Theo http://www.xaydung.org/
Theo kế hoạch, ngày 29/1 tới đây sẽ khởi công dự án đại lộ Đông - Tây, trong đó có hầm Thủ Thiêm - đường hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á. Giáo sư - tiến sĩ khoa học Lê Quả, nguyên Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và cải thiện môi trường nước TP.HCM (người tham gia từ ngày đầu lập dự án cho đến nay) đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về việc xây dựng đường hầm này.
* Xin giáo sư cho biết hầm Thủ Thiêm sẽ được thi công như thế nào?
- Hầm Thủ Thiêm dài 1.490m, bao gồm 371m hầm dìm. Nói hầm dìm là nói đến phương pháp thi công. Trước tiên, phải xây dựng bể đúc hầm rộng khoảng 6 ha trên khu đất rộng khoảng 10 ha ở phía Q.2. Bể đúc tương tự như một âu thuyền, đảm bảo có thể chế tạo cùng lúc 4 đốt hầm, mỗi đốt có dạng hộp đôi rộng 33,3m, cao 9m, dài khoảng 90m, trọng lượng mỗi đốt nặng đến 36.000 tấn. Cùng lúc với đúc hầm là đào dưới đáy sông Sài Gòn, sâu đến 13 - 14m và xây sẵn móng chuẩn bị cho việc đặt các đốt hầm xuống. Sau khi đúc xong, các đốt hầm tạm thời được bít kín lại, rồi cho nước vào bể đúc để các đốt hầm nổi lên. Sau đó, dùng xà lan kéo các đốt hầm này ra sông và đánh chìm đúng vào vị trí móng đã được ấn định, rồi dùng kỹ thuật để nối ghép các đốt hầm này lại thành một đường hầm nằm sâu dưới đáy sông. Ngoài hầm dìm, ở 2 bên bờ là những đoạn hầm kín và hở với phương pháp thi công ít phức tạp hơn. Vỏ hầm có kết cấu bê tông cốt thép, dày 1,2m, đảm bảo chịu lực, chống thấm tốt và được kiểm tra kỹ khi còn ở trên bể đúc.
Đây là một phương pháp thi công nhanh và hiệu quả, được nhiều nước trên thế giới áp dụng (đặc biệt là ở Nhật Bản, đất nước có nhiều đảo) và họ đã làm rất thành công. Ở Úc, Hồng Kông cũng đã làm hầm dìm; còn ở Đông Nam Á thì hầm Thủ Thiêm là hầm dìm đầu tiên. Obayashi (Nhật Bản) là một tập đoàn lớn có kinh nghiệm về thi công hầm dìm. Họ đã vượt qua nhiều nhà thầu khác về kỹ thuật cũng như giá bỏ thầu và đã trúng thầu xây dựng công trình này.
* Độ dốc của hầm có cho phép xe 2 bánh và xe thô sơ lưu thông?
- Độ dốc của hầm là 4%, đảm bảo cho xe gắn máy lưu thông dễ dàng khi qua đường hầm. Thiết kế độ dốc này không cho phép người đi bộ, xe đạp và các phương tiện thô sơ khác lưu thông. Tốc độ tối đa của phương tiện lưu thông qua hầm theo thiết kế là 60 km/giờ.
Vị trí 2 cửa hầm
Theo ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM, cửa hầm phía Q.1 ở vị trí gần cầu Khánh Hội; phía Q.2 nằm trên địa bàn P.Thủ Thiêm. Gói thầu xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn và đường mới Thủ Thiêm trị giá hơn 2.200 tỉ đồng, do nhà thầu Nhật Bản Obayashi Corporation thi công trong 36 tháng. Gói thầu xây dựng đường phía tây và mở rộng đường ven kênh dài hơn 13 km (từ Quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh đến cửa hầm Thủ Thiêm, đường Bến Chương Dương, Q.1), trị giá gần 1.500 tỉ đồng, nhà thầu Nhật là Liên doanh Obayashi Corporation và PS Mitsubishi thi công trong 33 tháng. Như vậy, đến cuối năm 2007, TP.HCM sẽ có thêm một tuyến đường mới dài gần 22 km đi xuyên qua khu trung tâm theo hướng Đông - Tây. Toàn bộ dự án có tổng vốn đầu tư là 9.864 tỉ đồng.
* Đường hầm sẽ được vận hành như thế nào để tránh ùn tắc giao thông, cũng như bảo đảm an toàn cho người và phương tiện lưu thông ?
