QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đào hầm bằng máy TBM

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

    Tôi gửi lên mấy cái hình về máy đào hầm đứng.
    @hama: chắc là không nhầm. Bên xây dựng công trình giao thông, họ gọi cái vòng bê tông đó là cái vòng vỏ hầm, đường hầm ấy là hầm có vỏ bằng các miếng bê tông (hay bê tông cốt thép) đúc sẵn thông thường. Nếu vỏ hầm bằng các miếng "chubin" bê tông cốt thép thì các miếng bê tông đó phải có dạng là các miếng bê tông có từ 2 trở lên các miếng sườn theo phương vòng tròn và theo phương đường kính. (có thể xem dạng ở Sách Thiết kế công trình hầm giao thông của PTS. Nguyễn Thế Phùng - 1998)
    Tất nhiên bác hama chắc cũng không nhầm, chắc chúng ta hiểu nhầm về tên goi. Bác hama học ở trường nào thể
    Attached Files

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

      Nguyên văn bởi USSR
      Tôi gửi lên mấy cái hình về máy đào hầm đứng.
      @hama: chắc là không nhầm. Bên xây dựng công trình giao thông, họ gọi cái vòng bê tông đó là cái vòng vỏ hầm, đường hầm ấy là hầm có vỏ bằng các miếng bê tông (hay bê tông cốt thép) đúc sẵn thông thường. Nếu vỏ hầm bằng các miếng "chubin" bê tông cốt thép thì các miếng bê tông đó phải có dạng là các miếng bê tông có từ 2 trở lên các miếng sườn theo phương vòng tròn và theo phương đường kính. (có thể xem dạng ở Sách Thiết kế công trình hầm giao thông của PTS. Nguyễn Thế Phùng - 1998)
      Tất nhiên bác hama chắc cũng không nhầm, chắc chúng ta hiểu nhầm về tên goi. Bác hama học ở trường nào thể
      Cám ơn USSR, mình mới thấy một cái hình máy TBM đào thẳng đứng như vậy, nhưng làm sao chuyển vật liệu đã đào ra ngoài? Hơn nữa cái máy TBM đào dưới biển Manche (từ Pháp sang Anh), ngoài cái đầu máy khoan, còn tiếp theo những giàn chuyển vật liệu, giàn con đội, đủ loại ống dẫn (khí nén, nước, v.v...) cho nên bề dài tổng cộng nó là 250m. Cái bạn đưa ra là một dự án hay là giàn máy đó đã được xử dụng ?

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

        Nguyên văn bởi USSR
        @hama: chắc là không nhầm. Bên xây dựng công trình giao thông, họ gọi cái vòng bê tông đó là cái vòng vỏ hầm, đường hầm ấy là hầm có vỏ bằng các miếng bê tông (hay bê tông cốt thép) đúc sẵn thông thường. Nếu vỏ hầm bằng các miếng "chubin" bê tông cốt thép thì các miếng bê tông đó phải có dạng là các miếng bê tông có từ 2 trở lên các miếng sườn theo phương vòng tròn và theo phương đường kính. (có thể xem dạng ở Sách Thiết kế công trình hầm giao thông của PTS. Nguyễn Thế Phùng - 1998)
        Tất nhiên bác hama chắc cũng không nhầm, chắc chúng ta hiểu nhầm về tên goi. Bác hama học ở trường nào thể
        Em có đọc quyển Thiết kế công trình hầm giao thông của PTS. Nguyễn Thế Phùng - 1998 rồi, cũng hay, nhưng chủ yếu là của Nga. Ít tài liệu bên Tây quá các bác. Đâu có phân loại Q, RMR, GSI, cái mà hiện nay đang dùng rất phổ biến.
        Em hiện đang học lớp XDCTN-K46 trường ĐH MĐC-HN
        Bác USSR chắc đi làm lâu rồi nhỉ?
        Tất cả chúng ta đều thất bại.
        Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

