QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản

    Trong những năm gần đây, đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, góp phần đem lại những thay đổi rõ rệt cho bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, còn không ít công trình có những vi phạm, gây thất thoát tiền của. Vấn đề đặt ra là cần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm và tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực này.

    Ngày 2-3-2005, tại công trình xây dựng nhà A2 thuộc khu di dân giải phóng mặt bằng Kim Giang (Hạ Đình,Thanh Xuân, Hà Nội), Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Hà Nội bắt quả tang Hoàng Thanh Uyên, Đội trưởng Đội 8, Công ty xây dựng số 1 thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, đang chỉ đạo đổ bê- tông cọc nhồi số 64 và 86, theo thiết kế mỗi cọc nhồi có bốn ***g thép dọc và có độ sâu 43 m, gồm hai loại có đường kính 0,8 m -1 m. Thực tế khi cơ quan Công an kiểm tra hai cọc khoan nhồi nói trên thì chỉ có hai ***g thép/cọc, bằng một nửa số ***g thép theo thiết kế đã được duyệt. Giám sát công trình là Nguyễn Mạnh Thắng, nhân viên hợp đồng Viện kỹ thuật xây dựng Hà Nội.

    Theo kết quả điều tra ban đầu, số thép bị ăn bớt chỉ ở hai cọc khoan nhồi này đã là hai tấn. Hành vi rút bớt vật tư xây dựng để tham ô tài sản của các đối tượng trên là hết sức nghiêm trọng, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây hậu quả xấu tới chất lượng công trình cũng như tính mạng, tài sản của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đây là lần đầu lực lượng công an khám phá thành công loại tội phạm tham ô ở những công trình ngầm, vì thủ đoạn phạm tội tinh vi, bất chấp hậu quả.

    Ngày 15-3, Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Bộ Công an) quyết định khởi tố và bắt tạm giam Đào Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD); Nguyễn Hữu Tiến, cán bộ Phòng Tổ chức thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và Lê Anh Tuấn, nhân viên Công ty dịch vụ nhà ở. Cả ba bị can đều bị bắt tạm giam về tội tham ô tài sản. Ngày 25-9-2003, HUD ký hợp đồng chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật công trình công cộng lô đất 1.892 m2 tại khu công cộng 3, Khu đô thị Mỹ Đình II, huyện Từ Liêm, Hà Nội cho Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 9. Hợp đồng được ký kết chính thức là ba triệu đồng/m2, với giá bán cả lô đất là hơn 5,6 tỷ đồng. Ngoài số tiền trên, HUD không thu thêm bất kỳ một khoản tiền nào khác theo đúng Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Nhưng lợi dụng chức vụ của mình (thời điểm đó, Đào Tiến Dũng là kế toán trưởng), nên Đào Tiến Dũng đã tự ý thỏa thuận với Công ty Thăng Long giá đất mà công ty này phải trả là 7 triệu đồng/m2 và thu của công ty này 13,2 tỷ đồng. Số tiền chênh lệch 7,56 tỷ đồng còn lại, Dũng và đồng bọn đã chia nhau cùng chiếm đoạt. Hành vi tham ô tài sản của các đối tượng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu một tổng công ty lớn, gây bức xúc trong nhân dân.

    Qua hai vụ vẫn còn mang đậm tính thời sự nói trên, chúng tôi đề nghị:

    Về phía lực lượng công an, mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ , cần chủ động tham mưu tốt cho Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành các văn bản pháp quy, góp phần bịt kín các kẽ hở mà tội phạm đang tìm cách lợi dụng để tham nhũng. Quán triệt nghiêm túc các văn bản pháp quy về xây dựng cơ bản, chủ động nắm chắc tình hình về đầu tư xây dựng các công trình, dự án lớn ở từng bộ, ngành, địa phương được phân cấp quản lý, để chủ động kiến nghị, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực này, hạn chế thấp nhất vi phạm nghiêm trọng phải khởi tố, điều tra. Tránh tâm lý chủ quan, bỏ sót những "địa bàn nhỏ", vì thực tế cho thấy, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh..., thì chỉ một Ban quản lý dự án cấp quận, huyện cũng đã quản lý số tiền ngân sách đầu tư cả nghìn tỷ đồng trong một năm.

