QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

    Theo chỗ tôi được biết thì giá trị D như bạn Toyoura đã nêu được gọi là độ chặt tương đối thì phải. Còn độ chặt K (hệ số đầm nén) đạt được sau quá trình đầm nén đất lại là khái niệm khác. Chỗ này có đôi chút hiểu nhầm của tôi về bài post của Bạn PhanTuHuong, thành thật xin lỗi các anh chị (thực chất tôi là dân cầu đường nên nói đến độ chặt lại hiểu ngay là K chứ không phải là D).
    Kính cáo!
    http://cauduongbkdn.com

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

      Nguyên văn bởi XUAN THUY
      Nói chung về thí nghiệm đất thì "không thể nói phương pháp thí nghiệm nào chính xác hơn phương pháp nào" tất cả các phương pháp đều có cơ hội như nhau (hic, nếu không như thế thì người ta đã có thể bỏ hẳn đi các phương pháp không tốt rồi. Cái này cũng như hàng hóa, ví dụ xe hơi chẳng hạn, cái xe Hàn nó không tốt lắm nhưng vẫn dùng làm taxi tốt mà, xe Đức nó tốt nhưng nó đắt, xe Nhật nó là trung dung...,).
      Tùy vào yêu cầu thiết kế, các chỉ tiêu cần sử dụng, mà kỹ sư kết cấu ra yêu cầu đặt hàng cho kỹ sư địa kỹ thuật thực hiện thí nghiệm.
      Đơn cử như thí nghiệm bàn nén, nếu dùng cho thiết kế mặt đường thì OK, nhưng dùng cho thiết kế móng nông thì ko được, thí nghiệm trên đất tốt thì OK, nhưng đất yếu thì không dùng được vv và vv.
      Vì thế nếu không căn cứ vào một công trình cụ thể thì không thể phán rằng thí nghiệm nào tốt hơn thí nghiệm nào được.
      Chỗ này xin phép được bàn luận với bạn XuanThuy thêm chút xíu (nếu không bị chê: thằng cha này nói dai... ).

      Rõ ràng mỗi phương pháp thí nghiệm đất đều có những ưu nhược điểm riêng, phạm vi sử dụng riêng...nhưng có lẽ cũng có phương pháp này có độ tin cậy cao hơn phương pháp kia chứ nhỉ. VD: thí nghiệm độ ẩm của đất chẳng hạn.

      Tôi cũng được biết hiện nay toàn bộ dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất đều sử dụng ASTM D1194 để xác định sức chịu tải của nền đất dưới móng nông đấy ạ.
      http://cauduongbkdn.com

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

        Nguyên văn bởi XuanThuy

        1) với cùng một chỉ tiêu: vd: độ ẩm của đất: thì có nhiều "phương pháp thí nghiệm" (test method) khác nhau để xác định cùng một chỉ tiêu đó là "độ ẩm của đất". tùy yêu cầu xác định để làm gì (xây dựng hay trồng trọt hay gì đó vv. Nếu về xây dựng, đó là đất bùn hay cát vv..., thì người ta mới chọn phương pháp thích hợp. ví dụ đất nhiều mùn mà chọn phương pháp sấy thì... toi, đúng không?).
        Thực là tôi cũng chưa biết cách nào khác ngoài việc dùng tủ sấy để thí nghiệm độ ẩm của đất chứa nhiều mùn hữu cơ (tuy nhiên dùng nhiệt độ sấy thấp hơn các loại đất thông thường và thời gian sấy dài hơn), xin Bạn chỉ giáo giùm.

        Cám ơn Bạn.
        Last edited by nbc; 30-08-2006, 12:42 AM.
        http://cauduongbkdn.com

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

          có ai cắt nhanh bùn hữu cơ có độ chính xác cao đuọc ko vậy,xin chỉ giáo? Bùn sấy dưới 90 độ C thời gian lâu là đúng rồi Bác nbc ơi,có cách khác nữa,mà thiết bị mắc wá sau mua nỗi.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

            Hì hì...anh Leocay bí hiểm quá! Chia xẻ cho anh em "kho" của Anh tí đi.
            http://cauduongbkdn.com

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

              Bạn XuanThuy cho hỏi có phải phương pháp này không ạ?




