QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bản vẽ cầu thang xoắn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bản vẽ cầu thang xoắn

    Chào các bác, hiện tại em đang làm một nhà dân có thiết kế cầu thang lượn xoắn, mong các bác chỉ giúp em cách tính toán cũng như bản vẽ bố trí thép thang,
    Nếu đươc có thể gởi cho em bản vẽ cấu tạo mẫu ở hxhuy2002@yahoo.com
    Cám ơn các bác trước.

  • #2
    Ðề: Bản vẽ cầu thang xoắn

    Trong SAP2000 v9.3 có mô hình tính cầu thang xoắn. nếu bạn không có thì có thể vẽ sơ đồ kết cấu trong AutoCAD rồi chuyển sang SAP chạy nội lực bình thường.
    Chúc bạn thành công!
    40X4-7916

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Bản vẽ cầu thang xoắn

      uhm, mô hình SapV9.03 mình dã chạy ra kết quả rồi, nhưng trên miền giá trị moment dược làm "trơn" (ví dụ Mmax, Mmin...v.v) giá trị Sap2000 hiển thị dùng dể tính toán
      cốt thép thì dược hiểu dùng tính trên một phần tử có kích thước ra sao? mặt cắt thanh tiết diện (bxh = 1mxchieu dày bản thang?) hay dơn thuần chỉ là một phần tử (dxdydz) có giá trị moment cục bộ?, Các bác có thể giúp dược không, nhân tiện xin hỏi tài liệu nào có hướng dẫn chi tiết về vấn dề này? cảm ơn.
      Last edited by hxhuy; 17-04-2005, 02:50 PM.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Bản vẽ cầu thang xoắn

        Hi,
        Bac vao theo so do thang bang phan tu frame a, thu dung phan tu shell chua?
        Bac kiem tra luc doc chua? Voi cai cau thang xoan momen nho lam, co khi chang co de ma bac kiem tra, chi luc doc la to thoi.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Bản vẽ cầu thang xoắn

          Để tính cầu thang xoắn dạng bản, bạn phải dùng phần tử Shell để tạo mô hình. Mỗi phần tử Shell là một hình tứ giác (hoặc tam giác) có chiều dày t [m] dùng để thay cho một phần kết cấu tấm (vỏ) trong thực tế. khi tạo phtử Shell, Sap gắn vào nó một hệ trục 1-2-3 (trục 1 và 2 nằm trong mặt phẳng của phần tử Shell). Chúng ta có thể xoay cho phương 1 Local của các phần tử Shell dọc theo phương chiều dài thang, trục 2 theo chiều ngang của thang. Sau khi giải xong, SAP xuất ra các giá trị nội lực màng F11, F22 [kG/m] và mômen màng M11, M22 [kGm/m].
          Để tính lượng cốt thép phân bố theo phương dọc thang (phương local 1 của các Shell) tại một vị trí bất kỳ, bạn đọc giá trị F11 và M11 tại vị trí đó (trên biểu đồ). Tưởng tượng đang tính một cấu kiện BTCT chịu nén lệch tâm đặt thép không đối xứng (hay đối xứng tùy bạn) có chiều cao tiết diện là t [m], chiều rộng 1 [m], chịu lực dọc trục F11*1 [kG] và mômen uốn M11*1 [kGm]. lượng cốt thép tính được là cm2/m bề rộng, chọn đường kính thép rồi suy ra khoảng cách giữa các thanh (phân bố theo phương dọc thang tại điểm xét). {Và để tính thép theo phương ngang dùng các giá trị F22, M22 tính tương tự}.
          Tất nhiên trong thang ta chỉ cần tính ở vài điểm mà thôi (căn cứ trên biểu đồ F11, M11, F22 và M22)
          Trong các kết cấu vỏ mõng, ta phải kiểm tra thêm ứng suất kéo chính trong bê-tông và điều kiện ổn định của tấm chịu nén

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Bản vẽ cầu thang xoắn

            - Bạn kiếm cuốn Beton Armé của Pháp trong đó có phần nói chi tiết về tính tay cầu thang xoắn.
            - Bố trí thép theo nội lực tính ra nhưng đại khái là thép ỏ 2 gối rất nhiều, gần như là 2 console nối với nhau vậy. Tuy bản thang cong nhưng bạn nên bố trí thép duỗi thẳng và chồng các lớp thép lên nhau theo tiếp tuyến.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Bản vẽ cầu thang xoắn

