QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xây dựng Hầm thủ Thiêm

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xây dựng Hầm thủ Thiêm

    Theo http://www.xaydung.org/

    Theo kế hoạch, ngày 29/1 tới đây sẽ khởi công dự án đại lộ Đông - Tây, trong đó có hầm Thủ Thiêm - đường hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á. Giáo sư - tiến sĩ khoa học Lê Quả, nguyên Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và cải thiện môi trường nước TP.HCM (người tham gia từ ngày đầu lập dự án cho đến nay) đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về việc xây dựng đường hầm này.



    * Xin giáo sư cho biết hầm Thủ Thiêm sẽ được thi công như thế nào?

    - Hầm Thủ Thiêm dài 1.490m, bao gồm 371m hầm dìm. Nói hầm dìm là nói đến phương pháp thi công. Trước tiên, phải xây dựng bể đúc hầm rộng khoảng 6 ha trên khu đất rộng khoảng 10 ha ở phía Q.2. Bể đúc tương tự như một âu thuyền, đảm bảo có thể chế tạo cùng lúc 4 đốt hầm, mỗi đốt có dạng hộp đôi rộng 33,3m, cao 9m, dài khoảng 90m, trọng lượng mỗi đốt nặng đến 36.000 tấn. Cùng lúc với đúc hầm là đào dưới đáy sông Sài Gòn, sâu đến 13 - 14m và xây sẵn móng chuẩn bị cho việc đặt các đốt hầm xuống. Sau khi đúc xong, các đốt hầm tạm thời được bít kín lại, rồi cho nước vào bể đúc để các đốt hầm nổi lên. Sau đó, dùng xà lan kéo các đốt hầm này ra sông và đánh chìm đúng vào vị trí móng đã được ấn định, rồi dùng kỹ thuật để nối ghép các đốt hầm này lại thành một đường hầm nằm sâu dưới đáy sông. Ngoài hầm dìm, ở 2 bên bờ là những đoạn hầm kín và hở với phương pháp thi công ít phức tạp hơn. Vỏ hầm có kết cấu bê tông cốt thép, dày 1,2m, đảm bảo chịu lực, chống thấm tốt và được kiểm tra kỹ khi còn ở trên bể đúc.

    Đây là một phương pháp thi công nhanh và hiệu quả, được nhiều nước trên thế giới áp dụng (đặc biệt là ở Nhật Bản, đất nước có nhiều đảo) và họ đã làm rất thành công. Ở Úc, Hồng Kông cũng đã làm hầm dìm; còn ở Đông Nam Á thì hầm Thủ Thiêm là hầm dìm đầu tiên. Obayashi (Nhật Bản) là một tập đoàn lớn có kinh nghiệm về thi công hầm dìm. Họ đã vượt qua nhiều nhà thầu khác về kỹ thuật cũng như giá bỏ thầu và đã trúng thầu xây dựng công trình này.

    * Độ dốc của hầm có cho phép xe 2 bánh và xe thô sơ lưu thông?

    - Độ dốc của hầm là 4%, đảm bảo cho xe gắn máy lưu thông dễ dàng khi qua đường hầm. Thiết kế độ dốc này không cho phép người đi bộ, xe đạp và các phương tiện thô sơ khác lưu thông. Tốc độ tối đa của phương tiện lưu thông qua hầm theo thiết kế là 60 km/giờ.

    Vị trí 2 cửa hầm

    Theo ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM, cửa hầm phía Q.1 ở vị trí gần cầu Khánh Hội; phía Q.2 nằm trên địa bàn P.Thủ Thiêm. Gói thầu xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn và đường mới Thủ Thiêm trị giá hơn 2.200 tỉ đồng, do nhà thầu Nhật Bản Obayashi Corporation thi công trong 36 tháng. Gói thầu xây dựng đường phía tây và mở rộng đường ven kênh dài hơn 13 km (từ Quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh đến cửa hầm Thủ Thiêm, đường Bến Chương Dương, Q.1), trị giá gần 1.500 tỉ đồng, nhà thầu Nhật là Liên doanh Obayashi Corporation và PS Mitsubishi thi công trong 33 tháng. Như vậy, đến cuối năm 2007, TP.HCM sẽ có thêm một tuyến đường mới dài gần 22 km đi xuyên qua khu trung tâm theo hướng Đông - Tây. Toàn bộ dự án có tổng vốn đầu tư là 9.864 tỉ đồng.