              Phương pháp này mình còn lờ mờ lắm, xin được chỉ giáo thêm.
              Last edited by nbc; 31-08-2006, 09:40 PM.
              http://cauduongbkdn.com

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                mấy người Nhật hay dùng thiết bị đó để kiểm tra,nhưng độ chính xác ko bằng tủ sấy,hihi Bác nbc vào website của công ty Gilson xem thiết bị thử coi có trong đó ko

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                  2 các bác,

                  trong khi anh em mình bàn tán về cái phương pháp xác định độ ẩm trên thì ngoài hiện trường, theo tôi biết, anh em đi thi công họ làm ầm ầm từ lâu rồi. Thực ra đây là một phương pháp xác định nhanh tại hiện trường và đúng là thiếu chính xác như bác leocay nói. Nguyên tắc là dùng loại hóa chất có khả năng hút ẩm cực mạnh (hình như là đất đèn), cho vào bình kín cùng với đất cần thí nghiệm + vài viên bi sắt -tất nhiên là cũng cân kẹo như thường, rồi lắc....càng khoẻ càng tốt. Mục đích là để cái thằng hóa chất đó hút tối đa nước trong đất. Sau đó cân lượng đất đã khô... rồi tính tương tự sấy. Phương pháp này tương đối thuận tiện khi thi công, tất nhiên là tương đối có thể quyết định được là độ ẩm, độ chặt đã đạt chưa. Nếu cứ đem về nhà mà sấy thì lại mất cả ngày, có khi mấy bác ở nhà bảo chưa thí nghiệm xong vì mất điện cũng nên. Còn nếu đốt ngay hiện trường thì cũng rứa, mà làm thí nghiệm ngoài hiện trường nóng lắm các bác ạ, trời nắng nên TN càng nhanh càng tốt. Xong sớm, nghỉ uống nước sớm, để thời gian mà.... giao lưu với bên thi công. Tôi đã thử giữa TN này và TN sấy trong phòng với đất cát, thấy nó cũng chênh nhau ít thôi (1-3%). Tất nhiên độ ẩm xác định bằng pp sấy sẽ cao hơn. Đem kết quả TN lắc cộng thêm số dư đó vào, nếu thấy độ chặt đạt thì cứ cho anh em thi công đầm tiếp, khoẻ re.
                  Bác nào làm với đất sét rồi thì cho ý kiến kinh nghiệm với nhé.
                  Em mới vào, nói hơi nhiều, do văn em thiếu súc tích. Các bác thông cảm.
                  Gravitation is not responsible for people falling in love

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                    Thế thì mấy cái đồng hồ trên dụng cụ để mình đọc cái gì bạn wasabi nhỉ?
                    http://cauduongbkdn.com

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                      em xin trả lời câu hỏi bác nbc

                      Em có nhầm chút và chưa trình bày rõ thí nghiệm. Các bác thông cảm.
                      Thực ra cái đồng hồ đó là để đọc giá trị phần trăm nước theo khối lượng đất ướt, cái số đọc này phải đem quy đổi thì mới tính được độ ẩm. Có biểu đồ quy đổi đấy bác ạ, có thể xem tiêu chuẩn ASSHTO T217. (giá trị chênh lệch mà em nói giữa thí nghiệm sấy trong phòng và TN "lắc" chính là tương đương với giá trị hiệu chỉnh từ phần trăm nước theo khối lượng đất ướt với độ ẩm thí nghiệm theo phương pháp sấy. Giá trị đọc càng cao thì, giá trị hiệu chỉnh càng lớn. 1% đến 3% theo kinh nghiệm của em làm thì chỉ đúng tương đối cho đất cát thôi, chứ máy móc dùng cái đó cho đất loại sét thì toi đấy bác ạ.
                      Nguyên lý thí nghiệm cũng không phải hóa chất (CaC2) hút ẩm mà là nó tác dụng rất mãnh liệt với nước (CaC2 + 2 H2O → C2H2 + Ca(OH)2 ).
                      Qua đây mới thấy, kinh nghiệm chẳng có ý nghĩa gì nhiều các bác nhẩy.
                      Gravitation is not responsible for people falling in love

