QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đào hầm bằng máy TBM

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

    Cho em hỏi!
    1. Hình như ở thủy điện Đại Ninh, mỗi một đoạn vỏ hầm được chia làm 5 phân đoạn thì phải?
    2. Nếu dùng vỏ hầm kiểu lắp ghép như thế thì với những đoạn hầm áp lực (cột nước 400 đến 600m, đường kính tầm 4.0m) thì các bulông đó liệu có chịu nổi không, dùng thép cường độ cao hay thế nào?
    3. Em thì chưa nghe nói đến việc dùng TBM đào đất yếu, liệu có hiệu quả không các bác, ở đâu dùng rồi. Chỉ biết khi đào hầm thủy công, đoạn đầu thường vẫn phải đào bằng khoan nổ, rồi đến đoạn đá yếu có f nhỏ hay đứt gãy thì có vẻ không ổn lắm, vẫn phải boomer!
    Mong được chỉ giáo thêm!
    Last edited by giangsd; 16-09-2005, 05:50 PM.

    Ghi chú


    • #47
      Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

      Nguyên văn bởi xahanoi
      Hiện nay trên thế giới hầu như ít sử dụng hệ số f, hiện nay thông thường dùng RMR, MRMR (mining), GSI, Q, RMi và một số phương pháp phân loại khác.
      He he lâu em không lên. Theo em trước khi biết một thứ gì cao siêu thì cũng cần nắm chắc những cái căn bản trước đã. Em cũng biết chỉ số f đã đi vào quên lãng của các nhà đào hầm trên TG. Việc nêu lên chỉ số f>20 chỉ đơn thuần là nói lên nó có khả năng cắt qua đá rất cứng.
      Còn hiện nay em thấy ở VN hay áp dụng cái RMR và Q! Nói chung là đơn giản và dễ áp dụng vì nó làm theo kiểu "mì ăn liền" mà.

      TO GIANGSD:
      Em không rành về mấy cái này lắm. Tuy nhiên bác có thể tham khảo cuốn "Tunnels and shafts in rock" của US ARMY Corps. Em quên mất address rồi. Bác chịu khó dùng google tìm vậy.

      Các bác cho em hỏi bác nào đã từng sử dụng Plaxis 3D tunnel rồi thì chỉ dẫn cho em cái. Do em còn đang là SV nên việc áp dụng cụ thể Plaxis 3D tunnel vào công việc cụ thể là chưa có, và cũng chưa có kinh nghiệm nhiều về cái này. Bác nào có mô hình tính cụ thể xin chỉ giáo.
      Tất cả chúng ta đều thất bại.
      Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

      Ghi chú


      • #48
        Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

        Có bác nào biết hệ thống Metro ở Thành phố bankkok (Thái Lan) thi công bằng phương pháp nào không ạ? Nghe nói là dùng TBM mà điều kiện địa chất bankok hình như na ná giống điều kiện địa chất Thành phố HCM nghĩa là tầng đất yếu rất dày. Bác nào biết cụ thể thì cho em biết với.
        Còn về việc chế tạo TBM là 1 công việc rất phức tạp vì theo như em biết 1 TBM chế ra có khi chỉ do nhu cầu của 1 công trình (thảo mãn các điều kiện chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế...) sau đó tận dụng đựoc cho các công trình khác thì tốt (thường phải gia công lại các kích thước, lưỡi cắt....). Ngoài ra bên trong thân TBM là cả 1 guồng máy đồ sộ bao gồm các thiết bị nâng, hạ, đầu đo và máy tính điều khiển tốc độ khoan xoay cũng như tốc độ tiến của thân TBM, chưa kể phần các cần trục, kích, thiết bị... đi kèm để lắp các đoạn thân tunnel. Mặt khác, khi một TBM được sản xuất ra, nó phải đuợc đưa đến địa điểm làm việc cho khoan thử nghiệm theo 1 loạt các thông số rất phức tạp để đưa ra được leaning curver của máy (cái này ko hiểu tiêng Việt gọi là cái gì), quá trình này phải có sự giám sát của nhà sản xuất và thưuờng do các đội lái TBM lành nghề thực hiện. Do đó trên thế giới chỉ có 1 số công ty chuyên chế tạo TBM và thường làm theo đơn đặt hàng của các dự án. Ở VN do quy mô các tunnel chưa phải là lớn lắm, điều kiện địa chất lại thường phức tạp, nên khả năng sử dụng TBM phải cân nhắc rất kỹ, việc chế tạo TBM do đó cũng khó có thể phát triển được trong giai đoạn hiện nay.
        Các phần mềm như 3D Tunnel, Flac3D chủ yếu dùng để dự tính trạng thái ứng suất biến dạng của khối đất xung quanh tunnel khi thi công chứ không phải dùng để thiết kế tunnel, việc sử dụng các phần mềm này muốn đạt kết quả tốt phải có các kiến thức về công trình ngầm và địa chất đặc biệt là về các modelling đất, kết cấu. Nhược điểm của các chương trình này là vẫn chưa mô phỏng được ứng xử của nền đất đá xung quanh theo tốc độ khoan đào tunnel (chỉ đưa được trạng thái US-BD cho từng thời điểm đào) và yêu cầu phải có máy tính cấu hình tốt mới chạy được . Riêng chương trình Flac3D có thể dùng được cho cả tải trọng động.
        =====================
        Khí, kỵ nhất là hung hăng
        Tâm, kỵ nhất là hẹp hòi
        Tài, kỵ nhất là bộc lộ

