QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm việc ở Việt Nam

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Làm việc ở Việt Nam

    Nguyên văn bởi Thuatdv
    Về vấn đề trả lương thì tôi đã nghe không phải là lần đầu tiên từ thằng Romania này là ở Anh (đặc biệt ở London) lương trả rất cao, nhưng không biết có nhiều vấn đề gì kèm theo không! Wyen ở bên đó có gì cho biết tình hình cụ thể xem như thế nào nhé!
    bác Thuật ơi cũng lâu em không vào forum nên không biết câu hỏi này của bác. Sẽ quay lại sau nha bác

    wuyen

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Làm việc ở Việt Nam

      Vậy đa số các bác khuyên đ/c sept-man ởl ại làm vài năm rồi hãy tính phỏng ạ, em cũng định nói thế. Nhưng nói thật em vừa nói chuyện với mấy đứa bạn,(vì em sau này cũng phải chọn giống thế ), không phải Việt mà là Tây, dân châu Mỹ latin sang Can học rồi ở lại. Nó cũng định làm vài năm rồi về nhưng rồi có về quái đâu. Nó bảo nếu mày đã định về, thì nên biến luôn, đừng ở lại vài năm bảo về không về được đâu! ở đây vài năm đã ổn định rồi, quen với phong cách làm việc ở đây, về nhà càng tệ hơn. Đã ổn định mà phải chuyển còn sốc hơn là nhắm mắt tù mù về hay ở quyết luôn lúc mới chân ướt chân ráo. Trừ phi đang làm ở nước ngoài có dự án nào thấy khả dỹ mình nhảy về làm, rồi quen môi trường, ở lại VN thì được, chứ làm vài năm, về mà không có quan hệ, chuyên gia giời cũng chả có việc (nhất là đòi lương cao nữa với vài năm kinh nghiệm ở Tây). Tât nhiên nếu về nước mở công ty riêng thì không tính.
      Bác Thuật: thế tức là vợ bác sang Nhật rồi mới cưới ạ j/k! Đùa thế chứ em đang cũng phải làm theo chiêu của bác, bảo ông bà già chuẩn bị nhắm sẵn về 2 tuần cả ăn hỏi cả cưới thì chắc cũng ổn .
      Bác huy: em nếu về sẽ chạy đến bác xin thử việc và chắc chắn em sẽ giấu biến cái bằng cao học nước ngoài nhà em đi.
      Đánh giá nghiêm túc sau một gian đi học quá dài không làm thực tế quên sạch rồi, nghe các bác bàn tán ở đây sốt ruột phết , chắc có khi tốt nghiệp chỉ hơn các bạn mới ra trường tẹo với lại biết thêm mấy từ tiếng Anh tiếng Pháp, rất mong được học hỏi và chỉ giáo từ các bác.
      còn xin việc, có bằng Master ở CAN nhà em là dễ xin việc nhất, lương khởi điểm cao hơn thằng đại học chút, 5k/yr, các chú học Ph.d., nếu được nhận, lương khởi điẻm không tính kinh nghiệm cao hơn master 5k (4 năm học mửa mật cso thể thôi chẳng đáng). Nhưng chính vì thế bọn nó chẳng muốn nhận ph.d., tự nhiên phải trả lương cao hơn mà trình độ chắc hơn mấy . Nhất là thằng sếp cugnx ngại ngại nhở thằng này về thòi gian nó chiếm béng mất chỗ của lão ấy , vì thế ph.d thương khó xin việc ở ngoài, toàn đi làm research engineer cho các bộ phận R&D của các công ty hoặc làm giáo sãi , nhưng cái này rất khó. Tất nhiên nếu kiếm được việc công ty do quan hệ của prof thì cũng ngon. Chết vì cái danh hão
      Last edited by icebuck; 14-04-2005, 12:25 AM.
      Pile Higher and Deeper!

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Làm việc ở Việt Nam

        Chào các bác,

        Em chân thành cám ơn ý kiến góp ý của các bác. Tất cả các ý kiến của các bác đều rất chí lý.

        Sắp tới em có về Hà Nội một thời gian ngắn. Cũng tiện muốn ngó nghiên tình hình công việc thế nào. Các bác có thể cho xin một số địa chỉ em nên đến được không? Ví dụ như CDC nằm ở đâu nhỉ?

        Tiện đây em cũng nói luôn là em vẫn chưa gia đình.

        Sept_man

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Làm việc ở Việt Nam

          Tôi cũng đã có ý nghĩ muốn về VN làm việc giúp nước. Thật vậy, với kinh nghiệm của tôi, nhiều người Bỉ hỏi : "Ðất nước mày đã độc lập, ngay cả vua Bỉ, Thái-tử Bỉ cũng sang VN tìm cách làm việc, mang lại lợi ích cho cả đôi bên, sao mày không chịu về? Thế thì mày yêu nước ở chỗ nào? ".