    Quá trình đấu tranh chống tội phạm cần chú ý phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế, chính sách và hệ thống các văn bản pháp quy liên quan, tham mưu kịp thời cho ngành chủ quản, chính quyền, cấp ủy địa phương, lãnh đạo Bộ Công an kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng sửa đổi bổ sung, kịp thời khắc phục, ngăn chặn tình trạng các đối tượng lợi dụng để tham ô, tiêu cực, tham nhũng. Chủ động tổng kết kinh nghiệm đấu tranh với các vụ án lớn về đầu tư, xây dựng cơ bản để phát hiện những phương thức thủ đoạn mới có biện pháp, đối sách đấu tranh hiệu quả. Chủ động và thường xuyên làm tốt công tác vận động quần chúng trong việc phát hiện và tố giác tội phạm.

    Về phía các cơ quan quản lý dự án và các đơn vị trực tiếp thi công, bên cạnh các biện pháp quản lý theo quy định, quy trình, thì vấn đề quản lý cán bộ, quản lý con người phải là khâu được đặc biệt quan tâm, chú trọng thường xuyên. Cũng chính vì buông lỏng quản lý cán bộ mà Nguyễn Hữu Tiến, mặc dù đang là cán bộ Phòng Tổ chức thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, vẫn thành lập Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản ASEAN và làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty này. Việc "chân ngoài dài hơn chân trong" đã biến Nguyễn Hữu Tiến thành một "cò" đất tổ chức móc nối với các "đối tác" để trục lợi, kiếm lời bất chính. Việc Đào Tiến Dũng lúc đó đang là kế toán trưởng vẫn chỉ đạo thành lập Công ty cổ phần An Bình Tây và cho con trai là Đào Minh Huấn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị với vốn góp hàng tỷ đồng, để lợi dụng chức vụ, chỉ qua một thương vụ đã kiếm tiền tỷ.

    Trong vụ tham ô tài sản tại nhà A2 Kim Giang, mặc dù biết vai trò của các kỹ sư tư vấn giám sát là rất lớn, có trách nhiệm quản lý chất lượng thi công, tiến độ thi công, quản lý giá thành thông qua việc xác nhận khối lượng bằng việc phát hành chứng chỉ thanh toán khối lượng thi công, có vị trí đặc biệt quan trọng quyết định đến chất lượng công trình, kỹ sư tư vấn giám sát hoàn toàn có thể thay mặt chủ đầu tư để điều chỉnh nhà thầu tại các công trường xây dựng, thế nhưng Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Hà Nội lại giao cho bà Thảo làm tư vấn trưởng mặc dù bà Thảo không phải là cán bộ của Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Hà Nội.

    Bà Thảo lại thuê Nguyễn Mạnh Thắng là nhân viên hợp đồng Viện kỹ thuật xây dựng Hà Nội (đồng thời là em chồng của mình) làm tư vấn giám sát công trình nhà A2, và chính Nguyễn Mạnh Thắng đã đóng vai trò tích cực nếu không nói là không thể thiếu trong vụ tham ô nghiêm trọng nói trên. Đây cũng là bài học đắt giá cho các đơn vị này bởi công tác quản lý, sử dụng cán bộ hết sức tùy tiện.

    Về phần cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng là một bài toán mà chúng ta phải tập trung trí tuệ của nhiều cấp, nhiều ngành để sớm có lời giải. Chính cơ chế quản lý đất đai lỏng lẻo đã tạo ra những kẽ hở để các đối tượng trục lợi. Trong vụ tham ô tại công trình A2 Kim Giang nói trên, lại càng thấy rõ nhiều điểm bất cập trong công tác tư vấn giám sát xây dựng. Mối quan hệ giữa cơ quan giám sát, thi công, chủ đầu tư... phải khách quan, độc lập với nhau, tránh tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi".

    Về hình thức chế tài, các đơn vị giám sát, thi công phải mua bảo hiểm công trình, bởi thực tế năng lực của một đơn vị tư vấn không thể gánh nổi việc đền bù nếu có sự cố xảy ra đối với các công trình lớn. Mặt khác, chi phí tư vấn giám sát cần nâng lên (hiện nay cao nhất chỉ khoảng 1,1% chi phí đầu tư công trình). Do chi phí thấp, nhiều kỹ sư tư vấn giám sát phải "ôm" nhiều công trình cùng lúc, khó tập trung năng lực cho một công trình. Chi phí thấp cũng dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực, móc nối với thi công, cắt xén vật tư.