          Nguyên văn bởi hama
          Em có đọc quyển Thiết kế công trình hầm giao thông của PTS. Nguyễn Thế Phùng - 1998 rồi, cũng hay, nhưng chủ yếu là của Nga. Ít tài liệu bên Tây quá các bác. Đâu có phân loại Q, RMR, GSI, cái mà hiện nay đang dùng rất phổ biến.
          Bác USSR chắc đi làm lâu rồi nhỉ?
          Cũng theo thói quen cả thôi, chứ của Nga cũng có hết đấy. Nhìn chung thì Nga đào tạo cơ bản, có nguồn gốc. Bên Tây (thực ra thì cũng chỉ có một số nước có trường phái của riêng mình) đào tạo đi vào thực tế hơn. Giáo trình của Nga thì cho mình cái cơ bản, khi ra làm việc, gặp các trường hợp khác nhau có thể giải thích được và làm quen nhanh chóng. "Giáo trình" bên Tây tôi thấy hay đi vào việc cụ thể luôn, kiểu mì ăn liền. Điều đó cũng có cái tốt là mình có thể làm được ngay. Trong trường ĐH của mình phần lớn vẫn theo hướng của Nga, ngoài ra các thầy giáo cũng hay cập nhật các thông tin công nghệ và tiêu chuẩn mới của các nước. Nói chung nước mình về lâu dài sẽ có rất nhiều trường phái khoa học. Chúng ta thấy cái nào hay mặt nào thì theo mặt đó thôi. Còn tranh luận nhiều.
          Tôi cũng mới đi làm thôi, chưa cập nhật được nhiều!

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

            Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
            Cám ơn USSR, mình mới thấy một cái hình máy TBM đào thẳng đứng như vậy, nhưng làm sao chuyển vật liệu đã đào ra ngoài? Hơn nữa cái máy TBM đào dưới biển Manche (từ Pháp sang Anh), ngoài cái đầu máy khoan, còn tiếp theo những giàn chuyển vật liệu, giàn con đội, đủ loại ống dẫn (khí nén, nước, v.v...) cho nên bề dài tổng cộng nó là 250m. Cái bạn đưa ra là một dự án hay là giàn máy đó đã được xử dụng ?
            Cái tôi đưa lên đã được sử dụng rồi bác ạ. Hình 1 chỉ là miêu tả quá trình công nghệ của máy. Hình 2 là loại máy đã được sử dụng trong dự án thoát nước phía bắc trung tâm Tokio vào năm 1994.
            Vật liệu đào, vật liệu xây dựng hầm, con người... đều được đưa ra và đưa vào thông qua giếng. Tùy theo điều kiện địa chất, thủy văn... người ta sẽ chọn công nghệ đào và xây dựng vỏ hầm, do đó sẽ có bộ phận đào và những máy phụ trợ đi theo cụ thể.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

              Theo em biết thì lý thuyết của người Nga rất giỏi, ai cũng phải công nhận. Tuy nhiên trong lĩnh vực xây dựng ngầm, người Nga không giỏi cho lắm. Đơn giản là vì điều kiện xây dựng ngầm bên Nga quá ưu đãi, không gặp nhiều vấn đề như các nước láng giềng như Đức và Ba Lan.
              Ngành xây dựng ngầm có từ ngành mỏ mà ra, điều kiện địa chất của Nga rất thuận lợi nên đôi khi những lý thuyết xây dựng trên điều đó khó có thể áp dụng vào ĐKVN.
              Hiện nay:
              Về ngành mỏ có Người Đức với người Ba Lan rất giỏi về vấn đề này.
              Còn về lĩnh vực xây thuỷ điện, phải học hỏi người Nauy
              Về thuốc nổ -> tất nhiên là quên hương ông Nobel, Thuỵ Điển.
              Lý thuyết của Nga rất căn bản, từ đầu, dễ hiểu dễ học, tuy nhiên ở nhiều mặt nó bộc lộ những thiếu sót và khuyết điểm của nó
              Tất cả chúng ta đều thất bại.
              Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: incline shaft TBMs