        ======================

        Ghi chú


        • #49
          Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

          Chao bac Kysy,
          Lau lam moi gap duoc mot dong chi da tinh ham bang phan mem. Qua that de mo phong qua trinh dao ham day du thi khong phai chuyen de. Cai Flac3D tinh bang finite difference. Truoc day cho toi co dung nhung dung nhu bac noi la khong dung de mo phong qua trinh dao ham duoc ma chi dung de tinh on dinh cuc bo duoc thoi.
          Nhung qua that tim duoc phan mem mo phong ca qua trinh dao la rat kho. Xet ve thuat toan cung chang don gian lam dau. Toi nghi nat oc may nam nay cung chua ra. Ngay cai Plaxis 3D noi dinh noi dam nhung cung chi tinh cho ra ket qua thoi. Con ket qua nhu the nao thi lai la chuyen khac. No co the mo phong qua trinh lay dat dao ra, ke ca so dat mat mat (yeu to gay lun). Co ca ma sat thanh may voi dat va ap luc giu thanh vach truoc ham. Toi tinh thu tren version2 roi nhung ket qua hoi bi cu chuoi. Toi nghi chung no ma giao trong thuat toan lay dat va mo phong ma sat thanh may TBM voi dat.
          Chung toi tam ket luan hien nay chua co phan mem nao co the mo hinh hoa duoc qua trinh dao ma dua ra duoc ket qua dang tin cay duoc ca.
          Hy vong ba nam nua se co vi hien nay nhieu nhom dang tiep tuc nghien cưu.
          Anh em tam hai long tinh toan on dinh cuc bo vay. Ma may chuc nam nay deu tinh nhu vay co sao dau.

          Ghi chú


          • #50
            Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

            Chào bác dvhung15,
            Rất vui khi thấy bác đã quan tâm tới vấn đề của em. Đúng là thuật toán dùng cho tính toán US_BD của đất và tunnel khi thi công là cả 1 vấn đề trong khi đó các programs PTHH cho bài toán này hiện nay lại là các "black box" nên khó có thể biết hết lý thuyết analysis và modelling một cách hoàn hảo được. Trong thực tế các công trình thi công TBM trên thế giới em thấy khi analysis họ thường sử dụng phương pháp Back Analysis hơn là chỉ tính một lần. Nhưng sử dụng tính toán theo phương pháp này thì đòi hỏi phải có plan monitoring công trình rất rõ ràng, cụ thể nên giá thành của công trình bị tăng lên nhưng nó cũng giúp cho việc tính toán thiết kế công trình chính xác hơn, có độ tin cậy cao hơn. Bác đã sử dụng 3DTunnel của Palxis tính cho công trình nào có số liệu monitoring chưa ạ? nếu được bác có thể cho em biết độ sai lệch giữa kết quả tính bằng chương trình và kết quả đo trong thực tế là khoảng bao nhiêu được không ạ? Em xin cám ơn bác.
            =====================
            Khí, kỵ nhất là hung hăng
            Tâm, kỵ nhất là hẹp hòi
            Tài, kỵ nhất là bộc lộ

            ======================

            Ghi chú


            • #51
              Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

              Chúng tôi có tính cho métro Thượng Hải thấy cũng tạm ổn. Nhưng nếu chỉ nói sai số giữa tính toán và đo theo dõi hiện trường là bao nhiêu thì hơi khó nói vài câu là xong mà phải trình bày lại cả bài toán rồi cách vào thông số, hơi phức tạp.
              Tôi thấy để khách quan hơn, bac Kysy có thể xem vài trường hợp kiểm tra của Plaxis 3D tunnel trong:
              Validation & Verification Manual

              http://www.plaxis.nl/index.php?cat=m...D%20Foundation

              Mình mới thấy có chú MIDAS/GTS tính được hầm. Mình đang xin nhà cung cấp bản dùng thử. Nếu tính được thì tốt quá, nhất là điều kiện biên thằng MIDAS phải tốt hơn Plaxis rồi, theo như cái TUtorial chúng nó gửi cho mình thì có vẻ khá hoành tráng.