          Tôi cũng có giải nghĩa cho họ biết những khó khăn :
          1) Về việc làm : phải dùng TC mình không quen, phải theo luật VN mà mình không biết... và không biết là về VN, mở doanh nghiệp, có được hành nghê hay không, hay phải thi lại văn bằng Kỹ-sư VN (gọi là phải có tương đương?).
          Nêu không biết chỗ nào để xin giấy tờ cho dễ thì làm sao làm thầu khoán, hay Văn phòng Tư vấn được?
          Ngoài ra, ở VN, luật thương mại ra sao? Tại Âu-châu, trước khi bắt đầu, thân chủ phải trả tiền cọc, rồi thi công tới đâu, trả tiền tới đó. Còn tôi co nghe đứa cháu tôi nó bảo là ở VN phải thi công trước (khoảng 1/3), trả tiền sau. Thí dụ như thân chủ không trả tiền thì phải xử sự kiện tụng ra sao?

          2) Vê tiền hưu bổng : mình làm tư chức rồi công chức, cho nên sau khi lam việc xong 30 năm (tổng cộng) mình có quyền xin hưu bổng. Cái khó khăn là khi về VN làm việc (vì VN không có cùng hệ thống) thì mình sẽ mat tất cả những hưu bổng do mình đã làm việc trước đây.
          Vì lý do đó mà có một số VK đợi nhận được hưu bổng xong mới trở về VN làm việc.

          Còn ngoài ra, các bạn đã đi du học, đã ra Tiến-sĩ... mà không được trọng dụng thì thật là tiếc. Chánh phủ lẽ ra phải có chính sách hợp lý hơn. Lương gì mà 400.000-500.000 đồng một tháng? Ðứa em chú bác của tôi, chỉ là Kỹ-sư VN thôi, lương nó đã đến 3 triệu một tháng (hãng tư), vậy những bạn đó bỏ quách công việc công, nhảy ra làm hãng tư cho xong?

          Ơ" Âu-châu, theo nền kinh tế thị trường, cái gì cũng theo luật cung câu. Hiện tại có vô số Tiến-sĩ VN (docteur d'état, docteur ès sciences...) thât nghiệp nằm dài dài vì lý do là chỉ có đại học mới dùng van bằng Tiến-sĩ (trừ ngành Y va Dược), số đại học ít, Tiến-sĩ nhiều nên chịu thất nghiệp là phải rồi. Hơn nữa, bọn Bỉ, Pháp... nếu cần sa thải thì tụi nó sa thải dân ngoại quốc trước (trong đó có VN).
          Hiện tại, có việc làm là Kỹ-sư các ngành cần thiết (computer, xây dựng, cơ-khí, điện lực...), ngoài ra các trình độ chuyên viên, thợ thì lúc nào cũng cân, luôn luôn thiếu hụt.

          Việc học ở trường chỉ là căn bản, tất cả mọi người khi làm việc phải vưa làm vừa học thêm : hoặc là cơ quan tuyển mình, cho mình đi học tưng khóa một (vài giờ một tuần), hoặc mình tự xin học thêm buổi tối sau khi tan sơ". Các thợ sau mỗi một khóa học thường nhận được một chưng chỉ học trình, nhờ đó mà họ tiến thân. Tôi lấy thí dụ, tôi là Kỹ-sư Xây dựng, ngoài việc học ở trường về Cao học (Post universitaire), khi đi làm đã phải học thêm Tin-học (từ những năm 1970), học kế-toán, sinh-ngữ Anh, Hà-lan, luật trong ngành xây dựng, tổ chức, chỉ huy nhân viên,...
          Khi tôi thấy là khả năng tôi còn thiếu cái gì, thì tôi cố gắng bổ túc thêm, lân lần tự thấy mình làm được nhiều việc mà các người khác, ky-'sư khác không làm được. Và từ đó, bước thang đặt sẵn cho mình để bươc lên, từ việc làm Giám-đốc Kỹ-thuật, Quản-trị viên (Administrator) cho công ty THHH,... Giám-đốc sở Bâtiment, v.v... và sẽ lên mãi.
          Và như vậy, tôi cũng hiểu là khi về VN tôi sẽ còn rất bỡ ngỡ nếu không nói là còn kém, có nhiều kiến thức chưa biết, còn phải học hỏi v.v.. cho nên không thể thành công liền được, và còn phải gian nan.

          Do đó tôi nghĩ là các bạn ở VN còn ham muốn đi học Tiến-sĩ thì các bạn đó còn xa lìa với thực tế. Thật ra giá trị của một người Kỹ-sư là ở việc làm (nói gần hơn, kiếm tiền được nhiều), chứ không phải ở văn bằng. Các bạn nào đã có bằng Tiến-sĩ thì nên quẳng nó đi, nhào ra làm tư, cô găng sẽ có ngày nên.
          Khi các bạn còn nghèo, chưa có tiền, thì cứ đi làm công. Khi có đủ tiên, mơ" hãng, hùn hạp, rồi một ngày nào đó, các bạn đó sẽ thấy là giá trị của mình là do ở khả năng của mình trong việc cung ứng cho thị trường. Ðến khi đã có tay nghề vững chắc, khi đó xem lại kiến thức cao học của các bạn, nó có thể có ích cho các bạn về sau.

          Tôi lấy một thí dụ, thầy ở Ðại học của tôi là một giáo sư danh dự (professeur honoraire), là tác giả của nhiều bài khoa học có giá trị về Bê-tông cốt thép, Quản-trị viên và Ðại diện (Administrateur délégué) của môt Công-ty tư vấn lớn tại Bỉ, vậy mà ông ta chỉ có bằng Kỹ-sư Dân-sự về Xây-dựng thôi. Dưới quyền ông ta có nhiều vị Tiến-sĩ (về Sưc bên Vật liêu... như cái nghề của anh Nguyễn-đăng-Hưng)...
          Như vậy, các bạn thấy là ngay cả các trường đaị học tại Âu-châu, văn băng Tiến-sĩ cũng chưa phải là có giá trị, mà còn phải có kinh nghiệm nghê nghiệp.