                Nguyên văn bởi hama
                To Nguyen Van Thu: Bác làm em nhụt chí quá hi hi (em hiện giờ là sinh viên CTN). Còn cái vòng bê tông đó bọn em gọi là Tubing (dân dã gọi là "tua bin", "chubin" thì nó cũng thế). Hình như bác Thu cũng đã thi công công trình dạng này rồi nhỉ?
                Bạn hama,
                Tôi chuyên môn về xây nhà cửa (Dân Dụng) cho nên chỉ học và tìm hiểu về ngành đào hầm giao thông . Cái máy màu vàng bạn đưa lên đã được dùng để đào tunnel de Cointe (gần chỗ tôi ở là Liège, và ở Soumagne cũng Liège) . Cái lợi là mặt cắt ngang không bắt buộc phải tròn nên ta chỉ đào những chỗ nào cần thiết (bên trên hình tròn, dưới đáy là mặt phẳng), và dể đào xuống (dốc nhiều hơn cái TBM) cho nên ta có thể đặt nhiều máy để đào một đường hầm (thí dụ 4 máy) .
                Còn máy TBM rất khó quay đầu (góc quẹo thấp hơn nhiều) và không lùi lại được, cho nên trong đường hầm biển Manche, người Pháp đào từ Pháp, người Anh đào tư Anh, trước khi gặp nhau, thì một đầu máy chùi xuông sâu dưới đất và bị bỏ luôn, còn cái thứ hai tiếp tục đi sang bờ bên kia .
                Tât cả các máy này đều có thể trang bị dàn máy gắn vòm bê-tông tự động .
                Ơ" Âu-châu, chỉ có một đường hầm dưới biển Manche là lớn, dự án này da có từ mấy chục năm nay, không phải kỹ-sư nào cũng có dịp thi công đâu bạn, người làm xong phải đi tìm một đường hầm khác để có viêc làm !
                Nghê này chắc có triển vọng lớn tại Việt-nam, tôi thành thật chúc các bạn thành công, à quên nói, có một chương trình dùng thiết kế đường ham (tính vòm bê-tông) do một Tiến-sĩ Kỹ-sư Pháp tên Từ-bộ-Hiếu, môt người bạn học cùng khóa với tôi, nhưng anh ta vừa từ trần tháng 11 năm 2004.
                Phương pháp này cho phép ta tính nội lực trên vòm dù có nhiều lớp đất khác nhau tác dụng trên vỏ hầm .

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                  Theo em được biết, người nghĩ ra cái máy TBM là Marc Brunel. Ông này quan sát sự làm tổ của mối trong gỗ, từ đó tìm ra cái quy tắc của con mối áp dụng cho TBM bây giờ.
                  Còn cái hầm qua biển Manche tồn tại 3 đường hầm chạy song song với nhau bao gồm 2 đường hầm để xe lửa chạy và một cái là hầm thông gió nho nhỏ chạy ở giữa hai cái kia. Theo như bác Thu nói, thì họ phải phí đến 2 cái TBM (Vì có 4 cái đào từ hai phía lại), vụ này mà sang VN thì chắc bán được khối sắt vụn.
                  Ở VN, hiện nay cũng có một cái TBM đang chạy ở thuỷ điện Đại Ninh(Mới nhập về được gần năm nay), tuy nhiên cái này thiết kế đào trong đá, việc đào trong đất trong trạng thái dưới mực nước ngầm chắc phải bố một loại máy khác (Mixshields). Cái này phụ thuộc vào mấy công ty ở VN có mạnh tay không, vì họ chào hàng mấy cái này khá đắt: 1tr USD cho 1m đường kính đĩa cắt (chưa tính đến một tý gì trang thiết bị đằng sau).
                  Hiện trạng hiện nay ở VN, các CTN chủ yếu là trong lĩnh vực thuỷ điện. Hầm giao thông hiện giờ lớn chỉ có Hải Vân. Còn các đường ngầm đô thị thì chưa có cái nào, nên kinh nghiệm trong cái này bé tí ti. Còn mấy cái hầm dành cho người đi bộ thì trông bé tẻo teo, xây xong để đấy không biết để làm gì , mai sau chắc nên cải tạo lại thành cống thoát nước thì hay hơn
                  Tất cả chúng ta đều thất bại.
                  Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                    Nguyên văn bởi ducxd
                    Bác cho em hỏi nếu đào hầm chổ vùng đất yếu thì bác chống vách như thế nào , hay vừa đào xong 1 đoạn thì cho công nhân chạy vào chống? Em dân xây dựng dân dụng nên không hiểu lắm muốn hỏi mấy bác nêm hầm.
                    Câu hỏi của ducxd khó đấy. Chính từ sức chịu của đất mà người ta mới có thể dùng được máy đào TBM, đất tốt cho việc đào là đá vôi (vì nó mềm), với đất sét compacted.
                    Cứ cho máy đào xong 60cm - 120cm (tùy đất, con số này tôi không nhớ kỹ lắm), là đã gắn vòm (bằng bê-tông tiền chế) để chịu sức ép của đất.
                    Nếu đất quá mềm, không chịu nổi một đốt 30-40cm thì chắc là đành chịu không thể nào dùng máy TBM được.
                    Không biết có bạn nào làm được đối với đất yếu không?