              Nguyên văn bởi Le Viet Thanh
              Để tính cầu thang xoắn dạng bản, bạn phải dùng phần tử Shell để tạo mô hình. Mỗi phần tử Shell là một hình tứ giác (hoặc tam giác) có chiều dày t [m] dùng để thay cho một phần kết cấu tấm (vỏ) trong thực tế. khi tạo phtử Shell, Sap gắn vào nó một hệ trục 1-2-3 (trục 1 và 2 nằm trong mặt phẳng của phần tử Shell). Chúng ta có thể xoay cho phương 1 Local của các phần tử Shell dọc theo phương chiều dài thang, trục 2 theo chiều ngang của thang. Sau khi giải xong, SAP xuất ra các giá trị nội lực màng F11, F22 [kG/m] và mômen màng M11, M22 [kGm/m].
              Để tính lượng cốt thép phân bố theo phương dọc thang (phương local 1 của các Shell) tại một vị trí bất kỳ, bạn đọc giá trị F11 và M11 tại vị trí đó (trên biểu đồ). Tưởng tượng đang tính một cấu kiện BTCT chịu nén lệch tâm đặt thép không đối xứng (hay đối xứng tùy bạn) có chiều cao tiết diện là t [m], chiều rộng 1 [m], chịu lực dọc trục F11*1 [kG] và mômen uốn M11*1 [kGm]. lượng cốt thép tính được là cm2/m bề rộng, chọn đường kính thép rồi suy ra khoảng cách giữa các thanh (phân bố theo phương dọc thang tại điểm xét). {Và để tính thép theo phương ngang dùng các giá trị F22, M22 tính tương tự}.
              Tất nhiên trong thang ta chỉ cần tính ở vài điểm mà thôi (căn cứ trên biểu đồ F11, M11, F22 và M22)
              Trong các kết cấu vỏ mõng, ta phải kiểm tra thêm ứng suất kéo chính trong bê-tông và điều kiện ổn định của tấm chịu nén
              Bổ sung một tí: cách tính đúng là như trên nhưng các cậu chú ý đến kiểm tra xoắn của bản thang đấy, mômen xoắn này đặc biệt lớn trong trường hợp thang xoay góc 270 độ (1/3 - 1/4 vòng tròn) tại vị trí biên ngoài của thang, khoảng 1/2 nhịp thang. ngoài ra để an toàn thì tính toán bố trí thép thì chỉ cần tính theo mômen tại 2 đầu ngàm của thang rồi bố trí đều cho toàn bộ tiết diện thang là xong. trong tính toán thang xoắn thì cậu nên chú ý đến mômen xoắn, thang xoắn đơn giản nhất là thang có góc xoay đủ 360 độ.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Bản vẽ cầu thang xoắn

                Em đang làm công trình có cầu thang xoắn .Em làm theo hướng dẫn của các pác ,nhưng đến lúc xuất ra nội lực M11,M22 ,F11,F22 của bản thì lấn cấn là ko biết Moment va lực dọc mà Sap xuất ra trong bản là xuất cho một bề rộng tiết diện bao nhiêu để tính thép ,có tài liệu nào nói về điều này không ?
                Vấn đề thứ 2 e muốn hỏi là trong bản vẽ thép cầu thang xoắn của một bác pót lên ,e thấy có gia cố 5Pi20 ở mỗi bên mép bản thang .Lí do gì để tính và bố trí thép ở đây lớn hơn nhiều so với các vị trí khác ,và lấy nội lực nào ra để tính ?
                Mong nhận được sự đóng góp nhiệt tính của các bác .Thanks a e diễn đàn !
                Attached Files

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Bản vẽ cầu thang xoắn

                  Nguyên văn bởi lequangtri View Post
                  Em đang làm công trình có cầu thang xoắn .Em làm theo hướng dẫn của các pác ,nhưng đến lúc xuất ra nội lực M11,M22 ,F11,F22 của bản thì lấn cấn là ko biết Moment va lực dọc mà Sap xuất ra trong bản là xuất cho một bề rộng tiết diện bao nhiêu để tính thép ,có tài liệu nào nói về điều này không ?
                  Kết quả Sap cho ra Moment/1m rộng , dùng giá trị này tính ra cốt thép bình thường .
                  Nguyên văn bởi lequangtri View Post
                  Vấn đề thứ 2 e muốn hỏi là trong bản vẽ thép cầu thang xoắn của một bác pót lên ,e thấy có gia cố 5Pi20 ở mỗi bên mép bản thang .Lí do gì để tính và bố trí thép ở đây lớn hơn nhiều so với các vị trí khác ,và lấy nội lực nào ra để tính ?
                  Mong nhận được sự đóng góp nhiệt tính của các bác .Thanks a e diễn đàn !
                  Cái này họ tke dạng dầm ẩn ấy mà .
                  Thân .

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Bản vẽ cầu thang xoắn

                    cho mình hỏi cái cầu thang này thì bố trí hệ dầm làm sao.
                    Attached Files

                    Ghi chú

                    Working...
                    X