          Tôi hy vọng là bài này làm các bạn thức tĩnh.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Làm việc ở Việt Nam

            Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
            Tôi cũng đã có ý nghĩ muốn về VN làm việc giúp nước. Thật vậy, với kinh nghiệm của tôi, nhiều người Bỉ hỏi : "Ðất nước mày đã độc lập, ngay cả vua Bỉ, Thái-tử Bỉ cũng sang VN tìm cách làm việc, mang lại lợi ích cho cả đôi bên, sao mày không chịu về? Thế thì mày yêu nước ở chỗ nào? ".

            Tôi cũng có giải nghĩa cho họ biết những khó khăn :
            1) Về việc làm : phải dùng TC mình không quen, phải theo luật VN mà mình không biết... và không biết là về VN, mở doanh nghiệp, có được hành nghê hay không, hay phải thi lại văn bằng Kỹ-sư VN (gọi là phải có tương đương?).
            Nêu không biết chỗ nào để xin giấy tờ cho dễ thì làm sao làm thầu khoán, hay Văn phòng Tư vấn được?
            Ngoài ra, ở VN, luật thương mại ra sao? Tại Âu-châu, trước khi bắt đầu, thân chủ phải trả tiền cọc, rồi thi công tới đâu, trả tiền tới đó. Còn tôi co nghe đứa cháu tôi nó bảo là ở VN phải thi công trước (khoảng 1/3), trả tiền sau. Thí dụ như thân chủ không trả tiền thì phải xử sự kiện tụng ra sao?

            2) Vê tiền hưu bổng : mình làm tư chức rồi công chức, cho nên sau khi lam việc xong 30 năm (tổng cộng) mình có quyền xin hưu bổng. Cái khó khăn là khi về VN làm việc (vì VN không có cùng hệ thống) thì mình sẽ mat tất cả những hưu bổng do mình đã làm việc trước đây.
            Vì lý do đó mà có một số VK đợi nhận được hưu bổng xong mới trở về VN làm việc.

            Còn ngoài ra, các bạn đã đi du học, đã ra Tiến-sĩ... mà không được trọng dụng thì thật là tiếc. Chánh phủ lẽ ra phải có chính sách hợp lý hơn. Lương gì mà 400.000-500.000 đồng một tháng? Ðứa em chú bác của tôi, chỉ là Kỹ-sư VN thôi, lương nó đã đến 3 triệu một tháng (hãng tư), vậy những bạn đó bỏ quách công việc công, nhảy ra làm hãng tư cho xong?

            Ơ" Âu-châu, theo nền kinh tế thị trường, cái gì cũng theo luật cung câu. Hiện tại có vô số Tiến-sĩ VN (docteur d'état, docteur ès sciences...) thât nghiệp nằm dài dài vì lý do là chỉ có đại học mới dùng van bằng Tiến-sĩ (trừ ngành Y va Dược), số đại học ít, Tiến-sĩ nhiều nên chịu thất nghiệp là phải rồi. Hơn nữa, bọn Bỉ, Pháp... nếu cần sa thải thì tụi nó sa thải dân ngoại quốc trước (trong đó có VN).
            Hiện tại, có việc làm là Kỹ-sư các ngành cần thiết (computer, xây dựng, cơ-khí, điện lực...), ngoài ra các trình độ chuyên viên, thợ thì lúc nào cũng cân, luôn luôn thiếu hụt.

            Việc học ở trường chỉ là căn bản, tất cả mọi người khi làm việc phải vưa làm vừa học thêm : hoặc là cơ quan tuyển mình, cho mình đi học tưng khóa một (vài giờ một tuần), hoặc mình tự xin học thêm buổi tối sau khi tan sơ". Các thợ sau mỗi một khóa học thường nhận được một chưng chỉ học trình, nhờ đó mà họ tiến thân. Tôi lấy thí dụ, tôi là Kỹ-sư Xây dựng, ngoài việc học ở trường về Cao học (Post universitaire), khi đi làm đã phải học thêm Tin-học (từ những năm 1970), học kế-toán, sinh-ngữ Anh, Hà-lan, luật trong ngành xây dựng, tổ chức, chỉ huy nhân viên,...
            Khi tôi thấy là khả năng tôi còn thiếu cái gì, thì tôi cố gắng bổ túc thêm, lân lần tự thấy mình làm được nhiều việc mà các người khác, ky-'sư khác không làm được. Và từ đó, bước thang đặt sẵn cho mình để bươc lên, từ việc làm Giám-đốc Kỹ-thuật, Quản-trị viên (Administrator) cho công ty THHH,... Giám-đốc sở Bâtiment, v.v... và sẽ lên mãi.
            Và như vậy, tôi cũng hiểu là khi về VN tôi sẽ còn rất bỡ ngỡ nếu không nói là còn kém, có nhiều kiến thức chưa biết, còn phải học hỏi v.v.. cho nên không thể thành công liền được, và còn phải gian nan.