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                      De dao ham trong vung dat yeu thi phai dung ap luc bentonite hay cua dat dao (muck) o trong excavation chamber TBM de chong lai ap luc cua dat va nuoc ngam. No co hai loai EPB TBM (earth pressure balance TBM ) va Slurry TBM.
                      Attached Files

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                        Nguyên văn bởi tunnelvn
                        De dao ham trong vung dat yeu thi phai dung ap luc bentonite hay cua dat dao (muck) o trong excavation chamber TBM de chong lai ap luc cua dat va nuoc ngam. No co hai loai EPB TBM (earth pressure balance TBM ) va Slurry TBM.
                        Bạn tunnelvn cũng chịu khó đọc sách, rất tốt. Nhưng theo tôi nghĩ cái hình và phương pháp bạn đưa ra là hoàn toàn lý thuyết. Tôi đã xem băng vidéo vụ đào ở dưới biển Manche, vô cùng phức tạp.
                        Áp lực của nước ngầm là 6kg/cm² (độ sâu của biển ở đây là 60m), chính tôi thấy khi họ vừa khoan xong một lỗ để bắt bù-lon vào một đốt vòm bê-tông, là người khoan lãnh một vòi nước mạnh xịt ra (y như từ một robinet với áp lực rất mạnh), do đó giải pháp dùng bentonite chắc không thể thực thi được.
                        Nếu bạn đã thi công xong một đường hầm nào đó xuyên qua đất yếu thì xin bạn hãy post bài chi tiết hơn cho anh em xem.
                        Là kỹ-sư, chúng ta nên thận trọng, chỉ huy một công trường to lớn như viêc đào hầm là một việc vô cùng quan trọng, sinh mạng của thợ, nhân viên của mình nằm hoàn toàn trong tay mình.
                        Khi đọc sách, tài liệu chào hàng, xin các bạn cẩn thận, những chi tiết va khả năng của cái máy được trình bày chưa chắc đã là đúng, và khi cac bạn xem tài liệu trên Internet, cũng nên điều tra lại xem người viết la ai, phải là người vừa có học thức vừa có hành nghề hay không, chứ không phải tài liệu nào cũng có giá trị.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                          Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
                          Bạn tunnelvn cũng chịu khó đọc sách, rất tốt. Nhưng theo tôi nghĩ cái hình và phương pháp bạn đưa ra là hoàn toàn lý thuyết. Tôi đã xem băng vidéo vụ đào ở dưới biển Manche, vô cùng phức tạp.
                          Áp lực của nước ngầm là 6kg/cm² (độ sâu của biển ở đây là 60m), chính tôi thấy khi họ vừa khoan xong một lỗ để bắt bù-lon vào một đốt vòm bê-tông, là người khoan lãnh một vòi nước mạnh xịt ra (y như từ một robinet với áp lực rất mạnh), do đó giải pháp dùng bentonite chắc không thể thực thi được.
                          Nếu bạn đã thi công xong một đường hầm nào đó xuyên qua đất yếu thì xin bạn hãy post bài chi tiết hơn cho anh em xem.
                          Là kỹ-sư, chúng ta nên thận trọng, chỉ huy một công trường to lớn như viêc đào hầm là một việc vô cùng quan trọng, sinh mạng của thợ, nhân viên của mình nằm hoàn toàn trong tay mình.
                          Khi đọc sách, tài liệu chào hàng, xin các bạn cẩn thận, những chi tiết va khả năng của cái máy được trình bày chưa chắc đã là đúng, và khi cac bạn xem tài liệu trên Internet, cũng nên điều tra lại xem người viết la ai, phải là người vừa có học thức vừa có hành nghề hay không, chứ không phải tài liệu nào cũng có giá trị.
                          Toi cong nhan voi Bac Thu la: chi huy cong truong doi voi cong trinh ngam la rat phuc tap, doi hoi nguoi co nhieu kinh nghiem va phai co y thuyet cuc chac, nhung hien nay tren the gioi cung chi co mot vai tap doan lon du trinh do thi cong ca cong trinh nhu Channel Tunnel nhu bac de cap.
                          Van de thi cong cac cong trinh ngam phu thuoc vao nhieu dieu kien dia chat. Doi voi hien tuong ma BAc noi la phan anh huong cua nuoc ngam trong Undersea Tunnel. Cac cong trinh dang nay da so la qua lop Da (rock) thuong la it tham hon dat. Nhung khi gap nuoc ngam thi co bien phap su ly rieng (Khong biet bac con Video ve thi cong cong trinh nay khong? co the cho toi xem).
                          Con van de ma toi noi o tren la chi la nguyen ly co ban trong viec thi cong bang TBM doi voi dat yeu trong do thi. Tuy theo dieu kien dia chat ma ap luc cua betonite duoc thay doi.
                          Bien phap thi cong bang EBP hay Slurry TBM nay da duoc giang day trong nhieu truong dai hoc o Chau au, My va Nhat. Va duoc nhieu tap doan Thi cong (Vinci, Bilfinger Berger, Bougues, Hazama...) ap dung, bac co the xem cac cong trinh da thi cong thanh cong tren site cua no. BAc cung the xem cac cong trinh thuc hien thanh cong tren mot so site cua cac nha san xuat TBM hang dau tren the gioi nhu (HERRENKNECHT, Robbin hay Wirth...)