    * Đường hầm sẽ được vận hành như thế nào để tránh ùn tắc giao thông, cũng như bảo đảm an toàn cho người và phương tiện lưu thông ?

    - Trong hầm sẽ lắp đặt hệ thống thiết bị rất hoàn thiện, phục vụ cho vận hành, gồm: hệ thống cấp nước, chiếu sáng; hệ thống chống cháy; hệ thống thông gió; hệ thống đo đạc độ ô nhiễm không khí; hệ thống đếm xe... Ngoài ra còn có hệ thống loa phóng thanh, báo động khi xảy ra sự cố. Tất cả các thiết bị này đều tự động truyền thông tin về trung tâm điều khiển và tự động xử lý các tình huống xảy ra. Ví dụ, khi nồng độ khí ô nhiễm trong hầm tăng lên thì trung tâm điều khiển sẽ tự động tăng thêm công suất quạt thông gió; hay trường hợp mật độ xe lưu thông trong hầm quá đông thì trung tâm điều khiển sẽ cho ngăn bớt lượng xe xuống hầm... Hai bên hầm còn có khoang thoát hiểm rộng 2m, sử dụng cho mọi người chạy bộ khi xảy ra sự cố.

    * Một gói thầu quan trọng khác của dự án là đường phía tây và đường ven kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, có chiều dài hơn 13,3 km, từ Quốc lộ 1A đến cửa hầm Thủ Thiêm (đường Bến Chương Dương, Q.1). Trên tuyến còn có 14 nút giao thông, có 7 chiếc cầu vượt đường bộ, vượt kênh và 8 chiếc cầu bộ hành. Ban quản lý dự án có tính đến phương án đảm bảo lưu thông khi thi công tuyến đường này ?

    - Tất cả các cây cầu vượt qua đại lộ Đông - Tây đều phải đạt tĩnh không từ 4,5m trở lên. Như vậy, cầu Chữ Y sẽ được nâng cao lên; một số cây cầu thấp khác như Calmette, Chà Và... sẽ phải xây dựng lại. Việc thi công sau này đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến giao thông qua lại 2 bên bờ kênh. Trong quá trình lập dự án, chúng tôi cũng đã tính đến các phương án thi công và điều tiết giao thông sao cho không làm ảnh hưởng lớn đến giao thông trên khu vực.

    * Công tác đền bù, giải tỏa của dự án đã thực hiện tới đâu, thưa ông ?

    - Diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án rất lớn, đến 201,63 ha, ảnh hưởng đến 6.754 hộ dân và 368 cơ quan, đơn vị thuộc 8 quận, huyện là 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và Bình Chánh. Đến nay, công tác di dời đã đạt được khoảng 97%. Còn lại 3% là các trường hợp đang thương thảo hoặc khiếu kiện chờ giải quyết. Ngoài ra, còn có khoảng 900 hộ đã nhận tiền đền bù rồi nhưng chưa di dời vì còn chờ tái định cư. Các trường hợpå này, đến khi thi công sẽ bàn giao mặt bằng.
    Last edited by ks.thanhtan; 03-06-2010, 12:44 AM. Lý do: Đặt chủ đề đáng chú ý
    Tất cả chúng ta đều thất bại.
    Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

  • #2
    Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

    Theo em cái khó khăn nhất trong việc xây dựng cái hầm này là việc đào hầm ở hai bên bờ sông, nơi mà đất bị phong hoá rất mạnh. Còn việc làm cái hầm dìm (Nhiều nơi gọi là hầm đập) thì nói chung là không khó khăn gì lắm, 90% công việc đều thực hiện trên mặt đất, chỉ khó khăn trong việc hạ thuỷ mấy cái đốt hầm thôi. Em có xem qua mấy cái video về việc thi công mấy cái tương tự như thế này của Nhật, thấy thiết bị của mấy bác bên đấy hoành tráng lắm.
    Tất cả chúng ta đều thất bại.
    Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

      Theo tôi cai nhất là móng của mấy đoặn hầm. Xử lý không tốt thì nói lún có mà tiêu.
      CH42 - HBP Project management

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

        Không sợ lún đâu bạn, chỉ sợ cái hầm bị nổi lên theo định luật Acsimet, bên trong nó rỗng không à.
        Tất cả chúng ta đều thất bại.
        Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

          Ở Việt-nam mưa lũ nhiều, lỡ ngập hầm thì sao ?
          Nếu cường độ nước lũ quá lớn, lưu lượng của các máy bơm không đủ chắc là hư hầm luôn .
          Các bạn có biết cách xử lý này tại Việt-nam hay không ?