            Do đó tôi nghĩ là các bạn ở VN còn ham muốn đi học Tiến-sĩ thì các bạn đó còn xa lìa với thực tế. Thật ra giá trị của một người Kỹ-sư là ở việc làm (nói gần hơn, kiếm tiền được nhiều), chứ không phải ở văn bằng. Các bạn nào đã có bằng Tiến-sĩ thì nên quẳng nó đi, nhào ra làm tư, cô găng sẽ có ngày nên.
            Khi các bạn còn nghèo, chưa có tiền, thì cứ đi làm công. Khi có đủ tiên, mơ" hãng, hùn hạp, rồi một ngày nào đó, các bạn đó sẽ thấy là giá trị của mình là do ở khả năng của mình trong việc cung ứng cho thị trường. Ðến khi đã có tay nghề vững chắc, khi đó xem lại kiến thức cao học của các bạn, nó có thể có ích cho các bạn về sau.

            Tôi lấy một thí dụ, thầy ở Ðại học của tôi là một giáo sư danh dự (professeur honoraire), là tác giả của nhiều bài khoa học có giá trị về Bê-tông cốt thép, Quản-trị viên và Ðại diện (Administrateur délégué) của môt Công-ty tư vấn lớn tại Bỉ, vậy mà ông ta chỉ có bằng Kỹ-sư Dân-sự về Xây-dựng thôi. Dưới quyền ông ta có nhiều vị Tiến-sĩ (về Sưc bên Vật liêu... như cái nghề của anh Nguyễn-đăng-Hưng)...
            Như vậy, các bạn thấy là ngay cả các trường đaị học tại Âu-châu, văn băng Tiến-sĩ cũng chưa phải là có giá trị, mà còn phải có kinh nghiệm nghê nghiệp.

            Tôi hy vọng là bài này làm các bạn thức tĩnh.
            Bác Thu nói hay quá, cháu thấy rất có lý. Bác xem chõ bác có việc gì không cho cháu làm với. Việc gì cũng được, công nhân bốc vác công trường cũng được cháu chỉ cần có cơ hội tích lũy kinh nghiệm vài năm rồi về xin tham gia xây métro HN-TPHCM. . Việc đầu tiên là cần người hiểu biết và nắm chắc công nghệ thi công, cách thức vận hành máy móc. "Không lẽ 2010 VN nhập khẩu cả công nhân vận hành máy đào hầm". Ra công trường xử dụng máy móc công nghệ mới và thực sự hiểu biết về nó cũng rất quan trọng cho việc thiết kế, đưa ra giải pháp kỹ thuật. Nếu mình có kiến thức cơ bản kết hợp với khả năng và thời gian quan sát thực tế cháu nghĩ sẽ tốt hơn và nhanh hơn rất nhiều.

            Nói chung thì bằng tiến sĩ ở nước ngoài theo cháu không phải là phương tiện tiến thân, nhưng với đại đa số tốt nghiệp kỹ sư ở VN đây là một trong những cách thức rất tốt tiếp cận kiến thức khoa học cơ bản thiếu hụt trong quá trình học tập ở VN. Một số anh em khác tự kiếm sách tự mày mò học hỏi cũng sẽ có được những kiến thức này nhưng sẽ vất vả hơn. Ngoài ra cả hai con đường đều phải tích lũy kiến thức thực tế. Mọi con đường đều tiến đến một điểm là xây dựng những công trình chất lượng tốt cho tổ quốc.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Làm việc ở Việt Nam

              Chào các bác !
              Tôi mới tham gia diễn đàn, thấy các Bác trao đổi đề tài đó rất hay "Làm việc ở Việt Nam"
              Tôi có một đôi lời rất ngắn gọn: các bạn lưu học sinh ở Trung quốc đa số trở về nước để cống hiến (kể cả Hoa kiều). Còn ở VN ta tôi nghĩ cũng nên, và rất nên. Có thể còn có nhiều khó khăn, nhiều việc ngang trái. Nhưng tôi muốn nói đến - cái được gọi là "tính dân tộc".
              Tôi không có duyên được theo học ở nước ngoài, mặc dù rất muốn (nhưng...) và có rất nhiều người giống tôi, chúng tôi đang mong muốn (đang chờ )các bạn trở về để mang về VN một cái gì đó để thế hệ 7x,8x chúng ta khác thế hệ trước, một cách làm khác để có một VN khác...Chúng ta không làm việc đó thì còn ai nữa.
              Có thể các anh,các chị, các bạn cho đó là chính trị, là....
              Tôi nghĩ như thế mong các Anh, Chị và các bạn lượng thứ.