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                            Các bác ơi!Em là kĩ sư dân dụng.Khi làm dự án về hầm em gặp một số từ khó phân biệt!Các bác giải thích giùm em được ko?Đó là :Gương hầm và gương đào!Chúng là gì và khác gì nhau vậy ạ?

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                              Nguyên văn bởi ducxd
                              Bác Thụ ơi đoạn băng hình về đường Hầm Manche gởi cho cháu với.
                              Bạn ducxd,
                              Tôi ở ngoại quốc, tất cả mọi phim ảnh, CD, DVD gởi về Việt-Nam đều phải qua sự kiểm duyệt cho nên sẽ không thể tới bạn được. Bạn hãy điên thoại cho Bộ Văn-Hóa thử xem? Cuộn này nói tiếng Anh, có phụ đê tiếng Anh, dài khoảng 1 giờ.
                              Về dự án của bạn, nếu nó nhỏ quá (vài trăm thước), bạn hãy xem có thể đào hố, xong rồi thả ống (phi 3m) xuống được không? Tôi đã làm để xử lý nước thải cũng dài khoảng vài trăm thước, ống có joint cao-su.
                              Còn về đào giếng (thẳng đứng, đường kính 9m), bạn không nên nghĩ tới máy TBM vì chắc bạn chỉ đào chừng 10-30m thôi (vã lại muốn xử dụng nó, còn phải trang bị hệ thống băng tải đất ra ngoài bằng gào, chắc là bạn sẽ không đủ chiều sâu để dùng nó), nên dùng cẩu với gào đất thường mà đào, còn việc chống vách, bạn hãy dùng phương pháp xưa (thủ công) :
                              1) Bạn làm một vòng đai đường kính 9m bằng thép, làm đế chịu các vòng bê-tông (vách, thành giếng), dùng máy đào xong khoảng vài thước, đặt vòng đai xuống và một đốt giếng (tiền chế sẵn, có thiết bị để siết chặt giữa các đốt), đốt nào nằm trong lớp đất thấm thì nhớ thiết kế sẵn các lỗ nhỏ cho nước chảy qua (chừng 1 lỗ phi 20mm-30mm cách nhau 20 phân).
                              2) Xong tiêp tục đào bên dưới, và vòng đai với sức nặng bản thân các đốt sẽ rớt xuống tự nhiên, đào thêm đủ một đốt thì bạn chất đốt mới lên trên. Chỉ có vậy thôi, cho tới khi bạn đào tới chiều sâu bạn muốn.
                              3) Nếu như vì sức cọ chung quanh thành mà các đốt không chịu rơi xuông (dù bạn có dùng tải trọng đè lên trên), lúc đó bạn dùng những đốt (dùng để ráp : gồm có nhiều mãnh đê" găn bên dưới, và dĩ nhiên phải có bù-lon v.v... để siết chặt lại với nhau.
                              Công việc này có phần hơi nguy hiểm, vì lúc ráp các mãnh của đốt mới bên dưới, cần có thợ leo xuống điều khiển . Nhưng bên trên, vách đã được các vòm bê-tông bảo vệ rồi, dù sao, nếu bên dưới, đất sụp chừng 2-3m chiêu cao là thợ có thể bị tử vong !
                              4) Khi tất cả đã xong, nếu có hở đất so với thành giếng, bạn nên lấp (bên ngoài) nó lại bằng (đất hay cát, tùy bạn, nhưng cát dễ gây ô nhiễm chung quanh). Trên thành giếng, nên dự trù thang (bực thang hình chữ U găn vào thành trong của giếng), và dĩ nhiên phải có dalle che lại, cùng thiêt bị tránh mùi hôi (coupe air).
                              Và ngoài ra, thiết bị cho thấm (như vải địa chất, sõi v.v...) thì tùy sự thiết kế của bạn ...