    Đại tá NGUYỄN TIẾN LỰC
    (Bộ Công an)

    (Theo Báo Nhân Dân:http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?to...&article=27874)

  • #2
    Ðề: Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...68&ChannelID=3
    Báo Tuổi Trẻ, Thứ Bảy, 19/3/2005
    Thứ Bảy, 19/03/2005, 17:15 (GMT+7)

    Báo cáo tham nhũng 2005, tổ chức minh bạch quốc tế nêu đích danh:

    Nạn tham ô trong xây dựng

    TTCN - “Khi kích thước của phong bao đáng giá hơn mọi thứ, thì hậu quả chính là các công trình xây dựng kém phẩm chất cùng hạ tầng cơ sở tồi tàn. Tham ô phung phí tiền của làm khánh tận các quốc gia và gây mất mát cả sinh mạng con người”.

    Chủ tịch Tổ chức Minh bạch thế giới (Transparency International - TI), ông Peter Eigen, đã phát biểu như thế khi giới thiệu bản báo cáo tham nhũng 2005 hằng năm của tổ chức này.
    Bản báo cáo giải thích: “Kích thước của ngành xây dựng cùng ảnh hưởng của ngành này nơi sự phát triển dẫn đến kết luận rằng: khi tham nhũng trong các dự án qui mô lớn càng nghiêm trọng thì sự phát triển quốc gia sẽ càng bị chặn bước. Do lẽ đó mà báo cáo tham nhũng 2005 tập trung vào lĩnh vực xây dựng”.

    Báo cáo ước tính mức độ tác hại của tham nhũng trong xây dựng: “Khó đánh giá chính xác bao nhiêu tiền của đã bị phí phạm, chỉ có thể ước lượng những mất mát do tham ô trong các chính phủ tối thiểu vào khoảng 400 tỉ USD/năm. Tổn thất trong xây dựng không chỉ chừng đó, mà còn phải tính thêm cả những chi phí phải bỏ ra để duy trì các công trình được xây dựng cẩu thả, để “chữa cháy” các hậu quả về mặt môi sinh cùng những điều kiện sống tồi tệ của cư dân trong các chung cư bị rút ruột song vẫn cứ được nghiệm thu cho dù chất lượng không đạt tiêu chuẩn an toàn”.

    Nói cách khác, theo TI, một bản án dành cho những kẻ tham nhũng trong xây dựng không thể chỉ là “ăn cắp tài sản XHCN” là bao nhiêu, mà còn là những thiệt hại mà người dân - nạn nhân của những vụ tham ô đó phải chịu đựng do không được sống đúng chất lượng trong chung cư đó, di chuyển đúng an toàn trên con lộ, cây cầu đó... và có khi mất mạng vì những công trình “rút ruột” đó.

    Theo TI, các tác hại của tham ô trong xây dựng là đặc biệt nghiêm trọng khi đất nước đó còn nghèo, do lẽ ở các nước này ngân sách ít ỏi lại phải tập trung cho các dự án cơ sở hạ tầng. TI nhấn mạnh: “Các thủ tục ký hợp đồng mang tính tham ô để lại cho đất nước đó một cơ sở hạ tầng dưới tiêu chuẩn và những mối nợ ngập đầu. Vấn đề không chỉ là số tiền bị mất trong khi đấu thầu hay xây dựng mà do lẽ động cơ thúc giục thiên hạ thích “vẽ” dự án là vì “có ăn” hơn là vì nhu cầu đích thực cần đáp ứng”.

    Rõ ràng TI đã “bắt mạch” được các “qui luật hoạt động” vì “động cơ thúc giục” của tham nhũng ở các nước, giúp giải mã các hiện tượng đang nhan nhản diễn ra. Tỉ như hiện tượng xây vỉa hè. Ở một nước thuộc hàng nghèo hạng gần cuối sổ trên thế giới và chỉ số tham nhũng thuộc hàng áp chót, từ cả năm qua đang sôi sục đòi thông qua một dự án lát đá granite vỉa hè, kinh phí gần 2 triệu USD cho hơn kilômet vỉa hè, gọi là để phục vụ khách du lịch đi bộ cho “êm chân”?!

