QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm việc ở Việt Nam

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Làm việc ở Việt Nam

    Các bác:

    Ở đây chúng ta đang tranh luận về việc làm PhD có nên không trong điều kiện VN hiện nay (không nói đến nước ngoài vội). Chú Thụ có đưa ra một số ý kiến là:

    - Không nên làm và thậm chí những người muốn làm PhD ở VN là những người xa rời với thực tế.

    - Các công ty xây dựng không cần làm nghiên cứu.

    - Giáo sư ngành xây dựng không nhất thiết phải có PhD

    Các bác nên tập trung tranh luận dựa trên những luận điểm trên thôi. Lan man ra ngoài tôi thấy sẽ khó theo dõi.

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Làm việc ở Việt Nam

      Tôi thấy chúng ta đang đi hơi sai chủ đề :"Làm việc ở Việt Nam"
      Tôi thấy các bác đang tranh luận Ph.D rồi
      Tôi xin trích nguyên văn bài đăng trên Thanh niên chủ nhật - và cũng nói thêm rằng nó cũng hơi bị lạc đề, nhưng tôi thấy có những ý hay hay
      gửi lên hầu quý vị

      "

      Không buôn bán thì khó mà giàu


      Có bạn hỏi phải chăng đất nước ta chưa giàu là do người mình chưa biết làm ăn kinh doanh? Không biết lớp trẻ ta ở xứ người có ý thức được điều đó không, có chịu học hỏi kinh doanh, buôn bán hay lại cũng chỉ quanh quẩn học hành lấy bằng cấp làm công ăn lương như phần lớn thanh niên trong nước ?


      Vấn đề các bạn nêu lên làm tôi nhớ ngay câu nói của người Hoa: "Phi thương bất phú", không làm ăn buôn bán thì khó mà giàu. Và phải chăng trong xã hội ta vẫn còn nặng nề cái quan niệm cũ xưa không xem trọng nghề buôn bán. Như vậy thì kinh tế ta khó mà vươn lên trong nền kinh tế thị trường thế giới ngày nay.

      Trong xã hội truyền thống, người mình sắp nghề nghiệp theo thứ tự: “sĩ/nông/công/thương”, ít coi trọng nghề "thương"! Trong thời cũ, để vươn lên với đời chỉ có một con đường duy nhất là học hành đỗ đạt ra làm quan trong guồng máy phong kiến. Đến thời Pháp thuộc, bậc cha mẹ Việt nào cũng mơ ước con cái học hành giật bằng cấp để ra làm “quan”, gồm cả “quan” bác sĩ, kỹ sư, hoặc ít ra cũng là ông phán, ông tham trong guồng máy cai trị, với tâm lý “ăn trên ngồi trước” !

      Ra nước ngoài, ở giữa lòng một xã hội "trọng thương" phương Tây, coi trọng doanh nhân, nhà quản lý, vậy mà người Việt cũng không xông xáo làm nghề kinh doanh, điều khiển doanh nghiệp. Gia đình người mình vẫn theo nếp cũ, thúc ép con cái cố gắng học hành ra làm bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ... Phải công nhận người mình học hành đỗ đạt bằng cấp cũng khá, chiếm các chức vụ cao trong công sở nhà nước, công ty nước ngoài. Trong thực tế, như vậy cũng chỉ là làm công ăn lương, phục vụ người khác chứ không phải tự lập làm chủ. Người mình ít muốn học các nghề quản lý kinh doanh, quản trị xí nghiệp, giao tế công cộng, marketing, thương mại... rồi xông xáo nhảy ra thương trường bươn chải thi đua làm ăn với thiên hạ. Cho nên số Việt kiều thật sự làm chủ xí nghiệp kinh doanh, trở thành giàu có chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

      Việt kiều cũng khác với Hoa kiều là những người luôn coi trọng nghề kinh doanh, buôn bán. Cộng đồng Hoa kiều ở nước ngoài ngày nay đã làm cả thế giới vị nể nhờ biết cách làm ăn và thật sự giàu có. Cứ nhìn xem chung quanh ta, Singapore và Hồng Kông cũng như các cộng đồng Hoa kiều Đông Nam Á. Họ không có tài nguyên và thuộc thiểu số nhưng giàu có hơn cộng đồng đa số người địa phương, phải chăng là nhờ có đầu óc kinh doanh và biết đoàn kết tổ chức làm ăn.

