào Tiến Dũng là kế toán trưởng), nên Đào Tiến Dũng đã tự ý thỏa thuận với Công ty Thăng Long giá đất mà công ty này phải trả là 7 triệu đồng/m2 và thu của công ty này 13,2 tỷ đồng. Số tiền chênh lệch 7,56 tỷ đồng còn lại, Dũng và đồng bọn đã chia nhau cùng chiếm đoạt. Hành vi tham ô tài sản của các đối tượng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu một tổng công ty lớn, gây bức xúc trong nhân dân.
Qua hai vụ vẫn còn mang đậm tính thời sự nói trên, chúng tôi đề nghị:
Về phía lực lượng công an, mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ , cần chủ động tham mưu tốt cho Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành các văn bản pháp quy, góp phần bịt kín các kẽ hở mà tội phạm đang tìm cách lợi dụng để tham nhũng. Quán triệt nghiêm túc các văn bản pháp quy về xây dựng cơ bản, chủ động nắm chắc tình hình về đầu tư xây dựng các công trình, dự án lớn ở từng bộ, ngành, địa phương được phân cấp quản lý, để chủ động kiến nghị, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực này, hạn chế thấp nhất vi phạm nghiêm trọng phải khởi tố, điều tra. Tránh tâm lý chủ quan, bỏ sót những "địa bàn nhỏ", vì thực tế cho thấy, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh..., thì chỉ một Ban quản lý dự án cấp quận, huyện cũng đã quản lý số tiền ngân sách đầu tư cả nghìn tỷ đồng trong một năm.
Quá trình đấu tranh chống tội phạm cần chú ý phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế, chính sách và hệ thống các văn bản pháp quy liên quan, tham mưu kịp thời cho ngành chủ quản, chính quyền, cấp ủy địa phương, lãnh đạo Bộ Công an kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng sửa đổi bổ sung, kịp thời khắc phục, ngăn chặn tình trạng các đối tượng lợi dụng để tham ô, tiêu cực, tham nhũng. Chủ động tổng kết kinh nghiệm đấu tranh với các vụ án lớn về đầu tư, xây dựng cơ bản để phát hiện những phương thức thủ đoạn mới có biện pháp, đối sách đấu tranh hiệu quả. Chủ động và thường xuyên làm tốt công tác vận động quần chúng trong việc phát hiện và tố giác tội phạm.
Về phía các cơ quan quản lý dự án và các đơn vị trực tiếp thi công, bên cạnh các biện pháp quản lý theo quy định, quy trình, thì vấn đề quản lý cán bộ, quản lý con người phải là khâu được đặc biệt quan tâm, chú trọng thường xuyên. Cũng chính vì buông lỏng quản lý cán bộ mà Nguyễn Hữu Tiến, mặc dù đang là cán bộ Phòng Tổ chức thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, vẫn thành lập Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản ASEAN và làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty này. Việc "chân ngoài dài hơn chân trong" đã biến Nguyễn Hữu Tiến thành một "cò" đất tổ chức móc nối với các "đối tác" để trục lợi, kiếm lời bất chính. Việc Đào Tiến Dũng lúc đó đang là kế toán trưởng vẫn chỉ đạo thành lập Công ty cổ phần An Bình Tây và cho con trai là Đào Minh Huấn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị với vốn góp hàng tỷ đồng, để lợi dụng chức vụ, chỉ qua một thương vụ đã kiếm tiền tỷ.
Trong vụ tham ô tài sản tại nhà A2 Kim Giang, mặc dù biết vai trò của các kỹ sư tư vấn giám sát là rất lớn, có trách nhiệm quản lý chất lượng thi công, tiến độ thi công, quản lý giá thành thông qua việc xác nhận khối lượng bằng việc phát hành chứng chỉ thanh toán khối lượng thi công, có vị trí đặc biệt quan trọng quyết định đến chất lượng công trình, kỹ sư tư vấn giám sát hoàn toàn có thể thay mặt chủ đầu tư để điều chỉnh nhà thầu tại các công trường xây dựng, thế nhưng Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Hà Nội lại giao cho bà Thảo làm tư vấn trưởng mặc dù bà Thảo không phải là cán bộ của Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Hà Nội.
Bà Thảo lại thuê Nguyễn Mạnh Thắng là nhân viên hợp đồng Viện kỹ thuật xây dựng Hà Nội (đồng thời là em chồng của mình) làm tư vấn giám sát công trình nhà A2, và chính Nguyễn Mạnh Thắng đã đóng vai trò tích cực nếu không nói là không thể thiếu trong vụ tham ô nghiêm trọng nói trên. Đây cũng là bài học đắt giá cho các đơn vị này bởi công tác quản lý, sử dụng cán bộ hết sức tùy tiện.
Về phần cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng là một bài toán mà chúng ta phải tập trung trí tuệ của nhiều cấp, nhiều ngành để sớm có lời giải. Chính cơ chế quản lý đất đai lỏng lẻo đã tạo ra những kẽ hở để các đối tượng trục lợi. Trong vụ tham ô tại công trình A2 Kim Giang nói trên, lại càng thấy rõ nhiều điểm bất cập trong công tác tư vấn giám sát xây dựng. Mối quan hệ giữa cơ quan giám sát, thi công, chủ đầu tư... phải khách quan, độc lập với nhau, tránh tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi".
Về hình thức chế tài, các đơn vị giám sát, thi công phải mua bảo hiểm công trình, bởi thực tế năng lực của một đơn vị tư vấn không thể gánh nổi việc đền bù nếu có sự cố xảy ra đối với các công trình lớn. Mặt khác, chi phí tư vấn giám sát cần nâng lên (hiện nay cao nhất chỉ khoảng 1,1% chi phí đầu tư công trình). Do chi phí thấp, nhiều kỹ sư tư vấn giám sát phải "ôm" nhiều công trình cùng lúc, khó tập trung năng lực cho một công trình. Chi phí thấp cũng dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực, móc nối với thi công, cắt xén vật tư.
Đại tá NGUYỄN TIẾN LỰC
(Bộ Công an)
(Theo Báo Nhân Dân:http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?to...&article=27874)
Ghi chú