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

            Cái này thì bị ảnh hưởng gì bởi lũ hả bác? Lũ chỉ ảnh hưởng đến mấy cái hạ thuỷ thôi, thực tình em đang là sinh viên nên cái phương pháp thi công này em chỉ được xem qua Video thôi. Em thấy họ thi công mà bên trong hoàn toàn khô ráo, cái đoạn hầm hạ xuống sau khi được thông, bước vào đấy là đã có điện đóm sáng trưng rồi, hiện đại lắm bác ạ.
            Tất cả chúng ta đều thất bại.
            Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

              Nguyên văn bởi hama
              Cái này thì bị ảnh hưởng gì bởi lũ hả bác? Lũ chỉ ảnh hưởng đến mấy cái hạ thuỷ thôi, thực tình em đang là sinh viên nên cái phương pháp thi công này em chỉ được xem qua Video thôi. Em thấy họ thi công mà bên trong hoàn toàn khô ráo, cái đoạn hầm hạ xuống sau khi được thông, bước vào đấy là đã có điện đóm sáng trưng rồi, hiện đại lắm bác ạ.
              Ðường hầm dưới biển Manche (từ Pháp sang Anh) có được trang bị một hệ thống bơm rất to lớn dùng để bơm nước ra ngoài, nếu nước lũ vào ngập hầm thì người dùng hầm sẽ bị chết ngộp mất, hệ thống điện, hệ thống an-toàn, hệ-thống phòng cháy... sẽ bị hư hết ! Do đó, tại hầm Thủ-thiêm, với cường độ mưa ở TPHCM, cũng nên dự trù một số bơm đặt ở điểm thấp nhất của hầm, và ở hai đầu phải tạo những mương để dẫn toàn bộ nước tràn chảy ra sông.
              Nếu hầm dài quá (nhiều km), ta còn phải dự trù hệ thống quạt cho thông gió, đẩy khí CO, CO2 do xe cộ thải ra, hệ thống này sẽ tự khởi động khi trạm đo CO, CO2, Ozône trong không khí đạt những trị số nguy hiê"m.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

                Bác Thu nói chỉ có đúng, Ở phía hai cửa hầm, thường phải quy hoạch để sao cho cốt cửa hầm phải cao hơn mức lũ cao nhất trong lịch sử là bao nhiêu mét đấy để giảm thiểu tối đa nguy cơ. Còn mấy cái thiết bị như bác Thu nói như chống cháy, điện, hệ thống an toàn, an ninh đã được lắp sắn hình như được lắp sẵn vào các đốt hầm rồi, khi hợp giao giữa 2 đốt là các thứ đã được nối với nhau luôn, sẵn sàng sử dụng.
                Còn về mặt thông gió, không đến vài km đâu, mà chỉ cần vài ba trăm m là bắt buộc phải dùng quạt rồi, việc thông gió tự nhiên sẽ không đảm bảo, phải giả sử có anh nào chết máy giữa dòng chứ.
                Chắc ý bác Thu nói là phải có quạt dự phòng chứ gì
                Last edited by hama; 07-04-2005, 04:07 AM.
                Tất cả chúng ta đều thất bại.
                Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

                  Tui không rành cái kỹ thuật hiện đại của nước ngoài này lắm, nhưng theo thiển ý của tui thì phải sau khi dìm nối hầm xử lý kỹ thuật cho phần xây dựng đảm bảo không thấm và kết cấu bề vững rồi người ta mới tính đến chuyện làm đường nhựa, lắp đặt hệ thống kỹ thuật chứ ai đời lại lắp trước rồi mới đưa xuống như các bác nói.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