      May mắn là nay trong cộng đồng người mình ở nước ngoài cũng đang xuất hiện một lớp người trẻ ý thức được mặt nhược này của các thế hệ cha ông và bắt đầu nhảy vào thương trường. Tuy vậy, làm nghề gì cũng cần có truyền thống và quá trình, cho nên kinh doanh đối với người mình chưa thật sự trở thành một phong trào, chưa tạo được thế mạnh. Mặt khác, người mình thường có nhược điểm là không liên kết được với nhau, hoạt động lẻ tẻ, thường ghen ghét đạp đổ lẫn nhau, khó tạo thành sức mạnh đoàn kết tập thể như các cộng đồng Hoa kiều, Do Thái, Ý ở nước ngoài.

      Mấy năm trở lại đây, nhìn thấy ở trong nước cũng đã bắt đầu coi trọng doanh nhân, xuất hiện nhiều lớp người trẻ khá năng nổ kinh doanh làm ăn, ai cũng mừng. Tính cách, tác phong làm ăn kiểu mới thường được nhắc tới. Đó là kiểu làm ăn thoáng mở, pha lẫn tác phong công nghiệp hiện đại của phương Tây với kiểu trọng “chữ tín” trên thương trường của người Hoa.

      Cả nước nay mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới, mong rằng các bạn trẻ thời đại mới không còn xem nhẹ việc buôn bán, làm ăn kinh doanh mà chịu khó học hỏi để tiến lên cạnh tranh được với người, sớm làm giàu cho đất nước.


      Báo Thanh niên 22:35:33, 05/03/2005
      Tác giả: Nguyễn Hữu Thái
      "

      Các bác thấy thế nào, còn tôi thấy rất thú vị

      Thanks

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Làm việc ở Việt Nam

        Tôi lại gửi thêm bài trích ở báo Tuổi trẻ ngày hôm nay để các bác tham khảo


        Lê Nguyễn Minh Quang:
        Tài sản của chúng ta: nỗi nhục nghèo khó!
        TT - "Tôi đi công tác xa nhưng vẫn dõi theo diễn đàn “Tuổi 20 của chúng ta” trên Tuổi Trẻ, khi về đến TP.HCM muốn được tham gia ngay. Vẫn thấy mình còn trẻ, diễn đàn bày ra cho mình sao lại đứng ngoài?...”TS Lê Nguyễn Minh Quang - TGĐ Công ty xây dựng Bachy Soletanche - bắt đầu như thế...
        * Từ một sinh viên nghèo, nhận học bổng “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ 16 năm trước, nay là tổng giám đốc, đại biểu HĐND, anh nghĩ thế nào về khái niệm “tài sản của một thanh niên”?
        - Tài sản ít nhất với tôi chính là nghèo khó. Nhờ đó mới nghĩ rằng mình không thể tự nhiên mà có được thứ gì. Phải nắm bắt cho bằng được tri thức mới mong tháo gỡ mọi cản ngại. Năm năm đại học, sáng đến trường, chiều dạy bổ túc kiếm tiền, tối tôi đi học Anh văn, Pháp văn đều đặn; tham gia CLB Quốc tế của Thành đoàn, làm hướng dẫn viên và được một nhóm người Pháp bảo trợ giúp sang Pháp học.
        Đến Pháp, tự đi xin vào một trường lớn, chấp nhận học vắt giò lên cổ, rồi về nước làm một kỹ sư... Nhưng biết tự tạo cơ hội là sở trường tiềm ẩn của thanh niên nói chung, không chỉ riêng thanh niên nghèo.
        * Viết thư cho Thủ tướng năm 2002, anh ray rứt với “nỗi nhục của thanh niên một đất nước nghèo”, anh đã ý thức về nỗi nhục đó khi nào?
        - Từ năm 9 tuổi, xuất phát từ nỗi khổ của một gia đình nghèo, đi đến đâu tiếng nói của mình dẫu đúng cũng bị coi thường. Vào đời, nhất là những năm còn bao cấp, càng thấm thía. Học giỏi, có học bổng nhưng xin visa đến nước nào dự hội nghị cũng nhận được câu hỏi: “Anh có tính ở lại luôn không đấy?”. Nhục khủng khiếp!