              huythao36x2

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                Kính gủi bac THU
                Tôi xin phép đuọc tâm sụ đôi chút với bac qua diễn đàn này.Giong nhu anh em mình đang uống cà phê ở một quán nào đó mà nói chuyện lai rai. Có gi chua ung ý , xin bác lượng thú , bỏ qua.
                Tôi năm nay 58, cũng tạm gọi là sắp hưu.Vai dip di cong tac nước ngoài, chuyện phiếm với anh chị em VK cũng bàn chuyện cách giúp nuoc nhu thế nào là phù hợp và hiệu quả cho cá nhân và cho đất nuoc.
                Bên Trung quốc. Ông Đặng tiểu Bình gọi nhũng ai đi du học mà về là "người yêu nuoc", ai chua về vì các lý do này khác là "người vì nuoc". vậy là rất thoáng và rộng mở cho mọi lối đi.
                O nuóc mình có điểm hơi khác. Chính sách đãi ngộ chung là rõ ràng, nhung thuc hành cụ thể thì có thể là mỗi nơi mỗi khác. Khiến cho nhiều bạn trẻ băn khoăn.
                Còn tuổi nhu bác, về nuóc nếu có bà con họ hàng thì vui, nhung con cái mình lại ở bên Tây bên Mỹ, nên xa con cũng khổ. Nhất là lúc bị ốm đau, đi bệnh viện, mà tuổi xấp xỉ 60 và trên 60 thì ai chả có bệnh gì đó.
                Nhiều VK anh em tôi ,tuổi cao nhung còn khoe mà thích về VN kinh doanh hay làm việc gi đó có ích thì thường giu quốc tịch nuóc ngoài đẻ dễ đi lại thăm con cái.
                Bay gio, nguoi o trong nuoc lại có nỗi lo mới . Bố Mẹ lao động vất vả dành dụm cho con đi du học, hoặc con học giỏi đuọc học bông, đỗ đến Tiến sỹ, nhung con lại chua muốn về VN. Hai cái thân già ở trong nuóc, tối tối vào mạng gủi email hay gọi điện qua Internet cho con. mà chúng nó bận, đâu có thời gian nói chuyện cà kê đuọc. Nhà nào có 2 con mà ở nuóc ngoài hết cả thì nhiều lúc nghĩ cũng rơi nuóc mắt đấy.
                Viết lan man quá rồi
                Chào bác THU nhé, tôi thuòng đọc bài của bác trên diễn đàn này, Thấy tâm đắc lắm. Xin chúc bác luôn khoẻ và viết bài thường xuyên

                Kính thu
                GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                ĐT: 0913 555 194

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                  Thảo không biết chứ SV Trung Quốc gần đây mới lác đác có đứa quay về sau khi học xong thôi chứ cách đây vài năm tỷ lệ ở lại chắc phải đến 99%. Cũng chỉ vài năm trước đây thôi, bọn tàu chúng nó thậm chí còn có quan niệm rằng đứa nào học xong mà quay về là kém, là nhục vì không đủ khả năng trụ lại ở nước ngoài. Vì chúng nó sang học xong rồi ở lại nhiều qua nên mới có chuyện visa bọn Mỹ cấp cho bọn sinh viên Tàu chỉ có giá trị trong 6 tháng (ngắn nhất trên thế giới). Phỏng vấn xin visa của chúng nó thì còn nhiêu khê phức tạp gấp mấy lần mình. Gần đây sở dĩ có đứa quay về vì mức lương của một số công ty lớn (đóng tại thành phố lớn) ở TQ đã khá cao (kể cả so với mặt bằng quốc tế). Chứ nếu vẫn trả lương ba cọc ba đồng như ở mình bây giờ thì có mà ma nó về.

                  Theo tớ chuyện về hay ở là vấn đề của từng cá nhân. Phải tùy theo hoàn cảnh cụ thể cũng như hướng đi của từng cá nhân mà quyết định chứ không thể đưa ra một công thức chung được. Tất nhiên sinh viên đi học theo học bổng của nhà nước thì đương nhiên là nên về rồi (không về thì đúng là hơi vô đạo đức ). Thế nhưng đối với những bác tự tìm lấy học bổng nước ngoài, hoặc tự bỏ tiền ra đi học thì không thể bắt ép hay khuyên bảo người ta được. Lúc đầu tư ai mà chẳng nghĩ chuyện sinh lãi. Đặc biệt là trong thời buổi vật chất như hiện nay thì những tư duy mang nặng tính duy ý chí càng trở nên lỗi thời. Quan niệm của tớ là ở đâu cũng được, cứ thành đạt xong rồi gửi xiền về là đã góp phần xây dựng đất nước rồi. Mà nếu có không thành đạt đi chăng nữa thì chí ít cũng giúp nước nhà bớt đi một thằng bất tài, lại tạo thêm được một công ăn việc làm cho các em đi sau phỏng ạ .
                  Last edited by Pham; 02-08-2005, 02:20 AM.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                    Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
                    Do đó tôi nghĩ là các bạn ở VN còn ham muốn đi học Tiến-sĩ thì các bạn đó còn xa lìa với thực tế. Thật ra giá trị của một người Kỹ-sư là ở việc làm (nói gần hơn, kiếm tiền được nhiều), chứ không phải ở văn bằng. Các bạn nào đã có bằng Tiến-sĩ thì nên quẳng nó đi, nhào ra làm tư, cô găng sẽ có ngày nên.
                    Khi các bạn còn nghèo, chưa có tiền, thì cứ đi làm công. Khi có đủ tiên, mơ" hãng, hùn hạp, rồi một ngày nào đó, các bạn đó sẽ thấy là giá trị của mình là do ở khả năng của mình trong việc cung ứng cho thị trường. Ðến khi đã có tay nghề vững chắc, khi đó xem lại kiến thức cao học của các bạn, nó có thể có ích cho các bạn về sau.