                    Tất nhiên là phải xây dựng tất tật tất cả các cơ sở hạ tầng trước, ý em muốn nói rằng các hệ thống đã được lắp sẵn trong một modul hầm, khi tiến hành lắp đặt xong thì mọi thứ đã xong xuôi gần như hoàn chỉnh, điện đóm sáng trưng rồi. . Nghĩa là cứ lắp đến đâu là OK xong luôn modul đó.
                    Tất cả chúng ta đều thất bại.
                    Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

                      Theo tui thì không thể làm như chú hama nói được, phải làm phần thô trước, nghĩa là từng đốt dầm bằng bê tông cốt thép (thô) phải được lắp đặt đúng vị trí ở dưới đáy sông sau đó xử lý mối nối giữa các đốt hầm, xử lý các vấn đề kết cấu xong, thông hầm kỹ thuật rồi mới tiến hành thi công làm mặt bằng nhựa, lắp đặt điện, nước, phòng cháy, thông gió, loa đài, camera, máy phát hiện khủng bố trược chứ.
                      Nếu làm như chú nói sau khi đưa xuống đốt hầm nó bị lệch so với đốt khác chỉ cần vài mưa centimet thôi, thì làm sao mà chú kích lên để sửa được, không lẽ chú phải cho đập phá hết các thứ chú cho làm sẵn bên trong để làm lại hả.
                      Quan trọng là cái chỗ nắp bít đốt dầm, chú phải chú đập nó ra (để đốt dầm nó chìm xuống) nước đầy vào bên trong modul của chú, thế thì điện đóm sắt quénh của chú bị nước mặn nó xơi hế hả.
                      Còn về thông gió ư, nó phải có cả một đường hầm riêng, hoặc chí ít thì 1/4 phần trên của hầm phải giành cho hệ thống thông gió chứ đơn giản là đặt quạt cách cả trăm mét đâu, cứ 3m là phải có 1 cái rồi mới đủ, nhưng không phải là các quạt mà là một cát miệng hút, các miệng hút sẽ cho ra miệng xả ở hai đầu hầm.

                      Đúng là chú chưa nghiên cứu về thi công một tí nào cả.

                      Chúc chú vui vẻ và có nhiều thời gian dành cho công nghệ kỹ thuật và công nghệ thi công. Nói chung công nghệ của nghành ta thừa hưởng từ các nghành khác là chủ yếu, ta chỉ giỏi cái phần "lắp nó vào vị trí của nó" thôi, tức chủ yếu là công nghệ thi công.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

                        Cong nghe ham chim (immersed tunnels) duoc ap dung nhieu o Nhat, Halan, Mi, Hong Kong...day la cong trinh ngan nhat neu so sanh voi Bored Tunnel hay Bridge, thuong duoc xay gan khu trung tam khong co dieu kien lam duong dan cho Bridge va Bored Tunnel (nhu o Tokyo, Amsterdam ,New York, Washington, ). Khong biet cai Thu Thiem duoc xay dung tren dia hinh the nao? (Minh khong o sai gon). O Ha noi hy vong se xay qua song Hong de giam tai cau Long bien? (Dat o ha noi cung dat da man). Moi nguoi xem vai hinh anh ve qua trinh thi cong.
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