        Các bạn trên diễn đàn còn băn khoăn nếu trở về có được trọng dụng không? Chia sẻ của tôi là: hãy về đi và đừng chờ “thảm đỏ”.
        Những bạn điều kiện chưa thuận lợi, hãy tự tạo cơ hội cho mình một lần nữa bằng cách tìm đến những công ty nước ngoài có đại diện tại VN để tìm một việc làm.
        Có thể chỉ làm một vị trí bình thường, thu thập kinh nghiệm để thực hiện những kế hoạch, hoài bão lớn hơn của mình.
        12 năm trước, đi dự một hội nghị về xây dựng tại Nhật, nhiều người còn không biết VN nằm ở đâu. 10 năm sau quay lại Nhật trong hội nghị doanh nghiệp trẻ, ai cũng biết đất nước mình đang nỗ lực phát triển, họ còn đưa ra dự báo “nếu biết sử dụng nguồn nhân lực đầy triển vọng mà VN đang có, 10 năm nữa châu Á sẽ nhắc đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và VN”. Và tôi nghĩ đến khái niệm “tài sản của thanh niên một đất nước nghèo” chính là nỗi nhục nghèo khó.
        * Nhưng không phải đa số thanh niên VN đang khắc khoải với nỗi lo đất nước nghèo? Có bạn tham gia diễn đàn băn khoăn: “Tôi không rõ hoài bão tuổi 20 của mình là gì?”...
        - Nhưng cũng chính diễn đàn chứng tỏ giới trẻ không hề quay lưng với đất nước, thời cuộc và cả truyền thống. Chỉ có điều việc giáo dục về một “tinh thần Việt” còn tản mạn, đôi lúc giáo điều. Cần phải giáo dục hình ảnh tổ quốc cụ thể, bằng nhật ký của anh Thạc, chị Trâm, dạy đứa bé biết làm đẹp ngõ nhà mình, con hẻm mình ở, những gì làm mình chạnh lòng, xót xa, yêu không rời ra được.
        * 10 năm làm doanh nhân, anh nuôi dưỡng “tinh thần Việt” đó trong công việc cụ thể của mình ra sao?
        - Tôi chưa bao giờ quên nhiệm vụ “Việt hóa” đội ngũ của công ty mình, phương châm là “từng vị trí phải học tập để đạt những vị trí mới”, những thợ phụ được học để thành thợ chính, xây dựng những giám đốc dự án, và đấu tranh để người nước ngoài nhường những chỗ hợp lý cho người Việt.
        Là công ty đầu tiên mang công nghệ nền móng, công trình ngầm vào VN, với khoảng 25 công trình lớn, chúng tôi hướng đến chất lượng những công trình bền vững và tiết kiệm cho đất nước. Tôi khước từ những gợi ý “lách luật, chia chác phần trăm” của đối tác, vì làm sao có thể “ăn” vào tiền của dân tôi như vậy...
        * Và anh đã từng làm một tổng giám đốc đối tác Singapore bị sa thải chỉ vì đòi “chi 10%”. Thẳng quá có lạc lõng không?
        - Lương tâm mình thanh thản thì không lạc lõng cho dù cái tốt và cái xấu quá gần nhau. Tôi tin đa số thanh niên đều có những giá trị tinh thần trung thực học được từ gia đình, nhà trường, nhưng xã hội đang thừa nhận những giá trị nào sẽ ảnh hưởng đến lối sống của họ. Cuộc chiến “đánh” tham nhũng của chúng ta hiện nay cũng vậy, nếu đó là một cuộc quyết chiến đồng lòng như năm xưa chúng ta đánh giặc thì thanh niên không bao giờ đứng ngoài cuộc.

        * Tại công trình chống thấm hồ Dầu Tiếng, Công ty Bachy Soletanche đã áp dụng phương án táo bạo: tạo một bức tường dày 0,6m, dài 181m xuyên vào đập, giảm chi phí từ 13 tỉ đồng xuống 9 tỉ .
        * Năm 2005 trúng thầu các công trình: đường hầm Thủ Thiêm; cầu Cần Thơ và trạm bơm dự án thoát nước Q.8 (TP.HCM).
        * Ra đi và trở về. Anh có cho rằng tuổi trẻ nhất thiết phải lãng mạn một tí không?
        - Và phải mạo hiểm nữa. Gia đình phản đối vì ám ảnh chuyện lý lịch. Tôi được công ty Pháp hứa trả lương gấp nhiều lần nếu ở lại. Lấy tờ giấy trắng chia đôi ở lại /trở về, cho điểm, cộng lại tôi thấy nếu trở về sẽ được hạnh phúc hơn, vật chất sẽ đến từ công việc, hằng ngày được gọi “mẹ, cha”, được làm công trình hiện đại trên chính quê mình. Tôi nghĩ sự lãng mạn của tuổi trẻ là như vậy, bao hàm một chút rủi ro nhưng phải gắn với những hoài bão, dự định lớn.
        * Nhưng anh cũng đã từng lên tiếng đất nước quá lãng phí khi không trọng dụng những người trở về?
        - Đúng. Tôi bức xúc khi Chính phủ bỏ 100 triệu đôla để đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, thế mà hầu như “bỏ rơi” một lực lượng du học sinh VN đã được đào tạo bài bản trong 15 năm qua. Tôi nhắc lại nguyện vọng là chiến lược nhân lực phải bắt đầu bằng những cuộc thi tuyển công khai, để Thánh Gióng có cơ hội xuất hiện, chấm dứt cơ chế “quen biết, đề cử, cất nhắc”.
        * Xin cảm ơn anh.
        TRƯƠNG BẢO CHÂU thực hiện

