QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế móng cọc trên nền đá theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-05

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiết kế móng cọc trên nền đá theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-05

    Chào cả nhà,

    Tôi có vấn đề này nhờ cả nhà cho ý kiến giúp:

    Hiện nay tôi đang tính toán thẩm tra móng cọc khoan nhồi một công trình cầu theo tiêu chuẩn 22TCN272-05.
    Móng khoan trong nền đá "Đá bột kết phong hóa mạnh, xám, xám trắng, có mạch canxit, bị vỡ vụn trong quá trình khoan, TCR = 0-20%,
    RQD=0%. Tuy nhiên trong báo cáo địa chất có mẫu thí nghiệm bão hòa R = 150 kG/cm2. Giá trị SPT > 50.

    Tư vấn thiết kế thì tính như đá tốt, tức là tính khả năng chịu lực của cọc dựa trên qu = 150 kG/cm2.

    Tuy nhiên khi tôi tính thẩm tra thì vì RQD = 0% (Theo AASHTO 96 và AASHTO 98 thì coi như là đất) nên coi như đất để tính, nếu tính qua SPT = 50 thì cọc không đủ khả năng chịu lực.

    Các bác cho ý kiến tính theo phương pháp nào thì đúng.
    Nếu tính như đất thì SPT nhập là bao nhiêu vì ở đây báo cáo địa chất ghi SPT > 50, một số ý kiến thì cho rằng nhập SPT = 75 cho trường hợp này nhưng tôi chưa thấy tài liệu nào đề cập đến vấn đề này.

    Mong nhận được ý kiến đóng góp của các bác.

  • #2
    Ðề: Thiết kế móng cọc trên nền đá theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-05

    Giá trị Rbh=150 Kg/cm2 khá cao cho loại đá này bạn ạ. Nếu có chỉ là cục bộ mà thôi.
    Bạn có thể đưa cái hình trụ và mặt cắt địa chất lên được không, nếu có hình ảnh mẫu đá thì tốt. Có các thông tin này hi vọng sẽ tham vấn 1 vài ý cho bạn. Cái này mình tính sức chịu tải cọc gặp khá nhiều tại vùng Quảng Trị - Nghệ An.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thiết kế móng cọc trên nền đá theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-05

      Nguyên văn bởi cauduong2010 View Post
      Chào cả nhà,

      Tôi có vấn đề này nhờ cả nhà cho ý kiến giúp:

      Hiện nay tôi đang tính toán thẩm tra móng cọc khoan nhồi một công trình cầu theo tiêu chuẩn 22TCN272-05.
      Móng khoan trong nền đá "Đá bột kết phong hóa mạnh, xám, xám trắng, có mạch canxit, bị vỡ vụn trong quá trình khoan, TCR = 0-20%,
      RQD=0%. Tuy nhiên trong báo cáo địa chất có mẫu thí nghiệm bão hòa R = 150 kG/cm2. Giá trị SPT > 50.

      Tư vấn thiết kế thì tính như đá tốt, tức là tính khả năng chịu lực của cọc dựa trên qu = 150 kG/cm2.

      Tuy nhiên khi tôi tính thẩm tra thì vì RQD = 0% (Theo AASHTO 96 và AASHTO 98 thì coi như là đất) nên coi như đất để tính, nếu tính qua SPT = 50 thì cọc không đủ khả năng chịu lực.

      Các bác cho ý kiến tính theo phương pháp nào thì đúng.
      Nếu tính như đất thì SPT nhập là bao nhiêu vì ở đây báo cáo địa chất ghi SPT > 50, một số ý kiến thì cho rằng nhập SPT = 75 cho trường hợp này nhưng tôi chưa thấy tài liệu nào đề cập đến vấn đề này.

      Mong nhận được ý kiến đóng góp của các bác.
      Chào bác!
      Trước tiên tôi xin nói về nguồn gốc của đá bột kết: Đá bột kết được thành tạo trong quá trình phong hóa của đá vôi. Tùy từng mức độ phong hóa mà sản phẩm được tạo thành có cường độ cao hay thấp. Nếu phong hóa mạnh thì chưa thành đất được nhưng mức độ nứt nẻ rất lớn( Như bạn mô tả RQD=0% đấy. Khi phong hóa hoàn toàn thì sản phẩm thành tạo là đất như bạn nói đấy. RQD là chỉ số phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật khoan lấy mẫu (Kinh nghiệm của CN kỹ thuật vận hành máy khoan) nên bạn không cần trú trọng vào cái này nhiều. Bạn nên dùng chỉ số này để kiểm tra chéo thôi.
      Mong các bác binh luận thêm!

      Ghi chú

      Working...
      X