    Việc một tổ chức như TI tập trung báo cáo thường niên vào vấn đề tham nhũng trong xây dựng không thể được xem như là chuyện đùa, mà phải được xem như là những cảnh báo khi mà tới đây chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ là đương kim thứ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Paul Wolfowitz. Không thể đơn giản suy nghĩ: trước kia McNamara đã từng thôi chức bộ trưởng quốc phòng Mỹ quay qua làm chủ tịch WB, nay một thứ trưởng quốc phòng Mỹ có qua làm chủ tịch WB cũng chẳng có gì lạ! Vấn đề ở chỗ đang nợ WB khá nhiều, mà ai cũng rõ rằng Hoa Kỳ chính là cổ đông lớn nhất, nên nhất cử nhất động của WB hầu như do cổ đông lớn nhất này “lèo lái”.

    Càng đáng kể khi đích thân ông Bush hôm thứ tư 16-3-2005 đã định nghĩa công việc tới đây của Paul Wolfowitz như sau: “Paul Wolfowitz sẽ dẫn dắt WB hoạt động một cách hiệu quả và một cách đáng kính trong một thời điểm then chốt của lịch sử, cả đối với WB lẫn các nước đang phát triển mà WB đang hỗ trợ. Paul Wolfowitz đã dành cả sự nghiệp của mình cho chính nghĩa tự do. Paul Wolfowitz tin tưởng sâu sắc rằng tháo gỡ gánh nghèo cho người khác sẽ là then chốt để đạt mục tiêu. Với kinh nghiệm đáng kể trong chính phủ, kể cả trong vai trò đại sứ, với tri thức của một nhà khoa bảng, Paul hiểu rất sâu các vấn đề liên quan đến phát triển, cải cách kinh tế và chính trị”. Những nhấn mạnh của ông Bush - “chính nghĩa tự do” , “mục tiêu (tự do), cải cách kinh tế và chính trị” - đầy ý nghĩa, nhất là khi ông Bush đích thân đề cử đích danh ông Paul Wolfowitz vào chức vụ này.

    Chủ tịch WB tương lai (đến 99,99% chắc chắn) Paul Wolfowitz trong ngày 16-3-2005 đã lên tiếng ngay: “Cách đây 20 năm, tôi đã trực tiếp và mật thiết cộng tác với dân chúng Philippines trong quá trình chuyển tiếp dân chủ ngoạn mục của họ. Sau đó, tôi trải qua ba năm tại Indonesia. Tôi đã là người đầu tiên chứng kiến những gì mà WB đã làm tại đây và cũng là người đầu tiên nhìn thấy những thiệt hại mà tham nhũng cộng với sự yếu đuối của các định chế quốc tế đã có thể gây ra khiến công cuộc phát triển kinh tế và giảm nghèo bị thất bại”.

    Qua các phát biểu trên có thể dự đoán những thay đổi tới đây trong chính sách và hành động cụ thể của WB đối với các nước vay nợ sẽ không chỉ trong lĩnh vực tài trợ, cho vay/ không cho vay/ đòi nợ/ khoan nợ..., mà còn mang dáng dấp chính trị. Nếu nhìn lại trong quá khứ, sẽ thấy WB hầu như tập trung cho vay vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (trong khi IMF cho vay trong lĩnh vực cải cách tài chính). Một sự hợp tác với WB trong giai đoạn sắp tới sẽ chỉ đồng đẳng và không đem lại những “tác dụng không mong đợi” (như cúp tài trợ, gây sức ép tài chính, chính trị...) nếu như các nước con nợ biết tự mình “lành mạnh hóa” bộ máy sử dụng đồng tiền vay nợ đó. Còn nếu các con nợ không làm được điều đó, thì sẽ chẳng có nợ để mà vay rồi “đem đổ xuống sông”, sẽ lâm vào cảnh túng thiếu, vỡ nợ, nếu như xuất khẩu không bù được chi và trả nợ cả vốn lẫn lãi.

    Có thuốc chữa không? Cùng với bản báo cáo, TI có đính kèm một cẩm nang 12 điều cần làm để trong sạch hóa việc đấu thầu và xây dựng. Tóm tắt chút ít như sau: đấu thầu phải cạnh tranh và công khai, phải có các cơ chế phòng ngừa tham ô, kể cả bằng đồng lương “ra trò” và giám sát các viên chức liên quan.

    Vấn đề tóm gọn trong hai chữ: vượt ngã. Ở tự vượt được những thói hư tật xấu hay không?

    DANH ĐỨC
    Copyright (C) 2004 Tuoi Tre Online
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...68&ChannelID=3

    Ghi chú

    Working...
    X