        Thêm nữa các Bác ơi !!!
        http://dantri.com.vn/nhipsongtre/2005/10/82089.vip
        Last edited by huythao36x2; 11-10-2005, 01:01 AM.

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Làm việc ở Việt Nam

          Anh em đang bàn chuyện to tát quá, mình cũng học NN nhưng KS thôi, mình cũng đang bức rức lắm, về VN bắt đầu là SV học việc - nhưng mình không ngại, ở đâu cũng phải học việc trươc.
          Sắp tới mình đang đối diện với việc lựa chọn ở lại học tiếp (học bổng nếu co'), hoặc qua Sing làm việc (hic, xa nhà, xa nửa thì thật buồn) và về VN làm từ từ cho có kinh nghiệm (rồi kiếm học bổng)

          Nghĩ về VN, ko biết ngành học cùa mình có thực tế và xin được việc không nửa:

          1. Structural Dynamics và Earthquake Engineering, ứng dụng cho vịệc đánh giá sự toàn vẹn của Cầu sau chấn động, bridge health Monitoring

          2. công trình ngầm (tunnelling and underground space)

          3. Bridge design.

          Which one should i go ? PLS give me some advice, any,
          làm bạn dễ hơn làm kẻ thù,

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Làm việc ở Việt Nam

            Chào các bác,

            Em xin được viết thêm vài dòng thế này.
            Em lên đây tham khảo ý kiến về việc về hay ở cũng đã lâu. Cuối cùng thì em cũng quyết định ở lại làm. Hiện giờ đã làm việc được vài tháng. Em thấy có một vài điều rút ra được thế này:
            1) Học PhD xong rồi đi làm thiết kế rất có lợi. Bắt nhịp vào công việc rất nhanh. Hiểu tiêu chuẩn sâu hơn nhiều vì thế có thể xử lí được nhiều bài toán không thường gặp
            2) Đi làm ở nước ngoài sẽ học được nhiều về cách làm việc của người ta. Vì thế khi về VN sẽ có 1 cách tiếp cận vấn đề mới hơn. Có thể sẽ đóng góp được nhiều hơn.
            3) Có bằng PhD nhiều khi cũng có lợi trong việc tiếp xúc với khách hàng vì dù sao người ta ít nhiều cũng thích bằng cấp.
            4) Đi làm thiết kế rồi vẫn có thể tham gia nghiên cứu, tham dự hội thảo. Điều này được khuyến khích chắc là 1 phần cũng giúp congty quảng cáo.

            Đấy là về công việc. Tuy nhiên em vẫn thích sống ở VN hơn và luôn mong muốn sẽ có ngày về làm.

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Làm việc ở Việt Nam

              Nguyên văn bởi herosydney
              Anh em đang bàn chuyện to tát quá, mình cũng học NN nhưng KS thôi, mình cũng đang bức rức lắm, về VN bắt đầu là SV học việc - nhưng mình không ngại, ở đâu cũng phải học việc trươc.
              Sắp tới mình đang đối diện với việc lựa chọn ở lại học tiếp (học bổng nếu co'), hoặc qua Sing làm việc (hic, xa nhà, xa nửa thì thật buồn) và về VN làm từ từ cho có kinh nghiệm (rồi kiếm học bổng)

              Nghĩ về VN, ko biết ngành học cùa mình có thực tế và xin được việc không nửa:

              1. Structural Dynamics và Earthquake Engineering, ứng dụng cho vịệc đánh giá sự toàn vẹn của Cầu sau chấn động, bridge health Monitoring

              2. công trình ngầm (tunnelling and underground space)

              3. Bridge design.

              Which one should i go ? PLS give me some advice, any,
              Theo mình bridge health monitoring là một hướng rất hay. o VN có rất nhiều cầu cần phải theo dõi bảo trì

              good luck!