                          Sorry bác XUAN THUY nhe. Thực tế em cũng chỉ xem việc thi công cái này qua video (cái này do Nhật cung cấp), chứ tận mắt thì em không rõ cho lắm, vì nó hiện đang thi công ở HCM, mà em ở HN nên khó có điều kiện tham quan trực tiếp nên không rành lắm. Nhưng theo em hiểu thì nó có các quy trình như sau:
                          - Làm các modul hầm trên mặt đất, tính toán làm sao cho tỉ trọng trung bình của nó sấp sỉ bằng 1
                          - Đưa Cái modul hầm đó ra sông bằng xà lan, do tỉ trọng sấp sỉ bằng 1 do vậy ta chỉ cần xếp mấy bao cát là nó chìm luôn.
                          - Sau khi tiến hành hạ chìm, có một hệ thống thuỷ lực được đặt trong modul hầm đã được hạ trươc đó rồi kéo cái modul hầm đó vào, và lắp ráp.
                          - Tiến hành các biện pháp sử lý chỗ nối bao gồm công tác hàn phía bên ngoài, gia cố.... rất nhiều thứ.
                          - Sau khi gia cố xong xuôi hoàn chỉnh -> tiến hành tháo tấm chắn giữa hai modul ra -> OK.
                          Em đồng ý với bác Xuan Thuy rằng việc làm mặt bằng nhựa, lắp đặt điện, nước, phòng cháy, thông gió, loa đài, camera, máy phát hiện khủng bố được lằm sau, tuy nhiên em xem trong video (công nghệ xây hầm Nhật bản): sau khi tiến hành tháo nắp bít đốt hầm thì đã thấy điện từ từ được bật sáng lên rồi? Bác Xuan Thuy giải thích hộ em vấn đề này?
                          Còn về cái lãnh vực thông gió, em cũng không hiểu biết gì lắm cho cam. cũng không hiểu trong cái hầm dìm thì hệ thống thông gió nó được bố trí ở đâu. Nhưng trong các công trình ngầm xuyên núi, tuỳ thuộc vào chiều dài đường hầm người ta có thể bố trí các kiểu thông gió khác nhau.Theo em biết nếu chiều dài đường ngầm ngắn vài chục đến trăm m thì có thể để thông gió tự nhiên được, không vấn đề gì. Nếu dài hơn nữa có thể bố trí các quạt nhỏ bình thường. Còn dành riêng một đường để thông gió thì chỉ áp dụng với các công trình dài vài trăm m đến vài km. Đối với kiểu thông gío này thì thường có hai đường dẫn khí sạch và bẩn riêng biệt nhau.
                          Trong xây dựng hầm Hải Vân, người ta đã phải cho đào một lò gió nghiêng thẳng lên đỉnh núi (rất khó khăn) và xây một trạm cung cấp gió ở đấy.
                          Em đồng ý với quan điểm của bác Xuan Thuy rằng ngành ta thừa hưởng từ các ngành khác nhưng không phải là chủ yếu. Việc XDCTN không đơn thuần là mang đến lắp lại. Từ trước đến giờ các bác nhà ta đều khẳng định việc xây dựng các CTN là rất khó khăn và phức tạp, do vậy các biện pháp thi công nó cũng muôn hình muôn vẻ, điều quan trọng là người thiết kế và thi công phải nhạy bén, biết cách ứng sử môi trường xung quanh mình.
                          Tất cả chúng ta đều thất bại.
                          Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

                            Nguyên văn bởi tunnelvn
                            Cong nghe ham chim (immersed tunnels) duoc ap dung nhieu o Nhat, Halan, Mi, Hong Kong...day la cong trinh ngan nhat neu so sanh voi Bored Tunnel hay Bridge, thuong duoc xay gan khu trung tam khong co dieu kien lam duong dan cho Bridge va Bored Tunnel (nhu o Tokyo, Amsterdam ,New York, Washington, ). Khong biet cai Thu Thiem duoc xay dung tren dia hinh the nao? (Minh khong o sai gon). O Ha noi hy vong se xay qua song Hong de giam tai cau Long bien? (Dat o ha noi cung dat da man). Moi nguoi xem vai hinh anh ve qua trinh thi cong.
                            Bác tunnelvn có tài liệu gì hay cứ post lên cho bọn em tham khảo, cái vừa rồi của bác hay lắm.
                            Tất cả chúng ta đều thất bại.
                            Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Xây dựng Hầm thủ Thiêm

                              Nguyên văn bởi hama
                              Bác tunnelvn có tài liệu gì hay cứ post lên cho bọn em tham khảo, cái vừa rồi của bác hay lắm.
                              Toi lam nghien cuu ve underground work, khong chuyen sau ve Immersed tunnels, thay Vietnam chuan bi xay len xem qua mot mot vai van de dac biet. Thay dong chi Hama quan tam ve immersed tunnels toi post them mot vai document. Khong biet dong chi Hama co dinh lam tot nghiep va nghien cưu them ve linh vuc nay khong? Cai Video ve thi cong cua Japan cua dong chi co lon khong (bao nhieu Mb) co the gui hay upload duoc khong? Toi cung muon xem mot chut.
                              Attached Files

                              Ghi chú

                              Working...
                              X