QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

    Khi tính lún cho móng nông thì hiện nay rất lạm dụng việc sử dụng mô đun tổng biển dạng mà rất ít khi sử dụng các kết quả thí nghiệm nén lún ở trong phòng mà mô đun tổng biển dạng (mô đun biến dạng) E chỉ là một chỉ tiêu gián tiếp tính toán từ hệ số nén lún và một số chỉ tiêu khác, mặt khác lại đưa ra những hệ số kinh nghiệm. Thú thực mình cũng không biết những hệ số đó là kinh nghiệm từ đâu và từ bao giờ ra nữa. Bởi vì cũng chưa đọc được chính xác tài liệu gốc và cũng chưa hỏi cụ thể được. Ví dụ như mk trong tính E0.
    Mình cũng rất mong muốn kết quả thí nghiệm của báo cáo khảo sát địa chất được các bác thiết kế sử dụng tối đa vì rất tiếc những kết quả làm ra nhưng không được sử dụng.
    Việc sử dụng E0 cho việc tính lún chỉ nên áp dụng cho đất rời (các loại đất cát, cuôi, sạn..). Còn đối với đất dính thì phải tính theo hệ số nén lún và nó phải được xác định trên đường cong hệ số rỗng-xichma, không thể chỉ lấy mỗi một giá trị a1-2 để tính toán được. a phải được lấy trong khoảng từ ứng xuất bản thân đến ứng suất phụ thêm do công trình gây ra tại điểm đang xét dưới nền đất.
    Đây là một vài ý kiến của mình về E, có gì mong các bác chỉ giáo.

    Ghi chú


    • #47
      Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

      Nguyên văn bởi nguyenthinu168
      Khi tính lún cho móng nông thì hiện nay rất lạm dụng việc sử dụng mô đun tổng biển dạng mà rất ít khi sử dụng các kết quả thí nghiệm nén lún ở trong phòng mà mô đun tổng biển dạng (mô đun biến dạng) E chỉ là một chỉ tiêu gián tiếp tính toán từ hệ số nén lún và một số chỉ tiêu khác, mặt khác lại đưa ra những hệ số kinh nghiệm. Thú thực mình cũng không biết những hệ số đó là kinh nghiệm từ đâu và từ bao giờ ra nữa. Bởi vì cũng chưa đọc được chính xác tài liệu gốc và cũng chưa hỏi cụ thể được. Ví dụ như mk trong tính E0.
      Mình cũng rất mong muốn kết quả thí nghiệm của báo cáo khảo sát địa chất được các bác thiết kế sử dụng tối đa vì rất tiếc những kết quả làm ra nhưng không được sử dụng.
      Việc sử dụng E0 cho việc tính lún chỉ nên áp dụng cho đất rời (các loại đất cát, cuôi, sạn..). Còn đối với đất dính thì phải tính theo hệ số nén lún và nó phải được xác định trên đường cong hệ số rỗng-xichma, không thể chỉ lấy mỗi một giá trị a1-2 để tính toán được. a phải được lấy trong khoảng từ ứng xuất bản thân đến ứng suất phụ thêm do công trình gây ra tại điểm đang xét dưới nền đất.
      Đây là một vài ý kiến của mình về E, có gì mong các bác chỉ giáo.
      Trong công trình XDDD khi tính lún các KS chỉ quan tâm tới E. Thí nghiệm thông thường là cắt nhanh (UU) và nén nhanh 1 trục không nở hông.. Khi đó thí nghiệm xuất ra kết quả E theo khoảng cấp tải yêu cầu (E của PTN chưa hiệu chỉnh). sau đó xét với móng nông, móng cọc là trường hợp nén một trục có nở hông 2 phương; móng băng là nén 1 trục nở hông 1 phương; móng bè là nén 1 trục không nở hông. Vơi E(PTN) trong từng trường hợp cụ thể ta qui đổi về E tương ưng. Tuy nhiên công thức quy đổi thế nào tôi không biết. Thường thì các bác thiết kế dùng E trong báo cáo thuyết minh khảo sát cho tất cả các trường hơp móng nói trên.
      Trường hợp đất rời không lấy mẩu được, E xác định từ số SPT. Đây có phải là E tương ứng với thí nghiệm nén nhanh 1 trục có nở hông.
      Kiến thức hạn chế, mong các bac giúp đở thêm.
      Last edited by betameo; 02-07-2007, 03:18 PM.

      Ghi chú


      • #48
        Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

        Nguyên văn bởi betameo
        Trong công trình XDDD khi tính lún các KS chỉ quan tâm tới E
        - tính lún tầm bậy cho dzui có kết quả thuyết minh thì tính theo E
        - Tính lún đúng thì căn cứ vào lộ trình ứng suất trong thí nghiệm nén 3 trục

        Ghi chú


        • #49
          Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

          Nguyên văn bởi anhosg
          - tính lún tầm bậy cho dzui có kết quả thuyết minh thì tính theo E
          - Tính lún đúng thì căn cứ vào lộ trình ứng suất trong thí nghiệm nén 3 trục
          Bác nói như vậy, tức là anh em thiết kế và thẩm tra không có trách nhiệm à!!!