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                Bác sept_man quyết định thế là đúng rồi. Trước đây nghe mọi người nói học PhD ra khó xin việc ở công ty thực ra là bố láo hết. Lúc tớ làm xong chúng nó đến xếp hàng đuổi đi không hết í chứ . Tớ không biết các ngành khác thế nào chứ geotech ở Mỹ bây giờ đương hot lắm. Nhân đây hỏi nhà mình xem hiện có ai đương ở Seattle, Calgary hay Vancouver không?

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                  Anh Pham nói đúng đó, lúc này mấy anh Geotech ở Mỹ lá số 1 đó. Nhất là ai nghiên cứu sâu về structure-soil interaction.
                  Phải mà hồi đó tôi tiếp tục về soi thì chắc lúc này củng khỏe chút.

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                    Em đang học master bên pháp. Sắp tới em cũng vào giai đoạn quyết liệt để xin học bổng làm tiến sĩ. Nghe các bác bàn luận làm em phân vân quá không biết có nên làm tiến sĩ không?
                    Đi một ngày đàng học một sàng khôn

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                      Nguyên văn bởi Pham
                      Bác sept_man quyết định thế là đúng rồi. Trước đây nghe mọi người nói học PhD ra khó xin việc ở công ty thực ra là bố láo hết. Lúc tớ làm xong chúng nó đến xếp hàng đuổi đi không hết í chứ . Tớ không biết các ngành khác thế nào chứ geotech ở Mỹ bây giờ đương hot lắm. Nhân đây hỏi nhà mình xem hiện có ai đương ở Seattle, Calgary hay Vancouver không?
                      Năm ngoái có qua Calgary và Vancouver. Tiếc không được gặp bác

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Làm việc ở Việt Nam

                        To all: tôi cũng là một kỹ sư xd thôi, nhưng đã trót thích cái ngành này rồi thì phải theo đến cùng. các cậu cứ tự hỏi bản thân mình khi đứng trước bất cứ lựa chọn nào là liệu mình sẽ ra sao nếu mình đi theo ngã rẽ đó! tôi thì sẽ không biết sống ra sao khi không còn nghề xây dựng trên đời. khi đi làm luc nào tôi cũng cố gắng học hỏi vươn lên, không bỏ lỡ cơ hội nào để tăng lượng kiến thức về nghề cả. tôi nghĩ các cậu có cơ hội học thêm kiến thức ở nước ngoài thì cứ học đi, dù bằng con đường nghiên cứu hay thực hành cũng được. về Việt nam cũng rất tốt, cũng là một môi trường mới đầy năng động tha hồ để thực hành những gì mình học được, bổ sung kiến thức. quan trọng là các cậu biết các cậu muốn gì và có dám làm tất cả để đạt được mục đích hay khong thôi! "tiền tài, danh vọng, ái tình" cái nào cũng hấp dẫn cả nhưng ít người thỏa mãn lắm. cứ đơn giản như bác Phạm: lấy tiền tài làm mục đích chính để phấn đấu, thế thôi. các cậu đừng lý tưởng hóa cái nghề mình theo đuổi, cũng đừng lấy cái bằng cấp đã đạt được mà cho là sang. thử hỏi các cậu tiến sỹ thực tế có bao nhiêu công trình nghiên cứu cho xã hội? các cậu muốn có bao nhiêu?... vì thực tế có rất nhiều Tiến sỹ ở Việt nam làm việc kêu ca nhiều không có cơ hội để làm đề tài, không có cơ hội đưa ứng dụng nghiên cứu vào thực tế... và cuối cùng họ có mỗi một đề tài là cái luận văn tiến sỹ. tôi đã được làm việc với nhiều người kỹ sư, kiến trúc sư rất giỏi mặc dù họ chưa bao giờ nhận bằng tiến sỹ do nhà nước phong tặng mạc dù những công trình nghiên cứu của họ rất có giá trị thực tiễn.
                        Học rất cần cho xã hội: "phi sỹ bất hưng, phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt". Học để làm chấn hưng đất nước, các cậu đã cố công đi học được thì cố học để sáng tạo lấy cái gì cho người Việt mới là đáng tự hào, đáng gọi là nhà khoa học nhận học hàm Tiến sỹ chứ học những cái người ta sáng tạo cho rồi thì đem về nước nhà phỏ cập thì chỉ nên gọi là chuyển giao công nghệ thôi!
                        trên đây là vài bức xúc của tui về cái sự "học", tui hơi cực đoan mong anh em thông cảm bỏ quá cho tui!!!

                        Ghi chú

                        Working...
                        X