              Bạn nào có phần mềm nào hay hay giới thiệu cho anh em biết đi. Cái thiếu của anh em là tên các phần mềm thôi, có tên tuổi kiếm trên mạng trước sau cũng ra thôi.
              Last edited by dvhung15; 13-01-2006, 12:10 AM.

              Ghi chú


              • #52
                Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                [QUOTE=Mecbo pump]
                Còn lâu Vn mới làm được TBM, và TQ thì cũng còn lâu luôn. TBM mấy bác có thấy thực tế đi rồi hãy bàn. Tôi trực tiếp làm việc cho hãng của tôi bên Nhật và thấy hơi bị hãi với công nghệ chế tạo cái loại này



                Bac Mecbo pump làm cho hãng nào đấy? Nhật có hai chú chuyên làm TBM: Kawasaki và Mitsubishi.
                Khi nào cần sắm thiết bị anh em còn biết ở VN có đại diện của hãng nào để đến mua.

                Ghi chú


                • #53
                  Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                  Để có thêm thông tin về máy đào hầm TBM mời với các bạn tham khảo thêm công tác thi công đang được tiến hành tại công trình thuỷ điện Đại Ninh ở Việt Nam. Máy đang dùng tại Đại Ninh do nhà thầu Nhật bản đặt mua ở Ý và có các thông số kỹ thuật như trong hình kèm theo. Lý do ở nước ta còn ít dùng loại máy này là giá thành khi đào hầm bằng máy TBM lớn hơn nhiều so với biện pháp khoan nổ truyền thống. Ưu điểm nổ bật của biện pháp đào dùng TBM là tốc độ đào và hoàn thiên cao. Tuy nhiên ta chưa có những công trình có tính cấp bách cao để phải chịu một đơn giá đào hầm nếu áp dụng công nghệ tiên tiến này. Theo các chuyên gia Nhật Bản thì mỗi mãy TBM chỉ dùng có thể dùng để đào được khoảng 40 km đường hầm là phải khấu hao hết. Đã thế bộ dao cắt đá phía trước của máy cũng là bộ phận rất đắt tiền và phải thay thường xuyên. Máy sẽ làm việc tốt ở những nơi mà địa chất tương đối đồng đều, ít đứt gay. Nếu bạn nào muốn tham quan thì liên hệ với phòng kỹ thuật của ban QLDA thuỷ điện 6

                  Ghi chú


                  • #54
                    Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                    file hình ảnh
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • #55
                      Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                      các bác ơi ,các bác toàn nói về nhưng vấn đề cao siêu quá đi ,hiên nay cả n'c mới có vài cái tbm ,thi công ở ngoài thi còn được chứ ở trong thành phố thì lấy đâu ra diện tích cho các bác lắp đặt máy ,giải phóng mặt bằng tốn lắm ,hơn nữa ai cung biết địa chất ha nội yếu lắm liệu có đào dược bằng may tbm ko , hay lai phai chơi kiểu đào trần như ở ngã tư sở ay.

                      Ghi chú


                      • #56
                        Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                        các bác oi ,
                        em được biết là thuỷ điện ĐẠI NINH co dùng máy tbm trong quá trình thi công ,ko biết bác nào có thông số kỹ thuật của máy tbm đó ko. nếu bác nào có post lên cho anh em coi đi.

                        Ghi chú


                        • #57
                          Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                          ...hơn nữa ai cung biết địa chất ha nội yếu lắm liệu có đào dược bằng may tbm ko , hay lai phai chơi kiểu đào trần như ở ngã tư sở ay.
                          Beginer ơi, TBM là gì vậy? Sao lại không dùng TBM được cho địa chất yếu vậy hả?
                          Chính vì là địa chất yếu mới phải dùng TBM (Tunnel Boring Machine) đó. TBM có nhiều loại, trong đó shield (khiên đào) là rất thích hợp cho địa chất vừa đến rất yếu. Còn đào qua địa chất tốt (qua đá như hầm Hải Vân) thì người ta khoan nổ mìn chứ đâu có dùng TBM.
                          Còn biện pháp đào trần ra thì là phương pháp đào "cut an cover".

                          Ghi chú


                          • #58
                            Ðề: Đào hầm bằng máy TBM

                            Em cũng có việc liên quan đến công nghệ này.
                            Hiện em đang có tài liệu là luận văn Master của tác giả Nguyễn Đức Toản bằng tiếng anh về nhiều vấn đề liên quan đến công nghệ này. Em muốn anh chị nào có bản tiếng Việt thì cho em xin (vì trình độ tiếng anh hạn chế!)
                            Thân chào !

                            Ghi chú

                            Working...
                            X