- Trong hầm sẽ lắp đặt hệ thống thiết bị rất hoàn thiện, phục vụ cho vận hành, gồm: hệ thống cấp nước, chiếu sáng; hệ thống chống cháy; hệ thống thông gió; hệ thống đo đạc độ ô nhiễm không khí; hệ thống đếm xe... Ngoài ra còn có hệ thống loa phóng thanh, báo động khi xảy ra sự cố. Tất cả các thiết bị này đều tự động truyền thông tin về trung tâm điều khiển và tự động xử lý các tình huống xảy ra. Ví dụ, khi nồng độ khí ô nhiễm trong hầm tăng lên thì trung tâm điều khiển sẽ tự động tăng thêm công suất quạt thông gió; hay trường hợp mật độ xe lưu thông trong hầm quá đông thì trung tâm điều khiển sẽ cho ngăn bớt lượng xe xuống hầm... Hai bên hầm còn có khoang thoát hiểm rộng 2m, sử dụng cho mọi người chạy bộ khi xảy ra sự cố.
* Một gói thầu quan trọng khác của dự án là đường phía tây và đường ven kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, có chiều dài hơn 13,3 km, từ Quốc lộ 1A đến cửa hầm Thủ Thiêm (đường Bến Chương Dương, Q.1). Trên tuyến còn có 14 nút giao thông, có 7 chiếc cầu vượt đường bộ, vượt kênh và 8 chiếc cầu bộ hành. Ban quản lý dự án có tính đến phương án đảm bảo lưu thông khi thi công tuyến đường này ?
- Tất cả các cây cầu vượt qua đại lộ Đông - Tây đều phải đạt tĩnh không từ 4,5m trở lên. Như vậy, cầu Chữ Y sẽ được nâng cao lên; một số cây cầu thấp khác như Calmette, Chà Và... sẽ phải xây dựng lại. Việc thi công sau này đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến giao thông qua lại 2 bên bờ kênh. Trong quá trình lập dự án, chúng tôi cũng đã tính đến các phương án thi công và điều tiết giao thông sao cho không làm ảnh hưởng lớn đến giao thông trên khu vực.
* Công tác đền bù, giải tỏa của dự án đã thực hiện tới đâu, thưa ông ?
- Diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án rất lớn, đến 201,63 ha, ảnh hưởng đến 6.754 hộ dân và 368 cơ quan, đơn vị thuộc 8 quận, huyện là 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và Bình Chánh. Đến nay, công tác di dời đã đạt được khoảng 97%. Còn lại 3% là các trường hợp đang thương thảo hoặc khiếu kiện chờ giải quyết. Ngoài ra, còn có khoảng 900 hộ đã nhận tiền đền bù rồi nhưng chưa di dời vì còn chờ tái định cư. Các trường hợpå này, đến khi thi công sẽ bàn giao mặt bằng.
Theo kế hoạch, ngày 29/1 tới đây sẽ khởi công dự án đại lộ Đông - Tây, trong đó có hầm Thủ Thiêm - đường hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á. Giáo sư - tiến sĩ khoa học Lê Quả, nguyên Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và cải thiện môi trường nước TP.HCM (người tham gia từ ngày đầu lập dự án cho đến nay) đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về việc xây dựng đường hầm này.
* Xin giáo sư cho biết hầm Thủ Thiêm sẽ được thi công như thế nào?
- Hầm Thủ Thiêm dài 1.490m, bao gồm 371m hầm dìm. Nói hầm dìm là nói đến phương pháp thi công. Trước tiên, phải xây dựng bể đúc hầm rộng khoảng 6 ha trên khu đất rộng khoảng 10 ha ở phía Q.2. Bể đúc tương tự như một âu thuyền, đảm bảo có thể chế tạo cùng lúc 4 đốt hầm, mỗi đốt có dạng hộp đôi rộng 33,3m, cao 9m, dài khoảng 90m, trọng lượng mỗi đốt nặng đến 36.000 tấn. Cùng lúc với đúc hầm là đào dưới đáy sông Sài Gòn, sâu đến 13 - 14m và xây sẵn móng chuẩn bị cho việc đặt các đốt hầm xuống. Sau khi đúc xong, các đốt hầm tạm thời được bít kín lại, rồi cho nước vào bể đúc để các đốt hầm nổi lên. Sau đó, dùng xà lan kéo các đốt hầm này ra sông và đánh chìm đúng vào vị trí móng đã được ấn định, rồi dùng kỹ thuật để nối ghép các đốt hầm này lại thành một đường hầm nằm sâu dưới đáy sông. Ngoài hầm dìm, ở 2 bên bờ là những đoạn hầm kín và hở với phương pháp thi công ít phức tạp hơn. Vỏ hầm có kết cấu bê tông cốt thép, dày 1,2m, đảm bảo chịu lực, chống thấm tốt và được kiểm tra kỹ khi còn ở trên bể đúc.
Đây là một phương pháp thi công nhanh và hiệu quả, được nhiều nước trên thế giới áp dụng (đặc biệt là ở Nhật Bản, đất nước có nhiều đảo) và họ đã làm rất thành công. Ở Úc, Hồng Kông cũng đã làm hầm dìm; còn ở Đông Nam Á thì hầm Thủ Thiêm là hầm dìm đầu tiên. Obayashi (Nhật Bản) là một tập đoàn lớn có kinh nghiệm về thi công hầm dìm. Họ đã vượt qua nhiều nhà thầu khác về kỹ thuật cũng như giá bỏ thầu và đã trúng thầu xây dựng công trình này.