                    Tôi lấy một thí dụ, thầy ở Ðại học của tôi là một giáo sư danh dự (professeur honoraire), là tác giả của nhiều bài khoa học có giá trị về Bê-tông cốt thép, Quản-trị viên và Ðại diện (Administrateur délégué) của môt Công-ty tư vấn lớn tại Bỉ, vậy mà ông ta chỉ có bằng Kỹ-sư Dân-sự về Xây-dựng thôi. Dưới quyền ông ta có nhiều vị Tiến-sĩ (về Sưc bên Vật liêu... như cái nghề của anh Nguyễn-đăng-Hưng)...
                    Như vậy, các bạn thấy là ngay cả các trường đaị học tại Âu-châu, văn băng Tiến-sĩ cũng chưa phải là có giá trị, mà còn phải có kinh nghiệm nghê nghiệp.

                    Tôi hy vọng là bài này làm các bạn thức tĩnh.

                    Dù rất kính trọng chú Thụ xong cháu phải nói thật là đoạn này chú viết hơi phiến diện. Đất nước nào thì cũng cần phải có một đội ngũ cán bộ khoa học làm công tác giảng dạy và nghiên cứu. Nếu không có đội ngũ này thì ai sẽ truyền đạt những kiến thức cơ bản cho sinh viên? Ai sẽ làm nghiên cứu để phát triển công nghệ? Tất nhiên để giảng dạy cho sinh viên hoặc để làm nghiên cứu (nhất là ở VN hiện nay) thì không nhất thiết phải có bằng PhD. Nhưng để đưa nền giáo dục và nghiên cứu khoa học của ta lên ngang với tầm các nước trong khu vực thôi (chứ chưa nói đến những nước phát triển) thì số lượng PhD (có chất lượng thực sự) của ta còn quá ít. Trường hợp ông thầy của chú tuy là Prof. nhưng chỉ có bằng kỹ sư tuy có nhưng cực kỳ hãn hữu. Cháu có thể đảm bảo với chú là tất cả những nước phát triển hiện nay đều yêu cầu các giáo sư phải có bằng PhD.

                    Quan điểm của chú Thụ thực ra theo cháu là chỉ phù hợp với những người muốn làm công tác thực hành (thiết kế, thi công). Với những người đã quyết tâm đi theo hướng này thì đầu tư cho tấm bằng PhD đúng là vô nghĩa. Vừa phí tiền của, thời gian, sức lực trong khi kiến thực thực tế để làm nghề lại chẳng thu được bao nhiêu. Tuy nhiên cháu nghĩ là giới trẻ trong nước hiện nay cũng không đến nỗi không hiểu chuyện này.