          Ghi chú


          • #50
            Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

            Nguyên văn bởi betameo
            Bác nói như vậy, tức là anh em thiết kế và thẩm tra không có trách nhiệm à!!!
            ai cũng biết là phương pháp tính, tiêu chuẩn tính toán địa kỹ thuật của mình hiện lạc hậu khá xa so với các nước, chẳng vậy mà các nhà làm qui phạm luôn chừa đường lùi cho mình là cho phép áp dụng các tiêu chuẩn khác. Hiện tại các nước phát triển, kể cả chưa phát triển ờ lân cận, người ta đã và đang áp dụng rộng rãi lý thuyết trạng thái tới hạn trong tính toán công trình đất trong lúc,.... nghe nói rằng trường ĐHBK TP. HCM là tiên phong trong việc giảng dạy phương pháp này cũng chỉ mới đạt được 20% nội dung (mà hình như chỉ cho bậc SDH thôi)

            Ghi chú


            • #51
              Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

              Nguyên văn bởi anhosg
              ai cũng biết là phương pháp tính, tiêu chuẩn tính toán địa kỹ thuật của mình hiện lạc hậu khá xa so với các nước, chẳng vậy mà các nhà làm qui phạm luôn chừa đường lùi cho mình là cho phép áp dụng các tiêu chuẩn khác. Hiện tại các nước phát triển, kể cả chưa phát triển ờ lân cận, người ta đã và đang áp dụng rộng rãi lý thuyết trạng thái tới hạn trong tính toán công trình đất trong lúc,.... nghe nói rằng trường ĐHBK TP. HCM là tiên phong trong việc giảng dạy phương pháp này cũng chỉ mới đạt được 20% nội dung (mà hình như chỉ cho bậc SDH thôi)
              Các bac ơi, với các kỷ sư thực hành thì chỉ áp dụng công thức thôi củng mệt rồi. Ở diển đàn , không biết ,không nắm vửng mới hỏi. Lâu nay các kỹ sư củng áp dụng các TCXD củ đó thôi ( vì TCXD bảo vệ cho kỹ sư thiết kế, khảo sát nếu họ áp dụng đúng ). Ai có điều kiện, mới phát triển nâng cao kiến thức mới, nhưng đâu phải mọi người đều được như vậy. Do đó khi chưa có điều kiện nâng cao thì làm tốt những cái gì đang có. Vì vậy tha thiết bác giải thiết cho các nội dung củ mà bác hiểu, khi có điều kiện sẽ theo bac để nâng cao kiến thức "lý thuyết trạng thái tới hạn trong tính toán công trình đất ". Mong bac giúp đỡ. Thanks.

              Ghi chú


              • #52
                Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                [QUOTE=betameo]Trong công trình XDDD khi tính lún các KS chỉ quan tâm tới E. Thí nghiệm thông thường là cắt nhanh (UU) và nén nhanh 1 trục không nở hông.. Khi đó thí nghiệm xuất ra kết quả E theo khoảng cấp tải yêu cầu (E của PTN chưa hiệu chỉnh). sau đó xét với móng nông, móng cọc là trường hợp nén một trục có nở hông 2 phương; móng băng là nén 1 trục nở hông 1 phương; móng bè là nén 1 trục không nở hông. Vơi E(PTN) trong từng trường hợp cụ thể ta qui đổi về E tương ưng. Tuy nhiên công thức quy đổi thế nào tôi không biết. Thường thì các bác thiết kế dùng E trong báo cáo thuyết minh khảo sát cho tất cả các trường hơp móng nói trên.
                Trường hợp đất rời không lấy mẩu được, E xác định từ số SPT. Đây có phải là E tương ứng với thí nghiệm nén nhanh 1 trục có nở hông.
                Kiến thức hạn chế, mong các bac giúp đở thêm
                .[/[/I]QUOTE]

                Bác nói phải chuẩn một chút chứ. Cắt nhanh không thoát nước làm sao cho được E. Tại sao có thể phân biệt móng nông và móng cọc nén 1 trục nở hông 1 phương được và những thứ khá cũng vậy. Tính chất nén lún của đất thể hiện sự biến dạng của đất dưới tác dụng của tải trọng ngoài theo phương thẳng đứng. Còn đất tất nhiên là biến dạng theo nhiều phương rồi. Còn hệ số hiệu chỉnh đưa vào thì xét đến biến dạng nở hông của đất. KHông thể phân biệt như vậy được.

                Ghi chú


                • #53
                  Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                  Nguyên văn bởi anhosg
                  ai cũng biết là phương pháp tính, tiêu chuẩn tính toán địa kỹ thuật của mình hiện lạc hậu khá xa so với các nước, chẳng vậy mà các nhà làm qui phạm luôn chừa đường lùi cho mình là cho phép áp dụng các tiêu chuẩn khác. Hiện tại các nước phát triển, kể cả chưa phát triển ờ lân cận, người ta đã và đang áp dụng rộng rãi lý thuyết trạng thái tới hạn trong tính toán công trình đất trong lúc,.... nghe nói rằng trường ĐHBK TP. HCM là tiên phong trong việc giảng dạy phương pháp này cũng chỉ mới đạt được 20% nội dung (mà hình như chỉ cho bậc SDH thôi)
                  Theo tôi được biết thì hiện nay trường nào cũng dạy sinh viên đều đề cập đến tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn, có điều khi ra trường khi chúng ta tính toán có sử dụng hay không. Việc đưa các thông số chuẩn của đất nền ở trạng thái giới hạn nào đều đề cập cả.
                  Phải chăng ta phớt lờ đi

                  Ghi chú

                  Working...
                  X