* Độ dốc của hầm có cho phép xe 2 bánh và xe thô sơ lưu thông?
- Độ dốc của hầm là 4%, đảm bảo cho xe gắn máy lưu thông dễ dàng khi qua đường hầm. Thiết kế độ dốc này không cho phép người đi bộ, xe đạp và các phương tiện thô sơ khác lưu thông. Tốc độ tối đa của phương tiện lưu thông qua hầm theo thiết kế là 60 km/giờ.
Vị trí 2 cửa hầm
Theo ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM, cửa hầm phía Q.1 ở vị trí gần cầu Khánh Hội; phía Q.2 nằm trên địa bàn P.Thủ Thiêm. Gói thầu xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn và đường mới Thủ Thiêm trị giá hơn 2.200 tỉ đồng, do nhà thầu Nhật Bản Obayashi Corporation thi công trong 36 tháng. Gói thầu xây dựng đường phía tây và mở rộng đường ven kênh dài hơn 13 km (từ Quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh đến cửa hầm Thủ Thiêm, đường Bến Chương Dương, Q.1), trị giá gần 1.500 tỉ đồng, nhà thầu Nhật là Liên doanh Obayashi Corporation và PS Mitsubishi thi công trong 33 tháng. Như vậy, đến cuối năm 2007, TP.HCM sẽ có thêm một tuyến đường mới dài gần 22 km đi xuyên qua khu trung tâm theo hướng Đông - Tây. Toàn bộ dự án có tổng vốn đầu tư là 9.864 tỉ đồng.
* Đường hầm sẽ được vận hành như thế nào để tránh ùn tắc giao thông, cũng như bảo đảm an toàn cho người và phương tiện lưu thông ?
- Trong hầm sẽ lắp đặt hệ thống thiết bị rất hoàn thiện, phục vụ cho vận hành, gồm: hệ thống cấp nước, chiếu sáng; hệ thống chống cháy; hệ thống thông gió; hệ thống đo đạc độ ô nhiễm không khí; hệ thống đếm xe... Ngoài ra còn có hệ thống loa phóng thanh, báo động khi xảy ra sự cố. Tất cả các thiết bị này đều tự động truyền thông tin về trung tâm điều khiển và tự động xử lý các tình huống xảy ra. Ví dụ, khi nồng độ khí ô nhiễm trong hầm tăng lên thì trung tâm điều khiển sẽ tự động tăng thêm công suất quạt thông gió; hay trường hợp mật độ xe lưu thông trong hầm quá đông thì trung tâm điều khiển sẽ cho ngăn bớt lượng xe xuống hầm... Hai bên hầm còn có khoang thoát hiểm rộng 2m, sử dụng cho mọi người chạy bộ khi xảy ra sự cố.
* Một gói thầu quan trọng khác của dự án là đường phía tây và đường ven kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, có chiều dài hơn 13,3 km, từ Quốc lộ 1A đến cửa hầm Thủ Thiêm (đường Bến Chương Dương, Q.1). Trên tuyến còn có 14 nút giao thông, có 7 chiếc cầu vượt đường bộ, vượt kênh và 8 chiếc cầu bộ hành. Ban quản lý dự án có tính đến phương án đảm bảo lưu thông khi thi công tuyến đường này ?
- Tất cả các cây cầu vượt qua đại lộ Đông - Tây đều phải đạt tĩnh không từ 4,5m trở lên. Như vậy, cầu Chữ Y sẽ được nâng cao lên; một số cây cầu thấp khác như Calmette, Chà Và... sẽ phải xây dựng lại. Việc thi công sau này đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến giao thông qua lại 2 bên bờ kênh. Trong quá trình lập dự án, chúng tôi cũng đã tính đến các phương án thi công và điều tiết giao thông sao cho không làm ảnh hưởng lớn đến giao thông trên khu vực.
* Công tác đền bù, giải tỏa của dự án đã thực hiện tới đâu, thưa ông ?
- Diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án rất lớn, đến 201,63 ha, ảnh hưởng đến 6.754 hộ dân và 368 cơ quan, đơn vị thuộc 8 quận, huyện là 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và Bình Chánh. Đến nay, công tác di dời đã đạt được khoảng 97%. Còn lại 3% là các trường hợp đang thương thảo hoặc khiếu kiện chờ giải quyết. Ngoài ra, còn có khoảng 900 hộ đã nhận tiền đền bù rồi nhưng chưa di dời vì còn chờ tái định cư. Các trường hợpå này, đến khi thi công sẽ bàn giao mặt bằng.
Ghi chú