                    Mấy lời trao đổi với chú. Có gì sơ suất mong chú lượng thứ.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                      Bạn Pham thân,
                      Thì tại mình nói cũng không rõ, ông thầy tôi qua đời từ lâu, vào những năm 1980, khi ông ra trường (sau đệ nhị thế chiến), bằng Kỹ-sư Dân-sự (dịch tư chữ Ingénieur du Génie Civil = Kỹ-sư thiên tài dân sự) về Xây dựng là to lắm rồi. Khi đó, có ai là Tiên sĩ đâu mà chấm cho ông ấy cái bằng Tiến-sĩ? Sau này thì có Tiên-sĩ nhưng khả năng làm sao đối chọi với ông ta được, cho nên chỉ phải làm việc dưới sự chỉ huy của ông ta thôi. Số này hiếm, nhưng hiện nay tại Ðaị học Tự Do Bruxelles (Université Libre de Bruxelles), ông thầy Bê-tông cũng chỉ là một Kỹ-sư Dân-sự, có đi Mỹ làm Master of Science mà thôi (nên nhớ là Kỹ-sư Dân-sư tại Bỉ phải học 5 năm) nên nó tương đương với Master trên nguyên tắc.
                      Việc phải có đủ Tiến-sĩ để dạy học thì bạn nói là đúng, nhưng tôi có nghe nói một số bạn có Tiến-sĩ mà không có việc làm đúng khả năng, lương 4-500.000 đồng, tôi khuyên những người đó nên bỏ bằng Tiến-sĩ mà nhào ra hãng tư làm việc, vì như vậy thì chắc là dư Tiến-sĩ.
                      Ðội ngũ Tiến-sĩ thế nào gọi là đủ theo bạn? Mỗi môn học có một ông Tiên-sĩ là đủ rồi, những phụ giáo sư cũng cần Tiến-sĩ nhưng Giảng-nghiêm viên chỉ cần có Kỹ-sư hay Master mà thôi. Tôi có nghe nói, tại VN mỗi năm ra trường hàng ngàn Tiến-sĩ, trường đaị học ở đâu mà có chỗ cho họ làm việc?
                      Do đó cái đội ngũ khoa-học phải bao gồm những người thật sự có khả năng về khảo-cứu để đưa những lý thuyết hay trên thế giới vào chương trình học, nhứng người này phải biết nhiều sinh ngữ, ngoài ra còn phải bao gồm những Kỹ-sư thực hành (cho trường Kỹ-sư) để tạo cho người Kỹ-sư những quan điểm thực tế.
                      Ngày xưa khi tôi trình "Lý thuyết phân bố ứng suất trong bê-tông chịu sưc uốn " mà không đưa ra một khả năng áp dụng vào thực tế thì bị chê ngay. Lý do là ta ở trong ngành Khoa học áp dụng, đưa ra một lý thuyêt xa vời không biết lúc nào, thế hệ nào mới áp dụng được, đó là khong thực tế. Mà ta dạy sinh viên nhiều theo chiều hướng lý thuyết là hướng dấn thế hệ mai sau đi sai đường.
                      Chắc bạn không biết, tụi Nhật đi đâu cũng xưng Docteur (PhD), nhưng thật sự phần lớn chỉ là Engineer thôi, khi xưa em tôi có hỏi, thì nó bảo thì mình xưng vậy cho người ta nể mình đó thôi, ai mà biết? Vậy đừng nghe người ta xưng PhD, Doctor mà sợ.
                      Nêu mình chỉ cốt xây dựng, đầu tư cho có một số Tiến-sĩ mà không dùng thì quả là uổng phí, vậy phải có kế hoạch để dùng họ nữa, phải dùng như thế nào? Thì nhìn xem các nước tiền tiến : Phòng thí nghiệm, Trung tâm khảo cứu, sưu tầm, Tổ chức các Conferences..., Nhận nhu cầu của các Kỹ-nghệ để nghiên cứu...
                      Có lẽ các bạn nghĩ rằng phải đi du học thì văn bằng Tiến-sĩ mới có giá trị, điều này không hoàn toàn đúng đâu nếu chỉ nghiên cứu về lý thuyết, Kỹ-sư (du học) có giá trị là đúng vì họ tiêp cận những kỹ-thuật tiền tiến. Các quý vị giáo sư ở VN cũng vẫn có thê" tạo những chương trình hay, tân tiến được nếu đủ trình độ, (vì du sao cũng phải giải nghĩa được cho sinh viên.)
                      Cái cần là chính phủ đặt một số Tiến-sĩ tại ngoại quốc, làm liên lạc để chuyê"n những kết quả khảo cứu, tài liệu khoa học về tiếp tế cho các cơ quan khoa học bên nhà.
                      Ðể kết-luận :
                      1) tôi nhận thấy rằng ở VN đặt quá nhiều quan trọng ở văn băng (nhất là theo quan niệm cổ truyền "võng anh đi trước, võng nàng theo sau ");
                      2) VN sản xuất Tiến-sĩ quá ào ạt, nhắm số lượng hơn khả năng;
                      3) VN chưa dùng hết nguồn nhân lực Tiến-sĩ đang có;
                      4) VN muôn có nhiều Tiến-sĩ để bằng các nước khác trong khi nước mình không cần thiết;
                      5) VN quên rằng cần phải đào tạo đội ngũ thợ thuyền, Kỹ-sư thực hành mơi mang lại sự tiến triển kỹ-nghệ và kinh-tế cho đất nước.

                      Và dĩ nhiên, tôi không có ý bác bỏ ý kiến của bạn Pham, chỉ nói rõ ra điều mình muốn nói, dù trong khuôn khổ chật hẹp của forum, đúng không? Vân đề khó là đào tạo đội ngũ thợ thuyền, chuyên viên...

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                        Nguyên văn bởi ducxd
                        Vì vậy thật sự các bác PhD cũng rất cần cho đất nước , em mà mai mốt có mở công ty thế nào cũng cố gắng mở 1 phòng nghiên cứu và mời mấy bác về cộng tác ( hy vọng ở tương lai ).
                        Bạn ducxd,
                        Nếu như bạn cần PhD cho công-ty Xây dựng thì nhu cầu đó sai. Thật vậy, học PhD là học cái gì? Nó có ích cho việc làm của Kỹ-sư không? Hoàn toàn không. Khi học PhD thì người ta cho bạn một đề tài nhỏ, môt lãnh vực nhỏ, và bạn chỉ đào sâu trong lãnh vực đó thôi, trong khi thuc hành, chúng ta cần nhiều lý thuyết khác, kinh nghiệm trong các lãnh vuc khác.
                        Lấy thí dụ, bạn làm luận án với một đề tài như : "Ảnh hưởng của mác xi-măng trên độ dính của các thanh vằn..." thì bạn chỉ biết có những vấn đề liên quan tới đề tài này thôi, khi làm thiết kế hay thi công bê-tông, bạn có dùng được bao nhiêu?
                        Cái thứ hai, như vậy là tạo mất trật tự dịch-vụ trong xã-hội (déontologie), vì bạn dùng PhD không đúng việc, và làm mất việc của mot Kỹ-sư khác.
                        Cái thứ ba, bạn trả lương cao mà hiệu quả đem về thấp, sẽ khó quản trị xí nghiệp của bạn.
                        Tại Âu-châu, các PhD chỉ được mời đến làm Quản-trị viên danh dự thôi, lâu lâu khi có đề tài nào hợp với lãnh vực thì mời ông ta đến.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                          Tôi thấy bác Thu có vẻ không mặn mà gì với mấy chú PhD nhỉ. Bác nói trong thực hành xây dựng không cần PhD tôi thấy bức xúc quá. Thôi thì tạm lấy vài ví dụ (ở VN và Nhật) trao đổi với bác.

                          Ví dụ 1: Hồi tôi làm tư vấn thiết kế có gặp phải bài toắn phân tích ứng suất biến dạng đập bê tông đầm lăn-một công nghệ mới du nhập vào VN. Tôi chịu không biết dùng mô hình gì để chiến đấu. Công ty tôi hồi đó rất cần PhD về lĩnh vực này.