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                        Cám ơn Bạn wasabi rất nhiều!
                        Mình cũng mới tìm thấy Tiêu chuẩn thí nghiệm của phương pháp này theo ASTM D4944.
                        http://cauduongbkdn.com

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                          Quả đúng như Bạn wasabiXuanThuy đã nêu: loại thiết bị này chỉ phù hợp với vật liệu rời, số đọc trên đồng hồ chỉ thị độ ẩm của vật liệu tính theo % khối lượng vật liệu ẩm (một số thiết bị bây giờ có luôn số đọc ẩm của vật liệu tính theo % khối lượng vật liệu khô).
                          Xin cám ơn các Bạn.
                          http://cauduongbkdn.com

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                            Hôm nay mới vào chuyên mục này hỏi các bác một chút
                            Phương pháp xuyên côn (một điểm, hay nhiều điểm) để xác định giới hạn chảy theo BS1377:1990 đã được sử dụng ở phòng thí nghiệm nào ở Việt Nam chưa nhỉ.Có bác nào biết xin chỉ giáo.
                            Còn phương pháp chuỳ xuyên cuả Việt Nam cũng như phương pháp cuả Casagrande kết quả chênh lệch như thế nào?

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                              Nguyên văn bởi nguyenthinu168
                              Hôm nay mới vào chuyên mục này hỏi các bác một chút
                              Phương pháp xuyên côn (một điểm, hay nhiều điểm) để xác định giới hạn chảy theo BS1377:1990 đã được sử dụng ở phòng thí nghiệm nào ở Việt Nam chưa nhỉ.Có bác nào biết xin chỉ giáo.
                              Còn phương pháp chuỳ xuyên cuả Việt Nam cũng như phương pháp cuả Casagrande kết quả chênh lệch như thế nào?
                              Chắc là có tn xuyên côn theo BS ở Vn rồi đấy.

                              Còn về chênh lệnh giữa pp chùy xuyên Vaxiliep và pp Casagrande thì có đề cập trong TCVN5747:1993 rồi. TC cho phép sử dụng công thức:
                              WL(casagrande) = 1/a*(WL (vaxiliep) + b)
                              trong đó:
                              a, b là hệ số phụ thuộc loại đất (chắc là theo kinh nghiệm của mấy bác TN trong phòng nhà ta)
                              với WL>20% thì a = 0,73 và b = 6,47% (thông thường đất đều như thế này).

                              Tiêu chuẩn đã cho như vậy thì ta có thể sử dụng. Theo quan điểm của tôi thì chỉ tham khảo công thức trên thôi. đã phân loại đất theo tiêu chuẩn nào thì dùng thiết bị và phương pháp thí nghiệm theo tiêu chuẩn đó. Chỉ có TCVN là "kết hợp" linh hoạt, kể ra cũng "hay ho" ra phết.
                              Gravitation is not responsible for people falling in love

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                                Nguyên văn bởi wasabi
                                Chắc là có tn xuyên côn theo BS ở Vn rồi đấy.

                                Còn về chênh lệnh giữa pp chùy xuyên Vaxiliep và pp Casagrande thì có đề cập trong TCVN5747:1993 rồi.....
                                Tiêu chuẩn đã cho như vậy thì ta có thể sử dụng. Theo quan điểm của tôi thì chỉ tham khảo công thức trên thôi. đã phân loại đất theo tiêu chuẩn nào thì dùng thiết bị và phương pháp thí nghiệm theo tiêu chuẩn đó. Chỉ có TCVN là "kết hợp" linh hoạt, kể ra cũng "hay ho" ra phết.
                                Thank you.
                                Nhưng mình muốn biết cụ thể ptn nào có dụng đó.
                                Còn tương quan theo TCVN5747:1993 thì không thể sử dụng.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X