                              Nếu các bạn khác có ý kiến cụ thể thì bạn cũng nên theo nếu có lợi, nhưng nếu họ chỉ đọc sách không thì bạn cần kiểm điểm trước khi áp dụng. Bạn hãy vào những site đã kể ra (Herrenknecht...) để tìm hiểu .

                              Bạn tunnelvn,
                              Tôi có xem lại bài học cũ ngày xưa mà tôi mua ở các trường để cập nhật kiến thức thì thấy là các phương pháp Shield bạn nói (tiếng Pháp goi là bouclier), dùng trong trường hợp khoan chỗ ngập nước (như khoan tư trong đất ra thẳng lòng sông... hay đất đá có nhiều cát dễ thấm nước, nó không nhứt thiết dùng cho đất mềm và xấu. Tôi có bài nói về bouclier "Wayss và Freytag".

                              Riêng về hệ thống vòm để chịu áp lực đất đá :
                              Các vòm có thể đặt ở 3,5m sau mặt cắt, nghĩa là ngay sau mũi khoan. Neu như ta khoan trong đá (có thể là đá mềm), các nhà chuyên môn đã dự đoán rằng đường hầm có khả năng tự chịu đựng và hệ thống vòm nhẹ đã có thể là đủ ổn định . Trong các tunnel xuyên qua đá, ta thuờng thấy rằng mặt đá ít khi bể hay nứt (dù có khi dùng thuốc nổ), va ta cũng thấy rằng ít khi đá rơi xuống dù đường hầm có đi ngang những dãy hay lớp đá mềm .
                              Như'ng mũi khoan thông thường được gắn với một miếng tôle hình lăng trụ (nằm ngang) ở phía sau dùng để giữ đất đá cho khỏi đổ xuống, và ở dây, ta có thể đặt những vòm chống một cách an toàn, nhờ mái tôle che.
                              Như'ng vòm chống thường gồm nhiều đoạn (5 hay 6 miếng nhỏ), bằng dam thép (hay bê-tông tiền chế), ráp lại bằng bù-lon. Khi ráp xong, đường kính của nó có thể sai chút đĩnh so với đường kính ta thiết kế (18-23cm).
                              Khi giàn máy đi tới, ta đặt trước chừng 2 miếng bên dưới, xong 2 miếng bên hông và sau cùng, những miếng bên trên . Các miếng này được siết chăt lại với nhau (lực siết chừng 4-5 tấn) . Nếu cái vòm chống làm băng thép thì ta cần gắn vào một lưới thép hay tôle uốn (hình sóng). Khoảng cách giữa hai vòm chừng 1m, sao cho còn đủ chỗ để đặt điểm tua của các con đội (vérin, crick) làm cho giàn máy tiến tới .
                              Hiên nay, các máy (TBM...) đều được trang bị hệ thống lắp đặt các vòm chông mà ta điều khiển được, người thợ chỉ còn đặt bù-lon, siết ốc lại cho chắc chắn .
                              Tôi xin gởi cho các bạn :
                              1) Măt cắt dọc dàn máy TBM (với kích thước)
                              2) 5 giai đoạn trong việc đào hầm bằng máy TBM.
                              Attached Files
                              Last edited by Nguyễn-văn-Thu; 10-06-2005, 07:55 PM. Lý do: Trả lời cho tunnelvn

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                                Bac Thu dung la co rat nhieu kinh nghiem thuc te ngoai cong truong. BAc co the gui cho em dia chi Email de em hoi mot chut cong viec.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X