                          Ví dụ 2: Một công ty ở Nhật chuyên về gia cố xi măng-đất không biết đánh giá mức độ nứt gẫy của tường xi măng-đất nên cử nhân viên làm PhD vì mô hình vật liệu này.

                          Ví dụ 3: Công ty JR (Japan railway) cần nghiên cứu một loại tường gia cố chịu tác dụng tải trọng động và tiết kiệm khối lượng đền bù đất nên đã cử nhân viên làm PhD ở 1 lab đất.

                          Một khi độc quyền về công nghệ là cứu cánh cho một công ty thì chi phí nghiên cứu khoa học mà họ bỏ ra không thể là nhỏ. Tại sao lại vất bằng PhD khi làm việc ở công ty. Chúa ơi!!!!

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                            Nói chung ai cảm thấy làm việc ở đâu phù hợp với mình thì làm. Làm TS ở nước ngoằi xong các bác ở lại làm việc, kiếm tiền gửi về VN là cũng gíup đất nước rồi. VN có tiến lên được hay không là do tài tổ chức của người VN là chính, số lượng và chất lượng của đội ngũ KHKT chỉ là một tiền đề thôi, không có tính quyết định.(Người Nga đầy người giỏi khủng khiếp nhưng không là cường quốc). Cái đấy là ta quá kém, thua xa các nước trong khu vực. Các cơ quan nhà nước đầy rẫy cán bộ học hàm thụ qua loa nhưng vẫn giữ ghế chẳng chịu về hưu trong khi KS, TS, Ths thất nghiệp đầy. Các bác làm ở nước ngoằi lâu thì về thăm quê hương rồi phổ biến kinh nghiệm cho anh em trong nước xem nước ngoằi họ làm thế nào thì quí hơn chứ tốt nghiệp về nước sớm nó phí đi.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                              Hổm rày chạy theo công việc quá, không có vào thăm, nay mới thấy các bạn hăng quá, vậy cho tôi góp ý chút nhé.
                              Tôi nghĩ đất lành thì chim đậu. Đất nước mình chưa có trọng người tài, chỉ có lời nói suông chính sách không thì chằng thuyết phục.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                                Các bác cho tôi tham gia đóng góp quan điểm với

                                Với tôi thì trong xây dựng (hay các nganh công nghiệp khác cũng thế) tôi phân biệt theo 3 nhóm: kỹ sư thực hành, kỹ sư R&D và các nhà nghiên cứu trong trường ĐH hoặc viện.

                                Về bằng cấp thì các bác kỹ sư thực hành rõ ràng là không cần làm PhD, mà phải biêt làm ra sản phẩm dùng được. Các bác trong trường đại học thì nên làm PhD để còn có thói quen xăm xoi những thứ bé ti teo. Còn các bác làm R&D lại phải có kiến thức của hai bên, như tôi thấy thì một bác PhD hay một bác kỹ sư được đào tạo cơ bản tốt đều phù hợp, vì khởi đầu các bác này có những lợi thế tuy khác nhau nhưng lại quan trọng như nhau.

                                Tôi rất đồng ý quan điểm với bác Thu là các bác kỹ sư thực hành thực ra mới là "chủ", vì chính các bác này mới là người đặt ra vấn đề để giải quyết. Những những vấn đề này sẽ dành cho các bác R&D giải quyêt hoặc nếu cần thiết thì các bác R&D này sẽ lập ra các đề tài nghiên cứu nhờ đễn các bác trong trường đại học. Tức là về mặt làm việc thì các bác trong trường ĐH thực ra là những người làm thuê, người ta cần nghiên cứu cái gì thì mình nghiên cứu cái đấy thôi Mấy bác làm R&D mới là mấy bác quyết định là cần phải nghiên cứu cái gì.

                                Còn cái chức prof thì theo tôi còn phải xem là cái môn ấy là cái môn gì nữa chứ ? ví dụ như những môn thi công chẳng hạn thì một bác kỹ sư thực hành sẽ là một người lý tưởng để truyền đạt cái môn này, hoặc các môn về conception thì các bác R&D cũng có thể dạy rất tốt. Mà mấy môn này thì cũng quan trọng cho sinh viên không kém gì mấy môn như sức bền vật liệu. Vậy tại sao prof lại cứ phải là PhD ?

                                Và chuyện VN cũng thế. Tôi nghĩ hiên tại công nghệ VN chưa đủ cao, chưa phát sinh ra những nhu cầu nghiên cứu thực sự mà là những nhu cầu tìm hiểu công nghệ, nên việc các bác cứ đòi hỏi nhà nước phải đầu tư nghiên cứu tôi nghĩ không thực tế lắm. Với lại, muốn có đề tài nghiên cứu hay thì phải có các kỹ sư giỏi, nên tôi nghĩ đúng như bác Thu nói, việc VN mình cần nhiều kỹ sư giỏi quan trọng hơn. Và để có các kỹ sư giỏi , thì không nên chỉ trông chờ vào đội ngũ các thầy giỏi ở trong trường, mà cần có cả sự tham gia giảng dạy từ các công ty nữa.
                                Does engineering need science?

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X